Thư Viện
Tự Học Ở Nhà Đơn Vị 28


Bài Học Tự Học ở Nhà

4 Nê Phi 1Mặc Môn 8:11 (Đơn Vị 28)

Lời Giới Thiệu Bài Học

Trong bài học này, học sinh sẽ xem lại sự hủy diệt của dân Nê Phi và học về ước muốn của Mặc Môn cho dân của ông để “được ôm chặt trong cánh tay của Chúa Giê Su” (Mặc Môn 5:11). Học sinh sẽ học cách mời Chúa ôm chặt trong cuộc sống của họ. Từ sự từ chối hối cải của dân Nê Phi, học sinh sẽ hiểu được những hậu quả buồn bã mà dân chúng cảm thấy khi họ không hối cải.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

4 Nê Phi 1Mặc Môn 4

Dân Nê Phi sa ngã từ sự ngay chính và hạnh phúc đến sự tà ác

Yêu cầu học sinh xác định họ đã học được bao nhiêu năm lịch sử của dân Nê Phi trong tuần này. Giúp họ sử dụng những ngày tháng trong phần tóm lược chương hoặc ở dưới cùng của trang trong 4 Nê Phi 1Mặc Môn 8 để tìm hiểu điều này. (Những chương này bao gồm gần 400 năm, hay là hơn một phần ba lịch sử của dân Nê Phi).

Hãy yêu cầu một nửa lớp sử dụng thánh thư và nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ để xem lại điều họ đã học về hạnh phúc của dân Nê Phi trong 4 Nê Phi 1. Yêu cầu nửa lớp kia sử dụng Mặc Môn 1–2 và nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ để xem lại Mặc Môn là ai và lý do tại sao ông đáng được ngưỡng mộ như vậy. Yêu cầu mỗi nhóm tóm lược những điều họ đã học được. Sau đó mời các nhóm trình bày phần tóm lược của họ.

Hỏi học sinh: Một lẽ thật mà các em đã học được từ việc nghiên cứu các chương này là gì, và tại sao lẽ thật này quan trọng với các em?

Giải thích rằng mặc dù những nỗ lực của Mặc Môn để giúp dân Nê Phi tự chuẩn bị về phần thuộc linh cho trận chiến, nhưng họ đã từ chối hối cải và tìm đến Chúa. Do sự tà ác của họ, nên họ đã bị bỏ mặc với sức mạnh riêng của họ, và dân La Man bắt đầu đánh bại họ (xin xem Mặc Môn 3–4).

Mặc Môn 5:8–24

Mặc Môn giải thích rằng biên sử Sách Mặc Môn được viết để thuyết phục dân chúng tin vào Chúa Giê Su Ky Tô

Hỏi học sinh xem họ có bao giờ cảm thấy buồn rầu cho một người nào đó đã phải chịu đựng những hậu quả của việc lựa chọn sai không. Các anh chị em có thể chia sẻ một ví dụ thích hợp (chứ không phê phán) về nỗi buồn rầu mà các anh chị em đã cảm thấy cho một người nào đó đã phải chịu đựng những hậu quả tiêu cực vì lựa chọn của mình. Giải thích rằng Mặc Môn đã viết rằng dân chúng trong những ngày sau cùng sẽ buồn rầu khi họ đọc về sự hủy diệt của dân Nê Phi.

Mời học sinh đọc thầm Mặc Môn 5:10–11 cùng tìm kiếm điều Mặc Môn đã nói là dân Nê Phi có thể đã được vui hưởng. Sau khi học sinh trả lời, hãy hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Các em nghĩ “được ôm chặt trong cánh tay của Chúa Giê Su” có nghĩa là gì? (Từ được ôm chặt có nghĩa là được ôm ghì chặt hoặc được chấp nhận, đó là một cử chỉ bảo vệ và yêu thương).

  • Theo Mặc Môn 5:11, chúng ta có thể làm gì để nhận được cái ôm này? Qua sự hối cải, chúng ta có thể “được ôm chặt trong cánh tay của Chúa Giê Su.” Viết nguyên tắc này lên trên bảng).

Đọc hoặc mời một học sinh đọc lời phát biểu của Anh Cả Kent F. Richards thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi. Yêu cầu lớp học lắng nghe ý nghĩa của câu “được ôm chặt trong cánh tay của Chúa Giê Su.”

“Tất cả những ai chịu đến có thể ‘được ôm chặt trong cánh tay của Chúa Giê Su.’ [Mặc Môn 5:11.] Tất cả mọi tâm hồn đều có thể được quyền năng của Ngài chữa lành. Tất cả những nỗi đau đớn có thể được xoa dịu. ‘Linh hồn [chúng ta] có thể được yên nghỉ’ nơi Ngài. [Ma Thi Ơ 11:29.] Hoàn cảnh trên trần thế của chúng ta có thể không thay đổi ngay lập tức, nhưng nỗi đau đớn, lo lắng, khổ sở và sợ hãi của chúng ta có thể biến mất trong sự bình an và hương liệu chữa lành của Ngài” (“Sự Chuộc Tội Chữa Lành Mọi Nỗi Đau Đớn,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2011, 16).

Mời học sinh suy nghĩ về những lúc mà họ đã cảm thấy “được ôm chặt trong cánh tay của Chúa Giê Su” vì sự hối cải. Cũng yêu cầu họ suy ngẫm điều họ có thể cần phải làm để được ôm chặt trong cánh tay của Ngài bây giờ. Làm chứng về kết quả đầy an ủi và bảo vệ của sự hối cải.

Để minh họa một nguyên tắc trong Mặc Môn 5, hãy đặt một cái nút chai hoặc một vật nổi trong một nồi nước. Yêu cầu hai hoặc ba học sinh thổi vật đó theo các hướng khác nhau. Hỏi cái nút chai này có bao nhiêu ảnh hưởng đối với nơi mà nó đang di chuyển. Khuyến khích học sinh, trong khi họ tiếp tục nghiên cứu, xem cái nút chai này có thể giống như dân Nê Phi như thế nào.

Viết lên trên bảng: Khi chúng ta từ chối hối cải … Thì hãy mời một học sinh đọc to Mặc Môn 5:2, 16–19 trong khi lớp học tìm kiếm các kết quả của lời từ chối hối cải của dân Nê Phi. Yêu cầu học sinh sử dụng những điều họ tìm thấy trong các câu này để hoàn tất câu ở trên bảng. Khi họ trả lời, các anh chị em có thể hỏi một số câu hỏi sau đây để giúp học sinh hiểu được một số từ và cụm từ trong các câu này:

  • Trong câu 16, các em nghĩ “sống không có Đấng Ky Tô và Thượng Đế trong thế gian này” có nghĩa là gì? (Sống mà không có đức tin vào Chúa Giê Su Ky Tô hay Cha Thiên Thượng và không có ảnh hưởng và sự hướng dẫn của hai Ngài).

  • Các em nghĩ “bị trôi giạt khắp nơi chẳng khác chi trấu bay trước gió” có nghĩa là gì? (Mặc Môn 5:16). (Các anh chị em có thể giải thích rằng trấu là ám chỉ cỏ và lớp bao phủ bên ngoài của hạt thóc bị thổi bay đi trong gió trong lúc đập lúa).

  • Các em nghĩ mình sẽ cảm thấy như thế nào nếu các em đang ở trên một chiếc thuyền không có neo trong đại dương, không có cách nào để căng buồm hoặc lèo lái? Tình trạng này tương tự như thế nào với tình trạng của dân Nê Phi?

Giải thích rằng Mặc Môn 5 dạy rằng khi chúng ta từ chối hối cải, thì Thánh Linh rút lui và chúng ta mất đi sự hướng dẫn của Chúa. Viết nguyên tắc này lên trên bảng để hoàn tất lời phát biểu các anh chị em đã bắt đầu viết trước đó. Yêu cầu học sinh suy ngẫm về những lúc trong cuộc sống mà họ có thể đã có được kinh nghiệm về nguyên tắc này.

Các anh chị em có thể muốn yêu cầu học sinh đối chiếu hai nguyên tắc được viết ở trên bảng bằng cách hỏi câu hỏi sau đây: Từ hai lẽ thật được viết lên trên bảng, kết quả của sự hối cải khác với kết quả của việc từ chối hối cải như thế nào?

Mời học sinh đọc thầm Mặc Môn 5:22–24 cùng tìm kiếm điều mà Mặc Môn mời tất cả chúng ta phải làm để chúng ta sẽ không trở thành giống như dân Nê Phi trong thời ông. Các anh chị em có thể khuyến khích học sinh đánh dấu những điều họ tìm thấy.

Làm chứng về lẽ thật của hai nguyên tắc được viết ở trên bảng.

Mặc Môn 6:1–8:11

Sau khi chứng kiến sự hủy diệt cuối cùng của dân ông, Mặc Môn viết cho con cháu dân La Man và sau đó qua đời, để lại con trai Mô Rô Ni của ông một mình

Mời học sinh tóm lược sự hủy diệt cuối cùng của dân Nê Phi bằng cách sử dụng các tiêu đề chương cho Mặc Môn 6–8 nếu cần thiết.

Mời học sinh đọc thầm và suy ngẫm Mặc Môn 7:10, về những lời sau cùng Mặc Môn đã viết trước khi qua đời.

Đơn Vị Kế Tiếp (Mặc Môn 8:12Ê The 3)

Mô Rô Ni đã nói chuyện với Chúa Giê Su Ky Tô và được cho thấy thời kỳ của chúng ta. Mô Rô Ni đã cảnh báo chúng ta về điều gì? Anh của Gia Rết cũng có đức tin rất lớn. Ông đã nhìn thấy Chúa Giê Su Ky Tô và nói chuyện trực tiếp với Ngài. Việc biết rằng cả Mô Rô Ni lẫn anh của Gia Rết nhìn thấy và nói chuyện với Đấng Ky Tô giúp các em tin tưởng lời nói của họ như thế nào?