Thư Viện
Bài Học 70: An Ma 3–4


Bài Học 70

An Ma 3–4

Lời Giới Thiệu

Sau khi nhập bọn với một đạo quân La Man, dân Am Li Si phân biệt mình với dân Nê Phi bằng cách làm dấu đỏ trên trán của họ. Dân Am Li Si và dân La Man chiến đấu chống lại dân Nê Phi, và “hằng ngàn, hằng chục ngàn sinh linh” tử trận (xin xem An Ma 3:26). Sau trận chiến này, nhiều dân Nê Phi hạ mình và “họ đã được thức tỉnh để nhớ đến bổn phận của mình” (An Ma 4:3). Khoảng 3.500 người đã chịu phép báp têm và gia nhập Giáo Hội. Tuy nhiên, trong những năm tiếp theo, nhiều tín hữu Giáo Hội trở nên kiêu ngạo và bắt đầu ngược đãi người khác. Vì quan tâm về tình trạng tà ác này, nên An Ma đã từ bỏ các bổn phận của mình là trưởng phán quan và tiếp tục phục vụ với tư cách là thầy tư tế thượng phẩm trong Giáo Hội. Trong khả năng này, ông dự định hành trình quanh vùng, chia sẻ lời chứng thuần nhất và kêu gọi dân chúng hối cải.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

An Ma 3:1–19

Dân Nê Phi tranh chấp với dân Am Li Si và dân La Man

Chia lớp ra thành các nhóm nhỏ. Đưa cho mỗi nhóm một tờ giấy với những từ sau đây được viết trên đó: quần áo, kiểu tóc, bông tai và đồ trang sức, hình xăm. Yêu cầu các nhóm thảo luận về các thông điệp mà người ta có thể hoặc là cố ý hoặc vô tình gửi ra với những vật này.

Nhắc nhở học sinh rằng dân Am Li Si tách ra khỏi dân Nê Phi và nhập bọn với một đạo quân La Man (xin xem An Ma 2). Mời học sinh đọc An Ma 3:4 và nhận ra cách dân Am Li Si thay đổi diện mạo của họ.

  • Dân Am Li Si muốn “khác biệt với” ai?

  • Một số người ngày nay tự phân biệt với người ngay chính qua diện mạo của họ như thế nào? (Khi học sinh trả lời, hãy chắc chắn để nói rõ rằng một số người cố tình thay đổi diện mạo của họ để tách mình ra khỏi những người ngay chính hay phản nghịch chống lại các tiêu chuẩn của Giáo Hội. Những người khác tuân theo các xu hướng thế gian mà không nhận ra rằng họ đang gửi ra thông điệp về bản thân họ).

Giải thích rằng khi dân Am Li Si đánh dấu trên trán của họ để phân biệt họ với dân Nê Phi, họ đã cho thấy rằng họ đã tự rước vào mình sự rủa sả của dân La Man. Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ An Ma 3:14–19. Giúp lớp học phân tích những câu này bằng cách hỏi một số hoặc tất cả các câu hỏi sau đây:

  • Cụm từ nào trong An Ma 3:18 mô tả hành động và thái độ của dân Am Li Si đối với Thượng Đế? (“Công khai chống lại Thượng Đế.”)

  • Làm thế nào dân Am Li Si đã “tự rước vào mình” sự rủa sả? (An Ma 3:19).

  • Chúng ta có thể học được một số lẽ thật nào từ những câu này? (Các câu trả lời có thể là những người ra mặt công khai chống lại Thượng Đế mang lại hậu quả tiêu cực đối với bản thân họnếu chúng ta bị tách rời khỏi Thượng Đế, thì chính là vì chúng ta đã tự mình tách rời khỏi Ngài).

Để giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc tự phân biệt mình trong những cách thức ngay chính, hãy hỏi câu hỏi sau đây:

  • Chúng ta có thể cho thấy bằng một số cách thức nào qua y phục và diện mạo của mình rằng chúng ta là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô? (Nếu học sinh gặp khó khăn để trả lời câu hỏi này, các anh chị em có thể yêu cầu họ đọc phần “Cách Ăn Mặc và Diện Mạo” trong Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ [2011], trang 6–8. Nhấn mạnh rằng chứng ngôn bên trong của chúng ta về phúc âm nên ảnh hưởng đến cách ăn mặc và diện mạo của chúng ta).

Khuyến khích học sinh cho thấy rằng họ noi theo Chúa khi họ có những sự lựa chọn hàng ngày, kể cả việc chọn y phục và diện mạo của họ. Nhấn mạnh rằng qua cách ăn mặc và diện mạo của mình, chúng ta có thể tự phân biệt mình với tư cách là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô.

An Ma 3:20–27

Hàng ngàn người bị giết chết trong một trận chiến giữa dân Nê Phi và dân La Man và dân Am Li Si

Tóm lược An Ma 3:20–25 bằng cách nói rằng dân Nê Phi đẩy lùi dân La Man, nhưng cả hai phía đều phải chịu hàng ngàn thương vong. Mời một học sinh đọc to An Ma 3:26–27. Yêu cầu lớp học lắng nghe một bài học mà Mặc Môn muốn chúng ta hiểu.

  • Theo những câu này, phần thưởng nào đến với những người vâng lời Chúa?

  • Hậu quả nào đến với những người không tuân theo Chúa?

Khi tóm lược, các anh chị em có thể muốn viết nguyên tắc sau đây lên trên bảng: Chúng ta nhận được hạnh phúc hay đau khổ tùy thuộc vào người nào chúng ta chọn để tuân theo.

Mời học sinh suy nghĩ về các phước lành đến từ việc chọn tuân theo Chúa.

  • Các em đã nhận được các phước lành nào từ Chúa khi đã chọn noi theo Ngài?

An Ma 4:1–14

Sau một thời gian tăng trưởng trong Giáo Hội, các tín hữu của Giáo Hội trở nên kiêu căng và tranh chấp với nhau

Viết lên trên bảng từ khiêm nhườngkiêu căng.

  • Khiêm nhường có nghĩa là gì? (Khiêm nhường là dễ dạy và nhận ra với lòng biết ơn sự phụ thuộc của chúng ta vào Chúa để hiểu rằng chúng ta liên tục cần có sự giúp đỡ của Ngài).

Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ An Ma 4:1–5. Yêu cầu lớp học tìm kiếm bằng chứng rằng dân Nê Phi đã trở nên khiêm nhường. Khi học sinh giải thích điều họ đã tìm thấy, có thể là điều hữu ích để nêu ra rằng chúng ta không cần phải chịu đựng một thảm cảnh để trở nên khiêm nhường—chúng ta có thể chọn để trở nên khiêm nhường.

Nêu ra rằng phần mô tả của dân Nê Phi trong An Ma 4:6 là rất khác với phần mô tả trong An Ma 4:3–5. Hãy chỉ vào từ kiêu căng ở trên bảng.

  • Kiêu căng có nghĩa là gì? (Tính kiêu căng là ngược lại với lòng khiêm nhường. Những người kiêu căng tự đặt mình vào thế đối lập với nhau và với Thượng Đế. Họ tự đặt mình trên những người xung quanh và đi theo những ham muốn riêng của họ chứ không theo ý muốn của Thượng Đế).

Mời một nửa lớp học im lặng đọc An Ma 4:6–8 và một nửa kia của lớp học im lặng đọc An Ma 4:9–12. Yêu cầu cả hai nhóm nhận ra các hành động kiêu căng của một số dân Nê Phi và các hành động đó ảnh hưởng đến những người khác như thế nào. Sau khi đã đủ thời gian, hãy yêu cầu cả hai nhóm cho biết điều họ đã tìm thấy.

  • Các câu thánh thư này giảng dạy điều gì về tính kiêu căng ảnh hưởng cách chúng ta đối xử với những người khác?

  • Các em thấy lời cảnh cáo nào được nói đến trong An Ma 4:10? (Hãy chắc chắn rằng học sinh hiểu rằng nếu chúng ta nêu gương không ngay chính, thì hành động của chúng ta có thể cản trở những người khác chấp nhận phúc âm).

Mời một học sinh đọc to An Ma 4:13–14. Yêu cầu lớp học tìm kiếm các ví dụ về một số dân Nê Phi đã trở nên khiêm nhường như thế nào cho dù những người khác đều rất kiêu căng.

  • Những câu thánh thư này giảng dạy điều gì về lòng khiêm nhường ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta đối xử với những người khác?

Nhấn mạnh rằng các quyết định của chúng ta để khiêm nhường hay kiêu căng ảnh hưởng đến chúng ta và những người khác. Nếu thời gian cho phép, hãy mời học sinh viết vào sổ tay ghi chép hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư về những kinh nghiệm họ đã có mà cho thấy sự thật của lời phát biểu này.

An Ma 4:15–20

An Ma từ chức trưởng phán quan để ông có thể dành thời giờ để kêu gọi dân chúng hối cải

Mời học sinh tưởng tượng rằng họ đang ở trong vị trí của An Ma. Họ là trưởng phán quan, và nhiều người trong dân chúng đã trở nên kiêu căng và đang ngược đãi những người vẫn còn khiêm nhường.

  • Các em có thể làm gì để giúp dân chúng thay đổi?

Mời một học sinh đọc to An Ma 4:15–19. Yêu cầu lớp học tìm kiếm điều An Ma đã chọn để làm.

  • An Ma đã quyết định phải làm gì? (Ông đã quyết định từ bỏ chức vụ của mình là trưởng phán quan để ông có thể dành thời giờ để giảng dạy cho dân chúng).

  • Cụm từ “nói lên lời chứng thuần nhất” (An Ma 4:19) ám chỉ về cách An Ma sẽ giảng dạy?

  • Có khi nào các em nghe người ta nói “lời chứng thuần nhất” không? Những kinh nghiệm này đã ảnh hưởng như thế nào đến các em?

  • Chúng ta có thể học được lẽ thật từ tấm gương của An Ma trong An Ma 4:19?

Các câu trả lời của học sinh cho câu hỏi này có thể bao gồm những điều sau đây:

Việc làm tròn các bổn phận thuộc linh của chúng ta có thể đòi hỏi sự hy sinh.

Việc chia sẻ lời chứng thuần nhất giúp những người khác đến gần Thượng Đế hơn.

Khuyến khích học sinh tìm kiếm lời chứng thuần nhất của An Ma khi họ đọc An Ma 5–16 trong nghiên cứu riêng của họ và khi họ thảo luận các chương này trong các bài học sắp tới. Cũng khuyến khích họ nên chú ý đến hiệu quả của chứng ngôn của An Ma đã có đối với dân chúng.

biểu tượng thông thạo thánh thưÔn Lại Phần Thông Thạo Thánh Thư

Giới thiệu học sinh với một vài đoạn thánh thư thông thạo mới, hoặc xem lại một vài đoạn mà họ đã biết rồi. Chuẩn bị những câu hỏi mà sẽ giúp họ khám phá ra các nguyên tắc trong những đoạn thánh thư. Mời họ viết một mục tiêu trong sổ tay ghi chép hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư về điều họ sẽ làm để sống theo một trong những nguyên tắc này một cách nghiêm túc hơn. Cho họ một khoảng thời gian cụ thể để hoàn thành mục tiêu của họ, và yêu cầu họ chuẩn bị báo cáo với một học sinh hoặc cả lớp học khi họ đã hoàn tất.

Xin lưu ý: Nếu các anh chị em không có thời gian để sử dụng sinh hoạt này là một phần của bài học này, thì hãy sử dụng sinh hoạt đó vào một ngày khác. Đối với các sinh hoạt xem lại khác, xin xem phần phụ lục ở cuối bài học này.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

An Ma 3:4. Xăm hình và xỏ lỗ thân thể

Dân Am Li Si tự đánh dấu mình để họ có thể “khác biệt với dân Nê Phi” (An Ma 3:4). Trong thời kỳ chúng ta, các vị tiên tri đã khuyên bảo các thiếu niên và thiếu nữ phải giữ cho thân thể của họ được thiêng liêng bằng cách không tự đánh dấu vào người những hình xăm hay xỏ lỗ thân thể. Chủ Tịch Gordon B. Hinckley nói:

“Tôi không thể hiểu lý do tại sao bất cứ thiếu niên— hay thiếu nữ nào, đối với vấn đề đó— lại muốn trải qua tiến trình đau đớn để làm cho da biến dạng với những hình vẽ màu mè khác nhau tượng trưng cho người ta, thú vật, và nhiều biểu tượng khác nhau nữa. Hình xăm trên da là vĩnh viễn, trừ khi muốn tẩy xóa thì phải chịu đau đớn và tốn kém. Các người cha hãy cảnh cáo con trai mình không xăm thân thể chúng. Chúng có thể chống lại lời nói của các anh em bây giờ, nhưng rồi sẽ đến lúc chúng sẽ cám ơn các anh em. Một hình xăm là hình vẽ hay chữ viết lố bịch trên đền thờ của thân thể. Giống như việc xỏ lỗ thân thể với nhiều vòng ở tai, mũi, ngay cả lưỡi.

“Làm sao chúng có thể nghĩ rằng điều đó là xinh đẹp được? Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai đã tuyên bố rằng chúng tôi phản đối việc xăm mình cùng với ‘việc xỏ lỗ thân thể ngoại trừ với mục đích y khoa.’ Tuy nhiên, chúng tôi không có ý kiến gì về ‘sự xỏ lỗ tai của phụ nữ cho một đôi bông tai’—chỉ một đôi thôi” (“Sự Bình An của Con Cái Ngươi Sẽ Lớn,” Ensign, tháng Mười Một năm 2000, 52).

An Ma 3:5. Đi theo trào lưu thời trang

Dân Am Li Si thay đổi diện mạo của mình để trông giống như dân La Man hơn. Ngày nay, nhiều Thánh Hữu Ngày Sau cảm thấy áp lực phải đi theo trào lưu thời trang để họ có thể trông giống như những người nổi tiếng trên thế giới hơn. Nhưng một số trào lưu hướng dẫn dân chúng đến việc “không tuân theo vị tiên tri, và thay vì thế, đi theo các mốt nhất thời của thế gian” (“Questions and Answers,” New Era, tháng Ba năm 2006, 14; xin xem thêm Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ [2011], 6–8).

Anh Cả M. Russell Ballard dạy các thiếu niên là những người nắm giữ chức tư tế rằng một số trào lưu thời trang làm giảm bớt khả năng của họ để đứng lên bênh vực cho lẽ thật:

“Có cả một nhóm xã hội riêng biệt ăn mừng băng đảng đương thời và hành vi tội ác của họ với âm nhạc, kiểu quần áo, lời lẽ, thái độ và hành vi. Nhiều người trong số các em đã thấy khi những người bạn theo thời trang đã chấp nhận kiểu cách là ‘thời trang’ và ‘hết xẩy,’ chỉ để bị lôi kéo vào nhóm đó.

“… Tôi không tin rằng các em có thể bênh vực cho lẽ thật và điều đúng trong khi ăn mặc bất cứ thứ gì không thích hợp với một người nắm giữ chức tư tế của Thượng Đế” (“Standing for Truth and Right,” Ensign, tháng Mười Một năm 1997, 38–39).

An Ma 3:6-17. Dấu hiệu và lời rủa sả

Khi học sinh nghiên cứu An Ma 3, họ có thể có những câu hỏi về dấu hiệu và lời rủa sả giáng lên dân La Man. Các anh chị em có thể muốn giải thích rằng có một sự khác biệt giữa dấu hiệu và lời rủa sả. Dấu hiệu giáng lên dân La Man là da sậm mầu (xin xem An Ma 3:6). Mục đích của dấu hiệu này là để phân biệt và tách rời dân La Man ra khỏi dân Nê Phi (xin xem An Ma 3:8). Lời rủa sả nghiêm trọng hơn là trạng thái bị “loại trừ khỏi sự hiện diện của Chúa” (2 Nê Phi 5:20). Dân La Man và Am Li Si mang lấy lời rủa sả này vì sự phản nghịch của họ đối với Thượng Đế (xin xem 2 Nê Phi 5:20; An Ma 3:18–19). Mặc dù màu da sậm được sử dụng trong trường hợp này là một dấu hiệu về lời rủa sả giáng lên dân La Man, nhưng Sách Mặc Môn dạy rằng Chúa “không từ chối bất cứ một ai biết tìm tới Ngài, dù là da đen hay da trắng, nô lệ hay tự do, nam cũng như nữ; … đều như nhau trước mặt Thượng Đế” (2 Nê Phi 26:33). Phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô là dành cho tất cả mọi người. Giáo Hội dứt khoát lên án sự phân biệt chủng tộc, kể cả bất cứ và tất cả sự phân biệt chủng tộc khác trong quá khứ của các cá nhân ở bên trong và ngoài Giáo Hội. Chủ Tịch Gordon B. Hinckley nói:

“Không một người nào đưa ra những lời nhận xét đầy chê bai về những người thuộc chủng tộc khác lại có thể tự xem mình là một môn đồ chân chính của Đấng Ky Tô. Hay người đó có thể tự cho rằng mình đang hòa hợp với những lời giảng dạy của Giáo Hội của Đấng Ky Tô.

“Tất cả chúng ta hãy nhận thức được rằng mỗi người chúng ta đều là một người con trai hoặc con gái của Cha Thiên Thượng là Đấng yêu thương tất cả con cái của Ngài” (“Cần Có Sự Tử Tế Hơn,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2006, 58). Để được trợ giúp thêm về đề tài này, xin xem bài 27.

An Ma 4:9-12. “Một trở ngại lớn”

Khi một số các tín hữu người Nê Phi của Giáo Hội trở nên kiêu căng thì các tấm gương tiêu cực của họ đã trở thành một trở ngại cho những người không thuộc về Giáo Hội (xin xem An Ma 4:9–12; xin xem thêm An Ma 39:11). Chủ Tịch Gordon B. Hinckley kể lại câu chuyện sau đây, trong đó minh họa các hậu quả về các tấm gương xấu và các tấm gương tốt:

“Em ấy không phải là tín hữu của Giáo Hội. Em ấy và cha mẹ của mình đều tích cực trong một tôn giáo khác.

“Em nhớ khi còn nhỏ, một số người bạn bè Thánh Hữu Ngày Sau của em đã xem thường em, làm cho em cảm thấy khó chịu, và chế nhạo em.

“Em trở nên thật sự ghét Giáo Hội này và các tín hữu của Giáo Hội. Em không thấy được một điều gì tốt lành nơi các tín hữu.

“Sau đó cha của em bị mất việc làm và gia đình em phải dọn nhà đi nơi khác. Tại chỗ ở mới, em đã có thể ghi danh đi học đại học lúc 17 tuổi. Ở nơi đó, lần đầu tiên trong đời, em đã cảm thấy được lòng nhiệt tình của bạn bè, một trong những người bạn này tên là Richard đã mời em gia nhập một câu lạc bộ mà người bạn ấy là chủ tịch. Em viết: ‘Lần đầu tiên trong đời, tôi có một người muốn làm bạn với tôi. Tôi không biết phản ứng ra sao, nhưng tôi đã gia nhập với lòng biết ơn. … Đó là một cảm giác mà tôi rất thích, một cảm giác có được một người bạn. Tôi đã cầu nguyện để có được một người bạn trong suốt đời mình. Và giờ đây sau 17 năm chờ đợi, Thượng Đế đã đáp ứng lời cầu nguyện đó.’

“Vào năm 19 tuổi em thấy mình ở cùng lều với Richard trong thời gian hai em đi làm mùa hè. Em thấy Richard đọc một quyển sách mỗi buổi tối. Em hỏi người bạn của mình đang đọc gì thế. Em được cho biết rằng người bạn ấy đang đọc Sách Mặc Môn. Em nói thêm: ‘Tôi liền thay đổi đề tài nói chuyện và đi ngủ. Xét cho cùng, đó chính là quyển sách mà đã làm hỏng tuổi thơ ấu của tôi. Tôi đã cố gắng quên đi điều này, nhưng một tuần trôi qua và tôi không thể ngủ được. Tại sao người bạn của tôi đọc quyển sách này mỗi tối? Chẳng bao lâu tôi không thể chịu đựng được các câu hỏi không được giải đáp này trong đầu mình. Vì thế một đêm nọ tôi đã hỏi người bạn của tôi là quyển sách đó chứa đựng điều gì quan trọng như vậy. Có điều gì trong sách đó? Bạn ấy bắt đầu đọc từ chỗ mà bạn ấy đã ngừng. Bạn ấy đọc về Chúa Giê Su, và về một sự hiện đến trên lục địa Mỹ Châu. Tôi rất đỗi ngạc nhiên. Tôi không nghĩ rằng những người Mặc Môn tin vào Chúa Giê Su.’

“Vào một dịp sau đó người thanh niên này và người bạn của mình đang đi du lịch. Richard đưa cho em một quyển Sách Mặc Môn và yêu cầu em đọc to lên. Em làm theo, và bỗng nhiên sự soi dẫn của Đức Thánh Linh làm cảm động lòng em.

“Thời gian trôi qua và đức tin của em gia tăng. Em bằng lòng chịu phép báp têm.

“Đó là phần kết thúc của câu chuyện, nhưng câu chuyện đó có nhiều điều rất hay. Một là cách xử sự đáng tiếc mà những người bạn trẻ Mặc Môn của em đã đối xử với em.

“Kế đến là cách xử sự mà người bạn mới của em, Richard, đã đối xử với em. Kinh nghiệm đó thật là hoàn toàn trái ngược với kinh nghiệm trước của em. Điều đó đã dẫn đến sự cải đạo và phép báp têm mặc dù điều đó rất khó xảy ra” (“Cần Có Sự Tử Tế Hơn,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2006, 59–60).

An Ma 4:19). “Lời chứng thuần nhất”

Khi An Ma thấy rằng ông cần phải cải hóa dân chúng bằng cách “nói lên lời chứng thuần nhất chống lại họ” (An Ma 4:19), ông kêu gọi dân chúng phải hối cải. Tuy nhiên, trong các buổi họp nhịn ăn và chứng ngôn của chúng ta, chứng ngôn của chúng ta cần phải là những lời tuyên xưng đơn giản về đức tin của chúng ta, chứ không phải là những lời cổ vũ. Chủ Tịch Spencer W. Kimball nói:

“Đừng nói với người khác phải sống như thế nào. Chỉ cần nói về cảm nghĩ trong lòng của các anh chị em. Đó là chứng ngôn. Lúc các anh chị em bắt đầu thuyết giảng cho những người khác, thì chứng ngôn của các anh chị em đã kết thúc” (The Teachings of Spencer W. Kimball, do Edward L. Kimball xuất bản [1982], 138).