Thư Viện
Bài Học Tự Học ở Nhà: 2 Nê Phi 11–25 (Đơn Vị 7)


Bài Học Tự Học ở Nhà

2 Nê Phi 11–25 (Đơn Vị 7)

Tài Liệu Chuẩn Bị dành cho Giảng Viên Chương Trình Lớp Giáo Lý Tự Học ở Nhà

Tóm Lược Các Bài Học Tự Học ở Nhà Hằng Ngày

Phần tóm lược sau đây của các giáo lý và nguyên tắc mà các học sinh đã học trong khi họ nghiên cứu 2 Nê Phi 11–25 (đơn vị 7) không nhằm mục đích để được giảng dạy như là một phần bài học của các anh chị em. Bài học các anh chị em giảng dạy chỉ chú trọng vào một vài giáo lý và nguyên tắc này. Tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh trong khi các anh chị em cân nhắc nhu cầu của các học sinh.

Ngày thứ nhất (2 Nê Phi 11–16)

Ê Sai mô tả tính kiêu ngạo và sự tà ác của Y Sơ Ra Ên thời xưa và những sự phán xét chờ đợi họ. Ông cũng tiên tri về một ngôi đền thờ sẽ được xây cất trong những ngày sau cùng và dạy rằng Thượng Đế thiết lập đền thờ để giảng dạy cho chúng ta về đường lối của Ngài và giúp chúng ta bước đi trong lối Ngài. Ê Sai nhìn thấy Chúa và được thanh tẩy khỏi tội lỗi. Từ kinh nghiệm của Ê Sai, các học sinh biết được rằng chúng ta có thể được thanh tẩy khỏi những điều không xứng đáng của mình nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

Ngày thứ 2 (2 Nê Phi 17–20)

Ê Sai khiển trách vương quốc Giu Đa đã không đặt sự tin cậy của họ vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Các học sinh biết rằng Thượng Đế sẽ ở với chúng ta khi chúng ta đặt tin cậy vào Ngài, ngay cả trong những lúc khó khăn và sợ hãi. Ê Sai mô tả cảnh hủy diệt kẻ tà ác vào Ngày Tái Lâm và dạy rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Thượng Đế của sự phán xét và lòng thương xét, và lòng thương xót của Ngài được ban cho những người hối cải và tuân giữ các lệnh truyền của Ngài.

Ngày thứ 3 (2 Nê Phi 21–24)

Trong bài học này, các học sinh biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ phán xét trong sự ngay chính và rằng cuối cùng qua Tiên Tri Joseph Smith, Chúa sẽ phục hồi Giáo Hội của Ngài để quy tụ dân Ngài vào những ngày sau cùng. Nê Phi cũng hân hoan về lời tiên tri của Ê Sai rằng trong Thời Kỳ Ngàn Năm, sự bình an và hiểu biết về Chúa sẽ tràn đầy trên thế gian. Các học sinh được khuyến khích để nghĩ về lẽ thật này và cách họ có thể được chuẩn bị cho thời kỳ này.

Ngày thứ 4 (2 Nê Phi 25)

Trong khi tóm lược những sứ điệp chính của những bài viết của Ê Sai, Nê Phi đã xem lại các lẽ thật giản dị về công việc của Thượng Đế ở giữa con cái loài người: Chúa Giê Su Ky Tô là danh hiệu duy nhất dưới gầm trời này “mà nhờ đó loài người mới có thể được cứu” (2 Nê Phi 25:20), và Chúa Giê Su Ky Tô là nguồn gốc duy nhất mà chúng ta có thể trông cậy vào để được xá miễn các tội lỗi của mình. Nê Phi muốn mọi người biết rằng nếu chúng ta làm “tất cả những gì chúng ta có thể làm,” thì Chúa Giê Su Ky Tô sẽ ban phước cho chúng ta với ân điển—sự giúp đỡ thiêng liêng và sức mạnh (xin xem 2 Nê Phi 25:23).

Lời Giới Thiệu

Trong tuần này các học sinh đã nghiên cứu các chương trong Ê Sai đã được chọn ra mà Nê Phi đã gồm vào trong những bài viết của ông. Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói về các chương Ê Sai này: “Đừng ngừng đọc! Hãy tiếp tục đọc các chương khó hiểu đó về lời tiên tri trong Kinh Cựu Ước, mặc dù các anh chị em hiểu rất ít. Cứ tiếp tục, cho dù các anh chị em chỉ đọc lướt và chỉ đơn thuần thu thập một ấn tượng ở chỗ này hay ở chỗ kia” (“The Things of My Soul,” Ensign, tháng Năm năm 1986, 61).

Khi gặp các học sinh tuần này, hãy khuyến khích họ nên kiên nhẫn trong khi nghiên cứu những lời của Ê Sai. Các anh chị em cũng có thể mời họ chia sẻ việc những bài viết của Ê Sai đã giúp họ “nức lòng và hoan hỷ” nơi lòng nhân từ của Thượng Đế (2 Nê Phi 11:8).

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

2 Nê Phi 11–25

Nê Phi trích dẫn những lời tiên tri của Ê Sai về Chúa Giê Su Ky Tô

Trưng bày một cái kính lúp hoặc vẽ hình một cái kính lúp lên trên bảng. Mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 25:13. Yêu cầu lớp học tìm kiếm điều mà Nê Phi “tán dương.” Giải thích rằng một lý do Nê Phi đã ghi chép những lời của Ê Sai được tìm thấy trong 2 Nê Phi 11–25, là để ngợi khen danh hiệu, giáo vụ và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô trong cuộc sống của những người sẽ đọc lời của Nê Phi.

Yêu cầu một học sinh đọc to 2 Nê Phi 11:4–8. Yêu cầu lớp học tìm kiếm những cụm từ để có thể nhận ra các mục đích của Nê Phi để trích dẫn những lời của Ê Sai.

Trong khi học ở nhà, các học sinh được yêu cầu đánh dấu danh “Đấng Ky Tô” mỗi lần bắt gặp danh Ngài trong 2 Nê Phi 25:20–30. Mời họ giở đến 2 Nê Phi 25:28–29 và tìm kiếm một cụm từ được lặp lại trong các câu này. (“Con đường ngay chính tức là tin nơi Đấng Ky Tô và không chối bỏ Ngài”).

Hỏi các học sinh: Những kinh nghiệm nào trong đời các em đã dạy cho các em rằng việc tin nơi và tuân theo Chúa Giê Su Ky Tô là con đường ngay chính để sống?

Bản liệt kê sau đây chứa đựng các lẽ thật, giáo lý và nguyên tắc mà các học sinh đã học trong 2 Nê Phi 11–25 trong tuần này. Viết chín lời phát biểu sau đây lên trên bảng hoặc gồm chúng vào trong một bản tài liệu phân phát cho mỗi học sinh. Mời các học sinh đọc bản liệt kê và tìm kiếm các lẽ thật, giáo lý và nguyên tắc này trong các câu đã được đưa ra.

Hiểu Những Lời Giảng Dạy của Ê Sai trong Thời Kỳ Chúng Ta

  1. Thượng Đế đã thiết lập đền thờ để giảng dạy cho chúng ta biết về các đường lối của Ngài và giúp chúng ta bước đi trong lối Ngài (xin xem 2 Nê Phi 12:2–3).

  2. Chúng ta có thể được thanh tẩy khỏi sự không xứng đáng của mình qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem 2 Nê Phi 16:5–7).

  3. Thượng Đế sẽ ở với chúng ta khi chúng ta tin cậy nơi Ngài, ngay cả trong những lúc khó khăn và sợ hãi (xin xem 2 Nê Phi 17:4, 7, 14).

  4. Chúa Giê Su Ky Tô là Thượng Đế của sự phán xét và lòng thương xót. Lòng thương xót của Ngài được ban cho những người hối cải và tuân giữ các lệnh truyền của Ngài (xin xem 2 Nê Phi 19:12, 17, 21; 20:4).

  5. Chúa đã phục hồi phúc âm của Ngài và Giáo Hội của Ngài qua Tiên Tri Joseph Smith và hiện đang quy tụ dân Ngài vào những ngày sau cùng (xin xem 2 Nê Phi 21:10, 12).

  6. Trong Thời Kỳ Ngàn Năm, thế gian sẽ là một chỗ bình an vì nó sẽ tràn đầy sự hiểu biết về Chúa (xin xem 2 Nê Phi 21:6–9).

  7. Chúa sẽ có lòng thương xót đối với dân Ngài, nhưng kẻ tà ác sẽ bị diệt vong (xin xem 2 Nê Phi 23:22).

Những Lời Giảng Dạy của Nê Phi

  1. Nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể được cứu bởi ân điển sau khi tất cả những gì chúng ta có thể làm (xin xem 2 Nê Phi 25:23).

  2. Qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi, chúng ta có thể nhận được sự xá miễn các tội lỗi của mình (xin xem 2 Nê Phi 25:26).

Sau khi có đủ thời giờ, hãy đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Các em thấy những chủ đề nào trong các lời giảng dạy này của Ê Sai và Nê Phi? (Các chủ đề có thể đưa ra là: Cha Thiên Thượng gửi Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, mang đến sự cứu rỗi và bình an đến cho con cái của Ngài. Chúng ta có thể tin cậy Thượng Đế trong bất cứ hoàn cảnh nào. Các đền thờ dạy cho chúng ta biết về Thượng Đế).

  • Các em thấy lời phát biểu nào trong chín lời phát biểu này là có ý nghĩa nhất? Tại sao?

Chỉ định mỗi học sinh một giáo lý hay nguyên tắc từ bản liệt kê ở trên, và bảo các học sinh làm những điều sau đây:

  1. Đọc đoạn thánh thư mà từ đó giáo lý hoặc nguyên tắc nào được rút ra.

  2. Trả lời câu hỏi này: Giáo lý hay nguyên tắc này có thể giúp các em “hân hoan” trong Chúa? (Xin xem 2 Nê Phi 11:4–6).

  3. Hãy nghĩ về một hoàn cảnh trong đó việc có được sự hiểu biết về giáo lý hay nguyên tắc này có thể mang cho các em hy vọng và sức mạnh.

Mời các học sinh chia sẻ những ý nghĩ của họ. Trong khi họ làm như vậy, các anh chị em có thể hỏi: “Có ai nữa có một chứng ngôn hoặc sự hiểu biết về điều mới vừa được giảng dạy không?” Việc để cho họ chia sẻ những sự hiểu biết và chứng ngôn sẽ xác nhận các lẽ thật với tâm hồn của họ và tâm hồn của bạn bè họ. Cám ơn họ đã tham gia.

Mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 25:13. Yêu cầu lớp học dò theo, tìm kiếm những lý do Nê Phi đã hân hoan trong việc tán dương danh hiệu của Chúa. Yêu cầu các học sinh cho biết điều họ tìm thấy.

Mời một học sinh đọc chứng ngôn sau đây của Chủ Tịch Thomas S. Monson:

“Tôi tin rằng không một ai trong chúng ta có thể thấu hiểu trọn vẹn ý nghĩa về điều Đấng Ky Tô đã làm cho chúng ta trong Vườn Ghết Sê Ma Nê, nhưng tôi biết ơn mỗi ngày trong cuộc sống của mình về sự hy sinh chuộc tội của Ngài thay cho chúng ta.

“Vào giây phút cuối cùng, Ngài đã có thể trở lui. Nhưng Ngài đã không làm thế. Ngài đã đi xuống bên dưới vạn vật để Ngài có thể cứu rỗi vạn vật. Khi làm như vậy, Ngài đã ban cho chúng ta cuộc sống bên kia cuộc sống trần thế này. Ngài đã chuộc chúng ta khỏi Sự Sa Ngã của A Đam.

“Từ đáy lòng mình, tôi biết ơn Ngài. Ngài đã dạy chúng ta cách sống. Ngài đã dạy chúng ta cách chết. Ngài đã bảo đảm sự cứu rỗi của chúng ta” (“Khi Chúng Ta Chia Tay,” Liahona, tháng Năm năm 2011, 114).

Hãy hỏi: Các em thấy những điểm tương tự nào giữa những lời của Nê Phi trong 2 Nê Phi 25:13 và những lời của Chủ Tịch Monson?

Hãy kết thúc bài học ngày hôm nay bằng cách yêu cầu các học sinh mô tả những cách mà Các Thánh Hữu Ngày Sau trẻ tuổi có thể tán dương danh hiệu của Chúa. Sau khi các học sinh đã trả lời, hãy khuyến khích họ tán dương danh của Chúa mỗi ngày.

(2 Nê Phi 26–31)

Trong đơn vị kế tiếp, các học sinh sẽ nghiên cứu một số lời tiên tri của Nê Phi về những ngày sau. Nê Phi đã thấy rằng sẽ có rất nhiều giáo hội sai lạc và tập đoàn bí mật. Ông cũng thấy rằng Chúa sẽ làm “một công việc lạ lùng và một điều kỳ diệu” (2 Nê Phi 27:26) và rằng nhiều người sẽ chối bỏ Sách Mặc môn vì họ đã có Kinh Thánh. Ngoài ra, Nê Phi đã giải thích giáo lý của Đấng Ky Tô.