Thư Viện
Bài Học 47: Gia Cốp 5:52–77; Gia Cốp 6


Bài Học 47

Gia Cốp 5:52–77; Gia Cốp 6

Lời Giới Thiệu

Trong bài học trước, các học sinh bắt đầu nghiên cứu câu chuyện ngụ ngôn của Giê Nốt về cây ô liu lành và cây ô liu dại. Trong bài học này, họ sẽ nghiên cứu phần cuối của câu chuyện ngụ ngôn đó mà trong đó người chủ vườn lao nhọc với các tôi tớ của ông một lần cuối để giúp các cây sinh trái tốt. Họ cũng sẽ nghiên cứu Gia Cốp 6, trong đó Gia Cốp bình luận về câu chuyện ngụ ngôn và khuyên nhủ dân của ông phải hối cải.

Những Đề Nghị Cách Giảng Dạy

Gia Cốp 5:52–60

Trong câu chuyện ngụ ngôn về cây ô liu lành và cây ô liu dại, nguời chủ vườn nho đã giữ lại những cây ấy và giúp chúng sinh ra trái tốt

Trước khi lớp học bắt đầu, hãy vẽ lên trên bảng hình ba cái cây.

ba cây ô liu

Nhắc các học sinh nhớ rằng trong bài học trước, họ đã bắt đầu nghiên cứu câu chuyện ngụ ngôn của Giê Nốt về cây ô liu lành và cây ô liu dại Gia Cốp 5. Vào cuối bài học ấy, tất cả các cây trong vườn nho đều đang sinh ra trái dại (xin xem Gia Cốp 5:30–42). Điều này tượng trưng cho Sự Đại Bội Giáo.

Để ôn lại bài học trước, hãy chia lớp học ra thành từng cặp. Yêu cầu mỗi cặp thảo luận những câu trả lời của họ cho những lời phát biểu không đầy đủ sau đây (các anh chị em có thể muốn viết những lời phát biểu này lên trên bảng):

  1. Người chủ vườn nho tượng trưng cho …

  2. Các nỗ lực của người chủ vườn nho để giữ lại các cây của ông tượng trưng cho …

  3. Một điều tôi học được về Chúa Giê Su Ky Tô từ những lời hoặc hành động của người chủ vườn nho là …

  4. Sau khi tất cả các cây và trái của vườn nho trở nên hư thối, người chủ vườn quyết định phải …

Sau khi các học sinh đã thảo luận những lời phát biểu này theo từng cặp rồi, hãy vắn tắt ôn lại những câu trả lời của họ với chung cả lớp học. Khi các học sinh báo cáo những câu trả lời của họ cho hai lời phát biểu đầu tiên, hãy chắc chắn rằng rõ ràng là chủ vườn nho tượng trưng cho Chúa Giê Su Ky Tô và các nỗ lực của Ngài để giữ lại các cây tượng trưng cho các nỗ lực của Đấng Cứu Rỗi để giúp dân của Ngài trở lại cùng Ngài. Các học sinh có thể chia sẻ vài bài học quý báu khác nhau trong khi họ hoàn tất lời phát biểu thứ ba. Yêu cầu các học sinh kiểm lại câu trả lời của họ cho lời phát biểu thứ tư bằng cách nhìn vào Gia Cốp 5:51, trong đó có nói rằng người chủ vườn quyết định sẽ giữ lại vườn nho ″một thời gian ngắn nữa.”

Giải thích rằng bài học ngày hôm nay bao gồm phần cuối cùng của câu chuyện ngụ ngôn tượng trung cho những ngày sau cùng, kể cả Sự Phục Hồi phúc âm.

Hãy nêu lên rằng người chủ vườn nho đã quyết định giữ lại vườn nho bằng cách ghép vào thêm nhiều cành nữa. Yêu cầu vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ Gia Cốp 5:52–58. Mời lớp học tìm kiếm điều người chủ vườn đã làm để củng cố các cành và rễ. (Giúp các học sinh thấy rằng người chủ vườn nho đã ghép các cành từ cây thiên nhiên vào với cây nguyên thủy—cái cây tượng trưng cho gia tộc Y Sơ Ra Ên. Rồi người chủ vườn ghép các cành từ cây đó vào những cái cây thiên nhiên khác. Người chủ vườn cũng ném các cành có trái đắng nhất vào lửa. Các anh chị em có thể sử dụng những cây ở trên bảng để minh họa phần giải thích này. Ví dụ, các anh chị em có thể xóa một cành từ một cái cây và vẽ một cành mới trên một cái cây khác).

Mời một học sinh đọc to Gia Cốp 5:59. Yêu cầu lớp học lắng nghe điều mà người chủ vườn nho đã hy vọng các hành động này sẽ làm cho rễ của những cây đó.

  • Người chủ vườn đã hy vọng điều gì sẽ xảy ra cho rễ cây? (Ông muốn chúng phải ″lấy lại được sức sống″).

Nhắc các học sinh nhớ rằng vào lúc này, tất cả những cây đều sinh ra trái xấu, tượng trưng cho toàn thể thế gian đang ở trong tình trạng bội giáo. Giải thích rằng khi các rễ đã lấy lại được sức sống, thì các cành trong khắp vườn nho sẽ thay đổi để ″cành tốt có thể lấn áp được cành xấu″ (Gia Cốp 5:59).

Hãy chắc chắn là các học sinh hiểu rằng các câu này dạy rằng ảnh hưởng của các giao ước phúc âm cho phép con cái của Cha Thiên Thượng khắc phục tội lỗi và mang đến sự ngay chính.

  • Các giao ước phúc âm có thể củng cố chúng ta bằng những cách nào? Các giao ước của các em đã ảnh hưởng đến cuộc sống của các em như thế nào? (Các anh chị em có thể muốn chia sẻ những cảm nghĩ và chứng ngôn của mình về nguyên tắc này).

Gia Cốp 5:61–77

Người chủ vườn lao nhọc trong vườn nho với các tôi tớ của ông

Mời các học sinh im lặng đọc Gia Cốp 5:61–62, tìm kiếm điều người chủ vườn nho chỉ dẫn cho các tôi tớ của ông để làm và lý do tại sao ông đã yêu cầu họ làm điều đó.

  • Người tôi tớ vào lúc đầu câu chuyện ngụ ngôn tượng trưng cho các vị tiên tri của Chúa. Nhiều tôi tớ trong Gia Cốp 5:61 có thể tượng trưng cho ai? (Giúp các học sinh thấy rằng các tôi tớ này có thể tượng trưng cho tất cả các tín hữu của Giáo Hội: các vị tiên tri và sứ đồ, các vị lãnh đạo trung ương và địa phương của Giáo Hội, những người truyền giáo, các thầy giảng tại gia, các giảng viên thăm viếng của Hội Phụ Nữ, và bất cứ người nào tham gia vào công việc của Chúa).

  • Điều ý nghĩa về những từ chúng ta, của chúng ta, trong Gia Cốp 5:61–62 là gì? (Chúa lao nhọc với chúng ta. Chúng ta không bị bỏ mặc để một mình làm công việc của Ngài).

  • Theo như Gia Cốp 5:62, điều gì độc đáo về thời gian khi các tôi tớ này được kêu gọi để lao nhọc? (Đây là ″lần chót″ mà người chủ vườn xén tỉa vườn cây. Các vị tiên tri đã ám chỉ ″lần chót″ này là ″gian kỳ của thời kỳ trọn vẹn.″ Ví dụ, xin xem Ê Phê Sô 1:10GLGƯ 128:20).

Anh Cả Dean L. Larsen

Để giúp các học sinh thấy phần này câu chuyện ngụ ngôn đó liên quan tới họ như thế nào, hãy yêu cầu một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Dean L. Larsen thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi:

″[Giờ đây] là thời kỳ trong đó Chúa và các tôi tớ của Ngài sẽ đưa ra nỗ lực lớn lao cuối cùng để mang sứ điệp về lẽ thật cho tất cả những người trên thế gian và để mang về con cháu của Y Sơ Ra Ên thời xưa là những người đã đánh mất gốc tích lai lịch chân chính của họ. …

″Các [anh chị] em đã đến thế gian khi nền móng đã được đặt cho công việc vĩ đại này. Phúc âm đã được phục hồi lần cuối cùng. Giáo Hội đã được thiết lập trong hầu như mỗi vùng đất của thế giới. Sân khấu đã được dàn dựng cho những cảnh diễn xuất đầy ấn tượng cuối cùng. Các [anh chị] em sẽ là các diễn viên chính. Các [anh chị] em là những người làm việc cuối cùng trong vườn nho. … Đây là công việc mà các [anh chị] em đã được chọn để làm” (“A Royal Generation,” Ensign, tháng Năm năm 1983, 33).

  • Điều này ảnh hưởng tới các em như thế nào khi biết rằng mình được kêu gọi để phục vụ với Chúa trong thời kỳ cuối cùng của công việc này?

  • Khi nào các em đã cảm thấy rằng Chúa đã lao nhọc với các em khi đã tham gia vào công việc của Ngài?

  • Một số cơ hội nào các em đã có để phục vụ Chúa và giúp đỡ những người khác sinh ra ″trái tốt″? (Các học sinh có thể đề cập đến những sự kêu gọi và chỉ định của Giáo Hội cho họ; trách nhiệm của họ để giúp những người trong gia đình, bạn bè, và những người khác đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn; và cơ hội họ sẽ có để phục vụ Chúa với tư cách là những người truyền giáo toàn thời gian).

Viết lên trên bảng Gia Cốp 5:70–75. Giới thiệu các câu này bằng cách giải thích rằng các câu này giảng dạy về mối quan hệ Chúa có với các tôi tớ của Ngài. Các câu này cũng mô tả điều Chúa và các tôi tớ của Ngài có thể hoàn tất bằng cách làm việc lao nhọc cùng với nhau. Mời các học sinh im lặng đọc những câu này và chọn một câu đưa ra phần mô tả ưa thích của họ về mối quan hệ của Chúa với các tôi tớ của Ngài. Sau khi các học sinh đã có thời giờ đọc rồi, hãy mời một vài học sinh nói câu nào mà họ đã chọn, tại sao họ thích câu đó và câu đó có thể giúp họ như thế nào khi họ phục vụ Chúa.

Khi các học sinh tham dự vào sinh hoạt này, hãy chắc chắn rằng họ hiểu là Chúa hứa với chúng ta niềm vui nếu chúng ta lao nhọc với Ngài để hoàn tất công việc của Ngài. Để giúp các học sinh gia tăng sự hiểu biết của họ về Gia Cốp 5:70–75, hãy cân nhắc việc đặt ra một số câu hỏi sau đây:

  • Người chủ vườn nho đã hứa gì với những người cùng lao nhọc với ông? (Xin xem Gia Cốp 5:71, 75). Khi nào các em đã cảm nhận được niềm vui khi làm công việc của Chúa?

  • Tại sao các em nghĩ rằng việc các tôi tớ làm việc ″với tất cả sức lực″ và ″cần mẫn″? (Xin xem Gia Cốp 5:72, 74). Các em có thể rút ra các bài học nào từ những cụm từ này khi phục vụ Chúa?

Kết thúc phần bài học này bằng cách yêu cầu các học sinh trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ ghi chép trong lớp học của họ (các anh chị em có thể muốn viết câu hỏi này lên trên bảng):

  • Khi cân nhắc các cơ hội của mình để phục vụ Chúa, các em sẽ áp dụng như thế nào các lẽ thật chúng ta đã thảo luận trong Gia Cốp 5?

Sau khi các học sinh đã có đủ thời giờ để viết, thì các anh chị em có thể yêu cầu một hoặc hai học sinh đọc câu trả lời của họ cho lớp học nghe.

Gia Cốp 6

Gia Cốp giảng dạy về lòng thương xót và công lý của Chúa và mời dân của ông hối cải

Vắn tắt giới thiệu Gia Cốp 6 bằng cách giải thích rằng sách này chứa đựng phần tóm lược của Gia Cốp về các lẽ thật quan trọng từ chuyện ngụ ngôn về cây ô liu lành và cây ô liu dại.

Mời một học sinh đọc Gia Cốp 6:4–6. Yêu cầu một nửa lớp học tìm kiếm điều Gia Cốp muốn dân của ông biết về Chúa. (Rằng Ngài nhớ tới dân Ngài, rằng Ngài ″đã gắn bó với [họ],″ và rằng ″cánh tay thương xót của Ngài còn đưa ra đón chờ [họ].″ Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng trong đoạn này, từ gắn bó có nghĩa là bám chặt lấy một vật gì hoặc một người nào đó). Yêu cầu một nửa lớp kia tìm kiếm điều Gia Cốp đã khuyến khích dân của ông nên làm vì sự hiểu biết này. (Không chai đá trong lòng, hối cải, đến cùng Chúa ″với một tấm lòng cương quyết,″ và ″gắn bó với Thượng Đế cũng như Ngài đã gắn bó với [họ]″). Sau khi các học sinh nói cho lớp học biết điều họ đã học được, hãy hỏi:

  • Gia Cốp mô tả Chúa như thế nào? ″Cánh tay thương xót của Ngài còn đưa ra đón chờ các người″ có ý nghĩa gì đối với các em?

  • Các em biết được gì về Chúa từ câu chuyện ngụ ngôn về cây ô liu trong đó có minh họa cách Ngài gắn bó với các em như thế nào? Các em có thể làm gì để cho thấy rằng các em đang gắn bó cùng Chúa?

Tóm lược Gia Cốp 6:7–10 bằng cách giải thích rằng sau khi đã được ″nuôi dưỡng bằng lời tốt đẹp của Thượng Đế,″ thì chúng ta đừng sinh ra trái xấu. Chúng ta nên tuân theo những lời của các vị tiên tri. Nếu chúng ta không hối cải thì chúng ta sẽ chịu trách nhiệm về các tội lỗi của mình tại rào phán xét của Chúa, như Gia Cốp cảnh cáo. Khuyến khích các học sinh im lặng đọc Gia Cốp 6:11–13 và tìm kiếm lời khuyên cuối cùng của Gia Cốp. Sau khi họ chia sẻ điều họ tìm thấy, hãy hỏi:

  • Tại sao là điều khôn ngoan để chọn hối cải và chuẩn bị từ bây giờ để đứng trước Chúa và được Ngài phán xét?

Khẳng định rằng chúng ta khôn ngoan để chuẩn bị từ bây giờ để được phán xét bằng cách hối cải và tiếp nhận lòng thương xót của Chúa.

Để kết thúc bài học, hãy nhấn mạnh rằng sự hối cải chuẩn bị chúng ta không những cho lời phán xét cuối cùng mà còn cho phép chúng ta có thể phục vụ Chúa bây giờ. Làm chứng với các học sinh rằng Chúa muốn họ phải phục vụ với Ngài và tìm thấy niềm vui với Ngài và rằng họ có thể xứng đáng để làm như vậy khi họ tuân theo các lệnh truyền của Ngài, hối cải và tiếp nhận lòng thương xót của Ngài.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Gia Cốp 5. Khái quát câu chuyện ngụ ngôn về cây ô liu lành và cây ô liu dại.

câu chuyện ngụ ngôn về cây ô liu