Bài Học 2
Học Thánh Thư
Lời Giới Thiệu
Bài học này sẽ giúp các học sinh gia tăng sự hiểu biết của họ về các mục đích của thánh thư. Bài học này cũng sẽ giúp họ học thánh thư trong một cách có ý nghĩa hơn. Bài học này gồm có những sinh hoạt học hỏi về sự hiểu biết quá trình và bối cảnh của thánh thư, nhận ra và hiểu các giáo lý và nguyên tắc, cùng áp dụng các giáo lý và nguyên tắc trong cuộc sống của chúng ta. Khi các học sinh cải thiện khả năng của họ để học thánh thư, thì tình yêu thương của họ dành cho thánh thư cũng như sự hiểu biết của họ về phúc âm sẽ gia tăng. Hãy cân nhắc những cách ôn lại tài liệu trong bài học này trong suốt năm.
Những Đề Nghị để Giảng Dạy
Chúng ta nên tiếp cận việc học thánh thư trong lớp giáo lý bằng cách nào?
Trước khi lớp bắt đầu, hãy viết câu phát biểu sau đây của Chủ Tịch Thomas S. Monson lên trên bảng. (Câu này nằm ở trang 107 của Conference Report tháng Mười năm 1970).
Yêu cầu một học sinh đọc to câu này.
-
Dựa vào câu này, mục tiêu của tôi với tư cách là giảng viên lớp giáo lý là gì? Mục tiêu của các em với tư cách là học sinh lớp giáo là gì?
Nói cho các học sinh biết rằng trong bài học này, họ sẽ khám phá ra những cách để “suy nghĩ, cảm nhận và rồi làm một điều gì đó về việc sống theo các nguyên tắc phúc âm” đã được giảng dạy trong thánh thư.
Hiểu được quá khứ và bối cảnh của thánh thư
Giải thích rằng các học sinh có thể làm một điều để cải thiện việc học thánh thư của mình là học về quá trình và bối cảnh của các câu chuyện và những điều mặc khải trong thánh thư. Quá trình và bối cảnh thường được gọi là văn cảnh.
Mời một học sinh đọc lời khuyên dạy sau đây của Chủ Tịch Thomas S. Monson:
“Bắt đầu làm quen với các bài học mà thánh thư giảng dạy. Học về quá trình và bối cảnh của các câu chuyện ngụ ngôn của Đấng Chủ Tể và những lời khuyên dạy của các vị tiên tri. Hãy học những điều này thể như Đấng Chủ Tể và các vị tiên tri đang nói với các anh em, vì thật sự là như vậy.” (“Hãy Cố Gắng Là Người Tốt Nhất,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2009, 68).
Hãy nêu ra rằng một sự hiểu biết về quá trình và bối cảnh có thể giúp chúng ta hiểu những điều giảng dạy trong thánh thư. Sự hiểu biết này cung ứng thông tin nhằm làm sáng tỏ và hiểu rõ hơn về các câu chuyện, giáo lý và nguyên tắc trong bản văn thánh thư.
Viết những lời phát biểu sau đây lên trên bảng:
Giải thích rằng những câu hỏi này có thể giúp chúng ta hiểu văn cảnh của một điều giảng dạy hay câu chuyện trong thánh thư.
Yêu cầu các học sinh chia sẻ điều họ đã làm để đạt được một sự hiểu biết rõ hơn về quá trình và bối cảnh của các đoạn thánh thư. Các anh chị em có thể muốn liệt kê một số ý kiến này lên trên bảng.
Các học sinh có thể đề cập đến những thực hành như tra tìm ý nghĩa của những từ khó hay lạ, xem xét bản văn xung quanh, đọc những phần tóm lược chương vào lúc bắt đầu các chương, hoặc tra cứu những phần cước chú để có những lời giải nghĩa và tham khảo chéo. Hãy chắc chắn đề cập đến những kỹ năng này nếu các học sinh không đề cập đến.
Để làm mẫu một phương pháp nhằm mục đích hiểu được văn cảnh của thánh thư, hãy mời một học sinh đọc to 3 Nê Phi 17:1–10. Yêu cầu lớp học dò theo, tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi các anh chị em đã viết lên trên bảng. Các anh chị em cũng có thể muốn khuyến khích họ nhìn vào phần tóm lược chương để có một cái nhìn khái quát nhanh chóng về chương đó.
-
Ai đang kể lại câu chuyện này trong các câu 1, 5–6, và 9–10? (Mặc Môn).
-
Ai đang nói chuyện trong câu chuyện này? Ai đang nhận được sứ điệp này?
-
Điều gì đã xảy ra trước khi có những sự kiện trong câu chuyện này? (Xin xem phần tóm lược chương trong 3 Nê Phi 8–16). Việc hiểu biết của các em về quá trình này ảnh hưởng như thế nào đến việc hiểu biết của các em về lý do tại sao dân chúng muốn Đấng Cứu Rỗi ở lại thêm một chút nữa? (Xin xem 3 Nê Phi 17:5–6). Các phép lạ nào đã xảy ra sau khi Ngài phán rằng Ngài sẽ ở lại? (Xin xem 3 Nê Phi 1, 8–10).
Nhận ra và hiểu các giáo lý và nguyên tắc
Nhấn mạnh rằng khi các học sinh hiểu quá trình và bối cảnh của một câu chuyện thánh thư, thì họ được chuẩn bị kỹ hơn để nhận ra và hiểu các giáo lý và nguyên tắc chứa đựng trong câu chuyện thánh thư đó. Mời một học sinh đọc phần mô tả sau đây về các nguyên tắc phúc âm, được Anh Cả Richard G. Scott thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ chia sẻ:
“Các nguyên tắc là lẽ thật được tập trung, được kết hợp để áp dụng cho nhiều hoàn cảnh khác nhau” (“Acquiring Spiritual Knowledge,” Ensign, tháng Mười Một năm 1993, 86).
Giải thích rằng các giáo lý và nguyên tắc là vĩnh cửu, là các lẽ thật bất biến của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô là những điều cung ứng sự hướng dẫn cho cuộc sống chúng ta. Các giáo lý và nguyên tắc này là các bài học mà các vị tiên tri thời xưa có ý định cho chúng ta học từ các sự kiện, câu chuyện, và các bài giảng họ đã ghi lại trong thánh thư. Hãy nêu ra rằng một số tác giả trong thánh thư đã sử dụng các cụm từ như là “Do đó chúng ta thấy rằng” (xin xem Hê La Man 3:27–29) hoặc những từ như là vậy nên (xin xem An Ma 32:16) để chỉ trực tiếp các giáo lý và nguyên tắc. Tuy nhiên, nhiều giáo lý và nguyên tắc đã không được nói đến trực tiếp như vậy trong thánh thư. Thay vì thế, các lẽ thật này được ngụ ý và minh họa qua cuộc sống của các nhân vật trong thánh thư.
Để giúp các học sinh học cách nhận ra các giáo lý và nguyên tắc mà không được nói đến trực tiếp, hãy đề nghị rằng khi họ đọc, họ hãy tự đặt ra những câu hỏi như sau: Sứ điệp của câu chuyện này là gì? Tác giả đã có ý định gì cho chúng ta để học hỏi từ câu chuyện này? Các lẽ thật nào đã được giảng dạy trong đoạn thánh thư này? Các anh chị em có thể muốn liệt kê những câu hỏi này lên trên bảng.
Để giúp các học sinh thực hành cách nhận ra các giáo lý và nguyên tắc, bảo họ giở lại 3 Nê Phi 17:1–10. Hãy hỏi:
-
Từ những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi trong 3 Nê Phi 17:2–3, chúng ta có thể học được điều gì về việc hiểu lời Ngài?
-
Chúng ta có thể học được các lẽ thật nào về Đấng Cứu Rỗi từ 3 Nê Phi 17:5–7?
-
Để đáp lại đức tin lớn lao của dân chúng, Đấng Cứu Rỗi đã đề nghị chữa lành cho họ. Trong 3 Nê Phi 17:8–9, các em thấy các nguyên tắc nào về việc tìm kiếm các phước lành từ Chúa? (Một nguyên tắc mà các học sinh có thể nhận ra là Chúa đáp ứng ước muốn thật sự của chúng ta để đến gần Ngài hơn).
Nếu có thời gian để cho các học sinh thực hành thêm trong việc nhận ra các giáo lý và nguyên tắc, hãy mời họ tìm ra các câu chuyện thánh thư ưa thích của họ. Yêu cầu họ nhận ra các nguyên tắc họ đã học được từ các câu chuyện này. Rồi mời họ chia sẻ những câu chuyện của họ và các nguyên tắc họ đã học được.
Áp dụng các giáo lý và nguyên tắc
Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ nói:
“Giáo lý chân chính, nếu hiểu rõ, sẽ thay đổi thái độ và hành vi. Việc nghiên cứu các giáo lý phúc âm sẽ cải tiến hành vi nhanh hơn việc nghiên cứu hành vi sẽ cải tiến hành vi. … Đó là lý do tại sao chúng ta nhấn mạnh như vậy về việc nghiên cứu các giáo lý của phúc âm” (“Little Children,” Ensign, tháng Mười Một năm 1986, 17).
Giải thích rằng khi hiểu một giáo lý hay nguyên tắc, chúng ta biết nhiều hơn là chỉ có định nghĩa của những từ. Chúng ta biết được ý nghĩa của giáo lý hay nguyên tắc trong cuộc sống của mình. Khi nhận ra hoặc tiến dần đến việc hiểu biết một giáo lý hay nguyên tắc, chúng ta có thể áp dụng giáo lý hay nguyên tắc đó vào cuộc sống của mình. Giải thích rằng việc áp dụng xảy ra khi chúng ta làm một điều gì đó về các nguyên tắc mà chúng ta đã học được. Các học sinh hành động theo các nguyên tắc họ học được sẽ có một cơ hội lớn lao hơn để cảm nhận Thánh Linh mà xác nhận lẽ thật của các nguyên tắc đó (xin xem 2 Nê Phi 32:5; Mô Rô Ni 10:5). Đây là giá trị thật sự của sự hiểu biết nhận được từ việc học thánh thư. Giúp các học sinh thấy rằng bất cứ lúc nào họ học thánh thư —cho dù ở nhà, ở nhà thờ, trong lớp giáo lý, đang làm việc với chương trình Sự Tiến Triển Cá Nhân hoặc Bổn Phận đối với Thượng Đế, hoặc bất cứ bối cảnh nào khác—thì một trong các mục tiêu của họ cần phải là cải thiện trong các nỗ lực của mình để sống theo phúc âm và đến gần Thượng Đế hơn.
Để giúp các học sinh hiểu và áp dụng các nguyên tắc họ khám phá trong thánh thư, hãy khuyến khích họ cầu nguyện để có được sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh trong việc học hỏi riêng của họ. Cũng như khuyến khích họ đặt ra câu hỏi giống như sau trong khi họ học: Chúa muốn tôi làm gì với sự hiểu biết này? Điều này có thể tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc sống của tôi? Tôi có thể bắt đầu hay ngừng làm điều gì bây giờ để sống cuộc sống của tôi tốt hơn một chút? Cuộc sống của tôi sẽ tốt hơn như thế nào nếu tôi làm điều này? (Các anh chị em có thể muốn viết một số hoặc tất cả những câu hỏi này lên trên bảng. Các anh chị em cũng có thể muốn đề nghị rằng các học sinh viết những câu hỏi này trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ để họ có thể thường xuyên tham khảo những câu hỏi này).
Để kết thúc, hãy chia các học sinh ra thành từng cặp. Yêu cầu họ chia sẻ với nhau các nguyên tắc họ đã học được ngày hôm nay từ 3 Nê Phi 17:1–10. Hãy khuyến khích họ nói về điều họ đã làm để phát triển sự hiểu biết của họ về các nguyên tắc này và điều họ sẽ làm để áp dụng điều họ đã học và cảm nhận được. Yêu cầu họ nói về cách áp dụng những nguyên tắc này có thể tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống của họ như thế nào.