Thư Viện
Bài Học Tự Học ở Nhà: 3 Nê Phi 1–11:17 (Đơn Vị 24)


Bài Học Tự Học ở Nhà

3 Nê Phi 1–11:17 (Đơn Vị 24)

Tài Liệu Chuẩn Bị dành cho Giảng Viên Chương Trình Lớp Giáo Lý Tự Học ở Nhà

Tóm Lược Các Bài Học Tự Học ở Nhà Hằng Ngày

Phần tóm lược sau đây về các giáo lý và nguyên tắc mà học sinh đã học trong khi họ nghiên cứu 3 Nê Phi 1–11:17 (đơn vị 24) không nhằm mục đích để được giảng dạy như là một phần bài học của các anh chị em. Bài học các anh chị em giảng dạy chỉ tập trung vào một số ít giáo lý và nguyên tắc này. Tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh trong khi các anh chị em cân nhắc các nhu cầu của học sinh của mình.

Ngày 1 (3 Nê Phi 1)

Khi học sinh nghiên cứu việc ứng nghiệm các lời tiên tri của Sa Mu Ên người La Man về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô, họ học được rằng Chúa sẽ làm tròn tất cả những lời mà Ngài đã khiến cho các vị tiên tri của Ngài nói. Từ tấm gương của những người trung tín ngay cả khi những người không tin dự định hủy diệt họ, học sinh đã học được rằng khi chúng ta đương đầu với những lời dối trá của Sa Tan, chúng ta có thể chọn để tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và vẫn luôn trung tín. Sự phản nghịch của một số thanh niên La Man cho học sinh thấy rằng nếu chúng ta nhượng bộ cám dỗ, thì tấm gương chúng ta có thể có một ảnh hưởng tiêu cực đến đức tin và sự ngay chính của những người khác.

Ngày 2 (3 Nê Phi 2 5)

Trong khi nghiên cứu việc dân chúng đang suy giảm về sự ngay chính, học sinh đã nhận xét được rằng nếu chúng ta quên những kinh nghiệm thuộc linh trước đây, thì chúng ta sẽ trở nên dễ bị những cám dỗ và lừa dối của Sa Tan tấn công. Khi họ phân tích lá thư lừa đảo của Ghi Đi An Hi gửi cho La Cô Nê, học sinh khám phá ra cách Sa Tan và những kẻ theo nó thường sử dụng lời nói tâng bốc, những lời hứa giả dối, và những lời đe dọa để dẫn dắt người ta đi lạc lối. Học sinh học được từ dân Nê Phi và dân La Man là những người đã tự bảo vệ một cách thành công chống lại bọn cướp Ga Đi An Tôn rằng khi chúng ta tự chuẩn bị phần thuộc linh và phần vật chất, Chúa sẽ củng cố chúng ta khắc phục những thử thách. Khi đọc về dân Nê Phi ca ngợi Chúa vì đã giải thoát cho họ, thì học sinh biết được rằng việc nhận ra lòng nhân từ và thương xót của Thượng Đế trong sự giải thoát chúng ta khỏi những khó khăn giúp chúng ta luôn luôn khiêm nhường. Các nỗ lực của dân Nê Phi để thuyết giảng phúc âm và lời tuyên bố của Mặc Môn về bổn phận của ông đã minh họa rằng với tư cách là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có trách nhiệm phải giảng dạy cho người khác con đường dẫn đến cuộc sống trường cửu.

Ngày 3 (3 Nê Phi 6–10)

Khi học sinh đọc về cách dân Nê Phi và dân La Man một lần nữa rơi vào sự tà ác, họ khám phá ra rằng khi chúng ta kiêu ngạo, chúng ta để cho quyền năng lớn lao hơn của Sa Tan cám dỗ chúng ta và dẫn dắt chúng ta phạm tội thêm. Nhưng tấm gương trung tín của một số người đã cho thấy rằng chúng ta có thể chọn để trở nên khiêm nhường và trung tín bất kể hoàn cảnh nào của chúng ta ra sao. Trong khi chính quyền Nê Phi dần dần tan rã, những người noi theo Nê Phi đã cho thấy rằng nếu chúng ta chịu hối cải và tuân theo các tôi tớ của Chúa, thì chúng ta sẽ vui hưởng ảnh hưởng của Đức Thánh Linh trong cuộc sống. Sau sự hủy diệt khủng khiếp, tất cả mọi người ở khắp xứ nghe được tiếng nói của Chúa Giê Su Ky Tô tuyên phán trong bóng tối rằng nếu chúng ta đến cùng Ngài với một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối, thì Ngài sẽ chữa lành chúng ta và ban cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu.

Ngày 4 (3 Nê Phi 11:1–17)

Khi học sinh nghiên cứu lời loan báo của Đức Chúa Cha về Chúa Giê Su Ky Tô, thì họ khám phá ra rằng Đức Thánh Linh thường phán với chúng ta qua những cảm nghĩ của chúng ta. Họ cũng biết được rằng khi chúng ta tìm cách lắng nghe tiếng nói của Chúa qua Đức Thánh Linh, thì chúng ta sẽ có thể hiểu được sự truyền đạt của Ngài ban cho chúng ta. Từ truyện ký của Đấng Cứu Rỗi bắt đầu giáo vụ của Ngài ở giữa dân Nê Phi, học sinh đã học được rằng Chúa Giê Su Ky Tô mời gọi tất cả chúng ta nhận được một chứng ngôn cá nhân rằng Ngài là Đấng Cứu Rỗi của chúng ta và một khi chúng ta nhận được chứng ngôn đó, thì chúng ta có trách nhiệm để làm chứng về Ngài.

Lời Giới Thiệu

Sinh hoạt cho 3 Nê Phi 1–7 trong bài học này nhấn mạnh một số giáo lý và nguyên tắc mà có thể giúp học sinh hiểu rõ hơn ý nghĩa của việc được cải đạo theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Các sinh hoạt giảng dạy cho 3 Nê Phi 8–10 sẽ chuẩn bị học sinh để suy ngẫm về chứng ngôn của họ về Đấng Cứu Rỗi khi họ học về sự hiện đến của Ngài cùng con cháu của Lê Hi trong 3 Nê Phi 11.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

3 Nê Phi 1–7

Các điềm triệu và những điều kỳ diệu loan báo về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô; chu kỳ của dân chúng giữa sự ngay chính và sự tà ác cho đến khi chính quyền sụp đổ

Vẽ một đường giống như sau lên trên bảng:

đường lượn sóng

Hỏi: Dựa trên các cuộc nghiên cứu của các em trong tuần vừa qua, đường vẽ này có thể tượng trưng cho dân Nê Phi trong 3 Nê Phi 1–7 như thế nào? (Các anh chị em có thể muốn mời học sinh xem lại các tiêu đề chương cho 3 Nê Phi 1-7 1–7 để nhắc nhở họ về dân Nê Phi đã thay đổi như thế nào giữa sự ngay chính và sự tà ác từ năm 1 Sau Công Nguyên 1841 đến năm 33 Sau Công Nguyên).

Để giúp học sinh suy nghĩ về điều mà 3 Nê Phi 1–7 có thể dạy cho chúng ta về việc trở nên thực sự được cải đạo theo Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài, hãy mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Marion G. Romney thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn. (Nếu có thể, hãy cho mỗi học sinh một bản sao, và yêu cầu họ gạch dưới các cụm từ hay từ mà họ cảm thấy mô tả đúng nhất về một người được cải đạo).

“Sự cải đạo là một sự thay đổi về mặt thuộc linh và tinh thần. Được cải đạo không chỉ ngụ ý là chấp nhận Chúa Giê Su và những lời dạy của Ngài về mặt tinh thần mà còn là một động cơ thúc đẩy đức tin nơi Ngài và phúc âm của Ngài. … Ở một người thực sự và hoàn toàn được cải đạo thì ước muốn về những điều trái với phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đã thực sự chết. Và như vậy thay thế vào đó là một tình yêu mến Thượng Đế, với một quyết tâm cố định và biết kiềm chế để tuân giữ các giáo lệnh của Ngài” (trong Conference Report, Đại Hội Giáo Vùng Guatemala 1977, 8).

Hỏi: Các em cảm thấy những từ hay cụm từ nào mô tả đúng nhất một người được cải đạo?

Vẽ biểu đồ sau đây lên trên bảng, hoặc chuẩn bị biểu đồ đó làm một tờ giấy phát tay cho học sinh:

Những Niềm Tin và Hành Động Dẫn đến Sự Cải Đạo

Những Niềm Tin và Hành Động Làm Suy Yếu Sự Cải Đạo

3 Nê Phi 1:15–23, 27–30

3 Nê Phi 2:1–3; 3:1–10

3 Nê Phi 4:7–12, 30–33

3 Nê Phi 6:13–18; 7:1–5

3 Nê Phi 7:15–22

Chỉ định mỗi học sinh một trong các đoạn thánh thư từ biểu đồ. Cho các học sinh thời gian để tìm kiếm những đoạn được chỉ định của họ về những niềm tin và hành động mà dẫn đến hoặc làm suy yếu sự cải đạo. Nhiều nguyên tắc mà học sinh có thể tìm thấy nằm trong Bản Tóm Lược Các Bài Học Tự Học Hàng Ngày trong các ngày 1–3 ở đầu bài học này. Khi học sinh báo cáo điều họ tìm thấy, hãy viết câu trả lời của họ lên trên bảng, hoặc khuyến khích họ viết trên tờ giấy phát tay của họ. Giúp học sinh áp dụng các nguyên tắc mà họ đã tìm thấy bằng cách đặt những câu hỏi giống như những câu hỏi sau đây về một hoặc hai các lẽ thật mà học sinh đã nhận ra:

  • Các em hoặc một người nào đó mà các em biết đã sống theo lẽ thật đó hoặc có kinh nghiệm với nguyên tắc đó như thế nào?

  • Dựa trên lẽ thật mình đã khám phá ra, các em sẽ đưa ra lời khuyên nào để giúp đỡ một người nào đó được cải đạo và ổn định về phần thuộc linh hơn?

3 Nê Phi 8–11:17

Sự hủy diệt to lớn và bóng tối báo hiệu cái chết của Chúa Giê Su Ky Tô; sau Sự Phục Sinh của Ngài, Ngài hiện đến cùng con cháu của Lê Hi

Mời một học sinh tóm lược những sự kiện trong 3 Nê Phi 8 và chia sẻ với lớp học bất cứ cảm nghĩ hoặc ấn tượng nào mà họ đã có trong khi nghiên cứu chương này tuần qua. Yêu cầu một học sinh đọc 3 Nê Phi 8:20–23. Mời lớp học giải thích tại sao điềm triệu mà các câu này mô tả là một điềm triệu thích hợp để cho biết về cái chết của Chúa Giê Su Ky Tô. Để nhấn mạnh đến bóng tối mà dân Nê Phi đã trải qua, các anh chị em có thể muốn sử dụng sinh hoạt sau đây:

Đưa cho mỗi học sinh một cái đèn pin, và tắt đèn trong phòng. (Nếu các anh chị em không có đủ đèn pin, học sinh có thể cần phải dùng chung với nhau). Yêu cầu học sinh bật đèn pin của họ lên, và mời một vài em trong số họ thay phiên nhau đọc to từ {3 Nê Phi 9:13–20. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm các lẽ thật mà dân chúng biết được về Chúa Giê Su Ky Tô khi họ đã có kinh nghiệm với bóng tối sau khi Ngài chết. Với đèn sáng trở lại, hãy tóm lược lên trên bảng các lẽ thật mà học sinh đã nhận ra. Nhấn mạnh các nguyên tắc sau đây: Chúa Giê Su Ky Tô là sự sáng và sự sống của thế gian. Nếu chúng ta đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô với một tấm lòng đau khổ và một tâm hồn thống hối, Ngài sẽ tiếp nhận chúng ta, chữa lành chúng ta, và ban cho chúng ta cuộc sống vĩnh cửu.

Tóm lược 3 Nê Phi 11:1–7 bằng cách giải thích rằng những người đã sống sót sau sự hủy diệt đã quy tụ lại tại ngôi đền thờ ở Xứ Phong Phú.

Hãy cho thấy tấm hình Chúa Giê Su Giảng Dạy ở Tây Bán Cầu (62380; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 82) hoặc Chúa Giê Su Chữa Lành Dân Nê Phi (Sách Họa Phẩm Phúc Âm,số 83). Mời học sinh hình dung ra 3 Nê Phi 11:8–17 khi các anh chị em đọc đoạn này cho họ nghe. Thỉnh thoảng tạm dừng đọc, và mời học sinh chia sẻ cảm nghĩ của họ khi hình dung ra kinh nghiệm này, nhất là kinh nghiệm “từng người một” mà dân Nê Phi đã có với Đấng Cứu Rỗi, như đã được mô tả trong 3 Nê Phi 11:15.

Sau khi đọc 3 Nê Phi 11:8–17, hãy hỏi học sinh các câu hỏi sau đây. Mời họ dành ra một vài phút để im lặng suy ngẫm về những câu hỏi trước khi họ trả lời. (Hãy chắc chắn để có đủ thời gian để học sinh trả lời cho những câu hỏi này để họ không cảm thấy bị hối thúc khi họ suy ngẫm và chia sẻ những cảm nghĩ và chứng ngôn của họ).

  • Nếu các em đã ở giữa dân Nê Phi và có cơ hội để sờ tay vào vết thương của Đấng Cứu Rỗi, thì các em sẽ nói điều gì với Ngài?

  • Khi Chúa Giê Su Ky Tô tự giới thiệu với dân Nê Phi, các em nghĩ tại sao là điều quan trọng khi Ngài kêu gọi sự chú ý đến “chén đắng”? (3 Nê Phi 11:11).

  • “Chén đắng” mà Chúa Giê Su Ky Tô đã đề cập đến là gì? (Xin xem GLGƯ 19:16–19).

Chia sẻ chứng ngôn về Đấng Cứu Rỗi và ánh sáng mà đã đi vào cuộc sống của các em khi các em đã noi theo Ngài. (Các anh chị em cũng có thể muốn khuyến khích học sinh ghi nhớ những cảm nghĩ họ đã trải qua trong khi học bài học này và ghi vào nhật ký cá nhân của họ ở nhà).

(3 Nê Phi 11:18–16:20)

Mời học sinh xem xét các câu hỏi sau đây khi họ học đơn vị kế tiếp: Tôi có coi một người nào đó là kẻ thù của mình không? Nếu có thì tôi đối xử với những người như vậy như thế nào? Thượng Đế cảm thấy các đức hạnh nào là quan trọng trong cuộc sống của tôi? Việc xét đoán người khác có thế chấp nhận được không? Học sinh có thể tìm thấy những câu trả lời cho những câu hỏi này sau khi họ học những lời của Đấng Cứu Rỗi trong đơn vị 25.