Thư Viện
Bài Học 17: 1 Nê Phi 16


Bài Học 17

1 Nê Phi 16

Lời Giới Thiệu

Sau khi tâm hồn họ bị ray rứt bởi những lời của Nê Phi, La Man và Lê Mu Ên đã hạ mình trước mặt Chúa. Gia đình họ tiếp tục cuộc hành trình vào vùng hoang dã, và Chúa đã ban phước cho họ với cái la bàn Liahona, nhờ cái la bàn đó Ngài đã hướng dẫn họ trong cuộc hành trình của họ. Trong khi hành trình, họ đã trải qua những nỗi gian khổ, kể cả việc Nê Phi làm mất cái cung, tức là phương tiện tốt nhất của họ để kiếm lương thực. Hầu hết những người trong gia đình— ngay cả Lê Hi— bắt đầu ta thán Chúa. Nê Phi khiển trách các anh của mình vì đã than vãn làm một cây cung mới, và tìm kiếm lời khuyên dạy của cha mình về nơi đâu ông nên đi săn.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

1 Nê Phi 16:1−6

Nê Phi phản ứng trước lời ta thán của các anh mình

Yêu cầu các học sinh nghĩ về khoảng thời gian họ bị khiển trách vì đã làm một điều gì đó sai trái và về cách phản ứng của họ. Rồi yêu cầu một học sinh đọc to 1 Nê Phi 16:1. Trước khi học sinh này đọc, hãy mời lớp học lắng nghe câu trả lời của La Man và Lê Mu Ên đối với những lời giảng dạy của Nê Phi. Nhắc các học sinh nhớ là Nê Phi đã dạy rằng kẻ tà ác sẽ bị tách rời khỏi người ngay chính và bị đuổi ra khỏi nơi hiện diện của Thượng Đế (xin xem 1 Nê Phi 15:33–36).

Mời các học sinh im lặng đọc 1 Nê Phi 16:2. Các anh chị em có thể muốn đề nghị rằng họ nên đánh dấu cụm từ mà Nê Phi đã sử dụng để mô tả cách một số người phản ứng như thế nào với việc nghe lẽ thật khi họ không sống theo lẽ thật đó.

  • Các em nghĩ ″những kẻ có tội lấy sự thật làm điều khốn khó″ có nghĩa là gì? Các em nghĩ ″sự thật làm họ đau tận đáy lòng″ có nghĩa là gì?

  • Chúng ta có thể đáp ứng bằng vài cách nào nếu lẽ thật rất là khó chịu?

Mời các học sinh im lặng đọc 1 Nê Phi 16:3–4. Các anh chị em có thể muốn đề nghị rằng họ nên đánh dấu từ nếuthì trong câu 3. Khuyến khích họ tìm kiếm lời khuyên dạy của Nê Phi đưa ra cho các anh của ông về cách họ nên đáp ứng đối với ″những điều khốn khó″ mà ông đã nói. Mời một học sinh giải thích bằng lời riêng của người ấy điều Nê Phi đã giảng dạy cho các anh của ông.

  • Theo như 1 Nê Phi 16:5, các anh của Nê Phi đã đáp ứng như thế nào đối với lời chỉ dạy của ông?

  • 1 Nê Phi 16:5 đề nghị điều gì về cách chúng ta nên đáp ứng khi lẽ thật ″làm [chúng ta] đau tận đáy lòng″?

1 Nê Phi 16:7−33

Chúa hướng dẫn gia đình của Lê Hi qua cái la bàn Liahona

The Book of Mormon prophet Lehi portrayed kneeling on the ground. Lehi is holding the Liahona in his hands. Nephi is standing behind Lehi and is also looking at the Liahona. Other members of the family of Lehi are gathered around Lehi and Nephi.

Mời một học sinh đọc to 1 Nê Phi 16:9–10. Trưng bày hình Cái La Bàn Liahona (62041; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 68). Chỉ ra phần trình bày của nguời họa sĩ về cái la bàn Liahona.

  • Các em nghĩ rằng một vật ban cho như vậy sẽ rất hữu ích cho Lê Hi và và gia đình của ông trong hoàn cảnh của họ về những phương diện nào?

Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ 1 Nê Phi 16:16–19.

  • Cái la bàn Liahona giúp ích cho gia đình của Lê Hi như thế nào?

  • Sau khi gia đình của Lê Hi nhận được cái la bàn Liahona, cuộc hành trình của họ được dễ dàng hay khó khăn? Nê Phi đã thuật lại điều gì trong 1 Nê Phi 16:17–19 để hỗ trợ cho câu trả lời của các em?

  • Các em nghĩ tại sao những người ngay chính như Lê Hi và Nê Phi đôi khi phải gặp thử thách? (Các anh chị em có thể muốn giải thích rằng nhiều thử thách chúng ta gặp phải không nhất thiết phải là những hậu quả vì những chọn lựa sai. Thay vì thế, những thử thách này là cơ hội để học hỏi và tăng trưởng như là một phần của cuộc hành trình hữu diệt của chúng ta).

Mời một nửa lớp học im lặng tra cứu 1 Nê Phi 16:20–22, tìm kiếm về một số người trong gia đình của Lê Hi đã có phản ứng như thế nào đối với thử thách về cây cung gãy của Nê Phi. Mời một nửa lớp học kia tra cứu 1 Nê Phi 16:23–25, 30–32, tìm kiếm câu trả lời của Nê Phi đối với thử thách này và phản ứng của ông đã ảnh hưởng đến gia đình của ông như thế nào. Sau khi mỗi nhóm báo cáo điều họ đã khám phá ra, hãy hỏi:

  • Chúng ta có thể học được gì bằng cách so sánh hai cách phản ứng này với cùng một thử thách?

  • Tại sao việc Nê Phi đi đến cha của ông để nhận được lời chỉ bảo là điều quan trọng, mặc dù Lê Hi đã ta thán? Chúng ta có thể học được các nguyên tắc nào từ điều này để áp dụng vào cuộc sống của mình? (Các anh chị em có thể muốn giải thích rằng bằng cách đi đến Lê Hi để nhận được lời chỉ bảo, Nê Phi đã thể hiện lòng kính trọng đối với cha của ông và giúp cha của ông tìm đến Chúa. Việc tìm kiếm lời chỉ bảo từ cha mẹ và các vị lãnh đạo chức tư tế, mặc dù họ không hoàn hảo, là một cách để kính trọng họ và sử dụng đức tin nơi Chúa).

  • Chúng ta có thể học thêm các nguyên tắc nào từ phản ứng của Nê Phi đối với nghịch cảnh của gia đình ông? (Trong khi các học sinh chia sẻ những ý kiến của họ, hãy chắc chắn phải nhấn mạnh rằng nếu chúng ta làm hết sức mình và cũng tìm kiếm sự hướng dẫn của Chúa, thì Ngài sẽ giúp chúng ta vượt qua những khó khăn của mình).

Yêu cầu một học sinh đọc to 1 Nê Phi 16:26–29. Mời lớp học tìm kiếm những chi tiết về cách Chúa đã sử dụng cái la bàn Liahona để hướng dẫn gia đình của Lê Hi. Để giúp các học sinh hiểu và áp dụng điều được giảng dạy trong những câu này về việc nhận được sự hướng dẫn của Chúa, hãy đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Sự khác biệt giữa việc tùy tiện tuân theo sự hướng dẫn của Chúa và việc tuân theo sự hướng dẫn với đức tin và lòng chuyên tâm là gì?

Mời các học sinh im lặng đọc 1 Nê Phi 16:29, An Ma 37:6–7, và An Ma 37:38–41, và tìm kiếm một nguyên tắc được giảng dạy trong cả ba đoạn này.

  • Nguyên tắc nào được giảng dạy trong ba đoạn này? (Hãy chắc chắn các học sinh hiểu rằng bằng những phương tiện nhỏ bé Chúa có thể đem lại những việc lớn lao. (Các anh chị em có thể muốn viết nguyên tắc này lên trên bảng).

  • Theo như các câu này, Chúa đã cung ứng ″những phương tiện nhỏ bé″ nào để ban cho chúng ta sự hướng dẫn?

Viết những câu hỏi sau đây lên trên bảng, và hãy chắc chắn rằng mỗi câu hỏi đều thiếu một từ hoặc cụm từ. (Các anh chị em có thể muốn làm điều này trước khi bắt đầu lớp học).

  1.  … giống như cái la bàn Liahona trong hai hoặc ba cách nào?

  2. Một số điều nào có thể làm cho chúng ta bỏ lỡ các sứ điệp quan trọng từ … ?

  3. Các em đã được ban phước vào lúc nào bằng cách tuân theo sự hướng dẫn của … ?

Chia lớp ra thành ba nhóm, với một người lãnh đạo trong mỗi nhóm. Đưa cho mỗi người lãnh đạo một bản liệt kê các chỉ định sau đây, mà trong đó nhóm của họ sẽ nghiên cứu một ″phương tiện nhỏ bé″ mà Chúa sử dụng để hướng dẫn chúng ta. (Nếu lớp học đông người, thì các anh chị em có thể muốn chia các học sinh ra thành nhiều hơn ba nhóm để giảm bớt số người trong nhóm. Nếu làm như vậy, các anh chị em sẽ cần phải đưa cùng một chỉ định cho một hoặc nhiều nhóm hơn).

Nhóm 1: Phước Lành Tộc Trưởng

Hãy đọc cho nhóm nghe lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Thomas S. Monson:

″Chính Chúa là Đấng đã cung ứng một cái la bàn Liahona cho Lê Hi thì ngày nay cũng cung ứng cho các anh chị em và tôi một món quà hiếm và quý giá để ban sự hướng dẫn cho cuộc sống của chúng ta, để đánh dấu những nguy cơ cho sự an toàn của chúng ta, và lập sơ đồ cho lộ trình, chính là lối đi an toàn—không phải đi đến một vùng đất hứa, mà đến căn nhà thiên thượng của chúng ta. Món quà tôi nói đến được biết là phước lành tộc trưởng của các anh chị em. …

“… Phước lành của các anh chị em không phải dùng để xếp lại ngay ngắn và mang cất đi. Phước lành này không phải dùng để đóng khung hay công bố. Thay vì thế, phước lành này phải được đọc. Phước lành này phải được yêu mến. Phước lành này phải được tuân theo. Phước lành tộc trưởng của các anh chị em sẽ giúp đỡ các anh chị em vượt qua thời điểm khó khăn. Phước lành tộc trưởng sẽ hướng dẫn các anh chị em qua những hiểm nguy của cuộc đời. … Phước lành tộc trưởng của các anh chị em là một cái la bàn Liahona cá nhân đối với các anh chị em để lập ra sơ đồ của lộ trình của mình và hướng dẫn con đường của các anh chị em” (“Your Patriarchal Blessing: A Liahona of Light,” Ensign, tháng Mười Một năm 1986, 65–66).

Làm cho những câu hỏi ở trên bảng được phù hợp để chúng sẽ nói về các phước lành tộc trưởng. Hãy thảo luận chung với nhóm các câu hỏi đó. Chỉ định một người trong nhóm của các em chia sẻ với những người khác trong lớp điều mà nhóm của các em đã học được. Cũng mời một người từ nhóm các em chia sẻ kinh nghiệm của người ấy từ câu hỏi số 3.

Nhóm 2: Thánh Thư và Những Lời của Các Vị Tiên Tri Ngày Sau

Đọc cho nhóm nghe lời phát biểu sau đây của Anh Cả W. Rolfe Kerr thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi:

″Những lời nói của Đấng Ky Tô có thể là một cái la bàn Liahona cá nhân cho mỗi người chúng ta, cho chúng ta thấy con đường. Chúng ta đừng để cho mình trở nên biếng nhác vì đường đi dễ. Trong đức tin, chúng ta hãy ghi sâu những lời nói của Đấng Ky Tô vào tâm trí mình như chúng đã được ghi chép trong trong thánh thư thiêng liêng và như chúng đã được các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải tại thế thốt ra. Với đức tin và sự siêng năng, chúng ta hãy nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô, bởi vì những lời nói của Đấng Ky Tô sẽ là cái la bàn Liahona thuộc linh của chúng ta mà cho chúng ta biết về tất cả những điều phải làm” (“Những Lời Nói của Đấng Ky Tô—Cái La Bàn Liahona Thuộc Linh của Chúng Ta,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2004 37).

Làm cho những câu hỏi ở trên bảng được phù hợp để chúng sẽ nói về thánh thư và những lời của các vị tiên tri ngày sau. Hãy thảo luận chung với nhóm các câu hỏi đó. Chỉ định một người trong nhóm của các em chia sẻ với những người khác trong lớp học điều nhóm của các em đã học được. Cũng mời một người từ nhóm của các em chia sẻ kinh nghiệm của người ấy từ câu hỏi số 3.

Nhóm 3: Đức Thánh Linh

Đọc cho nhóm nghe lời phát biểu sau đây của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

″Khi chúng ta cố gắng chỉnh đốn các thái độ và hành động của mình với sự ngay chính, thì Đức Thánh Linh trở thành Đấng hỗ trợ cho chúng ta ngày nay giống như cái la bàn Liahona đã hỗ trợ cho Lê Hi và gia đình ông trong thời kỳ của họ. Chính các yếu tố mà làm cho cái la bàn Liahona hoạt động cho Lê Hi cũng sẽ mời Đức Thánh Linh đến với cuộc sống của chúng ta. Và chính các yếu tố đã khiến cho cái la bàn Liahona không hoạt động vào thời xưa cũng sẽ khiến cho chúng ta tự lánh xa khỏi Đức Thánh Linh ngày nay” (“Để Chúng Ta Có Thể Luôn Được Thánh Linh của Ngài Ở cùng Chúng Ta,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2006, 30).

Làm cho những câu hỏi ở trên bảng được phù hợp để chúng sẽ nói về Đức Thánh Linh. Hãy thảo luận chung với nhóm các câu hỏi đó. Chỉ định một người trong nhóm của các em chia sẻ với những người khác trong lớp học điều mà nhóm của các em đã học được. Cũng mời một người từ nhóm của các em chia sẻ kinh nghiệm của người ấy từ câu hỏi số 3.

Xin lưu ý giảng viên: Sau khoảng sáu tới tám phút, hãy yêu cầu mỗi nhóm giảng dạy lớp học điều họ đã học được từ cuộc thảo luận của họ. Các anh chị em cũng có thể muốn mời các học sinh viết vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ ghi chép trong lớp học của họ về thời gian Chúa đã hướng dẫn họ qua các phương tiện nhỏ bé. Cân nhắc việc nói về thời gian các anh chị em đã nhận được sự hướng dẫn từ Chúa qua các phương tiện nhỏ bé.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

1 Nê Phi 16:10. Một cái la bàn Liahona cá nhân

Chủ Tịch Spencer W. Kimball đã so sánh lương tâm của chúng ta với cái la bàn Liahona:

″Các anh chị em cần phải nhận biết rằng mình có một điều gì giống như cái la bàn, giống như Liahona, bên trong con người của mình. Mỗi đứa trẻ đều được ban cho cái la bàn ấy. Khi lên tám, đứa trẻ biết điều tốt với điều xấu, nếu cha mẹ của nó dạy dỗ nó kỹ. Nếu nó không biết tới cái la bàn Liahona mà nó có bên trong con người nó thì cuối cùng nó có thể không được cái la bàn mách bảo. Nhưng nếu chúng ta chịu nhớ rằng mỗi người chúng ta có điều mà sẽ hướng dẫn mình đúng đường thì con tàu của chúng ta sẽ không đi sai lộ trình và nỗi đau khổ sẽ không xảy ra và các cây cung sẽ không bị gãy và gia đình sẽ không khóc la vì lương thực—nếu chúng ta nghe theo lệnh của cái la bàn Liahona của mình, mà chúng ta gọi là lương tâm” (“Our Own Liahona,” Ensign, tháng Mười Một năm 1976, 79).