Bài Học 135
3 Nê Phi 29–30
Lời Giới Thiệu
Khi Mặc Môn kết thúc truyện ký của ông về chuyến thăm của Đấng Cứu Rỗi ở giữa dân Nê Phi, ông giải thích rằng sự ra đời của Sách Mặc Môn sẽ là một điềm triệu cho thấy Chúa đã làm tròn giao ước của Ngài với gia tộc Y Sơ Ra Ên. Ông cũng cảnh báo rằng những người nào chối bỏ những việc làm của Thượng Đế sẽ phải chịu sự phán xét của Thượng Đế. Cuối cùng, ông đã ghi lại lời mời gọi của Đấng Cứu Rỗi cho tất cả mọi người phải hối cải và được tính vào số dân của gia tộc của Y Sơ Ra Ên.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
3 Nê Phi 29
Mặc Môn làm chứng rằng Chúa sẽ làm tròn giao ước của Ngài với gia tộc Y Sơ Ra Ên trong những ngày sau cùng
Sao chép lại biểu đồ sau đây lên trên bảng trước khi lớp học bắt đầu (hoặc chuẩn bị như là một tờ giấy phát tay cho mỗi học sinh):
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Bắt đầu lớp bằng cách mời học sinh so sao cho các từ được phù hợp với nhau trong cột đầu tiên của biểu đồ với những định nghĩa đúng trong cột thứ hai (câu trả lời: 1-c, 2-a, 3-e, 4-b, 5-d). Khi học sinh báo cáo những câu trả lời của họ, hãy chắc chắn là họ hiểu mỗi một định nghĩa đó. Các anh chị em có thể làm điều này bằng cách mời học sinh giải thích các định nghĩa bằng lời riêng của họ hoặc bằng cách sử dụng mỗi từ hoặc cụm từ trong một câu. Nói cho học sinh biết rằng các định nghĩa này sẽ giúp họ hiểu rõ hơn 3 Nê Phi 29–30.
Giải thích rằng sau khi Mặc Môn viết về sự hiện đến của Đấng Cứu Rỗi cùng dân Nê Phi, ông đã tiên tri về sự làm tròn những lời hứa của Chúa trong những ngày sau cùng. Hỏi học sinh xem họ đã từng trải qua kinh nghiệm về sự làm tròn một lời hứa thiêng liêng không, trong bất cứ trường hợp nào được ban cho trong thánh thư, bởi một vị tiên tri, qua Đức Thánh Linh, hoặc qua một phước lành chức tư tế. Mời một vài học sinh kể lại những kinh nghiệm của họ, nhưng hãy chắc chắn phải nhắc nhở họ rằng họ không nên chia sẻ những kinh nghiệm mà quá cá nhân hoặc riêng tư.
-
Các em nghĩ tại sao một số người có thể không tin rằng Thượng Đế sẽ giữ những lời hứa của Ngài?
-
Làm thế nào các em biết rằng Thượng Đế giữ những lời hứa của Ngài?
Viết những từ Khi và Thì lên trên bảng. Mời học sinh đọc thầm 3 Nê Phi 29:1–3 cùng tìm kiếm các từ ở trên bảng. Giải thích rằng những từ này sẽ giúp họ nhận ra một sự kiện mà sẽ cho thấy rằng Chúa đang giữ những lời hứa của Ngài với gia tộc Y Sơ Ra Ên trong những ngày sau cùng. (Có thể là điều hữu ích để giải thích rằng cụm từ “những lời này” trong 3 Nê Phi 29:1 ám chỉ các điều ghi chép của Sách Mặc Môn)
-
Các em sẽ tóm lược lời tiên tri đã được ghi lại trong những câu này như thế nào? (Học sinh có thể sử dụng các từ khác nhau, nhưng họ cần phải nhận ra lẽ thật sau đây: Sự ra đời của Sách Mặc Môn là một điềm triệu cho thấy rằng Thượng Đế đang làm tròn giao ước của Ngài để quy tụ lại dân Y Sơ Ra Ên trong những ngày sau. Các anh chị em có thể muốn khuyến khích học sinh đánh dấu lẽ thật này trong phần tóm tắt chương 3 Nê Phi 29).
Mời học sinh giơ cao quyển Sách Mặc Môn của họ. Giải thích rằng họ có trong tay vật làm ứng nghiệm lời tiên tri của Mặc Môn và họ có thể yên tâm rằng Chúa đang chuẩn bị dân Ngài cho sự trở lại của Ngài. Mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả Russell M. Nelson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:
“Sách Mặc Môn là bằng chứng hiển nhiên rằng Chúa đã bắt đầu quy tụ con cái giao ước Y Sơ Ra Ên của Ngài. …
“Thật vậy, Chúa đã không quên! Ngài đã ban phước cho chúng ta và những người khác ở khắp nơi trên thế gian với Sách Mặc Môn. … Sách này giúp chúng ta lập giao ước với Thượng Đế. Sách này mời chúng ta tưởng nhớ tới Ngài và biết Vị Nam Tử Yêu Dấu của Ngài. Sách này là một chứng thư khác về Chúa Giê Su Ky Tô” (“Các Giao Ước,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2011, 88).
-
Làm thế nào sự thật về việc chúng ta có Sách Mặc Môn là một chứng thư rằng Thượng Đế sẽ giữ lời hứa của Ngài?
Viết câu hỏi sau đây lên trên bảng: Tại sao Các Thánh Hữu Ngày Sau quan tâm đến giao ước của Chúa với gia tộc Y Sơ Ra Ên? Yêu cầu học sinh lắng nghe câu trả lời cho câu hỏi này khi các anh chị em đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Russell M . Nelson. Ông đã liệt kê những lời hứa mà là một phần giao ước của Chúa với dân Ngài. (Các anh chị em có thể muốn đưa cho mỗi học sinh một bản sao của lời phát biểu này).
“Giao ước của Thượng Đế lập với Áp Ra Ham và về sau tái khẳng định với Y Sác và Gia Cốp … chứa đựng vài lời hứa, kể cả:
-
Chúa Giê Su Ky Tô sẽ được sinh ra trong dòng dõi Áp Ra Ham.
-
Con cháu của Áp Ra Ham sẽ rất đông, được gia tăng vĩnh viễn, và cũng được mang chức tư tế.
-
Áp Ra Ham sẽ trở thành tổ phụ của nhiều dân tộc.
-
Một số đất sẽ được các con cháu của ông thừa hưởng.
-
Tất cả các dân tộc trên thế gian sẽ được dòng dõi của ông ban phước.
-
Và giao ước đó sẽ là trường cửu—thậm chí trải qua ‘một ngàn thế hệ.’
“Một số những lời hứa này đã được làm tròn; những lời hứa khác vẫn còn đang chờ đợi để được làm tròn. …
“Một số người trong chúng ta thật sự là dòng dõi của Áp Ra Ham; những người khác được quy tụ vào gia đình của ông bằng cách được nhận làm con nuôi. Chúa không phân biệt gì cả. Chúng ta cùng nhận được các phước lành đã được hứa này—nếu chúng ta tìm kiếm Chúa và tuân theo những lệnh truyền của Ngài. …
“… Brigham Young nói: ‘Tất cả Các Thánh Hữu Ngày Sau lập giao ước mới và vĩnh viễn khi họ gia nhập Giáo Hội này’” (“Covenants,” 87–88; trích dẫn Teachings of Presidents of the Church: Brigham Young [1997], 62).
-
Bằng cách sử dụng điều các em đã học được từ lời phát biểu của Anh Cả Nelson, các em có thể trả lời cho câu hỏi ở trên bảng như thế nào? (Học sinh có thể đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau, nhưng hãy chắc chắn là họ nhận ra lẽ thật sau đây: Các Thánh Hữu Ngày Sau là một phần dân giao ước của Chúa, và chúng ta mang trách nhiệm phải ban phước cho tất cả các dân tộc.
-
Các Thánh Hữu Ngày Sau tìm cách ban phước cho các dân tộc trên thế gian bằng cách nào?
-
Sách Mặc Môn đóng vai trò nào trong những nỗ lực này?
Hãy nhắc tới những từ xem thường và khốn thay từ sinh hoạt so sao cho phù hợp. Giải thích rằng Mặc Môn biết rằng trong những ngày sau cùng sẽ có những người xem thường Sách Mặc Môn và các bằng chứng khác về sự làm tròn giao ước của Chúa với dân Ngài. Yêu cầu học sinh đọc thầm 3 Nê Phi 29:4–9 cùng tìm kiếm những điều sẽ xảy ra cho những người xem thường Đấng Cứu Rỗi và những việc làm của Ngài. Sau khi học sinh giải thích điều họ đã tìm thấy, thì các anh chị em có thể muốn đề nghị họ viết lẽ thật sau đây vào quyển thánh thư của họ: Nỗi đau khổ sẽ đến với những người phủ nhận Chúa Giê Su Ky Tô và những việc làm của Ngài.
-
Tại sao nỗi đau khổ là một hậu quả tự nhiên của việc xem thường Đấng Cứu Rỗi và những việc làm của Ngài?
-
Các em sẽ trả lời như thế nào cho một người nào đó nói rằng Chúa không nói chuyện với con người hoặc thực hiện các phép lạ?
-
Làm thế nào chúng ta có thể ghi nhận và biết ơn Chúa và những việc làm của Ngài trong cuộc sống của mình?
3 Nê Phi 30
Chúa khuyên nhủ dân Ngoại phải hối cải và đến cùng Ngài
Hãy nhắc đến từ dân Ngoại từ sinh hoạt so sao cho phù hợp. Cho học sinh biết rằng trong 3 Nê Phi 30, Mặc Môn đã làm tròn một lệnh truyền từ Chúa để ghi lại một lời mời gọi từ Chúa Giê Su Ky Tô đặc biệt cho dân Ngoại, hoặc những người không có phúc âm. Mời học sinh đọc thầm 3 Nê Phi 30:1–2 cùng tìm kiếm tất cả những lời mời dân Ngoại mà họ có thể tìm thấy được. Sau khi họ báo cáo điều họ đã tìm thấy, hãy hỏi:
-
Các em nghĩ lời mời nào trong số những lời mời này có thể là một phần tóm lược của tất cả những lời mời khác? (Lời mời gọi đến cùng Đấng Ky Tô bao gồm sự hối cải, phép báp têm, việc tiếp nhận Đức Thánh Linh, và được tính vào trong số dân của Chúa).
-
Chúa Giê Su Ky Tô hứa các phước lành nào với dân Ngoại nếu họ chịu đến cùng Ngài? (Sự xá miễn các tội lỗi, được đầy dẫy Đức Thánh Linh, và được tính vào trong số dân Ngài).
-
Tại sao là một phước lành để được tính vào trong số dân của Chúa?
Viết nguyên tắc sau đây lên trên bảng: Nếu đến cùng Đấng Ky Tô, chúng ta sẽ được tính vào trong số dân Ngài. Giải thích rằng mặc dù 3 Nê Phi 30:2 được ngỏ lời đến những người không phải là tín hữu của Giáo Hội, nhưng chúng ta cũng có thể sử dụng lời mời gọi của Chúa Giê Su Ky Tô để đo lường những nỗ lực của mình nhằm giữ các giao ước chúng ta đã lập với Thượng Đế. Làm chứng về các phước lành đến từ việc tuân giữ các giao ước của chúng ta và các lệnh truyền của Chúa.
Ôn Lại 3 Nê Phi
Hãy dành ra một số thời gian để giúp học sinh ôn lại sách 3 Nê Phi. Hãy yêu cầu họ suy nghĩ về những điều họ đã học được từ sách này, trong lớp giáo lý lẫn trong việc học thánh thư riêng của họ. Nếu cần, hãy mời họ ôn lại nhanh một số phần tóm lược chương trong 3 Nê Phi để giúp họ nhớ. Sau khi đã đủ thời gian, mời vài học sinh chia sẻ một điều gì đó từ sách 3 Nê Phi mà soi dẫn họ hoặc đã giúp họ có đức tin nhiều hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô.