Thư Viện
Bài học 160: Mô Rô Ni 10: 8–26, 30–34


Bài Học 160

Mô Rô Ni 10:8–26, 30–34

Lời Giới Thiệu

Sau khi giảng dạy cách nhận được một sự làm chứng về lẽ thật của tất cả mọi điều qua Đức Thánh Linh, Mô Rô Ni đã khuyên nhủ những người sẽ đọc những lời của ông nên tiếp nhận và nhận ra các ân tứ thuộc linh. Mô Rô Ni kết thúc biên sử Sách Mặc Môn bằng cách khuyên nhủ tất cả mọi người hãy đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô, nắm vững được mọi ân tứ tốt lành mà Ngài ban cho, và được toàn thiện qua Ngài.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Mô Rô Ni 10:8–26

Mô Rô Ni giảng dạy về các ân tứ của Thánh Linh và mục đích của họ trong công việc của Chúa

Mời các học sinh nghĩ về một thời gian mà Cha Thiên Thượng đã giúp họ làm điều gì đó mà họ không thể tự mình làm được. Yêu cầu các học sinh đọc thầm Mô Rô Ni 10:8 cùng tìm kiếm cụm từ nào mô tả các khả năng thuộc linh hay các phước lành mà Thượng Đế ban cho người trung tín (“các ân tứ của Thượng Đế”). Giải thích rằng chúng ta thường đề cập đến các ân tứ này là các ân tứ của Thánh Linh hoặc các ân tứ thuộc linh.

  • Theo Mô Rô Ni 10:8, tại sao Thượng Đế ban các ân tứ của Thánh Linh cho con cái của Ngài? (Sau khi các học sinh trả lời, hãy viết lẽ thật sau đây lên trên bảng: Thượng Đế ban cho các ân tứ của Thánh Linh để làm lợi ích cho con cái của Ngài. Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng trong văn cảnh này, làm lợi ích có nghĩa là ban phước hay giúp đỡ).

Yêu cầu các học sinh đọc thầm Mô Rô Ni 10:9–16 cùng tìm kiếm các ân tứ của Thượng Đế mà Mô Rô Ni đã mô tả trong các câu này. Các em có thể muốn đề nghị các học sinh đánh dấu điều họ tìm thấy.

  • Các em nhận ra các ân tứ nào của Thánh Linh trong các câu này? (Khi các học sinh trả lời, các anh chị em có thể muốn viết những câu trả lời của họ lên trên bảng).

  • Các em đã thấy ví dụ nào về các ân tứ này trong Giáo Hội?

  • Khi nào các em đã thấy những người nhận được các phước lành nhờ vào những người khác đã sử dụng các ân tứ thuộc linh của họ? (Các anh chị em có thể muốn được sẵn sàng để chia sẻ một ví dụ mà các anh chị em đã thấy).

  • Các ân tứ của Thánh Linh có thể làm lợi ích như thế nào cho người nhận được các ân tứ này?

Mời một học sinh đọc to Mô Rô Ni 10:19, 24. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm một chướng ngại vật ngăn chặn việc tiếp nhận và nhận ra các ân tứ thuộc linh.

  • Các em khám phá ra chướng ngại vật nào làm ngăn chặn việc tiếp nhận và nhận ra các ân tứ thuộc linh?

  • Các em nghĩ tại sao những người ở trong tình trạng vô tín ngưỡng không thể nhận ra hoặc tiếp nhận được quyền năng và các ân tứ của Thượng Đế?

Mời các học sinh đọc thầm Mô Rô Ni 10:25–26 cùng tìm kiếm điều sẽ xảy đến với những người khước từ các ân tứ và quyền năng của Thượng Đế. Yêu cầu họ báo cáo điều họ tìm ra.

Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ Mô Rô Ni 10:20–23. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm các phước lành của việc có đức tin, hy vọng, và lòng bác ái. (Trước khi các học sinh đọc, các anh chị em có thể muốn giải thích rằng cụm từ “thích đáng đối với ta” trong Mô Rô Ni 10:23 ám chỉ những điều phù hợp với ý muốn của Thượng Đế).

  • Mô Rô Ni đã dạy các phước lành nào sẽ đến với những người có đức tin, hy vọng, và lòng bác ái?

Khi các học sinh trả lời, hãy viết nguyên tắc sau đây lên trên bảng: Nếu có đức tin, chúng ta sẽ có thể làm điều Đấng Cứu Rỗi muốn chúng ta phải làm. Các anh chị em có thể muốn đề nghị họ đánh dấu nguyên tắc này trong Mô Rô Ni 10:23.

  • Các em nghĩ hai nguyên tắc ở trên bảng có thể liên quan với nhau như thế nào? (Nếu chúng ta có đức tin, Thượng Đế sẽ ban cho chúng ta các ân tứ mà chúng ta cần để làm công việc Ngài có cho chúng ta để làm).

  • Việc biết được hai nguyên tắc này có thể giúp các em vào lúc này và trong tương lai như thế nào?

Viết những câu còn dở dang sau đây lên trên bảng. Để giúp các học sinh thấy được cách lời hứa được tìm thấy trong Mô Rô Ni 10:23 đã được làm tròn hoặc có thể được làm tròn trong cuộc sống của họ, hãy để cho họ một vài phút để hoàn tất một trong những lời phát biểu trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư:

Tôi đã có được kinh nghiệm về lời hứa trong Mô Rô Ni 10:23 khi …

Lời hứa được tìm thấy trong Mô Rô Ni 10:23 có thể giúp đỡ tôi khi …

Sau khi đã đủ giờ, thì hãy mời các học sinh chia sẻ điều họ đã viết với một người bạn.

Mô Rô Ni 10:30–34

Mô Rô Ni mời tất cả mọi người đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô để được toàn thiện trong Ngài

Viết từ Toàn thiện lên trên bảng. Bên dưới từ đó, hãy viết Có thể hay không thể?

Mời các học sinh chia sẻ những ý nghĩ của họ liên quan đến câu hỏi ở trên bảng. Sau một cuộc thảo luận ngắn, hãy yêu cầu một học sinh đọc to 3 Nê Phi 12:48.

  • Đấng Cứu Rỗi đã phán điều gì là mục đích cuối cùng dành cho mỗi người chúng ta? (Trở nên toàn thiện). Làm thế nào để có thể được như vậy?

Sau khi các học sinh chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của họ, hãy mời một học sinh đọc lời giải thích sau đây của Chủ Tịch James E. Faust thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:

Chủ Tịch James E. Faust

“Sự toàn thiện là một mục tiêu vĩnh cửu. Mặc dù chúng ta không thể toàn thiện trên trần thế, việc cố gắng để đạt được điều đó là một lệnh truyền, mà cuối cùng qua Sự Chuộc Tội, chúng ta có thể tuân giữ được” (“This Is Our Day,” Ensign, tháng Năm năm 1999, 19).

Giải thích rằng mặc dù không thể đạt được sự toàn thiện trong cuộc sống này, nhưng cuối cùng chúng ta cũng có thể trở nên toàn thiện. Mô Rô Ni dạy điều chúng ta có thể làm để trở nên toàn thiện qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Sao chép biểu đồ sau đây lên trên bảng, không viết các câu trả lời trong ngoặc đơn.

Điều tôi phải làm …

Điều Thượng Đế hứa …

(Các câu trả lời có thể gồm có việc chúng ta phải đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô; tìm kiếm và tiếp nhận các ân tứ tốt lành; tránh xa các ân tứ tà ác và những điều ô uế; chối bỏ tất cả mọi sự không tin kính cùng yêu mến Thượng Đế với tất cả năng lực, tâm trí và sức mạnh).

(Các câu trả lời có thể gồm có việc Ngài sẽ làm tròn các giao ước của Ngài; ân điển của Ngài sẽ đủ cho chúng ta; chúng ta sẽ trở nên toàn thiện trong Chúa Giê Su Ky Tô; chúng ta sẽ nhận được ân điển của Thượng Đế; chúng ta sẽ được thánh hóa và nhận được sự xá miễn tội lỗi; và chúng ta sẽ trở nên thánh thiện, không có tì vết).

Yêu cầu các học sinh tra tìm Mô Rô Ni 10:30–33 về các cụm từ mô tả điều chúng ta phải làm và điều Thượng Đế hứa sẽ làm để giúp chúng ta trở nên thanh sạch và toàn thiện. Mời một học sinh ghi lại những câu trả lời của các học sinh trong các cột thích hợp của biểu đồ. Hãy nêu lên rằng từ ân điển đề cập đến sự giúp đỡ thiêng liêng và sức mạnh chúng ta nhận được nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Các em sẽ viết lời phát biểu nào ở bên dưới biểu đồ này để tóm tắt điều Mô Rô Ni dạy về việc trở nên thanh sạch và toàn thiện? (Các học sinh có thể sử dụng những từ khác nhau, nhưng các câu trả lời của họ sẽ phản ánh lẽ thật sau đây: Khi đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể được làm cho thanh sạch và toàn thiện nhờ vào Sự Chuộc Tội của Ngài).

Nếu có thể được, hãy đưa cho các học sinh một bản sao về lời phát biểu sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Mời một học sinh đọc to lời phát biểu này trong khi các em khác trong lớp học dò theo. Trước khi em học sinh đó đọc, hãy khuyến khích lớp học lắng nghe kỹ, cân nhắc điều họ có thể làm để đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô do kết quả của việc học Sách Mặc Môn trong năm nay.

Anh Cả Jeffrey R. Holland

“Lời yêu cầu cuối cùng, sau rốt, duy nhất của nền tảng tôn giáo chúng ta và cuốn sách đúng thật nhất đã từng được viết ra là đừng chạm tay vào điều ô uế; phải thánh thiện và không có tì vết; phải được thanh sạch. Và sự thanh sạch đó chỉ có thể đến nhờ vào máu của Chiên Con đó, là Đấng đã mang sự đau khổ của chúng ta, và gánh lấy sự sầu muộn của chúng ta, Chiên Con bị thương tích vì tội lỗi của chúng ta, đã bị bầm mình vì những điều bất chính của chúng ta, Chiên Con bị khinh rẻ và sầu khổ, nhưng chúng ta cũng chẳng coi Ngài ra gì (xin xem Mô Si A 14). …

“Sự thanh sạch—nhờ vào máu của Chiên Con. Đó là điều cuốn sách này khẩn nài” (“A Standard unto My People” [bài ngỏ cùng các nhà giáo dục tôn giáo, ngày 9 tháng Tám năm 1994], 13–14, si.lds.org).

Yêu cầu các học sinh nhận ra các cụm từ trong Mô Rô Ni 10:32–33 mà nhấn mạnh rằng chúng ta chỉ có thể được toàn thiện “trong Đấng Ky Tô” mà thôi, hoặc qua quyền năng thanh tẩy và ân điển của Sự Chuộc Tội của Ngài.

  • Tại sao chúng ta cần Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô để trở nên thanh sạch và toàn thiện?

  • Các em thấy những cụm từ nào trong Mô Rô Ni 10:32–33 là đầy khuyến khích trong khi các em cố gắng đạt được sự thanh sạch và mục tiêu vĩnh cửu của sự toàn thiện?

Mời các học sinh chọn một hoặc hai cụm từ của cột thứ nhất trong biểu đồ ở trên bảng. Cho họ một vài phút để viết trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư bất cứ ý nghĩ hay ấn tượng nào của họ về cách họ có thể cải thiện trong các lĩnh vực này.

Hãy kết thúc bài học này bằng cách đọc Mô Rô Ni 10:34 cho lớp học nghe. Yêu cầu các học sinh dò theo cùng tìm kiếm bằng chứng rằng Mô Rô Ni đã có đức tin và hy vọng nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Sau khi họ báo cáo điều họ đã tìm thấy, hãy mời các học sinh viết bất cứ ý nghĩ hay ấn tượng nào họ có khi kết thúc khóa học năm nay về Sách Mặc Môn. Hãy cân nhắc việc mời các học sinh chia sẻ với lớp học điều họ đã viết xuống. Làm chứng về các phước lành Cha Thiên Thượng đã hứa với họ nếu họ chịu đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách tuân theo những lời giảng dạy của Ngài và sử dụng đức tin nơi Sự Chuộc Tội của Ngài. Khuyến khích các học sinh hãy làm cho việc học Sách Mặc Môn của họ là một sự theo đuổi suốt đời.

Xem Lại Sách Mô Rô Ni

Hãy dành ra một số thời gian để giúp các học sinh xem lại sách Mô Rô Ni. Hãy yêu cầu họ suy nghĩ về điều họ đã học được từ cuốn sách này, trong lớp giáo lý lẫn trong việc học thánh thư riêng của họ. Nếu cần, mời họ nhanh chóng xem lại một số phần tóm tắt chương trong Mô Rô Ni để giúp họ ghi nhớ. Sau khi đã đủ giờ, mời một vài học sinh chia sẻ điều gì đó từ Mô Rô Ni mà là điều soi dẫn họ hoặc đã giúp họ có được đức tin lớn lao hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Mô Rô Ni 10:8–19. Các Ân Tứ của Thánh Linh

Anh Cả Bruce R. McConkie đã mô tả các mục đích và lý do để đạt được các ân tứ thuộc linh:

“[Mục đích của các ân tứ thuộc linh] là để soi sáng, khuyến khích, và gây dựng người trung tín để họ sẽ thừa hưởng sự bình an trong cuộc sống này và được hướng dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu trong thế giới mai sau. Sự hiện diện của các ân tứ này là bằng chứng về sự thiêng liêng của công việc của Chúa; nơi nào không có các ân tứ này, thì nơi đó cũng không có Giáo Hội và vương quốc của Thượng Đế. Lời hứa là các ân tứ này sẽ không bao giờ bị cất bỏ, một khi thế gian này còn tồn tại, chỉ trừ khi nào vì sự vô tín ngưỡng (Mô Rô Ni 10:19), nhưng khi đến ngày hoàn thiện và các thánh hữu đạt được sự tôn cao, thì không còn cần đến các ân tứ này nữa. Như Phao Lô đã nói về điều đó: ‘Song lúc sự trọn lành đã đến, thì sự chưa được trọn lành sẽ bị bỏ.’ (1 Cô Rinh Tô 13:10)

“Những người trung tín được kỳ vọng sẽ hết lòng tìm kiếm các ân tứ của Thánh Linh. Họ phải ‘ước ao cho được sự ban cho lớn hơn hết’ (1 Cô Rinh Tô 12:31; GLGƯ 46:8), ‘hãy ước ao các sự ban cho thiêng liêng’ (1 Cô Rinh Tô. 14:1), ‘phải cầu vấn Thượng Đế, là Đấng ban cho một cách rộng rãi.’ (GLGƯ 46:7; Ma Thi Ơ 7:7–8). Một số người sẽ được ban cho một ân tứ này; những người khác thì được ban cho một ân tứ kia; và ‘để cho một số người được ban cho tất cả những ân tứ đó, để có được một người đứng đầu, ngõ hầu nhờ đó mà mọi tín hữu đều được lợi ích.’GLGƯ 46:29.)” (Mormon Doctrine, xuất bản lần thứ nhì 1966, 314).

Anh Cả Marvin J. Ashton thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ dạy:

“Dường như đối với tôi, một trong những bi kịch lớn của cuộc đời là khi một người tự cho mình là một người không có tài năng hoặc ân tứ.

“Từ Giáo Lý và Giao Ước 46:11–12, chúng ta có được lẽ thật này: ‘Vì không phải ai cũng đều được ban cho mọi ân tứ; vì có nhiều ân tứ, và mỗi người được Thánh Linh của Thượng Đế.’ ban cho một ân tứ.

“‘Người này được ban ân tứ này, và người kia được ban ân tứ kia, để nhờ đó tất cả mọi người đều có thể được lợi ích.’

“Thượng Đế đã ban cho mỗi người chúng ta một hoặc nhiều tài năng đặc biệt. Điều đó tùy thuộc vào mỗi người chúng ta để tìm kiếm và xây dựng dựa trên các ân tứ mà Thượng Đế đã ban cho.

“Thượng Đế quả thật hằng sống. Ngài quả thật ban phước cho chúng ta với các ân tứ. Khi chúng ta phát triển và chia sẻ các ân tứ do Thượng Đế ban cho và lợi ích từ các ân tứ của những người xung quanh chúng ta, thì thế giới có thể là một nơi tốt hơn và công việc của Thượng Đế sẽ tiến bước với một tốc độ nhanh hơn (“There Are Many Gifts,” Ensign, tháng Mười Một năm 1987, 20, 23).

Mô Rô Ni 10:22. “Sự tuyệt vọng đến vì sự bất chính”

Chủ Tịch Ezra Taft Benson đã chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc này về việc cần phải làm điều tốt để tránh bị thất vọng:

“Trong Sách Mặc Môn, chúng ta đọc rằng ‘sự tuyệt vọng đến vì sự bất chính.’Mô Rô Ni 10:22). Abraham Lincoln nói: ‘Khi làm điều tốt, tôi cảm thấy vui và khi làm điều xấu tôi cảm thấy buồn.’ Tội lỗi kéo một người xuống vào trong tình trạng chán nản và tuyệt vọng. Trong khi một người có thể thụ hưởng một niềm vui tạm thời nào đó trong tội lỗi, nhưng kết quả cuối cùng là nỗi bất hạnh. ‘Sự tà ác có bao giờ là hạnh phúc đâu.’An Ma 41:10). Tội lỗi tạo ra sự bất hòa với Thượng Đế và làm tinh thần chán nản. Do đó, một người nên tự kiểm tra chính mình để thấy rằng mình có hòa hợp với tất cả các luật pháp của Thượng Đế không. Mỗi luật pháp tiếp tục mang đến một phước lành đặc biệt. Mỗi luật pháp bị vi phạm đều mang đến một tai họa riêng. Những người nặng trĩu với nỗi tuyệt vọng nên đến cùng Chúa, vì ách của Ngài là dễ chịu và gánh nặng của Ngài thì nhẹ nhàng. (Xin xem Ma Thi Ơ 11:28–30).” (“Do Not Despair,” Ensign, tháng Mười năm 1986, 2).

Mô Rô Ni 10:34. Lời Vĩnh Biệt của Mô Rô Ni

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ những ý nghĩ sau đây về những lời cuối cùng của Mô Rô Ni trong Sách Mặc Môn:

“Sự thanh khiết. Sự thánh thiện. Cá tính và lương tâm không bị tì vết. Tất cả những điều này qua ân điển của Đấng Ky Tô mà thanh tẩy quần áo của chúng ta, thánh hóa tâm hồn chúng ta, cứu chúng ta khỏi cái chết, và phục hồi chúng ta lại với nguồn gốc thiêng liêng của mình.

“Với hơi thở cuối cùng của mình đã được ghi lại, Mô Rô Ni làm chứng về đức tin vững chắc của mình trong sự cứu chuộc như vậy của Thượng Đế.

“Do đó, Sách Mặc Môn kết thúc với lời hứa của Mô Rô Ni về Sự Phục Sinh Thánh. [Xem Khải Huyền 14:6.] Đó là lời nói phù hợp nhất cho lời chứng thiêng liêng này—được các vị tiên tri viết ra, các thiên sứ mang đến, Thượng Đế bảo vệ—thốt lên như một tiếng ‘kêu lên từ cõi chết,’ khuyên nhủ tất cả mọi người hãy đến cùng Đấng Ky Tô và được toàn thiện trong Ngài, một tiến trình mà đạt đến là sự toàn vẹn của vinh quang thượng thiên” (Christ and the New Covenant: The Messianic Message of the Book of Mormon [1997], 339).