Thư Viện
Bài Học 10: 1 Nê Phi 6 và 9


Bài Học 10

1 Nê Phi 69

Lời Giới Thiệu

Nê Phi tuyên bố: “Vì chủ đích của tôi là để có thể thuyết phục loài người đến với Thượng Đế của Áp Ra Ham, và Thượng Đế của Y Sác, và Thượng Đế của Gia Cốp, để được cứu rỗi” (1 Nê Phi 6:4). Ông lưu giữ hai bộ biên sử: các bảng khắc nhỏ của Nê Phi và các bảng khắc lớn của Nê Phi. Chúa truyền lệnh cho ông tóm lược câu chuyện về Lê Hi vào các bảng khắc nhỏ (xin xem 2 Nê Phi 5:28–31). Về sau, Mặc Môn đã được soi dẫn để gồm các bảng khắc nhỏ vào bộ sưu tập Sách Mặc Môn của ông (xin xem Lời Mặc Môn 1:6–7). Nê Phi lẫn Mặc Môn đều biết lý do tại sao, nhưng cả hai đều tuân theo lời hướng dẫn của Chúa.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

1 Nê Phi 6

Nê Phi viết để thuyết phục tất cả mọi người đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô

Hãy trưng lên vài quyển sách hoặc cuốn phim thích hợp và phổ biến trong giới trẻ ngày nay. Hỏi các học sinh cảm thấy như thế nào về mục đích của tác giả hay của người sáng tạo dành cho mỗi quyển sách hay cuốn phim đó. Giơ lên một quyển Sách Mặc Môn. Nói cho các học sinh biết rằng trong 1 Nê Phi 6, Nê Phi đã giải thích mục đích của ông để viết biên sử của mình mà cuối cùng trở thành một phần của Sách Mặc Môn.

Bảo các học sinh đọc 1 Nê Phi 6:3–6 và tìm kiếm những từ và cụm từ bày tỏ ý định của Nê Phi để lưu giữ biên sử của ông. (Các anh chị em có thể muốn đề nghị các học sinh đánh dấu những từ này).

  • Tại sao là điều quan trọng để Nê Phi viết những sự việc “làm đẹp lòng Thượng Đế” chứ không phải những sự việc “thỏa mãn thế gian”?

  • Các em sẽ nói về ý định của Nê Phi bằng lời riêng của mình như thế nào? (Có thể hữu ích để giải thích rằng cụm từ “Thượng Đế của Áp Ra Ham, và Thượng Đế của Y Sác, và Thượng Đế của Gia Cốp” ám chỉ Chúa Giê Su Ky Tô. Các anh chị em có thể muốn khuyến khích các học sinh viết Chúa Giê Su Ky Tô trong thánh thư của họ cạnh bên 1 Nê Phi 6:4. Các anh chị em cũng có thể muốn giải thích rằng danh Giê Hô Va cũng ám chỉ Chúa Giê Su Ky Tô. [Xin xem 1 Nê Phi 19:10; 2 Nê Phi 11:4, 6–7; xin xem thêm Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Đấng Ky Tô,” “Christ, Names of.”])

Để giúp các học sinh biết ơn rằng Sách Mặc Môn là một chứng thư khác về Chúa Giê Su Ky Tô, mời họ giở đến Sách Hướng Dẫn Thánh Thư và đọc lướt qua tất cả các tiêu đề liên quan đến Chúa Giê Su Ky Tô. Yêu cầu họ nhận ra một vài cách Sách Mặc Môn giảng dạy về sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi.

Mời một học sinh viết lẽ thật sau đây lên trên bảng: Một mục đích của Sách Mặc Môn là thuyết phục tất cả mọi người đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Việc hiểu được mục đích của Nê Phi để viết có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách các em hoạch định học Sách Mặc Môn trong năm nay?

Chia sẻ về Sách Mặc Môn đã giúp các em đến gần Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi hơn như thế nào. Mời các học sinh chia sẻ về Sách Mặc Môn đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ và mang họ đến gần Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi hơn như thế nào. Khuyến khích họ chia sẻ những cảm nghĩ của họ về Sách Mặc Môn và chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô với một người bạn hoặc người trong gia đình trong vòng vài ngày nữa.

1 Nê Phi 9

Nê Phi lưu giữ hai bộ bảng khắc

Cho lớp học thấy một quyển sách lịch sử, và cho biết quyển sách này đề cập đến khoảng thời gian nào. Rồi cho lớp học thấy một lịch sử cá nhân, sổ ghi chép hằng ngày hay nhật ký đề cập đến một số điều cũng trong khoảng thời gian đó. (Nếu thích hợp, hãy đọc một kinh nghiệm thuộc linh từ nhật ký).

  • Hai bản văn này khác biệt nhau như thế nào trong cách ghi chép lịch sử?

  • Bản văn này có giá trị hơn bản văn kia không? Như thế nào? (Mỗi bản văn có giá trị về nhiều lý do khác nhau).

  • Hai bản văn này so với Sách Mặc Môn như thế nào?

Giải thích rằng trong 1 Nê Phi 9:1–5, Nê Phi cho biết về nỗ lực của ông để lưu giữ các biên sử trên hai bộ bảng khắc.

Trên một bộ bảng khắc, mà giờ đây được biết là các bảng khắc lớn của Nê Phi, ông đã ghi lại “lịch sử của dân [ông]” (1 Nê Phi 9:2). Lịch sử này gồm có “truyện ký về triều đại các vua và những trận chiến cùng các cuộc tranh chấp của dân [ông]” (1 Nê Phi 9:4). Đó là biên sử đầu tiên Nê Phi làm ra, nhưng không được gồm vào sách mà chúng ta hiện có là Sách Mặc Môn.

Trên các bộ bảng khác mà bây giờ được biết là các bảng khắc nhỏ của Nê Phi, ông ghi lại “giáo vụ của dân [ông]” (1 Nê Phi 9:3). Các anh chị em có thể cần giải thích rằng từ giáo vụ ám chỉ những điều giảng dạy và sinh hoạt tôn giáo. Biên sử của Nê Phi trong các bảng khắc nhỏ hiện được tìm thấy trong các sách 1 Nê Phi và 2 Nê Phi.

Để giúp các học sinh phân biệt giữa các bảng khắc nhỏ với các bảng khắc lớn khi họ đọc 1 Nê Phi 9, hãy viết điều sau đây lên trên bảng: “các bảng khắc này” = các bảng khắc nhỏ“các bảng khắc kia” = các bảng khắc lớn. (Các anh chị em có thể muốn đề nghị các học sinh viết những câu này vào thánh thư của họ cạnh bên những câu thích hợp). Trong 1 Nê Phi 9, cụm từ “các bảng khắc này” luôn luôn ám chỉ các bảng khắc nhỏ. Cụm từ “các bảng khắc kia” ám chỉ các bảng khắc lớn.

Yêu cầu một học sinh đọc to 1 Nê Phi 9:3, 5–6.

  • Nê Phi đưa ra các lý do nào để làm các bảng khắc nhỏ ngoài các bảng khắc lớn? Những lời giải thích này cho thấy đức tin của Nê Phi nơi Chúa như thế nào?

Giải thích rằng gần 1.000 năm sau, tiên tri Mặc Môn đã tóm lược, hay rút ngắn phiên bản của tất cả các biên sử đã được dân ông viết. Bản này trở thành Sách Mặc Môn mà chúng ta biết ngày nay. Trong khi làm phần tóm lược này, ông đã tìm thấy các bảng khắc nhỏ của Nê Phi và gồm chúng vào trong biên sử của ông.

Mời một học sinh đọc to Lời Mặc Môn 1:3–7. Giải thích rằng Mặc Môn đã viết những lời này vào khoảng 385 năm Sau Công Nguyên trong thời gian cuộc chiến cuối cùng giữa dân Nê Phi và dân La Man. Trong khi các học sinh đọc những câu này, hãy yêu cầu họ tìm kiếm những lý do mà Mặc Môn đã đưa ra để gồm các bảng khắc nhỏ của Nê Phi vào phần tóm lược của ông.

Đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Marvin J. Ashton thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Anh Cả Marvin J. Ashton

“Đôi khi chúng ta được yêu cầu phải vâng lời, chúng ta không biết tại sao, ngoại trừ việc Chúa đã truyền lệnh. … Nê Phi tuân theo những chỉ dẫn mặc dù ông đã không hoàn toàn hiểu mục đích khôn ngoan. Sự vâng lời của ông đưa đến những phước lành cho nhân loại trên khắp thế gian” (“Who Will Forfeit the Harvest?” Ensign, tháng Mười Một năm 1978, 51).

Hãy nêu lên rằng từ các tấm gương của Nê Phi và Mặc Môn, chúng ta biết được rằng chúng ta cần phải tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế và noi theo những sự thúc giục của Thánh Linh mặc dù chúng ta không hoàn toàn hiểu lý do của những điều đó.

  • Tại sao là điều quan trọng để tuân theo các lệnh truyền của Chúa và noi theo những sự thúc giục của Thánh Linh ngay cả khi chúng ta không hoàn toàn hiểu các lý do của những điều này?

  • Khi nào các em đã vâng theo Chúa hay tuân theo một ấn tượng đặc biệt mà không hoàn toàn hiểu lý do?

  • Làm thế nào chúng ta có thể phát triển niềm tin và lòng can đảm nhiều hơn để trung tín với sự hướng dẫn của Thượng Đế?

Hãy làm chứng rằng trong khi chúng ta tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế và những thúc giục của Đức Thánh Linh, thì sự hiểu biết của chúng ta về những mục đích ở đằng sau những điều đó sẽ phát triển, và Chúa sẽ ban phước cho chúng ta vì sự tuân lời của chúng ta.

Yêu cầu một học sinh đọc to phần giải thích sau đây. (Các anh chị em có thể muốn đưa cho mỗi học sinh một bản nhỏ để họ có thể dò theo và kẹp tờ giấy này vào thánh thư của họ để tham khảo trong tương lai).

Ít nhất phần “mục đích thông sáng” của Chúa (1 Nê Phi 9:5; Lời Mặc Môn 1:7) để phán bảo Nê Phi lưu giữ hai bộ biên sử đã trở thành hiển nhiên khi Joseph Smith phiên dịch Sách Mặc Môn. Lúc đầu Joseph phiên dịch phần Mặc Môn tóm lược các bảng khắc lớn của Nê Phi. Martin Harris, là người đã giúp đỡ Joseph, muốn cho vợ và gia đình mình thấy bản dịch. Vị Tiên Tri đã miễn cưỡng để cho Martin mượn 116 trang bản thảo đã được hoàn tất vào lúc đó. Martin đã đánh cắp 116 trang đó , và, do đó, các bảng khắc, U Rim và Thum Mim, cùng ân tứ phiên dịch đã bị tạm thời cất khỏi Joseph Smith (xin xem GLGƯ 3:14).

Sau khi Joseph Smith trải qua một thời kỳ hối cải (xin xem GLGƯ 3:10), Chúa phán bảo ông không được phiên dịch lại phần đã bị mất cắp (xin xem GLGƯ 10:30). Thay vì thế, Ngài truyền lệnh cho ông phiên dịch các bảng khắc nhỏ của Nê Phi (xin xem GLGƯ 10:41), mà bao gồm cùng một thời kỳ đó. Ngài báo cho Joseph biết rằng những kẻ lấy 116 trang đã thay đổi các trang này và hoạch định sử dụng chúng để làm mất uy tín của tác phẩm (xin xem GLGƯ 10:10–19). Chúa đã thấy trước những sự kiện này nhiều trăm năm trước và đã ban cho biên sử thứ hai để làm hỏng kế hoạch của Sa Tan. (Xin xem History of the Church, 1:20–23; GLGƯ 10:38–46).

Mời các học sinh đọc riêng 1 Nê Phi 9:6. Yêu cầu họ nhận ra giáo lý mà Nê Phi giảng dạy trong câu này. Yêu cầu một học sinh viết nguyên tắc sau đây lên trên bảng: Thượng Đế biết tất cả mọi chuyện và chuẩn bị một đường lối để thực hiện tất cả các công việc của Ngài.

  • Tại sao là điều hữu ích để biết rằng “Chúa biết tất cả mọi chuyện từ lúc khởi đầu”? (1 Nê Phi 9:6; xin xem thêm 2 Nê Phi 9:20; Lời Mặc Môn 1:7).

  • Giáo lý này có thể ảnh hưởng đến lối sống của các em như thế nào? (Trong khi các học sinh trả lời câu hỏi này, các anh chị em có thể muốn chia sẻ những ý nghĩ của mình về giáo lý này đã gia tăng đức tin, hy vọng và sự tin cậy của các anh chị em nơi Thượng Đế như thế nào).

  • Giáo lý này có thể giúp các em như thế nào khi các em đương đầu với thử thách?) (Một câu trả lời có thể được đưa ra có thể là chúng ta có thể được an ủi trong sự bảo đảm rằng Thượng Đế có thể thấy được kết quả của những gian nan và thử thách của chúng ta, ngay cả nếu chúng ta không thể làm được điều ấy. Và qua Đức Thánh Linh, Ngài có thể ban cho chúng ta sức mạnh, niềm an ủi và hướng dẫn để khắc phục hay chịu đựng những khó khăn của cuộc sống).

Bày tỏ lòng tin chắc của các anh chị em rằng Thượng Đế biết tất cả mọi chuyện, kể cả điều gì tốt nhất cho mỗi con cái của Ngài. Giúp các học sinh thấy rằng trong suốt cuộc sống của mình, họ sẽ gặp các lệnh truyền và nhận được sự soi dẫn từ Thượng Đế mà thoạt tiên họ có thể không hiểu trọn vẹn. Việc họ tuân theo các lệnh truyền của Chúa và những thúc giục của Đức Thánh Linh sẽ ban phước cho cuộc sống của họ và cuộc sống của những người khác.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

1 Nê Phi 6:4. “Thượng Đế của Áp Ra Ham, và Thượng Đế của Y Sác, và Thượng Đế của Gia Cốp”

Chủ Tịch Ezra Taft Benson giải thích rằng khi đề cập đến Thượng Đế của Áp Ra Ham, Y Sác, và Gia Cốp, thì thánh thư ám chỉ Chúa Giê Su Ky Tô: “Chúng ta cần phải nhớ Chúa Giê Su là ai trước khi Ngài giáng sinh. Ngài là Đấng Sáng Tạo vạn vật, Đức Giê Hô Va vĩ đại, Chiên Con bị giết trước khi sáng thế, Thượng Đế của Áp Ra Ham, Y Sác, và Gia Cốp. Ngài đã và hiện là Đấng Chí Thánh Y Sơ Ra Ên” (“Five Marks of the Divinity of Jesus Christ,” Ensign, tháng Mười Hai năm 2001, 10).

1 Nê Phi 9:6. Thượng Đế biết tất cả mọi chuyện từ lúc khởi đầu

Chúng ta có thể tin tưởng rằng Thượng Đế biết tất cả mọi chuyện. “Nếu không hiểu biết tất cả mọi chuyện, Thượng Đế sẽ không thể nào cứu rỗi được bất cứ phần nào của các tạo vật của Ngài; vì chính là vì lý do về sự hiểu biết mà Ngài có đối với tất cả mọi chuyện, từ lúc khởi đầu đến lúc cuối cùng, nên Ngài có thể ban sự hiểu biết đó cho các tạo vật của Ngài và qua đó họ được dự phần vào cuộc sống vĩnh cửu; và nếu không phải vì ý kiến tồn tại trong tâm trí của loài người rằng Thượng Đế đã có tất cả sự hiểu biết thì họ không thể nào sử dụng đức tin nơi Ngài” (Lectures on Faith [1985], 51–52).