Bài Học 143
Ê The 1
Lời Giới Thiệu
Mô Rô Ni tóm lược sách Ê The từ 24 bảng khắc bằng vàng được tìm thấy bởi một nhóm người tìm kiếm do Lim Hi sai đi (xin xem Mô Si A 8:7–11). Các bảng khắc này ghi lại lịch sử của dân Gia Rết. Truyện ký về dân Gia Rết bắt đầu với Gia Rết và anh của ông tìm kiếm lòng trắc ẩn và sự hướng dẫn của Chúa dành cho gia đình và bạn bè của họ khi Chúa đã làm lộn xộn tiếng nói của những người ở Tháp Ba Bên (xin xem Sáng Thế Ký 11). Vì anh của Gia Rết đã cầu nguyện lên Chúa một cách trung tín nên Chúa bảo tồn ngôn ngữ của Gia Rết, anh của ông, và gia đình cùng bạn bè của họ. Chúa phán rằng Ngài sẽ dẫn họ đến một vùng đất hứa, nơi đó họ sẽ trở thành một dân tộc vĩ đại.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Ê The 1:1–32
Mô Rô Ni ghi lại gia phả của Ê The trở ngược lại tới Gia Rết tại Tháp Ba Bên
Để giúp học sinh ghi nhớ sách Ê The từ đâu đến, hãy cùng họ xem lại khái quát về các chuyến đi trong Mô Si A 7–24 trong phần phụ lục của sách học này. Yêu cầu họ tham khảo cuộc hành trình số 4: sự cố gắng để tìm kiếm Gia Ra Hem La. Sau đó hãy mời họ tìm kiếm điều mà dân của Lim Hi đã tìm thấy trong cuộc hành trình này. Sau đó yêu cầu họ giở đến trang đầu tiên của sách Ê The. Bản tóm lược ở bên dưới tiêu đề giải thích rằng sách Ê The được trích ra từ 24 bảng khắc do dân Lim Hi tìm thấy.
Giải thích rằng sau khi Mô Rô Ni hoàn tất biên sử của cha mình, ông đã viết một phần tóm lược, hay là một phiên bản rút gọn, về biên sử được tìm thấy trên 24 bảng khắc bằng vàng. Biên sử này ghi lại lịch sử của dân Gia Rết, là những người đã sống trên lục địa châu Mỹ trước dân Nê Phi và dân La Man. Yêu cầu học sinh đọc thầm Ê The 1:1–5, cùng tìm kiếm xem Mô Rô Ni đã chọn điều gì để gồm vào phần tóm lược của ông về biên sử của dân Gia Rết. Yêu cầu học sinh báo cáo điều họ tìm thấy.
Nếu các anh chị em có thể truy cập vào một phần mô tả về Tháp Ba Bên, thì hãy cân nhắc việc trưng bày nó. Yêu cầu học sinh tóm lược điều họ biết về cái tháp đã được đề cập trong Ê The 1:5 và điều đã xảy ra cho những người đã cố gắng để xây cất tháp đó. (Cái tháp này được gọi là Tháp Ba Bên. Chúa đã làm lộn xộn tiếng nói của những người đã cố gắng để xây cất cái tháp đó và phân tán họ vì sự tà ác của họ; xin xem Sáng Thế Ký 11:1–9).
Để giúp học sinh hiểu được mối liên hệ giữa lịch sử của dân Gia Rết và dân Nê Phi, các anh chị em có thể muốn yêu cầu họ tham khảo bảng niên đại trên dấu sách của Sách Mặc Môn (danh mục số 32336). Giải thích rằng Mô Rô Ni bắt đầu truyện ký của ông về lịch sử của dân Gia Rết bằng cách ghi lại tổ tiên dòng họ của tiên tri Ê The, là người đã viết lịch sử trên 24 bảng khắc bằng vàng. Mô Rô Ni đã ghi lại tổ tiên dòng họ của Ê The trở ngược lại tới một người tên là Gia Rết, là người đã sống trong thời kỳ của Tháp Ba Bên.
Ê The 1:33–43
Qua những lời cầu nguyện của anh của Gia Rết, gia đình và bạn bè của ông nhận được lòng thương xót và sự hướng dẫn
Hỏi học sinh xem có ai trong số họ đã từng ở trong một nơi nào mà họ không thể hiểu được ngôn ngữ mà mọi người xung quanh của họ đang nói không. Mời họ chia sẻ cảm nghĩ trong tình huống đó. Sau đó yêu cầu họ tưởng tượng ra cảm nghĩ của những người ở xung quanh Tháp Ba Bên như thế nào khi họ nhận biết rằng tiếng nói của tất cả mọi người đã bị làm cho lộn xộn. Yêu cầu họ yên lặng suy nghĩ về những câu hỏi sau đây:
-
Nếu đang ở trong tình huống đó, thì các em sẽ nhớ sự giao tiếp với ai nhất? Tại sao?
Mời học sinh đọc thầm Ê The 1:33–34. Trước khi họ đọc, hãy yêu cầu họ tìm kiếm (1) Gia Rết muốn có thể được giao tiếp với người nào và (2) cách ông đã đề nghị để giải quyết vấn đề đó. (Ông muốn có thể được giao tiếp với gia đình mình, và ông yêu cầu anh mình cầu nguyện để tiếng nói của họ sẽ không bị làm cho lộn xộn). Sau khi học sinh báo cáo điều họ đã khám phá ra, hãy hỏi:
-
Cụm từ “kêu cầu Chúa” có nghĩa gì đối với các em?
-
Từ Ê The 1:33–34, các em học được điều gì về cảm nghĩ của Gia Rết về anh của ông và về những lời cầu nguyện của anh mình?
Chia lớp hoc ra thành từng cặp. Yêu cầu các học sinh trong từng cặp lần lượt đọc to từ Ê The 1:35–42. Yêu cầu họ tìm kiếm những lời cầu nguyện của anh của Gia Rết và sự đáp ứng của Chúa cho những lời cầu nguyện đó. Khi học sinh đã có đủ thời gian để đọc, hãy hỏi:
-
Điều gì gây ấn tượng cho các em về những lời cầu nguyện của anh của Gia Rết?
-
Chúa đã đáp ứng cho những lời cầu nguyện của anh của Gia Rết như thế nào?
-
Những nguyên tắc nào chúng ta có thể học được từ cách anh của Gia Rết cầu nguyện và cách Chúa đáp ứng cho những lời cầu nguyện của ông? (Khi học sinh chia sẻ những ý kiến của họ, hãy khuyến khích họ suy ngẫm về lòng trắc ẩn và tình yêu thương của Cha Thiên Thượng dành cho họ. Viết lên trên bảng nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta luôn kêu cầu Thượng Đế trong đức tin, Ngài sẽ có lòng trắc ẩn đối với chúng ta).
Trước khi đến lớp, hãy viết những câu hỏi sau đây lên trên bảng. (Hoặc các anh chị em có thể cân nhắc việc viết những câu hỏi này lên trên một tờ giấy phát tay hay đọc to các câu hỏi này chầm chậm để học sinh có thể viết xuống các câu hỏi này).
Mời học sinh trả lời những câu hỏi này trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư. Các anh chị em có thể muốn cho họ một cơ hội để chia sẻ điều họ viết. Làm chứng rằng các anh chị em biết Cha Thiên Thượng yêu thương chúng ta và muốn ban phước cho chúng ta khi chúng ta kêu cầu Ngài thường xuyên.
Giải thích rằng truyện ký trong Ê The 1 có thể cho chúng ta thêm những hiểu biết sâu sắc trong tình yêu thương của Thượng Đế đối với chúng ta và các phước lành đến qua lời cầu nguyện. Yêu cầu học sinh yên lặng xem lại Ê The 1:34, 36, 38 cùng tìm kiếm điều mà Gia Rết đã yêu cầu anh mình cầu xin trong lời cầu nguyện của ông. Mời một học sinh làm người ghi chép và viết những câu trả lời của các học sinh lên trên bảng. Các anh chị em có thể đề nghị người ghi chép nên viết những câu trả lời dưới các từ “kêu cầu Cha Thiên Thượng” trong nguyên tắc các anh chị em đã viết lên trên bảng.
Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh đánh dấu cụm từ “chúng ta hãy trung thành với Chúa” ở cuối Ê The 1:38. Hãy nhấn mạnh rằng các hành động của Gia Rết và anh của ông cho thấy đức tin và sự sẵn lòng của họ để vâng lời Chúa. Họ cầu xin trong đức tin để có được các phước lành mà họ cần.
Mời học sinh yên lặng xem lại Ê The 1:35, 37, 40–42 cùng tìm kiếm những cách mà Thượng Đế đã ban phước cho Gia Rết và anh của ông cùng gia đình và bạn bè của họ. Yêu cầu học sinh làm người ghi chép và viết những khám phá của các học sinh lên trên bảng dưới từ lòng trắc ẩn trong nguyên tắc các anh chị em đã viết. Hãy chắc chắn rằng học sinh thấy được mối quan hệ giữa những lời cầu xin của anh của Gia Rết và các phước lành Chúa đã ban cho.
Mời một học sinh đọc to Ê The 1:43. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm các phước lành mà Thượng Đế đã hứa mặc dù anh của Gia Rết đã không cầu xin các phước lành đó một cách cụ thể.
-
Chúa đã hứa với dân chúng thêm các phước lành nào nữa? (Gia Rết đã yêu cầu anh của ông cầu vấn Chúa về nơi họ nên đi tới. Gia Rết đã nghĩ rằng Chúa có thể hướng dẫn họ đến một vùng đất mà đó là “vùng đất chọn lọc hơn hết thảy mọi vùng đất khác trên thế gian này” [Ê The 1:38]. Chúa quả thật đã hứa sẽ hướng dẫn họ đến một vùng đất hứa. Ngoài ra, Ngài cũng ban cho họ những chỉ dẫn cụ thể về cách làm những việc chuẩn bị ban đầu cho cuộc hành trình của họ. Ngài cũng đã hứa rằng Ngài sẽ lập lên một dân tộc vĩ đại từ gia đình của họ và rằng sẽ không có một dân tộc nào vĩ đại hơn trên thế gian).
Mời học sinh giở đến 2 Nê Phi 4:35. (Các anh chị em có thể đề nghị họ nên viết 2 Nê Phi 4:35 bên cạnh Ê The 1:43 trong thánh thư của họ). Sau đó yêu cầu họ đọc thầm 2 Nê Phi 4:35 và Ê The 1:43 cùng tìm kiếm điều các câu này dạy về các phước lành của Thượng Đế ban cho chúng ta để đáp ứng những lời cầu nguyện của chúng ta.
-
Trong 2 Nê Phi 4:35, Nê Phi dạy điều gì về những sự đáp ứng của Thượng Đế cho lời cầu nguyện? (Thượng Đế sẽ ban phát một cách rộng rãi cho những người tìm kiếm Ngài trong lời cầu nguyện. Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng từ một cách rộng rãi có nghĩa là một cách rộng lượng). Truyện ký trong Ê The 1:43 xác nhận như thế nào về điều Nê Phi đã nói trong 2 Nê Phi 4:35?
-
Theo Ê The 1:43, lý do nào Chúa đã đưa ra để hứa ban cho các phước lành vượt quá các phước lành mà dân Gia Rết đã cầu xin? (Chúa hứa ban thêm các phước lành vì họ đã trung tín trong lời cầu nguyện của họ. Các anh chị em có thể muốn đề nghị các học sinh đánh dấu cụm từ sau đây trong Ê The 1:43: “vì ngươi đã cầu khẩn ta trong bấy lâu nay”).
-
Nguyên tắc nào chúng ta có thể học được từ Ê The 1:43? (Học sinh có thể sử dụng các từ khác nhau, nhưng họ cần phải nhận ra nguyên tắc sau đây: Nếu chúng ta thường cầu nguyện lên Thượng Đế với đức tin, thì chúng ta có thể nhận được các phước lành vượt quá các phước lành chúng ta cầu xin. Các anh chị em có thể muốn đề nghị các học sinh nên viết nguyên tắc này trong quyển thánh thư của họ).
-
Khi nào các em đã thấy nguyên tắc này trong cuộc sống của mình hoặc trong cuộc sống của một người nào đó mà các em biết?
Sau khi học sinh chia sẻ câu trả lời của họ, các anh chị em có thể muốn chia sẻ những ví dụ từ cuộc sống của các em hay cuộc sống của những người khác. Tiên Tri Joseph Smith là một ví dụ điển hình về nguyên tắc này. Ông đã nhận được các phước lành vượt quá các phước lành ông đã cầu xin khi ông cầu nguyện để biết giáo hội nào là chân chính (xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:10–20) và khi ông cầu nguyện để biết vị thế của mình trước mặt Chúa (xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:29–47).
Để kết thúc, hãy khuyến khích học sinh hãy bỏ ra nỗ lực để cầu nguyện chân thành hơn. Cũng khuyến khích họ nên nhớ rằng Cha Thiên Thượng tràn đầy lòng trắc ẩn và rằng Ngài sẽ đáp ứng lời cầu nguyện của họ theo lòng trung tín của họ và theo điều Ngài biết sẽ mang lại các phước lành lớn lao nhất trong cuộc sống của họ.