Bài Học 5
Phần Khái Quát của Sách Mặc Môn
Lời Giới Thiệu
Bài học này cung ứng phần khái quát của Sách Mặc Môn. Các học sinh sẽ học chứng ngôn của Joseph Smith về sự ra đời của Sách Mặc Môn. Họ cũng sẽ học về sách đó đã được biên soạn và tóm lược như thế nào theo lời chỉ dẫn của Thượng Đế. Các tác giả của Sách Mặc Môn đã nhìn thấy những ngày sau, và họ đã gồm vào những câu chuyện và lời giảng dạy họ biết là sẽ có lợi ích lớn lao cho chúng ta.
Đề Nghị Cách Giảng Dạy
Chứng Ngôn của Tiên Tri Joseph Smith
Trước khi bắt đầu lớp học, hãy đặt một quyển Sách Mặc Môn vào trong một cái hộp và gói lại giống như một món quà. Trưng bày món quà đó lên trên bàn đằng trước lớp học, và nói cho các học sinh biết đó là một món quà quý báu.
-
Các em đã nhận được một số món quà quý báu nhất nào?
-
Điều gì làm cho một món quà thành quý báu?
-
Các em cảm thấy như thế nào khi các em tặng một món quà mà các em xem là quý báu và người nhận đã tiếp nhận món quà đó với niềm vui?
Mời một học sinh mở món quà đó ra và cho các học sinh khác thấy ở bên trong của món quà đó.
-
Ai ban cho chúng ta món quà này?
-
Tại sao các em cảm thấy rằng món quà này là quý báu?
Trưng lên hình Mô Rô Ni Hiện Đến cùng Joseph Smith trong Phòng của Ông (62492; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 91).
-
Sự kiện nào được mô tả trong hình này?
-
Sự kiện này đã đóng góp như thế nào cho Sự Phục Hồi phúc âm?
Giải thích cho các học sinh biết rằng giờ đây họ sẽ đọc lời của Tiên Tri Joseph Smith về sự ra đời của Sách Mặc Môn. Nói cho họ biết rằng chứng ngôn của Tiên Tri Joseph Smith ở phần mở đầu của Sách Mặc Môn là được trích ra từ Joseph Smith—Lịch Sử trong sách Trân Châu Vô Giá. Khi các học sinh hoàn tất sinh hoạt sau đây, hãy yêu cầu họ đọc từ sách Trân Châu Vô Giá.
Chỉ định các học sinh làm việc theo từng cặp. Mời một học sinh trong mỗi cặp đó đọc thầm Joseph Smith—Lịch Sử 1:30, 32–35, 42. Yêu cầu một học sinh khác trong mỗi cặp đọc thầm Joseph Smith—Lịch Sử 1:51–54, 59–60. Giải thích rằng khi họ đã đọc xong, thì mỗi người trong cặp đó nên dạy cho người kia biết về điều họ đã đọc.
Sau khi các học sinh đều đã có đủ thời giờ đọc và thảo luận, hãy hỏi:
-
Các em nghĩ điều đó đã có thể giúp Joseph Smith như thế nào để chờ đợi bốn năm trước khi ông có thể mang các bảng khắc về nhà với ông? (Trong thời gian đó, Joseph Smith đã được Mô Rô Ni giảng dạy, và ông đã trưởng thành trong nhiều phương diện. Xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:54).
-
Trong câu chuyện của Joseph Smith, các em thấy được bằng chứng nào Chúa đã bảo tồn Sách Mặc Môn để sách được ra đời vào những ngày sau?
-
Trong câu chuyện của Joseph Smith, các em thấy bằng chứng nào Sách Mặc Môn ra đời nhờ quyền năng của Thượng Đế?
Giải Thích Tóm Lược về Sách Mặc Môn
Để giúp các học sinh hiểu cách Sách Mặc Môn được biên soạn như thế nào, hãy yêu cầu họ giở đến phần “Giải Thích Tóm Lược về Sách Mặc Môn” trong các trang giới thiệu Sách Mặc Môn. Mời bốn học sinh thay phiên nhau đọc to các mục 1–4. Trong khi họ đọc, yêu cầu các em khác lắng nghe và tìm kiếm những cách mà mỗi bộ bảng khắc là quan trọng như thế nào đối với Sách Mặc Môn. Bản phụ lục của quyển sách học này gồm có một phần minh họa có tựa đề là “Các Bảng Khắc và Mối Quan Hệ với Sách Mặc Môn đã Được Xuất Bản.” Phần minh họa này có thể giúp các học sinh tưởng tượng ra các bảng khắc được thảo luận trong phần “Giải Thích Tóm Lược về Sách Mặc Môn.” (Nếu các anh chị em cảm thấy là điều hữu ích với tính cách là một phần của cuộc thảo luận này, thì hãy nêu lên đoạn cuối của phần giải thích tóm lược này, bắt đầu với cụm từ “Về lần ấn bản này.” Giải thích rằng mỗi ấn bản Sách Mặc Môn đều có những chỗ sửa nhỏ về lỗi chính tả và sắp chữ).
Trưng lên hình Mặc Môn Tóm Lược Các Bảng Khắc (62520; Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 73). Giải thích rằng có nhiều người đã bảo tồn các biên sử mà cuối cùng trở thành Sách Mặc Môn. Viết những đoạn tham khảo thánh thư sau đây lên trên bảng. Yêu cầu các học sinh nghiên cứu thầm những đoạn này, bằng cách tìm kiếm một số nguyên tắc mà đã giúp các tác giả của Sách Mặc Môn quyết định điều gì để gồm vào các biên sử của họ. Mời các học sinh chia sẻ điều họ tìm thấy. (Các anh chị em có thể muốn viết các câu trả lời của họ lên trên bảng).
-
Việc hiểu được những nguyên tắc hướng dẫn này có thể giúp các em như thế nào khi học Sách Mặc Môn?
Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em rằng các tác giả Sách Mặc Môn đã thấy thời kỳ của chúng ta nên đã viết điều mà sẽ giúp đỡ chúng ta nhiều nhất. Mời một học sinh đọc to Mặc Môn 8:35–38.
-
Mô Rô Ni đã thấy các vấn đề nào ở giữa những người sống trong thời kỳ chúng ta?
-
Tại sao việc Mô Rô Ni và các tác giả khác của Sách Mặc Môn biết được các vấn đề chúng ta sẽ gặp phải là quan trọng?
Mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Ezra Taft Benson về cách học Sách Mặc Môn:
“Nếu họ thấy được thời kỳ của chúng ta và chọn những điều có giá trị lớn nhất cho chúng ta thì đó không phải là cách chúng ta cần phải học Sách Mặc Môn sao? Chúng ta cần phải thường xuyên tự hỏi: ‛Tại sao Chúa đã soi dẫn cho Mặc Môn (hay Mô Rô Ni hoặc An Ma) để gồm điều đó vào biên sử của ông? Tôi có thể học được bài học nào từ điều đó để giúp tôi sống trong thời kỳ và thời đại này?’” (“The Book of Mormon—Keystone of Our Religion,” Ensign, tháng Mười Một năm 1986, 6).
Nói cho các học sinh biết rằng những người được đề cập trong Sách Mặc Môn cũng gặp phải những vấn đề rất giống như chúng ta. Mặc dù Sách Mặc Môn là một tài liệu cổ xưa, nhưng các giáo lý, lịch sử và câu chuyện của sách đều có một giá trị lớn lao vào thời nay.
Yêu cầu một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Ezra Taft Benson. (Các anh chị em có thể muốn đưa cho mỗi học sinh một bản sao lời phát biểu đó). Yêu cầu lớp học lắng nghe và tìm hiểu các phước lành mà Chủ Tịch Benson đã hứa với những người bắt đầu nghiêm chỉnh nghiên cứu Sách Mặc Môn.
“Không phải Sách Mặc Môn chỉ dạy chúng ta lẽ thật mà thôi, mặc dù sách quả thật làm điều đó. Không phải Sách Mặc Môn chỉ làm chứng về Đấng Ky Tô mà thôi, mặc dù sách quả thật cũng làm điều đó. Mà còn có thêm một điều gì khác nữa. Một quyền năng trong sách này sẽ bắt đầu tuôn tràn vào cuộc sống của các anh chị em vào giây phút các anh chị em bắt đầu nghiêm chỉnh học sách này. Các anh chị em sẽ tìm thấy quyền năng lớn lao hơn để chống lại cám dỗ. Các anh chị em sẽ tìm thấy quyền năng để tránh bị lừa gạt. Các anh chị em sẽ tìm thấy quyền năng để ở trên con đường chật và hẹp. Thánh thư được gọi là “những lời nói về cuộc sống” (xin xem GLGƯ 84:85), và không có ở đâu có lời nào chân chính hơn là trong Sách Mặc Môn. Khi bắt đầu khao khát những lời đó thì các anh chị em sẽ thấy rằng cuộc sống càng ngày càng dồi dào hơn” (“The Book of Mormon—Keystone of Our Religion,” 7).
-
Các em đã có được các phước lành từ việc nghiên cứu Sách Mặc Môn vào lúc nào?
Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em rằng Sách Mặc Môn mang đến cho chúng ta quyền năng lớn lao hơn để chống lại cám dỗ, tránh bị lừa gạt và ở lại trên con đường chật và hẹp. Nói cho các học sinh biết về thời gian các anh chị em đã nhận được các phước lành này là do việc nghiên cứu Sách Mặc Môn.
Trước khi lớp bắt đầu, hãy viết bản liệt kê những câu hỏi và câu thánh thư sau đây lên trên bảng:
Giải thích rằng ngoài các phước lành đã được đề cập rồi, Sách Mặc Môn còn chứa đựng câu trả lời cho những câu hỏi có ý nghĩa nhất của cuộc sống. Mời mỗi học sinh chọn ra một hoặc hai câu hỏi và tra cứu các đoạn thánh thư kèm theo đây để tìm ra câu trả lời. Cho họ một vài phút để tìm ra câu trả lời. Các anh chị em có thể muốn đi quanh phòng, giúp đỡ nếu cần.
-
Bằng cách nào Sách Mặc Môn trả lời những câu hỏi mà các em đã chọn?
Đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai. Khi đưa ra lời phát biểu này, ông đang nói cùng các giảng viên lớp giáo lý và viện giáo lý về quyền năng của thánh thư để trả lời những câu hỏi có ý nghĩa nhất của cuộc sống.
“Nếu các học sinh của các anh chị em đều quen thuộc với những điều mặc khải, thì không có câu hỏi nào—riêng của cá nhân, về xã hội, chính trị hay nghề nghiệp—mà không được trả lời. Trong đó chứa đựng phúc âm trường cửu trọn vẹn. Trong đó chúng ta tìm thấy các nguyên tắc về lẽ thật nhằm giải quyết mọi sự nhầm lẫn và mọi vấn đề cùng mọi tình trạng khó xử là những điều sẽ trực diện gia đình nhân loại hoặc bất cứ cá nhân nào ở trong gia đình đó” (“Teach the Scriptures” [bài ngỏ cùng các nhà giáo dục tôn giáo CES vào ngày 14 tháng Mười năm 1977], 3–4, si.lds.org).
Chia sẻ cách Sách Mặc Môn đã ban phước cho cuộc sống của các anh chị em như thế nào. Nhắc các học sinh về mục tiêu của họ để đọc Sách Mặc Môn hằng ngày và đọc hết Sách Mặc Môn ít nhất một lần trong năm nay.