Lời Giới Thiệu Sách Mặc Môn
Tại sao chúng ta phải học sách này?
Khi học sinh nghiên cứu sách này, họ sẽ học được những bài học quý báu từ Mặc Môn, một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Ông là người sống trung thành dù bị bao quanh bởi “một cảnh tượng về những điều tà ác và khả ố liên tục” trong suốt cuộc đời (Mặc Môn 2:18). Học sinh cũng sẽ được hưởng lợi ích từ việc nghiên cứu những lời của Mô Rô Ni, là người làm chứng với các độc giả ngày sau rằng “Chúa Giê Su Ky Tô đã cho tôi thấy được các người, và tôi biết việc làm của các người” (Mặc Môn 8:35). Khi học sinh đọc về sự hủy diệt mà đã đến như là một hậu quả của sự tà ác của dân Nê Phi, thì họ sẽ học được tầm quan trọng của việc sống theo các giáo lệnh và các giao ước của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.
Ai đã viết sách này?
Mặc Môn đã viết bảy chương đầu tiên của sách này với tính cách là phần tường thuật ngắn gọn về sự tà ác và chiến tranh giữa các dân Nê Phi và dân La Man trong thời kỳ của ông. Ông cũng tường thuật đầy đủ về các sự kiện từ cuộc đời của ông trên các bảng khắc lớn của Nê Phi (xin xem Mặc Môn 2:18; 5:9). Khi Mặc Môn khoảng 10 tuổi, thì người lưu giữ biên sử là Am Ma Rôn đã giao phó cho ông để chịu trách nhiệm đối với các biên sử thiêng liêng khi ông đến tuổi trưởng thành. Ông phải ghi lại mọi điều mà ông quan sát liên quan đến dân này (xin xem Mặc Môn 1:4). Khi được 15 tuổi, Mặc Môn “được Chúa viếng thăm, và tôi đã nếm qua và biết được lòng nhân từ của Chúa Giê Su” (Mặc Môn 1:15). Trong cùng năm đó, dân Nê Phi bổ nhiệm Mặc Môn làm người chỉ huy quân đội của họ (xin xem Mặc Môn 2:1). Vâng theo lời khuyên của Am Ma Rôn, sau đó ông đã nhận được các bảng khắc lớn của Nê Phi và bắt đầu ghi chép. Ông cũng tóm lược các bảng khắc lớn của Nê Phi, trong đó gồm có những bài viết của các vị tiên tri và những người lưu giữ biên sử từ Lê Hi đến Am Ma Rôn, và thêm các bảng khắc nhỏ của Nê Phi vào phần tóm lược đó. Gần cuối đời ông, Mặc Môn cất giữ tất cả các biên sử trong Đồi Cơ Mô Ra, ngoại trừ một vài bảng khắc mà ông giao cho con trai của ông là Mô Rô Ni (xin xem Mặc Môn 6:6). Sau đó ông lãnh đạo dân Nê Phi trong trận đại chiến cuối cùng của họ chống lại dân La Man. Trước khi Mặc Môn qua đời, ông chỉ dẫn cho Mô Rô Ni hoàn tất biên sử của ông. Mô Rô Ni thêm vào những lời mà đã tạo nên các chương 8–9 của sách này.
Sách này được viết cho ai và tại sao?
Mặc Môn đã viết cho dân Ngoại và các thành sinh của gia tộc Y Sơ Ra Ên trong những ngày sau, với ước muốn để “thuyết phục được tất cả mọi người ở các nơi tận cùng của trái đất hối cải và chuẩn bị để đứng trước ghế phán xét của Đấng Ky Tô” (Mặc Môn 3:22). Khi Mô Rô Ni kết thúc cuốn sách của cha mình, ông đã ngỏ lời trực tiếp cùng những người sẽ đọc những lời của ông. Ông cảnh báo họ về những hậu quả của tội lỗi của họ và mời họ “đến cùng Chúa với tất cả tấm lòng thành [của họ]” (Mặc Môn 9:27).
Sách này được viết ra khi nào và ở đâu?
Có lẽ Mặc Môn đã viết các chương 1–7 của sách này giữa năm 345 Sau Công Nguyên và năm 401 Sau Công Nguyên (xin xem Mặc Môn 2:15–17; 8:5–6). Ông đã hoàn tất những bài viết của ông sau cuộc chiến cuối cùng giữa dân Nê Phi và dân La Man tại Cơ Mô Ra vào năm 385 Sau Công Nguyên (xin xem Mặc Môn 6:10–15; 7:1). Có lẽ Mô Rô Ni đã viết tài liệu trong các chương 8–9 giữa những năm 401 Sau Công Nguyên và năm 421 Sau Công Nguyên, trong khi ông lang thang “để bảo toàn mạng sống của mình” (xin xem Mặc Môn 8:4–6; Mô Rô Ni 1:1–3).
Một số đặc điểm nổi bật của sách này là gì?
Sách này mô tả sự ứng nghiệm những lời tiên tri của Nê Phi, An Ma, Sa Mu Ên người La Man, và Chúa Giê Su Ky Tô liên quan đến sự hủy diệt của dân Nê Phi (xin xem 1 Nê Phi 12:19; An Ma 45:9–14; Hê La Man 13:8–10; 3 Nê Phi 27:32). Mặc Môn đề cập đến một số bài viết của ông là “biên sử của tôi nói về sự hủy diệt của dân tôi” (Mặc Môn 6:1). Ông cho thấy rằng sự sụp đổ của dân Nê Phi là hậu quả của sự tà ác của họ (xin xem Mặc Môn 4:12; 6:15–18).
Đại Cương
Mặc Môn 1 Am Ma Rôn ủy thác cho Mặc Môn lưu giữ một biên sử về những người dân trong thời kỳ của ông. Dân Nê Phi đánh bại dân La Man trong trận chiến. Sự tà ác chiếm ưu thế trong khắp xứ, ba môn đồ người Nê Phi ngừng phục sự ở giữa dân chúng, và các ân tứ của Thánh Linh nói chung bị thu hồi. Tuy nhiên, Mặc Môn “được Chúa viếng thăm.”
Mặc Môn 2–3 Dân Nê Phi bổ nhiệm Mặc Môn chỉ huy quân đội của họ. Ông chỉ huy họ trong các trận chiến chống lại dân La Man trong hơn 30 năm. Cho dù trước cảnh tàn phá và đau khổ lớn lao, dân Nê Phi vẫn từ chối hối cải. Mặc Môn lấy các bảng khắc Nê Phi từ một ngọn đồi tên là Sim và bắt đầu ghi chép. Sau nhiều chiến thắng, dân chúng bắt đầu khoe khoang về sức mạnh của mình và thề sẽ trả thù dân La Man. Mặc Môn từ chối không chỉ huy họ nữa. Ông viết để thuyết phục tất cả mọi người trong những ngày sau nên chuẩn bị để đứng trước ghế phán xét của Đấng Ky Tô.
Mặc Môn 4 Tuy không còn được Mặc Môn chỉ huy nữa, nhưng quân đội Nê Phi vẫn tiếp tục chiến đấu chống lại dân La Man. Hàng ngàn người ở cả hai bên đều bị giết chết. Các con cháu của Lê Hi trở nên tà ác hơn bao giờ hết trong lịch sử của họ, và dân La Man bắt đầu tiêu diệt dân Nê Phi. Mặc Môn mang đi tất cả các biên sử của dân Nê Phi và chuyển chúng từ ngọn đồi tên là Sim đến một ngọn đồi tên là Cơ Mô Ra
Mặc Môn 5–7 Mặc Môn trở lại tiếp tục chỉ huy quân đội Nê Phi, mặc dù ông biết là họ sẽ bị hủy diệt. Ông tiên tri về sự ra đời của Sách Mặc Môn. Ông tập hợp dân Nê Phi lại ở Cơ Mô Ra cho một trận chiến cuối cùng chống lại dân La Man. Sau trận chiến, ông than thở về sự hủy diệt của dân ông. Mặc Môn viết để thuyết phục các con cháu của dân La Man nên tin vào Chúa Giê Su Ky Tô và chịu phép báp têm.
Mặc Môn 8–9 Sau khi Mặc Môn qua đời, Mô Rô Ni tiếp tục ghi chép. Ông tiên tri về Sách Mặc Môn sẽ ra đời bởi quyền năng của Thượng Đế trong một thời kỳ của những kẻ không tin và tà ác. Ông làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và dạy rằng các phép lạ và dấu hiệu đi kèm với đức tin nơi Ngài. Ngài khuyên nhủ những người đọc lời của ông hãy đến cùng Chúa để được cứu.