Bài Học 146
Ê The 4–5
Lời Giới Thiệu
Chúa truyền lệnh cho Mô Rô Ni phải niêm phong khải tượng của anh của Gia Rết đã được ghi chép lại và giải thích rằng những bài viết này sẽ được mặc khải khi dân chúng có đức tin như anh của Gia Rết đã có. Mô Rô Ni đã tiên tri rằng ba nhân chứng sẽ làm chứng về lẽ trung thực của Sách Mặc Môn trong những ngày sau.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Ê The 4:1–7
Mô Rô Ni ghi lại và niêm phong truyện ký trọn vẹn về khải tượng của anh của Gia Rết
Mời học sinh suy nghĩ về một vật đặc biệt có giá trị đối với họ hoặc gia đình của họ và họ có thể muốn giữ xa khỏi tầm tay của trẻ nhỏ. Để làm ví dụ, các anh chị em có thể muốn trưng bày hoặc mô tả một vật gì đó có giá trị đối với các anh chị em.
-
Tại sao các em không cho phép một đứa trẻ động đến một vật như vậy?
-
Một đứa trẻ cần học hoặc làm điều gì trước khi các em có thể tin tưởng để giao cho nó vật đó?
Giải thích rằng các lẽ thật của phúc âm là có giá trị đối với Chúa. Ngài muốn chia sẻ tất cả các lẽ thật này với chúng ta, nhưng Ngài chờ cho đến khi chúng ta sẵn sàng để nhận các lẽ thật này. Khi học sinh học Ê The 4 trong thời gian dạy bài học này, hãy khuyến khích họ tìm kiếm các nguyên tắc mà có thể giúp họ chuẩn bị để nhận được lẽ thật từ Chúa.
Mời một học sinh đọc Ê The 4:1–5, và yêu cầu lớp học tìm kiếm điều Chúa đã truyền lệnh cho Mô Rô Ni phải ghi chép và niêm phong.
-
Mô Rô Ni được truyền lệnh phải “niêm phong” cái gì?
Giải thích rằng Mô Rô Ni gồm biên sử của anh của Gia Rết vào trong phần thường được gọi là phần được niêm phong của Sách Mặc Môn. (Các anh chị em có thể muốn trưng bày biểu đồ có tiêu đề là Những Nguồn Gốc của Sách Mặc Môn nằm trong phần phụ lục ở cuối sách học này).
-
Mô Rô Ni đã mô tả như thế nào điều mà anh của Gia Rết đã nhìn thấy? (Xin xem Ê The 4:4).
Để giúp học sinh học thêm về điều Chúa đã cho anh của Gia Rết thấy, hãy mời họ đọc thầm Ê The 3:25–26 và 2 Nê Phi 27:8–10. Rồi đặt ra những câu hỏi sau đây:
-
Theo Ê The 3:25–26, Chúa đã cho anh của Gia Rết thấy điều gì?
-
Theo 22 Nê Phi 27:10, phần được niêm phong của Sách Mặc Môn chứa đựng gì?
Mời một học sinh đọc to Ê The 4:6–7. Yêu cầu lớp học dò theo và nhận ra các điều kiện cần phải có trước khi những điều mặc khải được ban cho anh của Gia Rết sẽ được tiết lộ. Các anh chị em có thể muốn khuyến khích học sinh đánh dấu những điều họ nhận ra trong thánh thư của họ.
-
Các em đã nhận ra những điều kiện nào?
-
Chúng ta có thể học được những nguyên tắc nào về việc nhận được sự mặc khải từ đoạn này? (Giúp học sinh thấy rằng khi hối cải và sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta có thể nhận được thêm sự mặc khải).
-
Các em nghĩ tại sao chúng ta cần phải hối cải và trở nên trong sạch để nhận được thêm sự mặc khải?
Để giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc “thực hành đức tin … như anh của Gia Rết đã làm” (Ê The 4:7), hãy mời họ liệt kê trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư nhiều cách mà họ có thể nhớ rằng anh của Gia Rết đã cho thấy đức tin nơi Chúa. Các anh chị em có thể muốn đề nghị họ xem lại Ê The 1–3 khi họ kết hợp các bản liệt kê của họ. Khi họ đã có đủ thời gian để suy ngẫm và viết, hãy mời một vài học sinh đọc một số ví dụ họ đã liệt kê và giải thích lý do tại sao các ví dụ đó gây ấn tượng cho họ.
Nhắc nhở học sinh về vật có giá trị mà họ đã nghĩ tới lúc bắt đầu lớp học và các điều kiện mà nhờ đó sẽ khiến họ tin tưởng để giao cho một đứa trẻ. Làm chứng rằng cũng giống như vậy, Chúa đòi hỏi con cái của Ngài phải đáp ứng các điều kiện nào đó trước khi Ngài mặc khải tất cả lẽ thật của Ngài cho họ. Ngài đòi hỏi chúng ta phải cho thấy sự sẵn sàng về phần thuộc linh và đức tin.
Ê The 4:8–19
Chúa dạy chúng ta phải làm gì để nhận được thêm sự mặc khải
Giơ lên một miếng vải. Giải thích rằng Chúa đã dạy các nguyên tắc mà có thể giúp chúng ta nhận được sự mặc khải. Khi Ngài dạy những nguyên tắc này, Ngài đã nhắc đến một tấm màn. Một tấm màn là một bức màn che hay miếng vải được sử dụng để che lại hoặc giấu một cái gì đó.
Mời học sinh đọc thầm Ê The 4:15 và tìm kiếm cụm từ bao gồm từ tấm màn.
-
Chúa đã nhắc đến loại màn nào? (Một “tấm màn vô tín ngưỡng.”) Sự vô tín ngưỡng giống như một tấm màn như thế nào?
-
Từ xé rách có nghĩa là xé nát. Các em nghĩ “xé rách được tấm màn vô tín ngưỡng” có nghĩa là gì?
Mời một học sinh đọc to Ê The 4:8, một học sinh khác đọc to Ê The 4:11, và một học sinh khác nữa đọc to Ê The 4:15. Yêu cầu lớp học dò theo và nhận ra điều gì có thể ngăn cản chúng ta nhận được mặc khải và điều gì có thể giúp chúng ta “xé rách được tấm màn vô tín ngưỡng” và nhận được thêm mặc khải.
-
Các em nghĩ “chống lại lời của Chúa” có nghĩa là gì? (Ê The 4:8).
-
Theo Ê The 4:8, chúng ta gặp những hậu quả nào khi chống lại lời của Chúa?
-
Theo Ê The 4:11, chúng ta nhận được một phước lành nào khi chúng ta tin những lời của Chúa?
Viết lời phát biểu còn dở dang sau đây lên trên bảng:
Yêu cầu học sinh hoàn tất lời phát biểu này theo điều họ đã học được trong những câu này. Mặc dù các câu trả lời của học sinh có thể khác nhau nhưng hãy chắc chắn rằng họ nhận ra nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta tin lời của Chúa, Chúa sẽ ban thêm sự mặc khải cho chúng ta. Viết nguyên tắc này lên trên bảng. Các anh chị em cũng có thể muốn khuyến khích học sinh viết nguyên tắc này trong thánh thư của họ bên cạnh Ê The 4:11.
Để giúp học sinh hiểu được nguyên tắc này, hãy hỏi:
-
Tại sao các em nghĩ rằng chúng ta cần phải tin những lẽ thật mà chúng ta đã nhận được trước khi Chúa sẽ ban thêm cho chúng ta?
Hãy yêu cầu một học sinh viết lên trên bảng các ví dụ sau đây để thực hành đức tin nơi lời của Chúa: học thánh thư riêng cá nhân; tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh; tuân theo các vị lãnh đạo Giáo Hội địa phương; học thánh thư trong nhà thờ và lớp giáo lý; tuân theo những lời của các vị tiên tri ngày sau.
Mời học sinh suy ngẫm về cách cho thấy niềm tin nơi lời của Chúa trong một trong những cách thức này đã dẫn họ đến việc nhận thêm sự mặc khải. Khuyến khích một vài học sinh chia sẻ điều họ đã trải nghiệm được.
Đề cập đến các ví dụ đã được viết ở trên bảng một lần nữa. Yêu cầu học sinh suy xét các ví dụ đó khi họ yên lăng suy ngẫm việc họ cho thấy niềm tin nơi lời của Thượng Đế một cách vững chắc như thế nào. Đề nghị rằng đối với mỗi ví dụ, họ tự đánh giá mình trên một thang điểm từ 1 đến 10, với điểm số 10 có nghĩa là ví dụ đề cập đến một việc gì đó họ làm rất xuất sắc. Mời học sinh viết trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư về một cách họ có thể cho thấy thêm đức tin nơi sự hướng dẫn mà họ đã nhận được từ Chúa. Chia sẻ chứng ngôn về nguyên tắc các anh chị em đã viết ở trên bảng, và khuyến khích học sinh theo đuổi đến cùng các mục tiêu mà họ đã viết ra.
Xoá bỏ cụm từ “tin lời của Chúa” ở trên bảng. Hãy nêu lên rằng Chúa đã dạy thêm các nguyên tắc về việc nhận được sự mặc khải. Yêu cầu học sinh đọc thầm Ê The 4:13–15 cùng tìm kiếm những điều khác mà họ có thể làm để nhận được sự mặc khải từ Chúa.
Khi học sinh đã có thời gian để đọc rồi, hãy yêu cầu họ đề nghị những cách để hoàn tất lời phát biểu đó. Những câu trả lời có thể gồm có các nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta đến cùng Chúa, thì Chúa sẽ ban thêm sự mặc khải cho chúng ta. Khi chúng ta khiêm nhường cầu nguyện, thì Chúa sẽ ban thêm sự mặc khải cho chúng ta.
Để giúp học sinh hiểu rõ hơn những nguyên tắc này, hãy cân nhắc việc hỏi các câu hỏi sau đây:
-
Việc đến cùng Chúa có nghĩa gì đối với các em? (Các câu trả lời có thể gồm có việc học hỏi những lời của Ngài, hướng lòng của mình đến Ngài, hối cải, và tuân theo cùng vâng lời Ngài).
-
Việc có một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối có nghĩa là gì? (Phải khiêm nhường, hối cải, và lãnh nhận ý muốn của Chúa). Tại sao những thái độ này là cần thiết khi chúng ta cầu nguyện để tiếp tục có được sự mặc khải từ Chúa?
Mời học sinh suy ngẫm cách họ có thể kết hợp các nguyên tắc này trong nỗ lực của họ để nhận được sự mặc khải.
Tóm lược Ê The 4:17–19 bằng cách giải thích là Chúa đã phán rằng sự ra đời của Sách Mặc Môn sẽ là một dấu hiệu cho thấy công việc ngày sau của Thượng Đế đã bắt đầu. Ngài cũng kêu gọi tất cả mọi người phải hối cải và đến cùng Ngài.
Ê The 5
Mô Rô Ni tuyên bố rằng ba nhân chứng sẽ thấy và làm chứng về các bảng khắc
Giơ lên hình Joseph Smith Phiên Dịch Sách Mặc Môn (Gospel Art Book [2009], số 92). Mời một học sinh đọc to Ê The 5:1–3. Yêu cầu lớp học dò theo và tưởng tượng ra việc Joseph Smith phiên dịch Sách Mặc Môn và nhận thức được rằng lời khuyên dạy này đã được Mô Rô Ni viết trực tiếp cho ông hơn 1.400 năm trước đó.
-
Mô Rô Ni đã nói gì về các bảng khắc ông đã “niêm phong”?
-
Theo Ê The 5:2–3, Joseph được đặc ân để làm gì với các bảng khắc?
Hỏi các học sinh xem họ có thể kể ra tên của Ba Nhân Chứng của Sách Mặc Môn và nhớ lại điều họ đã trải qua không. (Nếu học sinh cần giúp đỡ, hãy mời họ đọc “Chứng Ngôn của Ba Nhân Chứng” ở phần trước của Sách Mặc Môn). Các anh chị em có thể giải thích rằng ngoài Ba Nhân Chứng ra, thì những người khác cũng đã làm chứng về lẽ trung thực của các bảng khắc bằng vàng, kể cả các Đấng trong Thiên Chủ Đoàn (xin xem Ê The 5:4), Mô Rô Ni (xin xem Ê The 5:6), Joseph Smith, và Tám Nhân Chứng.
-
Trong những cách nào các em có thể là một nhân chứng của Sách Mặc Môn, ngay cả khi không nhìn thấy các bảng khắc? Lời chứng của các em về Sách Mặc Môn ảnh hưởng đến người khác như thế nào?
Để kết thúc bài học này, hãy yêu cầu một vài học sinh chia sẻ lời chứng của họ về Sách Mặc Môn.