Thư Viện
Bài Học 36: 2 Nê Phi 26


Bài Học 36

2 Nê Phi 26

Lời Giới Thiệu

Nê Phi tiên tri rằng một ngày nào đó con cháu của ông sẽ được Chúa Giê Su Ky Tô phục sinh đến thăm và sau kinh nghiệm này, họ sẽ sống trong sự ngay chính suốt ba thế hệ. Tuy nhiên, Nê Phi buồn phiền vì trong thế hệ thứ tư của con cháu ông, một số người sẽ sa ngã khỏi sự ngay chính, chối bỏ Đấng Mê Si và cuối cùng bị hủy diệt. Nê Phi cảnh báo những người sống trong những ngày sau cùng nên coi chừng tính kiêu ngạo, các tập đoàn bí mật và mưu chước tăng tế. Ông dạy rằng Chúa yêu thương tất cả mọi người và mời họ đến cùng Ngài.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

2 Nê Phi 26:1–13

Nê Phi tiên tri rằng dân của ông sẽ bị hủy diệt vì họ sẽ chối bỏ Chúa Giê Su Ky Tô

Viết lên trên bảng Sự Phán Xét của Thượng Đế

  • Khi các em thấy hay nghe cụm từ này, những ý nghĩ nào đến với tâm trí của các em?

Giải thích rằng mặc dù nhiều người có những ý nghĩ tiêu cực khi họ thấy những lời này, nhưng sự phán xét của Thượng Đế thật sự mang đến phước lành cho nhiều người. Trong 2 Nê Phi 26, chúng ta đọc về những kết quả mà công lý mang đến cho kẻ tà ác và người ngay chính.

Để thiết lập văn cảnh này cho sứ điệp chính của 2 Nê Phi 26, hãy giải thích rằng Nê Phi đã nói rằng nhiều điềm triệu sẽ đi kèm theo sự giáng sinh, cái chết và Sự Phục Sinh của Chúa Giê Su Ky Tô. Ông tiên tri rằng nhiều người sẽ bị diệt vong ngay sau khi Đấng Cứu Rỗi chết vì họ sẽ xua đuổi các vị tiên tri và các tín đồ trung thành của Chúa Giê Su Ky Tô là những người sống ở giữa họ. Ông cũng tiên tri rằng mặc dù sau khi được Đấng Cứu Rỗi phục sinh đến thăm, nhiều con cháu của ông cũng sẽ “chọn lựa những việc làm trong bóng tối thay vì sự sáng” và sẽ bị hủy diệt. (Xin xem 2 Nê Phi 26:1–11).

Mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 26:7. Yêu cầu lớp học tìm kiếm phản ứng của Nê Phi đối với khải tượng về sự hủy diệt của những người khác. Mời các học sinh chia sẻ điều họ đã tìm thấy. Các anh chị em có thể muốn đề nghị rằng họ đánh dấu lời phát biểu của Nê Phi vào cuối câu: “Các đường lối của Ngài thì công bình.”

  • Lời phát biểu “Các đường lối của Ngài thì công bình” có nghĩa là gì đối với các em? (Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng một người nào đó công bằng thì sẽ luôn luôn đối xử công bằng với những người khác).

Sau khi giúp các học sinh hiểu rằng công lý của Thượng Đế đòi hỏi rằng kẻ tà ác phải bị trừng phạt vì hành động của họ, hay giải thích rằng công lý của Thượng Đế cũng đòi hỏi rằng người ngay chính phải được tưởng thưởng vì hành động của họ. Là phần của lời giải thích này, các anh chị em có thể muốn mời các học sinh đọc Giáo Lý và Giao Ước 130:20–21. Yêu cầu các học sinh đọc 2 Nê Phi 26:8–9, 13, và tìm kiếm các phước lành rằng Nê Phi nói rằng ông sẽ đến với con cháu ngay chính của ông.

  • Trong các câu 8 và 13, những cụm từ nào mô tả các hành động của người ngay chính?

  • Lúc nào các em đã thấy các phước lành được mô tả trong câu 13? Chúa đã tự biểu hiện cho chúng ta thấy trong một số cách khác nhau nào?

Viết nguyên tắc sau đây lên trên bảng: Khi chúng ta sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, Ngài tự biểu hiện cho chúng ta bằng quyền năng của Đức Thánh Linh.

  • Việc biết được lẽ thật này có thể làm gia tăng đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

2 Nê Phi 26:14–33

Nê Phi tiên tri về những ngày sau cùng và mời gọi tất cả mọi người đến cùng Đấng Ky Tô

Tóm lược 2 Nê Phi 26:14–19 bằng cách giải thích rằng Nê Phi đã tiên tri rằng Sách Mặc Môn sẽ ra mắt trong những ngày sau cùng trong thời kỳ mà nhiều người sẽ kiêu ngạo và không tin.

Yêu cầu các học sinh suy nghĩ về một lúc mà họ đã vấp phải một vật gì đó (hoặc các anh chị em có thể yêu cầu họ tưởng tượng bị vấp chân vào một chướng ngại vật trong bóng tối). Mời họ im lặng tra cứu 2 Nê Phi 26:20–21, tìm kiếm những chướng ngại vật mà người ta có thể vấp ngã trong những ngày sau cùng.

  • Theo như 2 Nê Phi 26:20–21, Nê Phi đã thấy một số chướng ngại vật nào mà sẽ làm cho dân Ngoại phải vấp ngã?

  • Một số ví dụ khác về những chướng ngại vật mà Sa Tan sử dụng để dẫn dắt người ta phải vấp ngã là gì?

Giải thích rằng ngoài việc đặt “đá chướng ngại vật” trên đường đi của chúng ta để dẫn dắt chúng ta xa rời Thượng Đế, Sa Tan còn tìm cách trói buộc chúng ta nữa. Giơ lên một sợi chỉ và mời các học sinh đọc lướt qua 2 Nê Phi 26:22, tìm kiếm điều mà Nê Phi đã viết về một vật tương tự. Mời một học sinh đến trước lớp học. Cột lỏng hai cổ tay của học sinh này lại với nhau bằng một sợi dây. Yêu cầu học sinh này bứt đứt sợi dây. Lặp lại tiến trình, lần này cột sợi dây quanh hai cổ tay của người ấy vài lần. Tiếp tục làm điều này cho đến khi học sinh ấy không thể bứt đứt sợi dây—hãy cảnh báo học sinh ấy phải cẩn thận đừng tự làm mình đau. (Nếu không có sẵn sợi dây, các anh chị em có thể muốn yêu cầu các học sinh tưởng tượng ra phần trình bày này). Yêu cầu các học sinh nghiên cứu 2 Nê Phi 26:22, tìm hiểu xem câu này có liên quan đến phần trình bày đó như thế nào.

  • Trong 2 Nê Phi 26:22, điều gì là quan trọng trong cụm từ “cho đến khi nào nó trói được họ”? Câu này dạy cho các em biết điều gì về cách Sa Tan làm việc?

  • Các em đã thấy Sa Tan dẫn dắt người ta bằng “dây gai” như thế nào? (Cây gai là nguyên liệu được sử dụng để làm vải lanh).

  • Các em nghĩ những tội lỗi nào trong các tội lỗi này (dây gai) là nguy hiểm nhất cho những người cùng tuổi với các em?

Nhắc các học sinh nhớ rằng Sa Tan cám dỗ chúng ta làm những công việc trong bóng tối để nó có thể trói chúng ta lại và dẫn chúng ta rời xa con đường ngay chính. Giải thích rằng các câu cuối cùng trong 2 Nê Phi 26 cho thấy sự trái ngược giữa con đường của Sa Tan và con đường của Thượng Đế. Yêu cầu các học sinh im lặng đọc 2 Nê Phi 26:23–24.

  • Theo như các câu này, Chúa làm việc như thế nào? Mục đích của mọi việc Chúa làm là gì? (Các anh chị em có thể muốn đề nghị rằng các học sinh đánh dấu phần 2 Nê Phi 26:24 có dạy rằng mọi điều Chúa làm là vì lợi ích của thế gian.)

Yêu cầu các học sinh suy ngẫm trong một giây lát về lúc họ cảm thấy thất vọng hoặc cách xa Chúa. Để giúp các học sinh cảm thấy rằng sứ điệp của Nê Phi về tình yêu thương của Chúa áp dụng vào cuộc sống của họ, hãy mời họ tìm kiếm 2 Nê Phi 26:24–28, 33. Các anh chị em có thể muốn đề nghị rằng họ đánh dấu những từ tất cả, bất cứ ai,không một ai (ngoại trừ ví dụ đầu tiên của từ không một ai trong câu 33). Yêu cầu các học sinh dành ra một vài phút để đọc lại các câu có chứa đựng những từ này.

Yêu cầu mỗi học sinh tìm đến một học sinh khác và vắn tắt thảo luận điều chúng ta có thể hiểu từ các câu này. Sau khi các học sinh đã chia sẻ những ý nghĩ của họ với nhau, hãy cân nhắc việc mời một vài học sinh chia sẻ những ý kiến chính từ cuộc trò chuyện của họ. Một ý chính nên có từ cuộc thảo luận này là Chúa yêu thương tất cả mọi người và mời gọi tất cả mọi người đến cùng Ngài và dự phần vào sự cứu rỗi của Ngài. Các anh chị em có thể muốn viết lời phát biểu này lên trên bảng. Các anh chị em cũng có thể muốn mời các học sinh viết những câu trả lời cho câu hỏi sau đây vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ ghi chép trong lớp học của họ:

  • Các em đã nhận ra lòng nhân từ của Chúa trong cuộc sống của mình vào lúc nào?

  • Làm thế nào điều này có thể giúp các em biết rằng Chúa yêu thương tất cả mọi người và mời gọi tất cả mọi người đến cùng Ngài?

Để kết luận, hãy mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 26:25, 33. Trước khi học sinh ấy đọc, hãy đề nghị rằng các học sinh đánh dấu những cụm từ đầy khuyến khích đối với họ. Để giúp các học sinh thấy thêm sự áp dụng trong các câu này, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

“Tôi hy vọng rằng chúng ta đều chào đón và yêu thương tất cả con cái của Thượng Đế, kể cả những người có thể ăn mặc, trong có vẻ, nói chuyện hoặc chỉ làm những điều khác biệt. Việc làm cho những người khác cảm thấy thể như họ là kém cỏi thì không tốt. Chúng ta hãy nâng đỡ những người xung quanh mình. Chúng ta hãy đưa ra bàn tay chào đón. Chúng ta hãy dành cho các anh chị em của mình trong Giáo Hội một mức độ đặc biệt về tình người, lòng trắc ẩn và bác ái để họ cảm thấy rằng cuối cùng họ đã tìm ra được mái gia đình. …

“Dường như chỉ đúng và thích hợp khi chúng ta mang đến cho người khác điều chúng ta thiết tha mong muốn cho bản thân mình.

“Tôi không đề nghị rằng chúng ta chấp nhận tội lỗi hoặc bỏ qua điều xấu xa trong cuộc sống cá nhân của mình hoặc trên thế gian. Tuy nhiên, trong khi quá sốt sắng, đôi khi chúng ta nhầm lẫn tội lỗi với người phạm tội cũng như chúng ta quá nhanh chóng lên án và với ít lòng trắc ẩn. …

“… Chúng ta hãy để cho tấm lòng và giang rộng cánh tay với lòng trắc ẩn đối với những người khác, vì mọi người đều đang bước đi trên con đường khó khăn của mình.” (“Các Ngươi Là Đôi Tay Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2010, 68–69).

  • Chúng ta có thể áp dụng 2 Nê Phi 26:33 và lời giảng dạy của Chủ Tịch Uchtdorf bằng một số cách nào?

Mời các học sinh cân nhắc điều họ có thể làm để tìm tới những người khác đang hoạn nạn và giúp họ cảm nhận được tình yêu thương của Chúa.