Bài Học 61
Mô Si A 18
Lời Giới Thiệu
Sau khi A Bi Na Đi chết, An Ma bí mật giảng dạy những lời của A Bi Na Đi trong dân chúng. Những người tin ông đã quy tụ tại Dòng Suối Mặc Môn để học hỏi thêm. An Ma thuyết giảng sứ điệp về “sự hối cải, sự cứu chuộc và đức tin nơi Chúa” (Mô Si A 18:7). Những người nào đã chấp nhận những lời giảng dạy của ông và hối cải tội lỗi của mình để lập giao ước báp têm. Dân chúng trung thành với giao ước này, và họ đã giúp đỡ nhau về phương diện vật chất và thuộc linh.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Mô Si A 18:1–16
An Ma giảng dạy và làm phép báp têm cho dân chúng
Trưng bày hình A Bi Na Đi đứng trước mặt Vua Nô Ê (62042; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 75). Hãy chỉ ra các thầy tư tế ở hậu cảnh của tấm hình. Giải thích rằng Mô Si A 18 kể về kinh nghiệm của An Ma, là một trong các thầy tư tế của Vua Nô Ê.
Mời một học sinh đọc to Mô Si A 18:1, 3–6. Yêu cầu lớp học tìm kiếm điều An Ma đã làm sau khi nghe chứng ngôn của A Bi Na Đi. Sau khi học sinh báo cáo điều họ đã học được, hãy mời họ tham khảo các biểu đồ của họ cho thấy khái quát về các cuộc hành trình trong Mô Si A 7–24. Chỉ dẫn họ vẽ Dòng Suối Mặc Môn ở vị trí thích hợp. (Để có được cả biểu đồ hãy xem phần phụ lục ở cuối sách học này).
Giải thích rằng An Ma dành những lời giảng dạy của ông để chuẩn bị cho dân chúng chịu phép báp têm. Yêu cầu học sinh suy nghĩ trong một lát về phép báp têm của họ. Để giúp họ suy ngẫm về ý nghĩa của phép báp têm của họ đối với họ, các anh chị em có thể hỏi những câu hỏi sau đây:
-
Các em có thể nhớ được chi tiết nào về kinh nghiệm của mình không?
-
Cha mẹ, các giảng viên, và các vị lãnh đạo đã giúp các em chuẩn bị cho phép báp têm như thế nào?
-
Các em biết ơn điều gì bây giờ về phép báp têm hơn so với khi các em chịu phép báp têm?
Giải thích rằng câu chuyện về An Ma giảng dạy và làm phép báp têm cho dân chúng tại Dòng Suối Mặc Môn có thể giúp chúng ta đạt được một sự hiểu biết sâu sắc hơn về giao ước báp têm.
Yêu cầu học sinh im lặng đọc Mô Si A 18:2, 7 cùng tìm kiếm điều mà An Ma đã dạy dân chúng khi chuẩn bị cho họ chịu phép báp têm.
-
Theo những câu này, An Ma đã nhấn mạnh các giáo lý và nguyên tắc nào?
-
Các em nghĩ rằng một sự hiểu biết về những lẽ thật này có thể giúp một người nào đó chuẩn bị cho phép báp têm như thế nào?
Để giúp học sinh hiểu điều họ có thể làm để tuân giữ giao ước báp têm, và do đó để giúp họ biết ơn các phước lành mà họ sẽ nhận được, hãy sao chép biểu đồ sau đây lên trên bảng. Đừng gồm vào những lời phát biểu hoặc phần tham khảo thánh thư nằm ở nửa dưới của biểu đồ.
Tôi sẵn lòng … |
Thượng Đế hứa … |
---|---|
Giúp mang những gánh nặng của người khác để các gánh nặng đó có thể được nhẹ nhàng (xin xem Mô Si A 18:8). Than khóc với những ai than khóc (xin xem Mô Si A 18:9). An ủi những người cần được an ủi (xin xem Mô Si A 18:9). Đứng lên làm nhân chứng của Thượng Đế bất cứ lúc nào, trong bất cứ điều gì, và bất cứ nơi đâu (xin xem Mô Si A 18:9). Phục vụ Thượng Đế và tuân giữ các giáo lệnh của Ngài (xin xem Mô Si A 18:10). |
Rằng tôi sẽ được Thượng Đế cứu chuộc (xin xem Mô Si A 18:9). Rằng tôi sẽ dự phần vào lần phục sinh thứ nhất (xin xem Mô Si A 18:9). Rằng tôi sẽ nhận được cuộc sống vĩnh cửu (xin xem Mô Si A 18:9). Ngài sẽ trút Thánh Linh của Ngài trên tôi (xin xem Mô Si A 18:10). |
Giải thích rằng trước khi mời dân chúng chịu phép báp têm, An Ma đã nói với họ về thái độ và hành động mà có thể cho thấy rằng họ đã sẵn sàng để lập và tuân giữ giao ước này với Chúa. (Các anh chị em có thể muốn nhắc nhở học sinh rằng một giao ước là sự thỏa thuận giữa Thượng Đế và loài người, nhưng Thượng Đế và con người “không hành động như nhau trong sự thỏa thuận. Thượng Đế đưa ra những điều kiện về giao ước đó, và loài người đồng ý làm những điều Ngài đòi hỏi họ phải làm. Rồi thì Thượng Đế hứa ban cho loài người những phước lành nào đó cho sự vâng lời của họ” [Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Giao Ước,” scriptures.lds.org]. Để có được một lời giải thích của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau về những điều kiện để chịu phép báp têm, xin xem Giáo Lý và Giao Ước 20:37).
Chia lớp ra làm hai. Mời một nửa lớp học tra cứu Mô Si A 18:8–11 về điều An Ma đã dạy chúng ta phải sẵn lòng để làm khi chúng ta đã được báp têm. Mời nửa kia của lớp học cũng tra cứu cùng một đoạn thánh thư và nhận ra cách Chúa hứa ban phước cho chúng ta nếu chúng ta tuân giữ giao ước của mình. Sau khi học sinh đã có thời gian để nghiên cứu các câu thánh thư này, hãy yêu cầu một vài người trong số họ lên trên bảng và viết trong các cột thích hợp điều họ đã khám phát ra.
Để giúp học sinh biết ơn về giao ước báp têm của họ, hãy hỏi:
-
Các hành động và thái độ trong cột đầu tiên có ý nghĩa gì đối với các em?
-
Tại sao những lời hứa được liệt kê trong cột thứ hai là quan trọng đối với các em?
Yêu cầu học sinh im lặng tra cứu Mô Si A 18:12–16 cùng tìm kiếm cách thức An Ma và dân của ông đã được ban phước như thế nào khi họ giao ước để phục vụ Chúa. Mời học sinh báo cáo điều họ tìm thấy. Các anh chị em có thể muốn nêu ra rằng An Ma đã được tràn đầy Thánh Linh của Chúa khi ông chuẩn bị làm phép báp têm cho Hê Lam và rằng cả An Ma lẫn Hê Lam được tràn đầy Thánh Linh khi lễ báp têm được hoàn tất, cùng cho thấy rằng Chúa đã bắt đầu làm tròn giao ước của Ngài để trút Thánh Linh của Ngài trên dân chúng.
Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em rằng chúng ta nhận được Thánh Linh của Chúa và lời hứa về cuộc sống vĩnh cửu bằng cách lập và tuân giữ giao ước báp têm.
Mô Si A 18:17–30
An Ma thiết lập Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô ở giữa dân chúng
Đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:
“Từ ngày chịu phép báp têm qua những thành tựu về phần thuộc linh của cuộc sống của mình, chúng ta lập lời hứa với Thượng Đế và Ngài lập lời hứa với chúng ta. Ngài luôn luôn giữ lời hứa của Ngài được ban cho qua các tôi tớ có thẩm quyền của Ngài, nhưng đó chính là thử thách quan trọng trong cuộc sống của chúng ta để xem chúng ta có chịu lập và tuân giữ các giao ước của mình với Ngài không” (“Witnesses for God,” Ensign, tháng Mười Một năm 1996, 30).
Hướng học sinh đến biểu đồ ở trên bảng. Giải thích rằng bây giờ họ sẽ học về cách dân của An Ma sống theo giao ước báp têm và họ đã được ban phước như thế nào vì đã làm như vậy. Chia học sinh ra thành hai nhóm. Yêu cầu một nhóm nghiên cứu Mô Si A 18:17–23 và nhóm kia nghiên cứu Mô Si A 18:24–30. Trong khi họ đọc, hãy mời cả hai nhóm tìm kiếm một số cách thức mà An Ma đã dạy cho dân chúng phải sống theo để tuân giữ giao ước báp têm. Yêu cầu từng học sinh từ mỗi nhóm báo cáo điều họ tìm thấy cho một người trong nhóm được chọn từ nhóm kia. Hoặc yêu cầu một người đại diện từ mỗi nhóm báo cáo điều người ấy đã học được cho cả lớp nghe.
-
Giao ước báp têm của các em ảnh hưởng như thế nào đến cách các em sống mỗi ngày? (Hãy cân nhắc việc mời học sinh trả lời câu hỏi này bằng cách nói về giao ước báp têm của họ ảnh hưởng như thế nào đến cách họ đối xử với những người trong gia đình, các loại giải trí nào họ chọn, hoặc cách họ giao tiếp với bạn bè).
Mời các học sinh xem lại Mô Si A 18:17, 22, 29 để tìm kiếm những từ và cụm từ cho thấy dân chúng đã được ban phước như thế nào để tuân giữ các giao ước của họ. Liệt kê các phước lành này lên trên bảng ở bên dưới biểu đồ về giao ước báp têm. (Các anh chị em có thể cần phải nhắc nhở học sinh rằng cụm từ “con cái của Thượng Đế” [ Mô Si A 18:22] ám chỉ việc chúng ta trở thành người thừa kế cuộc sống vĩnh cửu qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô [xin xem Mô Si A 5:6–8, 15]).
Để giúp học sinh thấy rằng các phước lành lớn lao đến với những người giữ giao ước báp têm, hãy hướng học sinh đến biểu đồ ở trên bảng, và hỏi:
-
Trong những phương diện nào các em đã thấy bạn bè, những người trong gia đình, hoặc các tín hữu trong tiểu giáo khu của mình đã được phước vì tuân giữ các giao ước của họ?
-
Chúa đã ban phước cho các em như thế nào để tuân giữ các giao ước báp têm của các em?
Làm chứng về việc tuân giữ các giao ước đã mang các phước lành vào cuộc sống của các anh chị em như thế nào.
Mô Si A 18:31–35
Những người thuộc vào Giáo Hội chạy trốn khỏi sự ngược đãi của Vua Nô Ê
Tóm lược Mô Si A 18:31–33 bằng cách giải thích rằng một ngày nọ, khi An Ma và dân của ông quy tụ lại để nghe lời của Chúa, thì họ bị các tôi tớ của Vua Nô Ê phát hiện. Sau đó nhà vua gửi quân đội của mình đến hủy diệt họ.
Mời một học sinh đọc to Mô Si A 18:34. Nêu ra rằng phần cước chú a chỉ dẫn độc giả đọc Mô Si A 23:1. (Các anh chị em có thể muốn mời học sinh tô đậm phần cước chú này). Giải thích rằng câu chuyện trong Mô Si A 18:34 tiếp tục trong Mô Si A 23:1, sau khi chương 19–22 ghi lại những kinh nghiệm của dân Lim Hi. Yêu cầu một học sinh đọc to Mô Si A 23:1–2.
-
Bằng cách nào An Ma “được báo trước” về mối nguy hiểm mà dân của ông phải đối mặt?
Viết lên trên bảng nguyên tắc sau đây: Chúa có thể báo trước cho người ngay chính biết khi họ lâm nguy. (Các anh chị em có thể muốn mời học sinh viết nguyên tắc này ở lề bên cạnh Mô Si A 18:34). Để minh họa lẽ thật này, hãy đọc câu chuyện sau đây do Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ kể:
“Làm việc với tư cách là một đặc viên FBI (Cục Điều Tra Liên Bang), người bạn của tôi điều tra những nhóm tội phạm có tổ chức vận chuyển ma túy bất hợp pháp vào Hoa Kỳ.
“Vào một dịp nọ, anh ấy và một nhân viên khác đến gần một căn hộ nơi mà họ tin rằng một người buôn bán ma túy nổi tiếng đang phân phối bạch phiến (cocain). Người bạn tôi mô tả điều đã xảy ra như sau:
“‘Chúng tôi gõ cửa nhà của người buôn bán ma túy. Người bị tình nghi mở cửa, và khi thấy chúng tôi, thì cố gắng đứng chặn ở cửa. Nhưng đã quá trễ; chúng tôi đã có thể thấy bạch phiến (cocain) ở trên bàn.
“‘Một người đàn ông và một người đàn bà ngồi tại bàn lập tức bắt đầu dọn dẹp bạch phiến (cocain). Chúng tôi phải ngăn họ lại không cho hủy bằng chứng, nên tôi nhanh chóng đẩy người bị tình nghi buôn bán ma túy đang đứng chặn ở cửa qua một bên. Khi tôi đẩy người ấy, thì mắt của chúng tôi gặp nhau. Lạ lùng thay, người ấy không tỏ ra tức giận hay sợ hãi. Người ấy đang mỉm cười với tôi.
“‘Đôi mắt và nụ cười hiền hòa của người ấy cho tôi cảm tưởng rằng người ấy vô hại, và vì vậy nên tôi nhanh chóng rời người ấy và bắt đầu đi về hướng cái bàn. Người bị tình nghi giờ đây đang ở đằng sau tôi. Vào lúc đó, tôi có một ấn tượng rõ ràng, mạnh mẽ đến với tâm trí tôi: “Hãy coi chừng điều ác đằng sau đôi mắt tươi cười.”
“‘Tôi lập tức quay lại hướng về phía người bị tình nghi. Tay của người ấy đang đút trong cái túi áo ngực lớn của người ấy. Theo bản năng, tôi chụp lấy tay người ấy và kéo ra khỏi túi áo của người ấy. Chỉ lúc đó tôi mới thấy, tay của người ấy nắm chặt một khẩu súng lục bán tự động sẵn sàng nhả đạn. Một cuộc vật lộn xảy ra và tôi tước vũ khí của người đàn ông ấy.’ …
“… Đức Thánh Linh đã cảnh cáo người bạn tôi về sự nguy hiểm cho thể xác; Đức Thánh Linh cũng sẽ cảnh báo các em về sự nguy hiểm cho phần thuộc linh” (“Hãy Coi Chừng Điều Ác Đằng Sau Đôi Mắt Tươi Cười,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2005, 46–47).
Hãy khẳng định rằng Chúa thường cảnh báo người ngay chính về sự nguy hiểm sắp xảy ra, nhưng chúng ta không nên cho rằng chúng ta không ngay chính nếu chúng ta không cảm nhận được lời cảnh báo từ Đức Thánh Linh mỗi lần chúng ta gặp phải tình huống nguy hiểm.
-
Khi nào các em đã cảm thấy Chúa cảnh báo các em về sự nguy hiểm cho phần thể chất hoặc thuộc linh? (Sau khi học sinh chia sẻ những kinh nghiệm của họ, các anh chị em có thể muốn chia sẻ một trong những kinh nghiệm của các anh chị em).