Thư Viện
Tự Học Ở Nhà Đơn Vị 30


Bài Học Tự Học ở Nhà

Ê The 4–12 (Đơn Vị 30)

Tài Liệu Chuẩn Bị dành cho Giảng Viên Chương Trình Lớp Giáo Lý Tự Học ở Nhà

Tóm Lược Các Bài Học Tự Học ở Nhà Hằng Ngày

Phần tóm lược sau đây về các giáo lý và nguyên tắc mà học sinh đã học trong khi họ nghiên cứu Ê The 4–12 (đơn vị 30) không nhằm được giảng dạy như là một phần bài học của các anh chị em. Bài học các anh chị em giảng dạy chỉ tập trung vào một số ít giáo lý và nguyên tắc này. Hãy tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh trong khi các anh chị em cân nhắc các nhu cầu của học sinh của mình.

Ngày 1 (Ê The 4–5)

Mô Rô Ni niêm phong những bài viết của anh của Gia Rết và giảng dạy về các điều kiện chúng ta phải đáp ứng trước khi nhận được biên sử đó. Từ những lời giảng dạy này, học sinh học được rằng khi chúng ta thực hành đức tin lớn lao nơi lời của Chúa, thì Ngài sẽ ban phước cho chúng ta thêm sự mặc khải.

Ngày 2 (Ê The 6)

Tấm gương của dân Gia Rết về việc thực hành đức tin nơi Chúa trong khi vượt qua “biển cả” ( Ê The 6:3) trong thuyền của họ, học sinh học được rằng khi chúng ta tin cậy nơi Chúa và làm theo ý muốn của Ngài, thì Ngài sẽ hướng dẫn đường đi trong cuộc sống của chúng ta. Những cơn gió thổi các chiếc thuyền đến vùng đất hứa, và học sinh học được rằng nếu chúng ta tin cậy nơi Chúa, thì nghịch cảnh và nỗi gian nan có thể giúp chúng ta tiến triển và đạt được các phước lành đã được hứa.

Ngày 3 (Ê The 7–11)

Khi dân Gia Rết làm ngơ lời cảnh báo của anh của Gia Rết và chọn có vua, thì học sinh khám phá ra rằng việc bác bỏ những lời của các vị tiên tri dẫn đến cảnh tù đày. Su Lê là một vị vua cai trị trong sự ngay chính. Trong khi dân của ông bắt đầu hối cải và nghe theo các vị tiên tri, thì họ bắt đầu được thịnh vượng. Học sinh biết được rằng khi chúng ta hối cải về những điều bất chính của mình thì chúng ta bắt đầu được thịnh vượng. Cuối cùng dân Gia Rết sa vào cảnh tà ác và cho thấy lẽ thật rằng việc hỗ trợ các tập đoàn bí mật dẫn đến sự hủy diệt của các xã hội.

Ngày 4 (Ê The 12)

Từ tiên tri Ê The, học sinh đã học được rằng khi chúng ta có hy vọng và đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta sẽ nhận được sức mạnh để được vững vàng và dồi dào vì những việc làm tốt đẹp. Mô Rô Ni đã viết rằng nếu chúng ta mong muốn có được một sự làm chứng, thì trước hết chúng ta phải thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Từ câu trả lời của Chúa cho mối bận tâm của Mô Rô Ni về sự yếu kém trong văn viết của ông và những người viết Sách Mặc Môn, học sinh đã khám phá ra rằng nếu chúng ta hạ mình và thực hành đức tin nơi Chúa, thì Ngài sẽ làm cho sự yếu kém của chúng ta trở nên mạnh mẽ.

Lời Giới Thiệu

Bài học này tập trung vào Ê The 12:23–41. Mô Rô Ni đã dạy tại sao mọi người đều có những yếu kém và điều họ phải làm để khắc phục những điều đó.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Ê The 4–11; 12:6

Dân Gia Rết được thịnh vượng và được ban phước khi họ sống ngay chính

Chỉ định ba học sinh xem lại và tóm lược các chương sau đây bằng cách sử dụng các phần tóm lược của chương: Ê The 4–5; Ê The 6; và Ê The 7–11. Yêu cầu một học sinh khác xem lại Ê The 12:6. Yêu cầu họ chia sẻ với lớp học một hoặc hai nguyên tắc mà họ đã học được.

Ê The 12:23–41

Mô Rô Ni bày tỏ mối bận tâm về cách dân Ngoại sẽ phản ứng với Sách Mặc Môn

Viết từ mạnh mẽ ở một bên của tấm bảng và yếu kém ở bên kia của tấm bảng. Cho học sinh một giây lát để suy ngẫm về điều gì họ cảm thấy là những điểm mạnh mẽ và điều gì là một số yếu kém hoặc thiếu sót của họ. Giải thích rằng trong Ê The 12, Mô Rô Ni dạy rằng sự yếu kém của chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ như thế nào.

Mời một học sinh đọc to Ê The 12:23–25 và yêu cầu lớp học nhận ra điểm yếu kém mà Mô Rô Ni đã cảm thấy ông và những tác giả khác của Sách Mặc Môn khác đã có. Rồi hỏi học sinh những câu hỏi sau đây:

  • Mô Rô Ni đã đề cập đến sự yếu kém nào trong những câu này?

  • Mô Rô Ni đã lo lắng điều gì sẽ xảy ra vì sự yếu kém của những người viết Sách Mặc Môn?

Sau khi học sinh trả lời, hãy yêu cầu họ đọc thầm câu trả lời của Chúa đối với mối bận tâm của Mô Rô Ni trong Ê The 12:26–27 và tìm kiếm lý do tại sao Thượng Đế ban cho chúng ta những sự yếu kém. Sau khi học sinh đã có thời gian để đọc những câu này, hãy nhắc họ nhớ rằng Ê The 12:27 là một đoạn thánh thư thông thạo.

Để giúp học sinh hiểu rõ hơn từ sự yếu kém trong các câu này, hãy yêu cầu một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Neal A. Maxwell thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

“Khi chúng ta đọc trong thánh thư về sự ‘yếu kém’ của con người, từ này gồm có sự yếu kém cố hữu trong tình trạng con người nói chung mà trong đó xác thịt có một ảnh hưởng không ngừng [hoặc liên tục] đến linh hồn. … Sự yếu kém tương tự như vậy gồm có những yếu kém cụ thể, riêng của chúng ta, mà chúng ta được kỳ vọng sẽ khắc phục được” (Lord, Increase Our Faith [1994], 84).

Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng Anh Cả Maxwell đã nói đến tình trạng con người nói chung để ám chỉ về sự yếu kém đến với những người nam và người nữ qua Sự Sa Ngã của A Đam. Vì Sự Sa Ngã nên chúng ta đều thiên về sự cám dỗ và không hoàn hảo của con người ngoài những khuyết điểm của riêng chúng ta.

Mời học sinh nhận ra một nguyên tắc đã được giảng dạy trong Ê The 12:27. (Nếu chúng ta hạ mình và thực hành đức tin nơi Chúa, thì Ngài sẽ làm cho mọi điều yếu kém trở nên mạnh mẽ đối với chúng ta).

Để khuyến khích việc áp dụng nguyên tắc này đã được giảng dạy trong Ê The 12:27, hãy viết điều sau đây lên trên bảng:

1. Nhận ra sự yếu kém của tôi 2. Hạ mình 3. Thực hành đức tin nơi Đấng Ky Tô

Mời học sinh viết những cụm từ này ở phía trên cùng của một tờ giấy. Dưới các tiêu đề, yêu cầu học sinh suy ngẫm và viết, bây giờ hoặc sau này, (1) một yếu kém mà họ cảm thấy rằng họ có, (2) làm thế nào họ có thể hạ mình vì có yếu kém đó, và (3) làm thế nào họ có thể thực hành đức tin nơi Đấng Ky Tô để họ có thể nhận được sự giúp đỡ, hoặc ân điển của Ngài để khắc phục yếu kém mà họ đã liệt kê.

Khi đã làm xong, hãy khuyến khích học sinh đặt tờ giấy đó vào nhật ký riêng của họ hoặc ở một nơi nào khác mà họ sẽ thấy thường xuyên và được nhắc nhở về nỗ lực mà họ mong muốn thực hiện. Làm chứng với học sinh rằng khi họ khiêm nhường cố gắng khắc phục những yếu kém của họ, Chúa sẽ giúp “làm cho những điều yếu kém trở nên mạnh mẽ đối với họ” (Ê The 12:27).

Mời học sinh đọc Ê The 12:26, 28 để tìm hiểu cách Chúa trả lời thêm cho mối bận tâm của Mô Rô Ni về sự yếu kém của ông trong văn viết. Các anh chị em có thể muốn hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Trong Ê The 12:26, Mô Rô Ni đã đề cập đến tính nhu mì tức là hiền lành, khiêm nhường, và phục tùng ý muốn của Chúa. Các em nghĩ tại sao điều này đòi hỏi tính nhu mì để bỏ qua những yếu kém của người khác?

  • Làm thế nào ân điển của Chúa (sự giúp đỡ hoặc quyền năng thiêng liêng làm cho có khả năng của Ngài) có thể giúp chúng ta không lợi dụng những yếu kém của người khác?

Nhấn mạnh rằng khi chúng ta phát triển đức tin, hy vọng và lòng bác ái thì ân điển của Chúa sẽ giúp chúng ta khi chúng ta đối phó với những yếu kém của người khác. Tóm lược Ê The 12:29–32 bằng cách giải thích rằng Mô Rô Ni đã xem xét lại tầm quan trọng của việc thực hành đức tin và sự làm chứng cùng những phép lạ mà điều đó mang lại. Yêu cầu học sinh đọc Ê The 12:33–35 và nhận ra điều Mô Rô Ni đã viết về tầm quan trọng của việc thực hành lòng bác ái.

Hỏi: Tại sao là điều quan trọng để có lòng bác ái khi chúng ta đối phó với những yếu kém của người khác?

Mời học sinh chia sẻ với một bạn cùng lớp điều họ đang làm để tìm cách có được ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô một cách trọn vẹn hơn trong cuộc sống của họ. Nếu thời gian cho phép, các anh chị em có thể muốn mời một vài học sinh chia sẻ với lớp học về việc tìm cách được gần với Chúa Giê Su Ky Tô hơn đã ảnh hưởng đến cuộc sống của họ như thế nào.

Đơn Vị Kế Tiếp (Ê The 13Mô Rô Ni 7)

Khi học sinh chuẩn bị học đơn vị kế tiếp, hãy khuyến khích họ cân nhắc điều sau đây: Nếu tất cả bạn bè và gia đình của các em đã bị giết chết và các em là người duy nhất sống sót và trung thành với phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô thì sao? Ê The lẫn Mô Rô Ni đã có kinh nghiệm về cảnh cô đơn như vậy. Làm thế nào các em có thể chịu đựng bất cứ thử thách nào và nhận được cuộc sống vĩnh cửu? Mô Rô Ni 7 giải thích về đức tin, hy vọng, và lòng bác ái là cần thiết biết bao để nhận được các ân tứ này.