Thư Viện
Bài Học Tự Học ở Nhà: 2 Nê Phi 32–Gia Cốp 4 (Đơn Vị 9)


Bài Học Tự Học ở Nhà

2 Nê Phi 32Gia Cốp 4 (Đơn Vị 9)

Tài Liệu Chuẩn Bị dành cho Giảng Viên Chương Trình Lớp Giáo Lý Tự Học ở Nhà

Tóm Lược Các Bài Học Tự Học ở Nhà Hằng Ngày

Phần tóm lược sau đây về các giáo lý và nguyên tắc mà các học sinh đã học được khi họ nghiên cứu 2 Nê Phi 32Gia Cốp 4 (Đơn Vị 9) không có ý định để được giảng dạy như là một phần bài học của các anh chị em. Bài học mà các anh chị em giảng dạy chỉ tập trung vào một vài giáo lý và nguyên tắc. Hãy tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh khi các anh chị em cân nhắc những nhu cầu của các học sinh.

Ngày 1 (2 Nê Phi 32)

Trong khi nghiên cứu 2 Nê Phi 32, các học sinh học được rằng khi chúng ta nuôi dưỡng lời của Đấng Ky Tô thì những lời của Đấng Ky Tô sẽ cho chúng ta biết tất cả những điều chúng ta nên làm. Họ cũng học biết rằng khi cầu nguyện luôn luôn, chúng ta sẽ có thể làm tất cả những gì Chúa muốn chúng ta làm vì sự an lạc của tâm hồn chúng ta. Bài học này mời các học sinh kết hợp những điều họ đã học được về việc cầu nguyện luôn luôn trong vòng 24 giờ đồng hồ.

Ngày 2 (2 Nê Phi 33)

Trong bài học này về chứng ngôn cuối cùng của Nê Phi, các học sinh học được rằng chúng ta có chọn mở lòng mình ra tiếp nhận sự soi dẫn của Đức Thánh Linh hay không. Họ cũng ôn lại 1 Nê Phi và 2 Nê Phi, chọn ra một đoạn thánh thư mà đã soi dẫn họ để làm điều tốt hoặc tin nơi Đấng Ky Tô.

Ngày 3 (Gia Cốp 1–2)

Trong bài học của họ về Gia Cốp 1–2, các học sinh học được rằng các vị lãnh đạo chức tư tế chuyên cần làm việc để giúp chúng ta đến cùng Đấng Ky Tô và họ có một trách nhiệm do Thượng Đế ban cho để giảng dạy lời của Thượng Đế và cảnh cáo chống lại tội lỗi. Bằng cách học bài giảng của Gia Cốp cho dân ông, các học sinh học biết rằng chúng ta nên tìm kiếm vương quốc của Thượng Đế trên tất cả các mối quan tâm khác. Họ viết vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ về một cách mà họ có thể sử dụng các phước lành và cơ hội mà Chúa đã ban cho họ để xây đắp vương quốc của Thượng Đế và ban phước cuộc sống của những người khác. Họ cũng tập trung vào lẽ thật mà Chúa hài lòng đối với sự trinh khiết của tất cả mọi người, người nam lẫn người nữ. Họ được yêu cầu suy ngẫm về việc sống theo luật trinh khiết ban phước cho gia đình và làm hài lòng Chúa như thế nào.

Ngày 4 (Gia Cốp 3–4)

Khi tiếp tục nghiên cứu bài giảng của Gia Cốp, các học sinh biết được rằng Thượng Đế an ủi những người có tấm lòng thanh khiết trong cảnh hoạn nạn của họ. Bài học này tập trung vào giáo lý này: Nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có tràn đầy niềm hy vọng và hòa giải với Thượng Đế. Các học sinh viết về các lý do riêng của họ đối với việc muốn làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội.

Lời Giới Thiệu

Bài học này sẽ giúp các học sinh hiểu rằng Nê Phi làm chứng về sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô. Các học sinh sẽ có cơ hội để chia sẻ những lời của Gia Cốp có thể giúp họ khắc phục tính kiêu ngạo và sử dụng các phước lành của họ từ Thượng Đế như thế nào để xây đắp vương quốc của Ngài. Họ sẽ có cơ hội để sử dụng các nguyên tắc và giáo lý họ học trong Gia Cốp 2 để thảo luận về tầm quan trọng của việc tuân giữ luật trinh khiết của Chúa. Họ sẽ thảo luận những cách để tìm kiếm các cơ hội nói về Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội.

Những Đề Nghị Cách Giảng Dạy

2 Nê Phi 32–33

Nê Phi khuyên dạy chúng ta nên tìm kiếm sự hướng dẫn thiêng liêng qua những lời của Chúa Giê Su Ky Tô

Bắt đầu bài học này bằng cách đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Một trong những môn thể thao hoặc sinh hoạt ưa thích của các em là gì?

  • Các kỹ năng cơ bản nào các em cần phải thực tập thường xuyên để trở nên xuất sắc trong môn thể thao hay sinh hoạt đó?

  • Điều gì xảy ra nếu một người nào đó xao lãng việc luyện tập các kỹ năng cơ bản đó?

Nói cho lớp học biết rằng có những hành động cơ bản mời Đức Thánh Linh đến để ban cho chúng ta sự hướng dẫn từ Cha Thiên Thượng. Sao chép biểu đồ sau đây lên trên bảng hoặc chuẩn bị biểu đồ đó như là một tờ giấy phân phát.

Cầu nguyện

Tiếp Nhận Sự Hướng Dẫn từ Đức Thánh Linh

Học thánh thư

2 Nê Phi 32:8–9

2 Nê Phi 32:5; 33:1–2

2 Nê Phi 32:3; 33:4

Yêu cầu mỗi học sinh chọn ra một trong số các hành động trên biểu đồ và đọc những đoạn thánh thư tương ứng. Chia lớp học ra thành từng cặp hoặc những nhóm nhỏ. Yêu cầu các học sinh thay phiên nhau chia sẻ về việc cầu nguyện, tiếp nhận sự hướng dẫn từ Đức Thánh Linh, và học thánh thư đã giúp họ nhận được sự hướng dẫn từ Thượng Đế như thế nào.

Các anh chị em có thể muốn yêu cầu các học sinh báo cáo những lời chỉ dẫn của Anh Cả David A. Bednar về lệnh truyền phải cầu nguyện luôn luôn đã giúp họ như thế nào. Các anh chị em cũng có thể hỏi họ về những lời cầu nguyện của họ đã được cải thiện như thế nào bởi sự chỉ định phải kết hợp những điều họ đã học được về việc cầu nguyện luôn luôn trong vòng 24 giờ đồng hồ. (Đây là những sự chỉ định từ ngày 1).

Gia Cốp 1–2

Gia Cốp khiển trách dân ông về sự ham thích của cải, tính kiêu ngạo và sự vô luân về mặt tình dục của họ

Viết câu sau đây lên trên bảng: Vì một số người có nhiều … hơn những người khác nên họ có thể cảm thấy cám dỗ để tin rằng họ giỏi hơn những người khác.

Mời các học sinh đề nghị nhiều từ khác nhau để có thể hoàn tất câu này. Những câu trả lời có thể gồm có tiền bạc, của cải, năng khiếu âm nhạc, kỹ năng chơi thể thao, tài năng, học vấn, trí thông minh, cơ hội để phát triển, sự hiểu biết phúc âm và của cải vật chất. Mời các học sinh im lặng xem xét câu này, với bất cứ những từ khác nhau nào mà họ đã đề nghị, có bao giờ đúng đối với họ không?

Nhắc các học sinh nhớ rằng nhờ vào tình yêu thương của Gia Cốp dành cho dân ông và việc ông tuân giữ các lệnh truyền của Chúa, nên ông đã cảnh báo dân ông về những điều yếu kém và tội lỗi của họ. Mời các học sinh đọc Gia Cốp 2:12–13 và đề nghị những cách họ có thể hoàn tất câu này ở trên bảng để nó sẽ mô tả về một số dân Nê Phi trong thời gian giáo vụ của Gia Cốp.

Mời các học sinh đọc Gia Cốp 2:17–21 và tìm ra những lời khuyên dạy mà có thể giúp họ khắc phục tính kiêu ngạo của họ. (Họ có thể đánh dấu những lời khuyên dạy này trong khi học riêng một mình). Mời các học sinh chia sẻ một số lời khuyên dạy họ đã nhận ra và giải thích về lời khuyên dạy này có thể giúp họ khắc phục tính kiêu ngạo như thế nào.

Giải thích rằng những câu này giảng dạy lẽ thật sau đây: Chúng ta nên tìm kiếm vương quốc của Thượng Đế lên trên hết tất cả mối quan tâm khác. Mời vài học sinh chia sẻ một cách mà họ có thể sử dụng các phước lành và cơ hội mà Chúa đã ban cho họ để xây đắp vương quốc của Thượng Đế và ban phước cho những người khác.

Để chuẩn bị cho các học sinh xem lại những lời giảng dạy của Gia Cốp về sự thanh khiết về mặt tình dục, hãy mời họ tưởng tượng ra một người nào đó đã hỏi họ tại sao họ tin vào việc sống theo luật trinh khiết. Yêu cầu các học sinh đọc Gia Cốp 2:28–35 để được giúp đỡ trong việc trả lời câu hỏi này. Có thể là điều hữu ích để nhắc họ rằng họ đã học được lẽ thật sau đây là một phần của việc nghiên cứu riêng của họ Chúa hài lòng với sự trinh khiết. Họ cũng đã nghiên cứu những hậu quả của sự vô luân về mặt tình dục đã được mô tả trong những câu này. Mời các học sinh chia sẻ cách họ có thể giải thích, dựa vào Gia Cốp 2:28–35, cách họ sẽ trả lời câu hỏi này.

Hỏi: Theo như Gia Cốp 2:27, thì ″lời của Chúa″ về việc có hơn một người vợ là gì? (Hãy chắc chắn là rõ ràng rằng Chúa đã truyền lệnh một người đàn ông chỉ được kết hôn với một người vợ mà thôi).

Nêu lên rằng vào một thời điểm nào đó trong lịch sử của thế gian, Chúa đã truyền lệnh cho dân Ngài thực hành tục đa hôn. Ví dụ, tục đa hôn đã được thực hành bởi Áp Ra Ham và Sa Ra trong thời Cựu Ước (xin xem Sáng Thế Ký 16:1–3; GLGƯ 132:34–35, 37) và bởi con trai của họ là Y Sác và cháu nội của họ là Gia Cốp (xin xem GLGƯ 132:37), và tục này cũng được thực hành trong một thời gian vào thời kỳ đầu tiên của Giáo Hội phục hồi, bắt đầu với Tiên Tri Joseph Smith (xin xem GLGƯ 132:32–33, 53). Tuy nhiên, vào năm 1890, Thượng Đế đã truyền lệnh cho tiên tri của Ngài là Wilford Woodruff chấm dứt thực hành tục đa hôn (xin xem GLGƯ, Tuyên Ngôn Chính Thức 1).

Cho các học sinh thời giờ suy ngẫm những điều mà họ đang lựa chọn để được trinh khiết và trong sạch sẽ làm Chúa và những người khác hài lòng như thế nào. Mời họ giải thích việc tuân giữ luật trinh khiết bây giờ sẽ ban phước cho họ và gia đình họ—bây giờ và trong tương lai như thế nào. Giải thích rằng việc tuân giữ luật trinh khiết đã ban phước cho các anh chị em và gia đình mình như thế nào.

Gia Cốp 3–4

Gia Cốp khuyến khích dân ông hối cải và nhận được niềm hy vọng rằng họ có thể trở về nơi hiện diện của Thượng Đế

Đặt một tấm hình nhỏ của Chúa Giê Su Ky Tô ở giữa bảng, trên một tấm bích chương hoặc trên một tờ giấy. Xung quanh tấm hình đó, hãy viết một vài từ tượng trưng cho những điều có thể làm cho người ta xao lãng đối với Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài. Yêu cầu các học sinh giở đến Gia Cốp 4:14. Giải thích rằng câu này gồm có cụm từ ″nhìn xa quá điểm nhắm.″ Hỏi họ ″điểm nhắm″ ám chỉ điều gì trong câu này. Anh Cả Neal A. Maxwell thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ dạy rằng ″điểm nhắm chính là Đấng Ky Tô″ [″Jesus of Nazareth, Savior and King,” Ensign, tháng Mười Hai năm 2007, 45]). Sau khi chia sẻ lời giải thích này, hãy mời một học sinh đọc to Gia Cốp 4:14–15.

Hỏi: Các em nghĩ việc nhìn xa quá điểm nhắm có nghĩa là gì? (Tập trung cuộc sống của chúng ta vào bất cứ điều gì khác hơn Đấng Cứu Rỗi và phúc âm của Ngài).

Mời các học sinh đọc Gia Cốp 4:4–12 và nhận ra vài lý do tại sao Gia Cốp tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và tại sao ông cảm thấy là điều quan trọng để cho những người khác biết về Sự Chuộc Tội. Do kết quả của phần thảo luận này, hãy chắc chắn rằng lẽ thật sau đây là rõ ràng: Nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể được tràn đầy niềm hy vọng và hòa giải bản thân với Thượng Đế.

Chia sẻ những cảm nghĩ biết ơn của các anh chị em về Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài. Làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô là ″điểm nhắm″ mà chúng ta nên tập trung cuộc sống của mình trên đó. Để kết thúc bài học, hãy yêu cầu các học sinh cân nhắc điều họ sẽ làm để tập trung vào Đấng Cứu Rỗi trong suốt một vài ngày tới.

(Gia Cốp 5 đến Ôm Ni)

Hỏi các học sinh: Kẻ chống báng Đấng Ky Tô là gì? Các em sẽ trả lời cho một kẻ chống báng Đấng Ky Tô như thế nào? Khi đọc các đoạn thánh thư trong đơn vị kế tiếp, hãy lưu ý đến điều Gia Cốp nói và làm khi đương đầu với Sê Rem, một kẻ chống báng Đấng Ky Tô. Ngoài ra, hãy tìm kiếm những phước lành Ê Nót đã nhận được vì ông đã hết lòng tìm kiếm Thượng Đế, và cầu nguyện suốt ngày đêm. Tìm kiếm những lý do tại sao dân Nê Phi đã bỏ lại vùng đất thừa hưởng đầu tiên của họ và gia nhập dân Mu Lê Ki.