Bài Học 30
2 Nê Phi 9:27–54 và 2 Nê phi 10
Lời Giới Thiệu
Sau khi làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô giải thoát tất cả nhân loại khỏi hậu quả của Sự Sa Ngã và ban cho chúng ta sự tha thứ khỏi tội lỗi, Gia Cốp kết thúc bài giảng của ông. Ông cảnh báo các thái độ và hành động dẫn đến sự tách rời khỏi Chúa, và ông làm chứng về các thái độ và hành động cho phép người ta đến cùng Đấng Ky Tô và được cứu. Vào ngày kế tiếp, Gia Cốp đã lặp lại rằng mặc dù gia tộc Y Sơ Ra Ên sẽ bị phân tán vì tội lỗi, nhưng Chúa sẽ nhớ tới các giao ước của Ngài với họ và quy tụ họ lại khi họ chịu hối cải và trở lại cùng Ngài. Gia Cốp nói tiên tri về việc Chúa Giê Su Ky Tô bị đóng đinh. Ông cũng nói tiên tri rằng đất hứa của dân Ngài sẽ là một nơi tự do, được củng cố chống lại tất cả các dân tộc và tự do khỏi sự trị vì của các vua. Gia Cốp khuyên nhủ dân của ông tự hòa giải với ý muốn của Thượng Đế và nhớ rằng họ có thể được cứu chỉ nhờ ân điển của Thượng Đế mà thôi.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
2 Nê Phi 9:27–54
Gia Cốp mời gọi tất cả mọi người đến cùng Đấng Ky Tô và cảnh báo các thái độ và hành động tách rời chúng ta khỏi Chúa
Viết lên trên bảng các cụm từ tại sao tôi cần sự giúp đỡ và điều tôi cần phải làm.Yêu cầu lớp học tưởng tượng ra một người mắc phải một căn bệnh khủng khiếp.
-
Tại sao là điều quan trọng để người này hiểu là phải cần tìm kiếm sự giúp đỡ?
-
Tại sao là điều quan trọng để người này cũng hiểu được điều phải làm để nhận được sự giúp đỡ?
-
Nếu người ấy hiểu là cần phải có sự giúp đỡ nhưng không hiểu phải làm gì để nhận được sự giúp đỡ thì kết quả sẽ là gì?
Nhắc các học sinh nhớ rằng trong bài học trước, họ đã học về những ảnh hưởng của Sự Sa Ngã và hậu quả của các tội lỗi của chúng ta, và học về lý do tại sao chúng ta cần Đấng Cứu Rỗi. Hãy làm chứng rằng Ngài muốn giúp đỡ và giải thoát chúng ta khỏi các tội lỗi của chúng ta. Yêu cầu các học sinh nghĩ về việc họ có biết điều gì họ cần phải làm để nhận được tất cả các phước lành của Sự Chuộc Tội hay không.
Giải thích rằng Gia Cốp muốn giúp dân của ông chọn “con đường của cuộc sống vĩnh cửu” (2 Nê Phi 10:23). Ông đã giúp đỡ họ hiểu rằng họ sẽ nhận được cuộc sống vĩnh cửu chỉ khi nào họ chịu “đến với Chúa” (2 Nê Phi 9:41). Mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 9:41. Yêu cầu lớp học tìm kiếm phần mô tả của Gia Cốp về “con đường” chúng ta nên theo.
-
Việc đến với Chúa có nghĩa là gì? (Các anh chị em có thể muốn khuyến khích các học sinh tưởng tượng cuộc sống của họ như là một lối đi. Yêu cầu họ im lặng suy nghĩ lối đi của họ đang dẫn đến đâu. Những sự lựa chọn của họ có đang mang họ đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn không?)
-
Gia Cốp đã dùng những từ nào để mô tả “con đường”? Các từ chật hẹp và thẳng, giảng dạy điều gì về cách chúng ta nên sống?
Hãy nêu lên rằng Gia Cốp đã sử dụng hình ảnh của một cái cổng liên quan đến con đường chật hẹp và thẳng. Ông ám chỉ Đấng Cứu Rỗi chính là người giữ cái cổng đó. Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em rằng chúng ta có thể được tha thứ các tội lỗi của mình và nhận được cuộc sống vĩnh cửu chỉ qua Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài. Mọi điều chúng ta làm mà dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu—kể cả những giáo lễ chúng ta nhận được, những lời cầu nguyện chúng ta dâng lên, và cách thức chúng ta sống—cần phải được thực hiện trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô.
-
Tại sao việc Đấng Cứu Rỗi “không thu dụng tôi tớ nào ở đó cả” là quan trọng đối với các anh chị em? (Các anh chị em có thể muốn nêu ra rằng Chúa quả thật kêu gọi các tôi tớ, chẳng hạn như các giám trợ và chủ tịch giáo khu, để hành động thay cho Ngài với tư cách là các phán quan của dân chúng. Tuy nhiên, Ngài sẽ là Đấng Phán Quan cuối cùng của chúng ta và sẽ đưa ra sự chấp thuận cuối cùng về cách chúng ta sống).
-
Sự hiểu biết rằng Chúa “không thể nào bị lừa gạt được” có thể ảnh hưởng như thế nào đến các nỗ lực của chúng ta để đến với Ngài?
Giải thích rằng trong suốt chương 2 Nê Phi 9, những lời giảng dạy của Gia Cốp giúp chúng ta hiểu cách mà các thái độ và hành động của chúng ta ảnh hưởng đến khả năng của chúng ta để đến với Đấng Cứu Rỗi. Một số thái độ và hành động giúp chúng ta đến với Đấng Ky Tô trong khi những người khác ngăn cản chúng ta đến với Ngài.
Để giúp các học sinh khám phá ra một số thái độ và hành động, hãy vẽ một đường thẳng ở giữa tấm bảng. Ở phía một bên đường thẳng đó, hãy viết Tự Tách Rời khỏi Đấng Ky Tô. Dưới câu đó, viết:
Ở phía bên kia của đường thẳng đó, viết Đến cùng Đấng Ky Tô. Dưới câu đó, viết:
Chỉ định mỗi học sinh một số ở giữa số 1 và số 4. Mời các học sinh im lặng đọc các câu liên quan đến con số chỉ định của họ. Yêu cầu các học sinh được chỉ định vào các nhóm 1 và 2 nhận ra các thái độ và hành động mà có thể tách rời chúng ta khỏi Đấng Cứu Rỗi. Yêu cầu các học sinh được chỉ định vào các nhóm 3 và 4 nhận ra các thái độ và hành động nhằm giúp chúng ta đến cùng Đấng Cứu Rỗi và nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội. Các anh chị em có thể muốn khuyến khích các học sinh đánh dấu những điều họ tìm được trong thánh thư của họ.
Sau vài phút, mời những người tình nguyện từ các nhóm 1 và 2 lên bảng và liệt kê các thái độ cùng hành động họ đã nhận ra là những điều làm chúng ta tách rời khỏi Đấng Cứu Rỗi. Thảo luận một số lời cảnh báo của Gia Cốp bằng cách hỏi một số hoặc tất cả những câu hỏi sau đây:
-
Gia Cốp đã đề cập đến việc học hỏi và tiền bạc, cả hai điều này đều có thể là tốt. Làm thế nào những lựa chọn của chúng ta về việc học hỏi và tiền bạc có thể ngăn cản không cho chúng ta đến với Chúa? (Hãy nêu lên rằng 2 Nê Phi 9:28–29 là một đoạn thánh thư thông thạo. Các anh chị em có thể khuyến khích các học sinh đánh dấu đoạn này).
-
Các em nghĩ điếc hay mù về phần thuộc linh có nghĩa là gì? (Xin xem 2 Nê Phi 9:31–32).
-
Cụm từ “chưa chịu phép cắt bì trong lòng” (2 Nê Phi 9:33) ám chỉ những người mà tâm hồn của họ không mở rộng đón Thượng Đế và là những người không sẵn lòng tuân giữ các giao ước với Ngài. Làm thế nào tình trạng này ngăn cản không cho chúng ta nhận được các phước lành trọn vẹn của Sự Chuộc Tội?
-
Một vài hình thức của việc thờ phượng hình tượng ngày nay là gì? (Xin xem 2 Nê Phi 9:37).
Mời các học sinh từ các nhóm 3 và 4 lên bảng rồi liệt kê các thái độ và hành động họ đã khám phá ra là những điều sẽ mang chúng ta đến với Đấng Cứu Rỗi và giúp chúng ta nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội. Để giúp các học sinh phân tích điều họ đã khám phá ra, hãy hỏi một số hoặc tất cả những câu hỏi sau đây:
-
Trong 2 Nê Phi 9:23, Gia Cốp nhắc chúng ta nhớ về lệnh truyền của Chúa để hối cải và chịu phép báp têm. Làm thế nào việc tái lập các giao ước báp têm qua Tiệc Thánh giúp chúng ta đến với Chúa và nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội của Ngài?
-
Các em nghĩ “có tinh thần hướng về tâm linh” có nghĩa là gì? (2 Nê Phi 9:39.) Một số sinh hoạt nào có thể giúp chúng ta có tinh thần hướng về tâm linh?
-
“Lánh xa tội lỗi của mình” có nghĩa là gì? (2 Nê Phi 9:45).
-
Các em nghĩ Gia Cốp có ý nói gì khi ông nói hãy uống, ăn và “vui thích trong sự béo bổ”? (Xin xem 2 Nê Phi 9:50–51. Các anh chị em có thể muốn giải thích rằng những câu này ám chỉ sự nuôi dưỡng tinh thần).
Hãy làm chứng rằng khi chúng ta đến với Chúa và sống theo ý muốn của Ngài, chúng ta sẽ nhận được các phước lành trọn vẹn của Sự Chuộc Tội. Viết nguyên tắc này lên trên bảng ở phía trên bản liệt kê mà các học sinh đã lập ra.
Khuyến khích các học sinh suy ngẫm về bằng chứng họ đã thấy về nguyên tắc này trong cuộc sống của họ. Mời họ viết vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ ghi chép trong lớp học của họ về cách họ đã tiến đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn qua một hoặc nhiều thái độ và hành động hơn trong bản liệt kê thứ hai ở trên bảng. Mời một vài học sinh chia sẻ điều họ đã viết (nhưng giúp họ hiểu rằng họ không nên cảm thấy có bổn phận phải chia sẻ những kinh nghiệm quá riêng tư).
2 Nê Phi 10
Gia Cốp khuyến khích dân của ông hãy hân hoan và đến với Chúa
Hỏi các học sinh họ có bao giờ nhận được một món quà có ý nghĩa đặc biệt bởi vì một người nào đó đã dành hết nỗ lực hoặc hy sinh để tặng món quà đó không. Cân nhắc việc mời một hoặc hai học sinh thuật lại kinh nghiệm của họ.
-
Làm thế nào chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với những món quà như vậy?
-
Làm thế nào chúng ta có thể bày tỏ lòng biết ơn của mình đối với ân tứ về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi?
Giải thích rằng cái ngày sau khi Gia Cốp đưa ra bài giảng của ông về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, một lần nữa ông đã làm chứng về sự giải thoát của Chúa khỏi những hậu quả của tội lỗi. Ông giảng dạy cho dân ông biết về cách họ nên đáp ứng với ân tứ về Sự Chuộc Tội.
Tóm lược 2 Nê Phi 10:1–19 bằng cách giải thích rằng Gia Cốp đã lặp lại rằng mặc dù gia tộc Y Sơ Ra Ên sẽ bị phân tán vì tội lỗi, nhưng Chúa sẽ nhớ tới các giao ước của Ngài lập với họ và quy tụ họ lại khi họ chịu hối cải và trở lại cùng Ngài. Các anh chị em có thể muốn nêu ra rằng 2 Nê Phi 10:3 là câu thứ nhất trong Sách Mặc Môn sử dụng danh xưng Đấng Ky Tô để ám chỉ Đấng Cứu Rỗi.
Yêu cầu một học sinh đọc to 2 Nê Phi 10:20, 23–25. Mời lớp học nhận ra điều Gia Cốp khuyên nhủ chúng ta phải làm để đáp ứng với ân tứ về Sự Chuộc Tội. Các anh chị em có thể muốn đề nghị rằng các học sinh đánh dấu điều họ tìm được trong những câu này. Mời họ chia sẻ điều họ tìm được.
Chuẩn bị một tờ tài liệu phân phát với những câu hỏi sau đây (hoặc viết những câu hỏi lên trên bảng trước khi lớp học bắt đầu). Mời các học sinh chọn ra một câu hỏi và chia sẻ những ý nghĩ và cảm tưởng của họ về câu hỏi đó với một người bạn cùng nhóm.
-
Theo quan điểm về điều chúng ta đã nghiên cứu về Đấng Cứu Rỗi, các em muốn luôn luôn tưởng nhớ điều gì về Ngài?
-
Tại sao sự hối cải là một cách quan trọng để cho thấy lòng biết ơn của chúng ta về điều Chúa đã làm cho chúng ta?
-
Các em đã học được gì về Đấng Cứu Rỗi để giúp các em cảm thấy hy vọng?
Kết thúc bằng cách giải thích rằng từ hòa hiệp trong 2 Nê Phi 10:24 có nghĩa là mang con người hoặc những vật đến sự hòa thuận hoặc hòa hợp với nhau. Ví dụ, hai người bạn nên hòa hiệp với nhau sau khi bất đồng ý kiến.
-
Các em nghĩ hòa mình thuận theo ý muốn của Thượng Đế có nghĩa là gì?
Mời các học sinh suy ngẫm điều họ đã học được và cảm thấy khi họ nghiên cứu và thảo luận 2 Nê Phi 9–10. Mời họ tìm kiếm sự hướng dẫn từ Đức Thánh Linh để giúp họ xác định một điều gì đó mà họ sẽ làm để hòa mình thuận theo ý muốn của Thượng Đế và dự phần vào các phước lành của Sự Chuộc Tội một cách trọn vẹn hơn. Ví dụ, một học sinh có thể cam kết chú ý một lời khuyên dạy nào đó từ Thượng Đế (xin xem 2 Nê Phi 9:29), từ bỏ một tội lỗi cụ thể (xin xem 2 Nê Phi 9:45), hoặc nhận ra cách để tưởng nhớ đến Đấng Cứu Rỗi thường xuyên hơn suốt mỗi ngày (xin xem 2 Nê Phi 10:20). Khuyến khích các học sinh làm bất cứ điều gì cần thiết để “hòa mình thuận theo ý muốn của Thượng Đế” (2 Nê Phi 10:24). Làm chứng về các phước lành để làm như vậy.