Bài Học 60
Mô Si A 15–17
Lời Giới Thiệu
Khi A Bi Na Đi tiếp tục thuyết giảng cho Vua Nô Ê và các thầy tư tế của nhà vua thì ông đã làm chứng về vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Chuộc. Một trong các thầy tư tế của Nô Ê, là An Ma đã tin A Bi Na Đi. Vua Nô Ê đuổi An Ma ra khỏi cung vua và ra lệnh cho các tôi tớ của mình giết ông, nhưng An Ma chạy thoát và ghi lại những lời giảng dạy mà ông đã nghe được từ A Bi Na Đi. Sau khi A Bi Na Đi đưa ra sứ điệp mà Chúa đã sai ông đến để chia sẻ, Vua Nô Ê và các thầy tư tế của vua đe dọa sẽ giết ông nếu ông không rút lại điều ông đã nói. Vì không chịu chối bỏ chứng ngôn của mình nên ông “chịu đựng cái chết vì lửa thiêu” và “đã đóng ấn lẽ thật của lời mình nói bằng cái chết của mình” (Mô Si A 17:20).
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Mô Si A 15–16
A Bi Na Đi giảng dạy về vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Chuộc
Cho học sinh hai phút để tìm ra những từ cứu chuộc, đã cứu chuộc, và sự cứu chuộc trong Mô Si A 15–16. Các anh chị em có thể muốn đề nghị họ tô đậm những từ này. Giải thích rằng khi các hình thức khác nhau của cùng một từ được lặp đi lặp lại trong một khối thánh thư, thì đó có thể là một tín hiệu rằng từ này quan trọng đối với sứ điệp của người viết. Khuyến khích học sinh nên chờ xem những lời giảng dạy của A Bi Na Đi về việc được cứu chuộc trong bài học hôm nay.
Để giúp học sinh hiểu được vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Chuộc, hãy vẽ lên trên bảng sơ đồ sau đây:
Chỉ vào hình được ghi là “Người phạm tội,” và yêu cầu học sinh tưởng tượng ra rằng họ đã phạm một tội ác. Họ đã bị kết án phải nộp những khoản tiền phạt lớn như là hình phạt, và không có cách hợp pháp và lương thiện nào họ có thể tự mình tránh khỏi việc phải trả tiền phạt. Hỏi học sinh sẽ cảm thấy như thế nào khi gặp phải một hình phạt như vậy. Sau đó yêu cầu họ tưởng tượng rằng một người trong gia đình hoặc một người bạn đề nghị trả tiền phạt cho họ.
-
Các em sẽ cảm thấy như thế nào về người này?
Giải thích rằng trong việc trả các khoản tiền phạt, người trong gia đình hoặc người bạn sẽ cứu chuộc họ khỏi hình phạt của họ. Từ cứu chuộc có nghĩa là thoát khỏi nợ hoặc được tự do bằng cách trả một khoản tiền chuộc. Các anh chị em có thể muốn khuyến khích học sinh viết những định nghĩa này bên cạnh một trong những câu trong Mô Si A 15 có chứa một dạng của từ cứu chuộc.
Viết Chúng Ta dưới Người Phạm Tội. Viết Công Lý dưới Hình Phạt. Giải thích rằng vì chúng ta phạm tội và vi phạm luật pháp của Thượng Đế nên chúng ta phải bị trừng phạt. Nói cách khác, chúng ta phải đáp ứng những đòi hỏi của công lý. Đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Richard G. Scott thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Yêu cầu học sinh lắng nghe một số hậu quả về việc vi phạm luật pháp của Thượng Đế:
“Công lý … đòi hỏi mỗi luật pháp bị vi phạm phải được thỏa mãn. Khi tuân theo các luật pháp của Thượng Đế thì các anh chị em được phước, nhưng không có sự đền bù thêm nào mà có thể được để dành để thỏa mãn cho các luật pháp khác mà các anh chị em vi phạm. Nếu không được giải quyết, những sự vi phạm luật pháp có thể làm cho cuộc sống của các anh chị em trở nên khổ sở và sẽ ngăn giữ không cho các anh chị em trở về cùng Thượng Đế.” (“Sự Chuộc Tội Có Thể Bảo Đảm Sự Bình An và Hạnh Phúc của Các Anh Chị Em,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2006, 42).
-
Theo Anh Cả Scott, một số hậu quả về việc vi phạm luật pháp của Thượng Đế là gì?
Khi học sinh nhận ra các hậu quả về việc vi phạm luật pháp của Thượng Đế, hãy xoá chữ Các khoản tiền phạt ở trên bảng. Thay vào từ đó, hãy viết Nỗi khổ sở và Bị loại ra khỏi sự hiện diện của Thượng Đế. Yêu cầu học sinh im lặng đọc Mô Si A 15:1, 8–9. Các anh chị em có thể muốn hỏi các câu hỏi sau đây để giúp họ hiểu một số giáo lý trong những câu đó:
-
Từ can thiệp ám chỉ đến một người chen vào giữa hai người hoặc nhóm người để giúp họ hòa giải—nói cách khác, để mang đến sự hòa thuận với nhau. Các em nghĩ Chúa Giê Su Ky Tô đến để “can thiệp” cho chúng ta có nghĩa là gì?
-
Từ đứng trung gian giữa có nghĩa là ở giữa. Các em nghĩ Đấng Cứu Rỗi đứng ”trung gian giữa [chúng ta] và công lý” có nghĩa là gì? Các em nghĩ đáp ứng “những đòi hỏi của công lý” có nghĩa là gì?
Giúp học sinh hiểu rằng công lý đòi hỏi chúng ta phải bị trừng phạt vì tội lỗi của chúng ta. Đấng Cứu Rỗi đã không xóa bỏ những đòi hỏi của công lý; Ngài đứng giữa chúng ta và công lý để đáp ứng những đòi hỏi của công lý bằng cách nhận lấy hình phạt thay cho chúng ta. Ngài đã trả giá để cứu chuộc chúng ta—để giải thoát chúng ta khỏi hình phạt. Treo lên trên bảng một tấm hình của Đấng Cứu Rỗi (chẳng hạn như tấm hình có tựa đề là Chúa Giê Su Ky Tô [64001]) giữa người phạm tội và hình phạt.
Yêu cầu học sinh im lặng đọc Mô Si A 15:5–7, cùng nghĩ về cái giá mà Chúa Giê Su Ky Tô đã trả để cứu chuộc họ—để đứng giữa họ và những đòi hỏi của công lý.
Viết câu sau đây lên trên bảng:
Những người chọn để được cứu chuộc |
Những người từ chối không muốn được cứu chuộc |
---|---|
Chia lớp ra làm hai. Yêu cầu một nửa số học sinh tra cứu Mô Si A 15:11–12, cùng tìm kiếm các đặc điểm của những người chọn để được cứu chuộc. Yêu cầu một nửa lớp học kia tra cứu Mô Si A 16:2–5, 12, cùng tìm kiếm các đặc điểm của những người từ chối không muốn được cứu chuộc. Sau khi đã cho học sinh đủ thời gian rồi, hãy yêu cầu nhóm học sinh đầu tiên chia sẻ điều họ đã tìm thấy.
-
Theo Mô Si A 15:11–12, ai sẽ được cứu chuộc khỏi tội lỗi của họ? (Hãy chắc chắn là học sinh hiểu rằng Chúa Giê Su Ky Tô đáp ứng những đòi hỏi của công lý cho những người lưu tâm đến lời nói của các vị tiên tri, tin vào quyền năng cứu chuộc của Ngài, và hối cải tội lỗi của họ).
Giải thích rằng cái giá mà Đấng Cứu Rỗi đã trả là một ân tứ riêng cho bất cứ ai chịu chọn làm cho hội đủ điều kiện để nhận được sự cứu chuộc bằng cách hối cải và cố gắng tuân giữ các lệnh truyền và các giao ước của họ với Chúa.
Để nhấn mạnh tính chất cá nhân của Sự Chuộc Tội, hãy mời một học sinh đọc to Mô Si A 15:10. Sau đó, hướng sự chú ý của học sinh đến cụm từ “Ngài sẽ thấy dòng dõi của Ngài” trong câu đó. Các anh chị em có thể muốn đề nghị họ tô đậm cụm từ này. Giải thích rằng trong câu này, từ dòng dõi ám chỉ đến con cái.
-
Khi nào chúng ta đã học được về việc trở thành “con cái của Đấng Ky Tô”? (Nhắc nhở học sinh về những lời của Vua Bên Gia Min về đề tài này, được tìm thấy trong Mô Si A 5. Xin xem thêm bài học 55).
Các anh chị em có thể muốn đề nghị rằng học sinh cá nhân hóa Mô Si A 15:10 bằng cách viết tên của họ thay cho cụm từ “dòng dõi của Ngài.” Mời họ suy ngẫm một giây lát về điều này có nghĩa là gì đối với họ.
-
Điều giảng dạy này ảnh hưởng như thế nào đến sự hiểu biết của các em về Sự Chuộc Tội?
Yêu cầu học sinh đọc Mô Si A 16:2–5, 12 để chia sẻ điều họ đã tìm thấy về những người từ chối không muốn được cứu chuộc. Để nhấn mạnh đến mức độ nghiêm trọng của việc từ chối được cứu chuộc, hãy yêu cầu tất cả học sinh im lặng đọc Mô Si A 16:5.
-
Điều gì xảy ra với biểu đồ ở trên bảng nếu người phạm tội vẫn còn sống trong tội lỗi và từ chối hối cải? (Khi học sinh trả lời xong, gỡ bỏ hình của Chúa Giê Su Ky Tô từ biểu đồ. Các anh chị em có thể nhấn mạnh rằng đối với một người như thế, thì “sự cứu chuộc sẽ xem như không có.”)
Mời học sinh đọc Giáo Lý và Giao Ước 19:16–17 để khám phá ra rằng điều gì sẽ xảy ra cho những người từ chối hối cải và chấp nhận sự cứu chuộc của Đấng Cứu Rỗi. Các anh chị em có thể muốn khuyến khích học sinh viết GLGƯ 19:16–17 trong quyển thánh thư của họ bên cạnh Mô Si A 16:5.
Treo lại hình của Đấng Cứu Rỗi vào chỗ cũ ở trên bảng.
-
Các em đã học được các lẽ thật nào ngày hôm nay về Đấng Cứu Chuộc của các em?
Sau khi học sinh đã trả lời cho câu hỏi này rồi, hãy giải thích rằng ngoài việc giảng dạy rằng Đấng Cứu Rỗi cứu chuộc chúng ta khỏi hình phạt vì tội lỗi chúng ta, A Bi Na Đi đã dạy rằng Đấng Cứu Rỗi cứu chuộc chúng ta khỏi cái chết. Yêu cầu một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ Mô Si A 16:6–11. Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em rằng nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, nên tất cả mọi người đều sẽ được phục sinh. Các anh chị em cũng có thể muốn nêu ra rằng người ngay chính sẽ được phục sinh với một trạng thái hạnh phúc.
Mời các học sinh viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ tay ghi chép trong lớp của họ những cảm nghĩ về Đấng Cứu Chuộc và điều họ sẽ làm để sẽ có thể nhận được sự cứu chuộc mà Ngài ban cho.
Mô Si A 17
An Ma tin A Bi Na Đi và bị đuổi đi; A Bi Na Đi bị hỏa thiêu
Hỏi học sinh:
-
Các em có bao giờ nhìn thấy một người nào đó đứng lên bênh vực cho điều đúng khi rất khó đối với họ để làm như vậy không? Điều gì đã xảy ra?
Cho thấy hình A Bi Na Đi đứng trước Vua Nô Ê (62042; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 75). Tóm lược Mô Si A 17:1–6 bằng cách giải thích rằng khi A Bi Na Đi kết luận sứ điệp của ông thì một thầy tư tế tên là An Ma đã cố gắng thuyết phục nhà vua rằng A Bi Na Đi đã nói sự thật và cần phải được thả ra. Nhà vua đuổi An Ma đi và sai tôi tớ đi giết ông ta. An Ma ẩn trốn và viết xuống những lời của A Bi Na Đi. Ba ngày sau, nhà vua và các thầy tư tế của mình kết án A Bi Na Đi phải chết.
Chia học sinh ra thành từng cặp. Yêu cầu họ nghiên cứu những đoạn thánh thư sau đây với người bạn trong nhóm của họ: Mô Si A 17:7–10, nói về những lựa chọn của A Bi Na Đi, và Mô Si A 17:11–12, nói về những lựa chọn của Vua Nô Ê. Yêu cầu họ so sánh những lựa chọn của A Bi Na Đi với những lựa chọn của Vua Nô Ê. Cũng yêu cầu họ thảo luận các câu hỏi sau đây. (Các anh chị em có thể muốn viết lên trên bảng những câu hỏi này).
-
Các em nghĩ tại sao những lời của A Bi Na Đi đã ảnh hưởng đến vua Nô Ê theo như cách những lời đó đã ảnh hưởng đến họ? (Xin xem Mô Si A 17:11). Các thầy tư tế của Vua Nô Ê đã ảnh hưởng đến ông như thế nào? (Xin xem Mô Si A 17:12–13).
-
Chúng ta có thể học được các bài học nào từ tấm gương của A Bi Na Đi? (Một câu trả lời học sinh có thể đưa ra là chúng ta có thể trung thành với Thượng Đế trong mọi hoàn cảnh).
Nếu có thể được, hãy cung cấp cho học sinh một bản sao về lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley:
“Hãy kiên quyết—trong việc đứng lên bênh vực điều đúng. Chúng ta sống trong một thời đại của sự thỏa hiệp. …Trong những tình huống mà mình đang phải đối mặt hàng ngày, thì chúng ta biết điều gì là đúng. … Chúng ta phải trau dồi sức mạnh để tuân theo niềm tin chắc của mình” (“Building Your Tabernacle,” Ensign, tháng Mười Một năm 1992, 52).
Các anh chị em có thể muốn mời học sinh viết Tôi sẽ trung thành với Thượng Đế trong mọi hoàn cảnh trong quyển thánh thư của họ bên cạnh Mô Si A 17:9–12. Hướng sự chú ý của học sinh đến những lời cuối cùng của A Bi Na Đi, được tìm thấy trong Mô Si A 17:19— “Hỡi Thượng Đế, xin tiếp nhận linh hồn con.” Sau đó yêu cầu một học sinh đọc to Mô Si A 17:20.
-
Điều gì gây ấn tượng cho các em về những lời cuối cùng của A Bi Na Đi?
Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký nghiên cứu việc học thánh thư của họ:
-
Các em sẽ làm gì để được trung thành với Thượng Đế trong mọi hoàn cảnh?
Sau khi đã cho học sinh đủ thời gian rồi, mời vài học sinh chia sẻ điều họ đã viết. Cũng hỏi xem có học sinh nào muốn chia sẻ việc phúc âm có ý nghĩa gì đối với họ và điều họ đã làm trong quá khứ để trung thành với Chúa trong những lúc khó khăn không. Kết thúc với chứng ngôn của các anh chị em.