Bài Học 86
An Ma 25–26
Lời Giới Thiệu
Sau khi phá hủy thành phố Am Mô Ni Ha, dân La Man đã có nhiều trận chiến khác với dân Nê Phi và bị đẩy lui. Vì bị nhiều tổn thất lớn nên nhiều dân La Man đã dẹp bỏ vũ khí chiến tranh của họ, hối cải, và gia nhập dân An Ti Nê Phi Lê Hi. Khi các con trai của Mô Si A và những người bạn đồng hành của họ kết thúc công việc truyền giáo 14 năm của họ ở giữa dân La Man, thì Am Môn đã ca ngợi Chúa và bày tỏ lòng biết ơn về phước lành của việc làm công cụ trong tay của Thượng Đế để mang phúc âm đến cho dân La Man.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
An Ma 25:1–12
Những lời tiên tri của A Bi Na Đi và An Ma được ứng nghiệm
Trước khi lớp học bắt đầu, hãy sao chép biểu đồ sau đây lên trên bảng:
Lời tiên tri |
Sự Ứng Nghiệm Lời Tiên Tri |
---|---|
An Ma 9:12. An Ma đã nói tiên tri về điều gì với dân Am Mô Ni Ha? |
An Ma 25:1–2 (xin xem thêm An Ma 16:2–3, 9–11) |
Mô Si A 17:14–19. A Bi Na Đi đã tiên tri về điều gì sẽ xảy ra cho con cháu của Vua Nô Ê và các thầy tư tế của vua? |
Viết từ tin lên trên bảng. Yêu cầu học sinh kể tên một số người mà chúng ta thường tin cậy. (Các câu trả lời có thể gồm có Chúa, các vị tiên tri, cha mẹ, giảng viên, và huấn luyện viên). Hỏi học sinh:
-
Tại sao là điều dễ dàng hơn để tin vào một số người nào đó hơn những người khác?
-
Trong số tất cả những người trên thế gian ngày nay, ai là người làm cho các em dễ tin cậy nhất?
Nói cho học sinh biết rằng An Ma 25 chứa đựng bằng chứng rằng lời Chúa ban cho các vị tiên tri của Ngài sẽ luôn luôn được ứng nghiệm. Giải thích rằng học sinh sẽ sử dụng biểu đồ ở trên bảng để nghiên cứu hai lời tiên tri của các vị tiên tri trong Sách Mặc Môn và sự ứng nghiệm các lời tiên tri đó. Yêu cầu học sinh sao chép biểu đồ vào sổ tay ghi chép hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư. Trong cột đầu tiên, yêu cầu họ viết những câu trả lời cho các câu hỏi bằng cách sử dụng các phần tham khảo thánh thư đã được cung cấp. Trong cột thứ hai, yêu cầu họ viết về sự ứng nghiệm các lời tiên tri. Mời một vài học sinh báo cáo điều họ tìm thấy.
Mời một học sinh đọc to An Ma 25:11–12. Yêu cầu các em khác trong lớp dò theo cùng tìm kiếm điều mà Mặc Môn nói là đã xảy ra theo đúng với những lời của A Bi Na Đi. Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh tô đậm cụm từ “những lời này đã được ứng nghiệm” trong câu 12.
-
Cụm từ ″những lời này đã được ứng nghiệm″ có nghĩa là gì?
Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh viết GLGƯ 1:38 trong quyển thánh thư của họ bên cạnh An Ma 25:12. Mời một học sinh đọc to Giáo Lý và Giao Ước 1:38. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm một cụm từ tương tự như cụm từ ″những lời này đã được ứng nghiệm″ (″Sẽ được ứng nghiệm.″)
-
Chúng ta học được gì từ An Ma 25:1–12 về những lời tiên tri và lời hứa đã được các vị tiên tri đưa ra? (Viết lẽ thật sau đây lên trên bảng: Những lời đầy soi dẫn của các vị tiên tri đều sẽ được ứng nghiệm).
Hãy nêu lên rằng các ví dụ trong biểu đồ cho thấy rằng những lời cảnh cáo của các vị tiên tri cho kẻ không ngay chính sẽ luôn luôn được ứng nghiệm. Các vị tiên tri cũng chia sẻ những lời hứa dành cho những người sẽ tìm đến Chúa. Những lời hứa này cũng sẽ được ứng nghiệm. Để giúp học sinh thấy được sự áp dụng của nguyên tắc này trong cuộc sống của họ, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Đệ Nhất Chủ Tịch từ Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ. Yêu cầu học sinh lắng nghe những lời hứa dành cho những người tuân giữ các tiêu chuẩn trong quyển sách nhỏ này.
″Các tiêu chuẩn trong quyển sách nhỏ này sẽ giúp các em với những sự lựa chọn quan trọng các em hiện có và sẽ có trong tương lai. Chúng tôi hứa rằng khi các em tuân giữ các giao ước mình đã lập và các tiêu chuẩn đạo đức này, thì các em sẽ được ban phước với sự đồng hành của Đức Thánh Linh, đức tin và chứng ngôn của các em sẽ phát triển mạnh mẽ hơn và các em sẽ càng ngày càng vui hưởng nhiều hạnh phúc hơn” (Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ [quyển sách nhỏ, 2011], ii).
-
Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã hứa điều gì?
-
Có khi nào các em đã thấy những lời hứa này được ứng nghiệm?
An Ma 25:13–17
Nhiều người dân La Man hối cải và gia nhập dân An Ti Nê Phi Lê Hi
Yêu cầu một học sinh đọc to An Ma 25:13–14. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm điều mà nhiều người trong số dân La Man đã làm sau khi nhận ra rằng họ không thể đánh bại dân Nê Phi được.
-
Điều gì để lại ấn tượng cho các em về hành động của dân La Man?
Yêu cầu học sinh im lặng đọc An Ma 25:17 cùng tìm kiếm những cảm nghĩ của các con trai của Mô Si A về thành công mà họ đã có ở giữa dân La Man.
-
Thành công của các con trai của Mô Si A là một ví dụ như thế nào về những lời của Chúa được ứng nghiệm? (Nếu học sinh cần giúp trả lời câu hỏi này, thì hãy bảo họ tham khảo Mô Si A 28:5–7 và An Ma 17:11).
An Ma 26
Am Môn vui mừng về lòng thương xót của Chúa đối với ông và các anh em của ông và đối với dân La Man
Trưng bày một số dụng cụ (chẳng hạn như một cái búa, cái tua vít, cái mỏ lết, một cây bút hoặc bút chì, một cây cọ, một cái kéo, một máy vi tính, và một nhạc cụ). Giải thích rằng một từ khác của công cụ là dụng cụ.
-
Một số điều nào mà một thợ thủ công lành nghề hoặc nghệ sĩ tài giỏi có thể làm nếu có đúng dụng cụ?
-
Các em nghĩ việc một người nào đó là công cụ trong tay của Chúa có nghĩa là gì?
Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ An Ma 26:1–5, 12. Yêu cầu lớp học nhận ra những cách mà Am Môn và những người bạn truyền giáo của ông là công cụ trong tay của Thượng Đế.
-
Chúa đã hoàn thành điều gì qua Am Môn và những người bạn truyền giáo của ông?
-
Các em sẽ nói lại An Ma 26:12 theo một cách khác như thế nào? Lời phát biểu của Am Môn trong câu này liên quan như thế nào đến việc làm một công cụ trong tay của Chúa?
Mời học sinh im lặng đọc An Ma 26:11, 13, 16 cùng tìm kiếm tất cả những lần thấy được các từ niềm vui và hoan hỷ. Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh nên tô đậm những từ này trong quyển thánh thư của họ. Mời một học sinh đọc to An Ma 26:13–16, và yêu cầu lớp học tìm kiếm các lý do mà Am Môn đã đưa ra về niềm hoan hỷ của ông.
-
Tại sao Am Môn hoan hỷ?
-
Chúng ta có thể học được các nguyên tắc nào từ các câu này? (Học sinh có thể đề cập đến nhiều nguyên tắc khác nhau. Nguyên tắc sau đây có thể là một câu tóm lược những ý kiến của họ: Chúng ta có được niềm vui khi trung thành phục vụ Chúa và con cái của Ngài. Các anh chị em có thể muốn viết nguyên tắc này lên trên bảng).
-
Các em nghĩ tại sao chúng ta có được niềm vui khi phục vụ Chúa?
Viết những đoạn tham khảo thánh thư và những câu hỏi sau đây lên trên bảng. (Hãy cân nhắc việc viết những câu này trước khi lớp học bắt đầu). Chia các học sinh ra thành từng cặp. Yêu cầu mỗi cặp chọn ra và đọc một trong những đoạn này và thảo luận những câu trả lời cho câu hỏi kèm theo.
Cho một vài học sinh thời gian để giải thích câu trả lời của họ cho những câu hỏi này. Mời học sinh âm thầm đọc An Ma 26:23–29 cùng nhận ra những trở ngại mà Am Môn và các anh em của ông phải đối phó trong khi phục vụ Chúa và dân La Man.
-
Các em nghĩ những người truyền giáo thời nay có thể gặp trở ngại nào trong số những trở ngại này?
-
Theo như An Ma 26:27, 30, điều gì đã thúc đẩy Am Môn và những người bạn truyền giáo của ông tiếp tục phục vụ? (Sự an ủi và những lời hứa của Chúa và một ước muốn “là phương tiện cứu rỗi một số linh hồn.”)
Yêu cầu học sinh đọc An Ma 26:31–34 cùng tìm kiếm một số kết quả về những sự lao nhọc của các con trai của Mô Si A. Khi họ đã có đủ thời gian để đọc rồi hãy yêu cầu họ chia sẻ điều họ đã tìm thấy.
Mời một học sinh đọc to An Ma 26:35–37. Yêu cầu lớp học dò theo cùng suy ngẫm các lý do họ phải hoan hỷ về lòng nhân từ của Thượng Đế.
-
Các em thấy các sứ điệp nào trong các câu này?
Hãy nêu ra rằng một trong nhiều sứ điệp trong các câu này là Chúa đầy lòng thương xót đối với tất cả những người hối cải và tin nơi danh Ngài. Để giúp học sinh cảm nhận được lẽ thật và tầm quan trọng của nguyên tắc này, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:
″Những lá thư đến từ những người mắc phải những sai lầm bi thảm. Họ hỏi: ′Có bao giờ tôi được tha thứ không?′
″Câu trả lời là có chứ!
″Phúc âm dạy chúng ta rằng nỗi dày vò và tội lỗi có thể được giảm bớt qua sự hối cải. Ngoại trừ một số ít người bội giáo bị diệt vong sau khi đã biết được trọn vẹn, thì không có thói quen, thói nghiện, sự phản nghịch, sự phạm giới, sự vi phạm nào lại không được ban cho lời hứa về sự tha thứ hoàn toàn” (“The Brilliant Morning of Forgiveness,” Ensign, tháng Mười Một năm 1995, 19).
Làm chứng về quyền năng của Sự Chuộc Tội cho phép sự tha thứ tội lỗi, dù nặng hay nhẹ, dành cho những người có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và hối cải. Cũng làm chứng về niềm vui đến với cuộc sống của chúng ta khi chúng ta phục vụ với tư cách là công cụ trong tay của Chúa.