Bài Học 51
Lời Mặc Môn–Mô Si A 1
Lời Giới Thiệu
Sách có tựa đề Lời Mặc Môn dùng làm một sự liên kết giữa các bảng khắc nhỏ của Nê Phi và phần tóm lược của Mặc Môn về các bảng khắc lớn của Nê Phi. Trong sách này, mà Mặc Môn đã viết gần 400 năm sau khi Chúa Giê Su Ky Tô giáng sinh, Mặc Môn giải thích rằng ông đã tìm kiếm lời hướng dẫn từ Thượng Đế và được Đức Thánh Linh hướng dẫn về điều gì phải gồm vào biên sử của ông. Ông cũng đề cập đến Vua Bên Gia Min và đưa ra những hiểu biết giá trị về lý do tại sao Vua Bên Gia Min đã có một ảnh hưởng lớn như vậy đối với dân mình. Mô Si A 1 chứa đựng một số lời giảng dạy của Vua Bên Gia Min cho các con trai của mình. Ông dạy họ rằng thánh thư giúp chúng ta tưởng nhớ tới Thượng Đế và tuân giữ các giáo lệnh của Ngài.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Lời Mặc Môn 1:1–11
Mặc Môn làm chứng rằng Thượng Đế đã bảo tồn nhiều biên sử khác nhau vì một mục đích thông sáng
Yêu cầu học sinh nghĩ về một thời gian mà Thánh Linh đã thúc đẩy họ làm một điều nào đó. Các anh chị em có thể muốn yêu cầu họ viết về kinh nghiệm này trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ tay ghi chép trong lớp của họ. Để giúp họ nghĩ về những kinh nghiệm của họ, các anh chị em có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm ngắn gọn của riêng mình. Hãy cho học sinh biết rằng về sau trong bài học này, các anh chị em sẽ yêu cầu một vài người trong số họ chia sẻ những kinh nghiệm của họ với lớp học.
Giải thích cho học sinh biết rằng hôm nay họ sẽ học về tấm gương của một người nào đó đã tuân theo một sự thúc giục mặc dù người ấy không hiểu tất cả những lý do tại sao người ấy cần phải làm điều đó.
Yêu cầu học sinh giở sách Lời Mặc Môn ra và tìm kiếm (ở dưới cùng của trang hoặc trong phần tóm lược chương) ước chừng ngày Mặc Môn viết sách này. Yêu cầu họ so sánh ngày đó với những ngày tháng cho các sách Ôm Ni và Mô Si A.
-
Chúng ta học được điều gì về Lời Mặc Môn từ những ngày tháng này?
Trưng bày hình Mặc Môn Tóm Lược Các Bảng Khắc (62520; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 73). Mời một học sinh đọc to Lời Mặc Môn 1:1–2. Giúp học sinh hiểu rằng Mặc Môn đã viết cuốn sách có tựa đề là Lời Mặc Môn sau khi hầu hết các sự kiện của Sách Mặc Môn đã xảy ra. Giải thích rằng Lời Mặc Môn giúp chúng ta hiểu rằng Sách Mặc Môn đã được biên soạn từ nhiều biên sử khác nhau. Sách này cũng cho thấy rằng sự mặc khải đã hướng dẫn tiến trình này.
Để giúp học sinh hình dung ra việc Lời Mặc Môn, các bảng khắc nhỏ của Nê Phi, và phần tóm lược của Mặc Môn về các bảng khắc lớn của Nê Phi phù hợp với nhau trong Sách Mặc Môn, hãy cân nhắc việc cho họ thấy biểu đồ có tựa đề “Các Bảng Khắc và Mối Quan Hệ của Các Bảng Khắc Này với Sách Mặc Môn Đã Được Xuất Bản″ trong phần phụ lục ở cuối sách học này. Các anh chị em cũng có thể chuẩn bị dụng cụ trợ huấn để nhìn sau đây trước khi lớp học bắt đầu:
Ráp hai cuốn sách lại và một tờ giấy. Một cuốn sách phải dầy khoảng hai lần hơn so với sách kia. Trên gáy của cuốn sách mỏng hơn, hãy kèm vào một miếng giấy có ghi Các Bảng Khắc Nhỏ của Nê Phi. Trên gáy của cuốn sách dày hơn, hãy kèm vào một miếng giấy có ghi Phần Tóm Lược của Mặc Môn về Các Bảng Khắc Lớn của Nê Phi. Hãy viết trên tờ giấy Lời Mặc Môn.
Để sử dụng dụng cụ trợ huấn để nhìn này trong lớp học, hãy giơ cao cuốn sách tượng trưng cho phần tóm lược của Mặc Môn về các bảng khắc lớn của Nê Phi. Giải thích rằng các biên sử trong các bảng khắc lớn của Nê Phi là nguồn gốc chính yếu cho Sách Mặc Môn. Từ phần tóm lược của Mặc Môn về biên sử này, Joseph Smith đã phiên dịch các sách Mô Si A, An Ma, Hê La Man, 3 Nê Phi, và 4 Nê Phi.
Mời học sinh im lặng đọc Lời Mặc Môn 1:3. Yêu cầu họ tìm kiếm điều Mặc Môn đã khám phá sau khi ông đã tóm lược một phần các bảng khắc lớn của Nê Phi. Khi học sinh báo cáo điều họ đã tìm thấy, hãy giúp họ hiểu rằng cụm từ “những bảng khắc này” ám chỉ các bảng khắc nhỏ của Nê Phi. Giơ lên cuốn sách tượng trưng cho các bảng khắc nhỏ của Nê Phi. Giải thích rằng từ biên sử này, Joseph Smith đã phiên dịch các sách 1 Nê Phi đến Ôm Ni.
Yêu cầu học sinh đọc Lời Mặc Môn 1:4–6 để biết cảm nghĩ của Mặc Môn về các bảng khắc nhỏ của Nê Phi.
-
Mặc Môn đã thấy toại nguyện về điều gì trong các bảng khắc nhỏ của Nê Phi?
-
Mặc Môn đã làm gì với các bảng khắc nhỏ của Nê Phi?
Để cho thấy rằng Mặc Môn gồm vào các bảng khắc nhỏ của Nê Phi với phần tóm lược của ông về các bảng khắc lớn của Nê Phi, hãy đặt cuốn sách mỏng hơn lên trên cuốn sách dày hơn.
Mời một học sinh đọc to Lời Mặc Môn 1:7. Yêu cầu lớp học tìm kiếm lý do của Mặc Môn để gồm các bảng khắc nhỏ của Nê Phi với phần tóm lược của ông về các bảng khắc lớn của Nê Phi.
-
Tại sao Mặc Môn gồm các bảng khắc nhỏ vào cùng với phần tóm lược các bảng khắc lớn của ông? (Ông tuân theo sự thúc giục của Thánh Linh). Ông có hiểu tất cả những lý do tại sao ông nên làm điều này không?
Giúp học sinh thấy rằng Mặc Môn đã hiểu một số lý do tại sao các bảng khắc nhỏ có thể là quan trọng. Ông đã nhận ra giá trị thuộc linh lớn lao của các bảng khắc đó và hài lòng bởi những lời tiên tri về Chúa Giê Su Ky Tô mà các bảng khắc đó chứa đựng (xin xem Lời Mặc Môn 1:4–6). Tuy nhiên, ông đã không biết tất cả những lý do tại sao ông cần phải gồm các bảng khắc nhỏ vào phần của các bảng khắc lớn mà bao hàm cùng thời kỳ lịch sử. (Để đọc về một lý do mà Mặc Môn đã không biết vào lúc đó, xin xem phần giới thiệu về Lời Mặc Môn trong sách học này).
Yêu cầu học sinh im lặng xem lại Lời Mặc Môn 1:7, tìm kiếm các giáo lý mà Mặc Môn đã dạy về Chúa. Bảo đảm rằng họ hiểu là Chúa biết tất cả mọi điều và Chúa có thể tác động chúng ta để thực hiện ý muốn của Ngài.
-
Làm thế nào những giáo lý này có thể đã giúp Mặc Môn hành động theo sự thúc giục mà ông nhận được?
-
Làm thế nào những lẽ thật này có thể giúp các em khi các em nhận được những thúc giục từ Thánh Linh?
Khuyến khích học sinh xem lại tình huống mà họ đã viết hay nghĩ về lúc lớp học bắt đầu. Mời một vài người trong số họ nói về những thúc giục họ đã nhận được, cách họ đã hành động theo những thúc giục đó, và điều đã xảy ra như là một kết quả. (Hãy bảo đảm rằng học sinh hiểu là họ không cần phải cảm thấy bị bắt buộc phải chia sẻ những kinh nghiệm nào quá riêng tư). Khi học sinh chia sẻ những kinh nghiệm của họ, các anh chị em có thể muốn hỏi một số câu hỏi sau đây:
-
Các em có biết là mọi việc sẽ như thế nào nếu các em tuân theo sự thúc giục này không?
-
Điều gì đã cho các em quyết tâm và đức tin để hành động theo sự thúc giục đó?
Giơ lên cuốn sách tượng trưng cho phần tóm lược các bảng khắc lớn của Mặc Môn, với cuốn sách tượng trưng cho các bảng khắc nhỏ của Nê Phi nằm ở trên sách kia. Sau đó giơ lên tờ giấy tượng trưng cho Lời Mặc Môn.
-
Lời Mặc Môn phù hợp với chỗ nào trong mối tương quan với những biên sử khác này?
Khi học sinh trả lời, đặt tờ giấy tượng trưng cho Lời Mặc Môn ở giữa hai cuốn sách. Giải thích rằng Lời Mặc Môn dùng làm mối liên kết cốt truyện giữa các bảng khắc nhỏ của Nê Phi và phần tóm lược của Mặc Môn về các bảng khắc lớn của Nê Phi.
Mời một học sinh đọc to Lời Mặc Môn 1:8. Yêu cầu lớp học tìm kiếm điều Mặc Môn đã hy vọng sẽ là kết quả của việc tuân theo sự thúc giục để gồm vào các bảng khắc nhỏ của Nê Phi trong việc biên soạn các biên sử của ông.
Nhấn mạnh rằng tất cả những bài viết mà học sinh đã học cho đến bây giờ trong năm nay trong Sách Mặc Môn (1 Nê Phi–Ôm Ni) có sẵn cho họ vì Mặc Môn đã tuân theo ấn tượng thuộc linh để gồm vào các bảng khắc nhỏ.
-
Sự vâng lời của Mặc Môn đối với những thúc giục của Đức Thánh Linh đã ban phước cho cuộc sống của các em như thế nào?
-
Một số lời giảng dạy nào trong 1 Nê Phi đến Ôm Ni mà các em biết ơn đã có được? Tại sao các em biết ơn về những lời giảng dạy đó?
-
Hãy nghĩ về sự sẵn lòng của Mặc Môn để tuân theo những thúc giục của Thánh Linh. Sự sẵn lòng của chúng ta để tuân theo những thúc giục của Thánh Linh có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta như thế nào? Sự sẵn lòng này có thể ảnh hưởng đến cuộc sống của những người khác như thế nào? (Giải thích rằng Chúa có thể ban phước cho những người khác qua chúng ta khi chúng ta tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh).
Hãy làm chứng rằng khi chúng ta trung tín với những thúc giục của Đức Thánh Linh thì Chúa sẽ tác động “[chúng ta] làm theo ý muốn của Ngài” (Lời Mặc Môn 1:7).
Lời Mặc Môn 1:12–18
Vua Bên Gia Min thiết lập thái bình trong xứ
Viết lên trên bảng từ cảnh tranh chấp đến thái bình. Giải thích rằng Lời Mặc Môn 1:12–18 giới thiệu triều đại của Vua Bên Gia Min. Người ngay chính này gặp phải nhiều trở ngại trong sự phục vụ của ông với tư cách là một vị tiên tri và vua của dân chúng. Yêu cầu học sinh chia thành từng cặp và đọc Lời Mặc Môn 1:12–18 với người bạn chung nhóm của họ. Yêu cầu họ nhận ra điều mà Vua Bên Gia Min và các vị tiên tri khác đã làm để thiết lập thái bình trong xứ.
Sau khi học sinh đã có thời gian để đọc, hãy yêu cầu mỗi học sinh viết một lời phát biểu trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ mà tóm lược điều mà Vua Bên Gia Min và dân của ông đã làm để tiến triển từ cảnh tranh chấp đến thái bình. Mời một vài học sinh viết lời phát biểu của họ lên trên bảng. Những phần tóm lược của học sinh có thể tương tự với những lời phát biểu sau đây:
Khi tuân theo sự lãnh đạo đầy soi dẫn của các vị tiên tri, chúng ta có thể thiết lập thái bình.
Trong sức mạnh của Chúa, chúng ta có thể khắc phục những thử thách.
Chúng ta được kêu gọi phải dốc hết sức lao nhọc để thiết lập thái bình.
Hướng sự chú ý của học sinh đến Lời Mặc Môn 1:17, trong đó Mặc Môn nói rằng Vua Bên Gia Min và ″trong xứ lúc ấy cũng có nhiều thánh nhân … đã truyền rao lời của Thượng Đế với quyền năng và thẩm quyền.″ Giải thích rằng trong vài bài học tiếp theo, học sinh sẽ học một bài giảng của Vua Bên Gia Min mà tiêu biểu về quyền năng và thẩm quyền của lời giảng dạy của ông.
Mô Si A 1:1–18
Vua Bên Gia Min dạy các con trai ông về tầm quan trọng của thánh thư
Yêu cầu học sinh tưởng tượng rằng họ chưa bao giờ biết gì hết về thánh thư.
-
Cuộc sống của các em sẽ như thế nào nếu các em không bao giờ có thánh thư?
-
Các lẽ thật nào sẽ là khó khăn nhất đối với các em để sống mà không có các lẽ thật đó?
Vắn tắt giới thiệu sách Mô Si A. Giải thích rằng phần đầu của sách này cho thấy ước muốn của Vua Bên Gia Min cho các con trai của ông để tiếp tục học hỏi từ thánh thư (xin xem Mô Si A 1:2). Khi Vua Bên Gia Min giảng dạy các con trai của mình, ông đã giải thích rằng cuộc sống của họ có lẽ đã khác như thế nào nếu họ chưa bao giờ nhận được thánh thư.
Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ Mô Si A 1:3–8. Yêu cầu lớp học tìm kiếm những cách mà dân Nê Phi được ban phước vì họ có thánh thư. Yêu cầu học sinh báo cáo điều họ đã học được.
-
Trong những cách nào Vua Bên Gia Min đã tin rằng thánh thư sẽ giúp đỡ các con trai của ông?
-
Vua Bên Gia Min đã gợi ý điều gì là mối quan hệ giữa việc tra cứu thánh thư và tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế? (Mặc dù học sinh có thể sử dụng những lời khác nhau để diễn đạt câu trả lời của họ, nhưng họ cần phải nhận ra lẽ thật sau đây: Việc tra cứu thánh thư giúp chúng ta biết và tuân giữ các giáo lệnh. Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh viết lẽ thật này trong thánh thư của họ bên cạnh Mô Si A 1:3–8).
-
Khi nào việc học thánh thư đã giúp các em tuân giữ các giáo lệnh?
Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em rằng thánh thư là chân chính và giúp chúng ta tuân giữ các giáo lệnh.
Viết những câu hỏi sau đây lên trên bảng. (Các anh chị em có thể muốn viết những câu hỏi này trước khi lớp học bắt đầu).
Yêu cầu học sinh dành ra một phút và xem có bao nhiêu câu hỏi trong số những câu hỏi này mà họ có thể tìm ra câu trả lời trong Mô Si A 1:10–18.
Sau khi học sinh đưa ra những câu trả lời ngắn gọn cho những câu hỏi này, hãy cho biết rằng trong vài bài học tiếp theo họ sẽ học bài giảng trong đó Vua Bên Gia Min đã ban cho dân ông ″một cái tên mà sẽ không bao giờ bị xóa bỏ, trừ phi họ phạm giới” (Mô Si A 1:12).