Thư Viện
Bài học 114: Hê La Man 14


Bài Học 114

Hê La Man 14

Lời Giới Thiệu

Trong khi tiếp tục thuyết giảng cho dân Nê Phi ở Gia Ra Hem La, Sa Mu Ên người La Man loan báo các điềm triệu mà sẽ đánh dấu sự giáng sinh và cái chết của Chúa Giê Su Ky Tô. Ông giải thích rằng ông đã nói tiên tri về các điềm triệu này để giúp dân chúng tin vào Chúa Giê Su Ky Tô và thuyết phục họ phải hối cải các tội lỗi của họ. Ông dạy rằng qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, tất cả nhân loại sẽ được đưa trở lại nơi hiện diện của Thượng Đế. Trong khi kêu gọi dân chúng phải hối cải, ông đã hứa rằng người biết hối cải sẽ được tha thứ tội lỗi của họ nhưng những người không hối cải sẽ bị khai trừ khỏi sự hiện diện của Thượng Đế một lần nữa.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Hê La Man 14:1–13

Sa Mu Ên tiên tri về các điềm triệu liên quan đến sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi

Trước khi bắt đầu lớp học, hãy vẽ ba mũi tên lên trên bảng như sau. Các em sẽ thêm vào các từ và cụm từ xung quanh các mũi tên trong khi khai triển bài học.

mũi tên

Mời học sinh nhớ lại điều họ đã thảo luận trong bài học trước, tức là về Hê La Man 13. Nếu họ cần được giúp để nhớ lại, hãy nhắc họ rằng họ đã học về một vị tiên tri tên là Sa Mu Ên. Yêu cầu họ chia sẻ các chi tiết họ nhớ về ông, chẳng hạn như ông là ai, ông đã đi đâu, ông đã dạy điều gì, và trạng thái thuộc linh của những người mà ông giảng dạy. Yêu cầu học sinh nhớ lại cách dân chúng đáp ứng với sứ điệp của Sa Mu Ên. Giải thích rằng Hê La Man 14 ghi lại những lời dạy tiếp tục của Sa Mu Ên.

Giải thích rằng Sa Mu Ên đã tiên tri về những sự kiện mà sẽ xảy đến trong tương lai, một số sẽ xảy ra cách xa Gia Ra Hem La hàng ngàn dặm. Yêu cầu học sinh đọc lướt Hê La Man 14:1–2 và nhận ra một sự kiện Sa Mu Ên đã tiên tri (sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô).

Yêu cầu học sinh đọc thầm Hê La Man 14:3–6, tìm kiếm các điềm triệu mà dân Nê Phi sẽ thấy vào thời gian Đấng Cứu Rỗi giáng sinh (Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh nên đánh dấu những điềm triệu này trong thánh thư của họ). Các anh chị em có thể muốn hướng sự chú ý của học sinh đến các cước chú cho những câu này, mà chỉ ra sự ứng nghiệm của những lời tiên tri của Sa Mu Ên.

  • Sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi có nghĩa gì đối với các anh chị em?

Đọc to Hê La Man 14:8–9. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tin nơi Đấng Cứu Rỗi để có được cuộc sống vĩnh viễn. Viết Cuộc Sống Vĩnh Viễn ở phía sau mũi tên cuối cùng ở trên bảng. Giải thích rằng “cuộc sống vĩnh viễn” có cùng một nghĩa như “cuộc sống vĩnh cửu.” Điều đó có nghĩa là sống loại cuộc sống mà Thượng Đế sống và sống mãi mãi nơi hiện diện của Ngài với gia đình của chúng ta. Sa Mu Ên dạy dân Nê Phi ở Gia Ra Hem La điều mà họ cần phải làm để nhận được cuộc sống vĩnh viễn.

Mời học sinh đọc thầm Hê La Man 14:11–13 , tìm kiếm điều mà Sa Mu Ên muốn dân chúng phải biết để làm. Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh nên đánh dấu những điều Sa Mu Ên muốn dân chúng phải biết để làm.

Ở phía bên trái của mũi tên đầu tiên ở trên bảng, hãy viết Sự hiểu biết. Sau đó hỏi học sinh điều nào họ đã tìm thấy rằng Sa Mu Ên muốn mọi người phải biết. Yêu cầu một vài học sinh liệt kê những điều này lên trên bảng dưới từ Sự hiểu biết. (Những câu trả lời nên gồm có việc Sa Mu Ên muốn dân chúng phải biết về sự phán xét của Thượng Đế đối với những người phạm tội, tình trạng hối cải, sự hiện đến của Chúa Giê Su Ky Tô, và các dấu hiệu liên quan đến sự hiện đến của Ngài).

  • Sa Mu Ên đã hy vọng sự hiểu biết này sẽ dẫn dân chúng đến việc phải làm điều gì? (Tin vào Chúa Giê Su Ky Tô và hối cải tội lỗi của họ).

Yêu cầu học sinh viết một nguyên tắc dựa trên Hê La Man 14:13. Sau đó yêu cầu một vài học sinh đọc to điều họ đã viết. (Một câu trả lời được đưa ra có thể là niềm tin vào Chúa Giê Su Ky Tô dẫn đến sự hối cải và xá miễn tội lỗi).

Để giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của cụm từ “qua các công lao của Ngài,” hãy giải thích rằng công lao là những phẩm chất hay hành động làm cho một người xứng đáng được tưởng thưởng. Để được xứng đáng nhận được sự xá miễn tội lỗi của mình, chúng ta cần phải làm một vài việc nhất định, chẳng hạn như chân thành hối cải, chịu phép báp têm và được làm lễ xác nhận, và tuân giữ các giáo lệnh. Tuy nhiên, chúng ta nhận được ân tứ của sự tha thứ nhờ vào các công lao của Đấng Cứu Rỗi, chứ không phải là các công lao của chúng ta. Các anh chị em có thể muốn nhắc nhở học sinh về 2 Nê Phi 25:23, một đoạn thánh thư thông thạo: “Nhờ ân điển mà chúng ta được cứu rỗi, sau khi chúng ta đã làm tất cả những gì chúng ta có thể làm.” Các anh chị em cũng có thể đề nghị học sinh nên đọc An Ma 22:14An Ma 24:10–11.

Hoàn tất biểu đồ ở trên bảng như sau:

Knowledge
  • Làm thế nào việc đạt được sự hiểu biết về Đấng Cứu Rỗi đã gia tăng niềm tin của các em?

  • Làm thế nào niềm tin của các em nơi Đấng Cứu Rỗi đã dẫn các em đến việc hối cải và cố gắng để được giống như Ngài?

Làm chứng rằng chỉ qua các công lao của Chúa Giê Su Ky Tô chúng ta mới có thể nhận được một sự xá miễn tội lỗi và nhận được cuộc sống vĩnh cửu.

Hê La Man 14:14–31

Sa Mu Ên tiên tri về các điềm triệu liên quan đến cái chết của Đấng Cứu Rỗi

Mời một học sinh đọc to Hê La Man 14:14. Sau đó yêu cầu học sinh đọc thầm Hê La Man 14:20–27 tìm kiếm các điềm triệu mà dân Nê Phi sẽ thấy được vào thời gian Chúa Giê Su Ky Tô chết. Các anh chị em có thể muốn đề nghị họ nên đánh dấu những điềm triệu này. Khi họ đã có đủ thời gian để đọc, mời họ báo cáo điều họ đã tìm thấy. Hãy cho họ biết rằng sự ứng nghiệm của các điềm triệu này được ghi lại trong 3 Nê Phi (xin xem Hê La Man 14:20, cước chú a).

Mời một học sinh đọc to Hê La Man 14:28–29. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm các lý do tại sao Chúa cung cấp các điềm triệu và các điều kỳ diệu. Yêu cầu một vài học sinh đề cập đến các lý do này theo lời riêng của họ. (Học sinh có thể sử dụng những từ khác nhau, nhưng hãy chắc chắn rằng họ nhận ra lẽ thật sau đây: Chúa cung cấp các điềm triệu và những điều kỳ diệu để giúp dân chúng tin tưởng vào Ngài).

  • Lẽ thật này có thể dạy cho chúng ta điều gì về các điềm triệu mà sẽ đến trước Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi?

Yêu cầu học sinh suy nghĩ về những điềm triệu hay bằng chứng Chúa đã ban cho họ để giúp họ tin vào Ngài. Các anh chị em có thể khuyến khích học sinh chia sẻ những kinh nghiệm của họ (nhưng nhắc nhở họ rằng họ không nên cảm thấy cần phải chia sẻ bất cứ điều gì quá riêng tư). Làm chứng rằng Chúa cung cấp các điềm triệu và gửi đến các vị tiên tri, giống như Sa Mu Ên, trong thời kỳ của chúng ta để thuyết phục dân chúng tin vào Ngài.

Xin Lưu Ý: Vì nhiều đoạn thánh thư cảnh báo chúng ta không được tìm kiếm các dấu hiệu, nên học sinh có thể cảm thấy có phần hoang mang về cuộc thảo luận này về các điềm triệu (hay dấu hiệu). Giúp họ hiểu rằng có một sự khác biệt giữa việc nhận ra các dấu hiệu về tình yêu thương của Thượng Đế và việc tìm kiếm những dấu hiệu vì các lý do ích kỷ (xin xem Gia Cốp 7:9–14; An Ma 30:43–50; GLGƯ 46:9; 63:7–11). Khi các vị tiên tri cảnh báo việc tìm kiếm các dấu hiệu, họ đề cập đến những người từ chối không chịu tin trừ khi họ được cho thấy các dấu hiệu, không phải cho những người thực hành đức tin trong việc tìm kiếm phép lạ theo ý muốn của Chúa.

Giải thích rằng mặc dù là điều tốt để biết về các dấu hiệu mà dân Nê Phi sẽ thấy liên quan đến cái chết của Đấng Cứu Rỗi, nhưng là điều quan trọng hơn để hiểu những lời giảng dạy của Sa Mu Ên về ý nghĩa của cái chết và sự phục sinh của Chúa Giê Su Ky Tô. Vẽ biểu đồ sau đây lên trên bảng, bỏ đi những lời giải thích đã được đánh số. Thêm vào những lời giải thích này vào lúc thích hợp trong cuộc thảo luận về Hê La Man 14:15–19. (Các anh chị em có thể cân nhắc việc mời học sinh sao chép lại biểu đồ này trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư).

Biểu đồ vòng tròn

Giải thích rằng cụm từ “cái chết thuộc linh” ám chỉ sự tách rời khỏi sự hiện diện của Thượng Đế. Yêu cầu một học sinh đọc to Hê La Man 14:15–16.

  • Cái chết thuộc linh đầu tiên là gì, như đã được nói đến trong Hê La Man 14:16? (Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng vì Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va nên chúng ta bị tách rời khỏi sự hiện diện của Thượng Đế).

Mời một học sinh đọc to Hê La Man 14:17. Yêu cầu lớp học dò theo và suy ngẫm cách họ có thể khắc phục cái chết thuộc linh đầu tiên. Viết lẽ thật sau đây lên trên bảng: Chúa Giê Su Ky Tô cứu chuộc tất cả nhân loại khỏi Sự Sa Ngã để chúng ta có thể trở lại nơi hiện diện của Thượng Đế. Giải thích rằng tất cả nhân loại sẽ trở lại nơi hiện diện của Thượng Đế để được phán xét (xin xem 2 Nê Phi 2:10).

Yêu cầu một học sinh đọc to Hê La Man 14:18–19.

  • Cái chết thuộc linh thứ hai được nói đến trong Hê La Man 14:18–19 là gì? (Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng những người không hối cải sẽ bị khai trừ khỏi sự hiện diện của Đức Chúa Cha).

  • Chúng ta có thể làm gì để tránh cái chết thứ hai được Sa Mu Ên nói tới? (Hãy cân nhắc việc mời học sinh đọc Hê La Man 14:13 và {Mặc Môn 7:7–8. Hãy nêu ra rằng qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, những người nào hối cải sẽ được vĩnh viễn ở nơi hiện diện của Thượng Đế.)

Để nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự quyết khi chúng ta tìm kiếm các phước lành của Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi, hãy mời học sinh đọc thầm Hê La Man 14:30–31. Yêu cầu họ tìm kiếm các từ và cụm từ về quyền tự quyết của họ. Mời họ chia sẻ các từ và cụm từ mà họ tìm thấy. Yêu cầu họ giải thích những từ và cụm từ này giúp họ hiểu được tầm quan trọng của những sự lựa chọn của họ mỗi ngày như thế nào.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Hê La Man 14:14–29. Lời tiên tri của Sa Mu Ên về cái chết của Đấng Cứu Rỗi

Lời tiên tri của Sa Mu Ên về cái chết của Chúa Giê Su Ky Tô là một trong những lời tiên tri cụ thể nhất được ghi chép trong thánh thư. Biểu đồ sau đây vạch ra những phần của lời tiên tri này, kể cả sự ứng nghiệm. (Các anh chị em có thể muốn nêu ra rằng các cước chú về Hê La Man 14:20–27 ám chỉ một số đoạn thánh thư mô tả sự ứng nghiệm của những lời tiên tri của Sa Mu Ên).

Lời Tiên Tri về Cái Chết của Đấng Cứu Rỗi

Sự ứng nghiệm

Hê La Man 14:20, 27

Mặt trời đã tối sầm lại trong ba ngày

3 Nê Phi 8:19 SA-23

Hê La Man 14:21

Sấm, sét, động đất

3 Nê Phi 8:6-7, 12

Hê La Man 14:22

Mặt đất nứt ra

3 Nê Phi 8:17 SA-18

Hê La Man 14:23

Những cơn bão tố kinh hồn; nhiều ngọn núi trụt thấp xuống và thung lũng trở thành những dãy núi

3 Nê Phi 8:5-6, 12, 17-18

Hê La Man 14:24

Những con đường lớn và thành phố sẽ bị hủy diệt

3 Nê Phi 8:-11, 13-14

Hê La Man 14:25

Những ngôi mộ bị nứt ra và Các Vị Thánh phục sinh phục sự dân chúng

3 Nê Phi 23:9-13

Hê La Man 14:15–19. Sự Chuộc Tội khắc phục cái chết

Sa Mu Ên người La Man mô tả sự khác biệt giữa cái chết thể xác, cái chết thuộc linh đầu tiên, và cái chết thuộc linh thứ hai, cũng như cách mà Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta khắc phục những cái chết này. Các vị tiên tri và các vị lãnh đạo khác trong Giáo Hội cũng đã dạy những lẽ thật này.

Cái chết thể xác. Anh Cả Earl C. Tingey thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi dạy:

“Cái chết thể xác là sự tách rời linh hồn khỏi thể xác. Vì Sự Sa Ngã của A Đam nên tất cả nhân loại sẽ chịu cái chết thể xác” (“Kế Hoạch Hạnh Phúc Vĩ Đại,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2006, 73).

Cái chết thuộc linh đầu tiên. Cái chết thuộc linh là bị “loại trừ khỏi sự hiện diện của Chúa” (An Ma 42:9).

Chủ Tịch Spencer W. Kimball đã giải thích rằng cái chết thể xác và cái chết thuộc linh đầu tiên là kết quả của Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va:

“Hai bậc phụ mẫu đầu tiên của chúng ta, A Đam và Ê Va, đã không vâng lời Thượng Đế. Qua việc ăn trái cấm, họ đã trở thành hữu diệt. Do đó, họ và tất cả các con cháu của họ phải chịu cái chết thể xác lẫn thuộc linh (cái chết hữu diệt, sự tách rời của thể xác khỏi linh hồn; và cái chết thuộc linh, sự tách biệt của linh hồn khỏi sự hiện diện của Thượng Đế và cái chết thuộc về những sự việc của Thánh Linh)” (“The True Way of Life and Salvation,” Ensign, tháng Năm năm 1978, 6).

Cái chết thuộc linh là do Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va đưa vào thế gian. Khi sinh ra trong một thế giới sa ngã, chúng ta thừa hưởng trạng thái này—chúng ta bị tách rời khỏi sự hiện diện của Thượng Đế. Sa Mu Ên người La Man gọi trạng thái này là “cái chết đầu tiên” (Hê La Man 14:16).

Sa Mu Ên người La Man dạy rằng tất cả con cái của Cha Thiên Thượng đã sống trên trần thế sẽ khắc phục cái chết thể xác và thuộc linh qua quyền năng của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Hê La Man 14:17). Nhiều đoạn thánh thư khác cũng làm chứng về lẽ thật này (xin xem 2 Nê Phi 2:9–10; 9:15, 22, 38; An Ma 11:43–44; 12:12–15, 24; 42:23; 3 Nê Phi 26:4–5).

Cái chết thuộc linh thứ hai. Cái chết thứ hai là một cái chết thuộc linh tột bậc hoặc cuối cùng bị khai trừ vĩnh viễn ra khỏi sự hiện diện của Thượng Đế vì không hối cải tội lỗi cá nhân.

Đấng Cứu Rỗi cũng đã cung cấp sự giúp đỡ để khắc phục cái chết thuộc linh thứ hai này. Ngài đã chịu đau khổ vì tội lỗi của chúng ta để Ngài có thể ban cho chúng ta cơ hội để hối cải. Nhưng đối với những người không hối cải, thì “cái chết thuộc linh lại đến với họ, phải, đó là cái chết thứ hai, vì họ lại bị khai trừ khỏi những gì thuộc về sự ngay chính” (Hê La Man 14:18). Điều này có nghĩa rằng một người có tội lỗi chưa được giải quyết không thể ở nơi hiện diện của Thượng Đế sau khi người ấy được đưa trở lại Ngài để được phán xét.

Anh Cả Russell M. Nelson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã mô tả trạng thái này:

“Nếu cái chết thể xác xảy đến trước khi những hành động sai trái về mặt đạo đức đã được sửa chỉnh cho đúng thì cơ hội hối cải sẽ bị mất đi. Như vậy, ‘Cái nọc thật sự sự chết là tội lỗi.’ (1 Cô Rinh Tô 15:56.)

“Ngay cả Đấng Cứu Rỗi cũng không thể cứu chúng ta khi chúng ta đang có tội lỗi. Ngài sẽ cứu chuộc chúng ta khỏi tội lỗi của chúng ta, nhưng chỉ với điều kiện là chúng ta phải hối cải. Chúng ta chịu trách nhiệm về sự sống còn hay cái chết thuộc linh của chúng ta. (Xin xem Rô Ma 8:13–14; Hê La Man 14:18; GLGƯ 29:41–45.)” (“Doors of Death,” Ensign, tháng Năm năm 1992, 73).

Hê La Man 14:18–19. Ân tứ thiêng liêng về sự hối cải

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ làm chứng về niềm vui đến qua sự hối cải:

“Tôi cảm tạ với lòng biết ơn và làm chứng rằng nỗi đau khổ không thể hiểu nổi, cái chết và Sự Phục Sinh của Chúa chúng ta ‘đem đến một điều kiện hối cải’ (Hê La Man 14:18). Ân tứ thiêng liêng về sự hối cải là chìa khóa dẫn đến hạnh phúc trong cuộc sống này và cuộc sống mai sau. Bằng những lời phán của Đấng Cứu Rỗi và lòng khiêm nhường cùng tình yêu thương sâu đậm, tôi xin mời tất cả mọi người ‘hãy ăn năn, vì nước thiên đàng đã đến gần’ (Ma Thi Ơ 4:17). Tôi biết rằng khi chấp nhận lời mời này, các anh chị em sẽ tìm ra niềm vui cả bây giờ lẫn vĩnh viễn” (“Ân Tứ Thiêng Liêng về Sự Hối Cải,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2011, 41).