Thư Viện
Bài học 141: Mặc Môn 8:12–41


Bài Học 141

Mặc Môn 8:12–41

Lời Giới Thiệu

Sau khi viết về sự hủy diệt của dân của ông và cái chết của cha ông, Mô Rô Ni tiên tri về sự ra đời của Sách Mặc Môn và cảnh báo về những hậu quả của việc từ chối sách đó. Mô Rô Ni thấy rằng biên sử của dân Nê Phi sẽ ra đời trong một thời kỳ đầy tà ác, khi nhiều người sẽ yêu thích của cải vật chất hơn Thượng Đế. Ông làm chứng rằng Sách Mặc Môn sẽ có giá trị rất lớn lao ở giữa những tình huống nguy hiểm về phần thuộc linh mà sẽ tồn tại trong những ngày sau cùng.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Mặc Môn 8:12–32

Mô Rô Ni tiên tri về sự ra đời của Sách Mặc Môn

Trước khi lớp học bắt đầu, hãy chuẩn bị trưng bày các đồ vật hoặc hình ảnh tiêu biểu cho những tiến bộ công nghệ. Vào lúc bắt đầu lớp học, hãy hướng sự chú ý của học sinh đến sự trưng bày. Mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Ezra Taft Benson:

Chủ Tịch Ezra Taft Benson

“Tôi muốn nói về một trong các ân tứ có ý nghĩa nhất được ban cho thế gian trong thời kỳ hiện đại. Ân tứ tôi đang suy nghĩ đến thì quan trọng hơn bất cứ trong những phát minh nào từ các cuộc cách mạng công nghiệp và công nghệ. Đây là một ân tứ có giá trị lớn lao đối với nhân loại hơn cả nhiều tiến bộ kỳ diệu chúng ta đã nhìn thấy trong y học hiện đại. Nó có giá trị nhiều đối với nhân loại hơn là sự khai triển máy bay hoặc hành trình trong không gian. Tôi nói về ân tứ …” (“Sách Mặc Môn—Nền Tảng của Tôn Giáo Chúng Ta,” Ensign, tháng Mười Một năm 1986, 4).

  • Các em có muốn có ân tứ mà Chủ Tịch Benson đã nói đến không? Tại sao?

  • Các em nghĩ ân tứ này có thể là gì?

Giải thích rằng Mô Rô Ni đã dạy về ân tứ này. Yêu cầu học sinh đọc Mặc Môn 8:12 để tìm ra ân tứ này là gì. Giúp học sinh hiểu rằng cụm từ “biên sử này” ám chỉ Sách Mặc Môn. Giải thích rằng Chủ Tịch Benson nói về ân tứ Sách Mặc Môn.

Để giúp học sinh hiểu được giá trị của Sách Mặc Môn, hãy mời họ đọc thầm Mặc Môn 8:13–16. Trước khi họ đọc, hãy yêu cầu họ tìm kiếm điều Mô Rô Ni đã dạy về giá trị của Sách Mặc Môn. Sau đó hỏi một số hoặc tất cả các câu hỏi sau đây để giúp họ thảo luận và phân tích điều họ đã tìm thấy:

  • Một số người có thể nghĩ về giá trị tiền tệ của các bảng khắc bằng vàng. Theo Mặc Môn 8:14, khía cạnh nào của các bảng khắc thực sự “có một giá trị lớn lao”? (Giúp học sinh thấy rằng vì Chúa sẽ không cho phép bất cứ ai “thu lợi” từ các bảng khắc bằng vàng, nên chính các bảng khắc này “không có giá trị gì.” Tuy nhiên, biên sử đã được viết trên các bảng khắc thì “có một giá trị lớn lao.”)

  • Mô Rô Ni nói rằng Sách Mặc Môn chỉ có thể được cho ra đời bởi một người có “con mắt duy nhất cho sự vinh quang của [Thượng Đế]” (Mặc Môn 8:15). Các em nghĩ điều này có nghĩa là gì? (Khi học sinh thảo luận về câu hỏi này, các anh chị em có thể muốn mời họ đọc Joseph Smith—Lịch Sử 1:46, trong đó có chứa đựng những chỉ dẫn sau này của Mô Rô Ni cho Joseph Smith, trước khi ông cho ra đời Sách Mặc Môn).

  • Trong Mặc Môn 8:16, phần mô tả của Mô Rô Ni về sự ra đời của Sách Mặc Môn giúp giải thích giá trị lớn lao của sách như thế nào?

Như đã được ghi trong Mặc Môn 8:17–21, Mô Rô Ni cảnh báo những người sẽ chê trách hay phản đối Sách Mặc Môn. Mời học sinh đọc những câu này và tìm kiếm những lời cảnh báo của Mô Rô Ni.

  • Những lời cảnh báo của Mô Rô Ni cho những người từ chối hoặc chê trách Sách Mặc Môn là gì?

  • Các em học được lẽ thật nào từ Mặc Môn 8:22? Sự ra đời của Sách Mặc Môn trong những ngày sau cùng giúp các mục đích vĩnh cửu của Chúa được làm tròn như thế nào?

Giải thích rằng Mặc Môn 8:23–25 chứa đựng những lời của Mô Rô Ni về những lời cầu nguyện của Các Thánh Hữu trung tín đã sống trước thời kỳ của ông. Ông đã nói về việc họ kêu gào lên “từ bụi đất” đến tận Chúa. Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn này cùng tìm kiếm điều mà Các Thánh Hữu ở châu Mỹ thời xưa đã cầu nguyện về Sách Mặc Môn.

  • Các Thánh Hữu thời xưa đã cầu nguyện cho ai? (Họ đã cầu nguyện cho các anh em của họ—có nghĩa là dân La Man và con cháu của họ, và cho người sẽ cho ra đời Sách Mặc Môn—có nghĩa là Tiên Tri Joseph Smith).

Giải thích rằng Mô Rô Ni mô tả các tình trạng mà sẽ tồn tại khi Sách Mặc Môn ra đời. Sau đó yêu cầu họ tưởng tượng mình đang ở trong vị trí của Mô Rô Ni, sống cách đây hơn 1.600 năm và nhận được một khải tượng về thời kỳ của chúng ta.

Mời học sinh viết một đoạn trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư, để mô tả tình trạng thuộc linh của thời kỳ chúng ta. Khi học sinh đã có đủ thời gian để viết rồi thì hãy mời một vài người trong số họ chia sẻ điều họ đã viết ra. Sau đó yêu cầu học sinh đọc thầm Mặc Môn 8:26–32 và so sánh các đoạn của họ với phần mô tả của tiên tri Mô Rô Ni về thời kỳ của chúng ta. Chia lớp học ra thành từng cặp. Yêu cầu mỗi cặp chia sẻ một vài điểm tương đồng và khác biệt giữa những phần mô tả của họ và phần mô tả của Mô Rô Ni.

  • Các em thấy điều gì chính xác về phần mô tả của Mô Rô Ni về thời kỳ của chúng ta?

Viết phần tóm lược sau đây của những lời tiên tri của Mô Rô Ni lên trên bảng: Sách Mặc Môn sẽ ra đời bằng quyền năng của Thượng Đế trong một thời kỳ đầy tà ác. Nếu các anh chị em đã trưng bày các đồ vật hoặc tranh ảnh tượng trưng cho những phát minh công nghệ hoặc y khoa, hãy cân nhắc việc đặt một quyển Sách Mặc Môn bên cạnh những đồ vật hoặc tranh ảnh này. Để giúp học sinh suy ngẫm và làm chứng về giá trị của Sách Mặc Môn trong cuộc sống của họ, hãy hỏi những câu hỏi như sau:

  • Sách Mặc Môn có thể giúp chúng ta chống lại sự tà ác trong thời kỳ của chúng ta bằng cách nào?

  • Trong những cách nào Sách Mặc Môn có giá trị hơn những phát minh công nghệ hoặc y khoa?

  • Các em nghĩ tại sao Sách Mặc Môn là “một trong các ân tứ có ý nghĩa nhất được ban cho thế gian trong thời kỳ hiện đại,” như Chủ Tịch Benson đã nói?

  • Nếu một người bạn hỏi các em tại sao Sách Mặc Môn có giá trị đối với các em, thì các em sẽ nói gì?

Mặc Môn 8:33–41

Mô Rô Ni nhìn thấy được những ngày sau cùng và lên án sự tà ác thuộc linh của thời kỳ chúng ta

Mời một học sinh đọc to Mặc Môn 8:35. Trước khi em ấy đọc, hãy nêu ra rằng trong câu này, Mô Rô Ni đang nói thẳng với chúng ta.

  • Câu này có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta đọc Sách Mặc Môn?

Khi học sinh đã thảo luận về câu hỏi này rồi thì hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Ezra Taft Benson, mà trong đó ông nói về các vị tiên tri trong Sách Mặc Môn:

“Nếu họ thấy được thời kỳ của chúng ta và chọn những điều có giá trị lớn nhất cho chúng ta thì đó không phải là cách chúng ta cần phải học Sách Mặc Môn sao? Chúng ta cần phải thường xuyên tự hỏi: ′Tại sao Chúa đã soi dẫn cho Mặc Môn (hay Mô Rô Ni hoặc An Ma) để ghi chép điều đó vào biên sử của ông? Tôi có thể học được bài học nào từ điều đó để giúp tôi sống trong thời kỳ và thời đại này?’” (“Sách Mặc Môn—Nền Tảng của Tôn Giáo Chúng Ta,” 6).

Khuyến khích học sinh tuân theo lời khuyên này khi họ học phần còn lại của những lời của Mô Rô Ni trong Mặc Môn 8.

Yêu cầu học sinh suy nghĩ về một thời gian mà họ nhận thấy một người nào đó đang có nhu cầu—về vật chất, tình cảm, xã hội, hoặc thuộc linh. Mời họ xem xét điều họ đã làm để giúp đỡ người đó—, hoặc điều gì họ có thể đã làm, nếu họ không giúp đỡ được. Mời họ cũng suy ngẫm tại sao họ chọn giúp đỡ hay không giúp đỡ.

Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ Mặc Môn 8:33–41. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm các lý do mà một số người trong những ngày sau cùng sẽ không giúp đỡ những người đang hoạn nạn.

  • Tại sao một số người trong những ngày sau cùng sẽ không giúp đỡ những người đang hoạn nạn? (Các câu trả lời có thể gồm có tính kiêu ngạo, sự bất chính, yêu thích tiền bạc và quần áo đẹp hơn là họ yêu thương những người đang hoạn nạn, và mong muốn được thế gian khen ngợi).

  • Trong Mặc Môn 8:38, Mặc Môn sử dụng từ ô uế. Một số ảnh hưởng nào trên thế gian ngày nay mà có thể được xem là ô uế? (Các câu trả lời có thể gồm có tính kiêu ngạo, hình ảnh sách báo khiêu dâm, và sự yêu thích tiền bạc).

Yêu cầu học sinh viết một câu tóm lược điều họ đã học được từ Mặc Môn 8:36–41 về trách nhiệm của chúng ta để chăm sóc cho người nghèo khó và những người hoạn nạn. Mời hai hoặc ba học sinh đọc những câu viết của họ cho lớp học nghe. Mặc dù những lời của học sinh có thể khác nhau, nhưng họ nên có thể nhận ra lẽ thật sau đây: Thượng Đế sẽ bắt chúng ta chịu trách nhiệm về cách chúng ta đối xử với người nghèo khó và những người hoạn nạn.

  • Các em nghĩ một số nhu cầu thông thường nhất trong trường học hay cộng đồng của các em là gì? Giới trẻ của Giáo Hội có thể làm gì để giúp chăm sóc cho những người có các nhu cầu này? (Giúp học sinh hiểu rằng họ không được kỳ vọng là sẽ ban phát tiền bạc và thời gian của họ cho mọi chính nghĩa xứng đáng hoặc cho mọi người yêu cầu được phụ giúp. Trong gia đình của họ và trong Giáo Hội, giới trẻ nhận được nhiều cơ hội để giúp đỡ những người đang hoạn nạn. Ngoài ra, họ có thể tuân theo sự hướng dẫn của Thánh Linh để tự mình phục vụ).

  • Các em nghĩ giới trẻ trong Giáo Hội có thể làm gì để chăm sóc cho người nghèo khó? (Nếu học sinh không đề cập đến các của lễ nhịn ăn, thì các anh chị em có thể muốn nhấn mạnh đến việc đóng các của lễ nhịn ăn bằng cách đọc các đoạn dưới “Ngày Chủ Nhật Nhịn Ăn” trong Trung Thành cùng Đức Tin: Sách Tham Khảo Phúc Âm [2004], trang 67–69).

Tiếp theo cuộc thảo luận này, hãy mời học sinh viết trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư về một hoặc hai điều họ có thể làm để chăm sóc cho người nghèo khó và những người đang hoạn nạn. Họ có thể viết lời đề nghị họ đã nghe trong lớp học hoặc ý nghĩ riêng của họ. Mời họ viết một mục tiêu để làm một trong những điều này trong những tuần tới. Khuyến khích họ làm tròn các mục tiêu của họ.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Mặc Môn 8:14–18. “Và phước cho ai sẽ đem vật này ra ánh sáng”

Mô Rô Ni đã tiên tri về Tiên Tri Joseph Smith, là người đã được chọn để mang Sách Mặc Môn đến với thế gian (xin xem Mặc Môn 8:15–16). Nhiều vị tiên tri khác ở thời xưa cũng đã biết về Joseph Smith và cầu nguyện cho sự thành công của ông trong việc phiên dịch và xuất bản các bảng khắc bằng vàng, do đó việc làm tròn các mục đích của Thượng Đế (xin xem Mặc Môn 8:23–25; GLGƯ 10:46). Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói về vai trò của Joseph Smith trong việc cho ra đời Sách Mặc Môn:

“Một cách giản dị, sự thật rằng ông là một vị tiên tri của Thượng Đế, không có gì nhiều hơn và cũng chẳng có chút gì ít hơn!

“Thánh thư đã không đến được nhiều từ Joseph Smith như thánh thư đã đến được qua ông. Ông là một công cụ mà nhờ đó những điều mặc khải đã được ban cho.

“Tiên Tri Joseph Smith là một cậu bé nông dân ít học thức. Một số thư từ đầu tiên của ông trong bản gốc khi đọc lên cho thấy là ông không giỏi về chính tả, ngữ pháp và trong cách làm thành câu.

“Những điều mặc khải được ban cho qua ông trong bất cứ hình thức văn học tinh luyện tuyệt nhiên là một phép lạ” (“We Believe All That God Has Revealed,” Ensign, tháng Năm năm 1974, 94).

Mặc Môn 8:37–38. Việc chăm sóc cho người nghèo khó và túng thiếu liên quan như thế nào đến hạnh phúc vĩnh cửu?

Giám Trợ H. David Burton, Giám Trợ Chủ Tọa, đã làm chứng về những kết quả vĩnh cửu của việc chăm sóc cho người nghèo khó và túng thiếu:

“Mục đích, những lời hứa và các nguyên tắc mà tái củng cố công việc của chúng ta nhằm chăm sóc cho người nghèo túng vượt ra khỏi những giới hạn của cuộc sống trần thế. Công việc thiêng liêng này không chỉ giúp ích và ban phước cho những người đau khổ hoặc hoạn nạn mà thôi. Là các con trai và con gái của Thượng Đế, chúng ta không thể thừa hưởng trọn vẹn cuộc sống thượng thiên mà không dấn thân hoàn toàn vào việc chăm sóc lẫn nhau trong khi chúng ta còn sống nơi đây trên thế gian. Chính là trong việc hy sinh và phục vụ người khác một cách nhân từ mà chúng ta học được các nguyên tắc thượng thiên về sự hy sinh và dâng hiến” (“Công Việc An Sinh Thiêng Liêng,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2011, 81–82).