Thư Viện
Bài Học 56: Mô Si A 7–8


Bài Học 56

Mô Si A 7–8

Lời Giới Thiệu

Khoảng 80 năm trước khi con trai của Vua Bên Gia Min là Mô Si A đã trở thành vua, một người tên là Giê Níp đã dẫn một nhóm dân Nê Phi từ Gia Ra Hem La đến sống trong xứ Nê Phi, mà họ coi là “đất thừa hưởng của họ” (xin xem Ôm Ni 1:27–30). Vua Mô Si A cho phép một người tên là Am Môn dẫn một nhóm nhỏ đến xứ Nê Phi để tìm hiểu số phận của nhóm Giê Níp. Am Môn và những người bạn đồng hành của ông tìm thấy con cháu của nhóm người Giê Níp đang ở trong vòng nô lệ của dân La Man. Cháu nội của Giê Níp là Lim Hi là vua của họ. Việc Am Môn đến đã mang lại hy vọng cho Lim Hi và dân của ông. Lim Hi hỏi Am Môn có thể phiên dịch những điều chạm khắc trên 24 bảng khắc bằng vàng mà dân của ông đã khám phá ra không. Am Môn đã giải thích rằng nhà vua trong Gia Ra Hem La, Vua Mô Si A, là một vị tiên kiến có thể phiên dịch các biên sử thời xưa.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Mô Si A 7

Am Môn tìm thấy xứ Lê Hi-Nê Phi và biết được cách mà dân của Vua Lim Hi đã lâm vào vòng nô lệ

Viết lên trên bảng câu sau đây: than khóc: cảm thấy hối tiếc hay buồn bã

  • Một số lý nào mà người ta có thể than khóc?

Mời một học sinh đọc to Mô Si A 7:24, và yêu cầu các học sinh khác của lớp học dò theo. Chỉ ra cụm từ “tất cả những việc này cũng do điều bất chính mà ra.” Giải thích rằng câu này ám chỉ hoàn cảnh đã xảy ra vì những sự lựa chọn bất chính của một nhóm người. Mời học sinh suy ngẫm xem họ có bao giờ than khóc về một tình huống “do điều bất chính” mà ra không? Giải thích rằng hôm nay họ sẽ học Mô Si A 7–8 để tìm hiểu về một nhà vua tên là Lim Hi và những nguyên nhân về nỗi hối tiếc của dân ông. Mời học sinh tìm kiếm điều mà Lim Hi đã khuyến khích dân của ông phải làm để khắc phục nỗi buồn của họ.

Mời một học sinh đọc to Mô Si A 7:1. Yêu cầu lớp học nhận ra hai địa điểm được đề cập trong câu này. Sao chép lên trên bảng biểu đồ đầu tiên đi kèm với bài học này, và mời học sinh cũng làm như vậy trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ tay ghi chép trong lớp của họ. Khi các anh chị em sử dụng biểu đồ này, hãy giải thích rằng Giáo Hội không có vị trí chính thức về địa lý của Sách Mặc Môn ngoại trừ những sự kiện đã xảy ra ở châu Mỹ.

các cuộc hành trình trong Mô Si A 7–24

Xin lưu ý: Trong lúc học sách Mô Si A, học sinh sẽ thêm nhiều chi tiết hơn vào các biểu đồ của họ. Để chắc chắn rằng họ có đủ chỗ để thêm vào những chi tiết này, hãy sao chép lên trên bảng biểu đồ như đã được cho thấy. Chỉ ra chỗ thêm vào trước khi học sinh bắt đầu vẽ. (Biểu đồ hoàn tất nằm trong phần phụ lục ở cuối sách học này).

Giải thích rằng khi gia đình của Lê Hi đến vùng đất hứa, thì họ định cư ở xứ Nê Phi (đôi khi được gọi là xứ Lê Hi-Nê Phi hoặc đất thừa hưởng thứ nhất). Chẳng bao lâu sau thì Lê Hi qua đời, Chúa truyền lệnh cho Nê Phi phải chạy trốn vào vùng hoang dã, mang theo tất cả những người đi với ông. Dân Nê Phi tiếp tục sống trong xứ Nê Phi nhưng đã được tách ra khỏi những người đi theo La Man và Lê Mu Ên. Nhiều năm về sau, Chúa truyền lệnh cho một nhóm dân Nê Phi phải chạy trốn khỏi xứ Nê Phi. Cuối cùng, nhóm này định cư ở một xứ tên là Gia Ra Hem La, nằm ở phía bắc của xứ Nê Phi.

Nhiều thế hệ sau đó, một người tên là Giê Níp dẫn một nhóm dân Nê Phi đến xứ Nê Phi để “chiếm hữu lại đất thừa hưởng của mình” (xin xem Ôm Ni 1:27–30). Giê Níp đã là một phần tử của nhóm người khác đã thất bại trong việc chiếm được vùng đất ở khu vực đó (xin xem Mô Si A 9:1–2). Mời học sinh vẽ một mũi tên từ Gia Ra Hem La đến xứ Nê Phi và viết lên trên mũi tên đó “Nhóm dân Nê Phi do Giê Níp lãnh đạo.” Nhóm người này rời Gia Ra Hem La khoảng 80 năm trước khi Mô Si A trở thành vua.

Mời học sinh xem lướt qua Mô Si A 7:1 một lần nữa, tìm kiếm điều Mô Si A muốn biết. Sau khi họ báo cáo xong, mời họ đọc Mô Si A 7:2–3 để tìm ra điều Mô Si A đã làm để có được một câu trả lời cho câu hỏi của ông. Yêu cầu học sinh vẽ một mũi tên thứ hai từ Gia Ra Hem La đến xứ Nê Phi, tượng trưng cho cuộc hành trình của nhóm người đi tìm kiếm do Am Môn lãnh đạo, và viết tên sao cho phù hợp.

các cuộc hành trình trong Mô Si A 7–24

Tóm lược Mô Si A 7:4–11 bằng cách giải thích rằng Am Môn tìm thấy thành phố nơi con cháu của dân Giê Níp sinh sống dưới triều đại của cháu nội của Giê Níp là Lim Hi. Lim Hi thấy nhóm Am Môn ở bên ngoài các bức tường của thành. Vì nghĩ rằng họ là một số thầy tư tế tà ác của người cha đã qua đời của mình là Nô Ê, nên ông đã cho vệ binh bắt họ bỏ tù (xin xem {Mô Si A 21:23). Ông điều tra họ trong hai ngày sau. Yêu cầu học sinh im lặng đọc Mô Si A 7:12–15, tìm kiếm phản ứng của Lim Hi khi ông biết được Am Môn là ai và ông từ đâu đến.

  • Tại sao Lim Hi rất vui mừng khi biết rằng Am Môn đã đến từ xứ Gia Ra Hem La?

Hãy đề cập một lần nữa từ than khóc ở trên bảng. Tóm lược Mô Si A 7:16–19 bằng cách giải thích rằng Vua Lim Hi quy tụ dân chúng lại để giới thiệu Am Môn với họ, để ngỏ lời với họ về nguyên nhân của nỗi buồn và niềm hối tiếc của họ, và để giúp họ biết tìm sự giải thoát ở đâu.

Viết lên trên bảng từ nguyên nhân dưới định nghĩa than khóc. Mời vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ Mô Si A 7:20–28. Yêu cầu lớp học tìm các hành động mà Lim Hi nhận ra là nguyên nhân cho những thử thách và nỗi buồn khổ của dân ông. (Có thể là điều hữu ích để cho học sinh biết rằng vị tiên tri được đề cập trong Mô Si A 7:26 là A Bi Na Đi, là người đã bị thiêu cho đến chết trong triều đại của cha của Lim Hi là Nô Ê). Sau khi những câu này đã được đọc xong, hãy mời một vài học sinh liệt kê ở trên bảng dưới nguyên nhân khi điều họ đã khám phá ra.

  • Điều gì dường như là nguyên nhân chính của nỗi buồn của dân này? (Sự bất chính, hoặc tội lỗi).

Yêu cầu học sinh im lặng đọc Mô Si A 7:29–32. Mời họ chọn một cụm từ cho thấy sự hiểu biết của Lim Hi về mối liên kết giữa tội lỗi và nỗi buồn của dân chúng. (Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng từ rơm rạ là ám chỉ những mảnh vỡ còn lại sau khi hạt lúa đã được tách ra từ thân cây lúa mì. Trong Mô Si A 7:30, “gặt lấy rơm” có nghĩa là có được một thứ gì đó vô dụng). Mời một vài học sinh đọc và giải thích các cụm từ mà họ đã chọn.

  • Làm thế nào việc nhận ra những hậu quả của tội lỗi chúng ta có thể là hữu ích cho chúng ta?

Mời một học sinh đọc to Mô Si A 7:33. Yêu cầu lớp học tìm kiếm điều mà Lim Hi khuyên nhủ dân của ông nên làm.

  • Chúng ta có thể học được các nguyên tắc nào từ Lim Hi và dân của ông về hiệu quả của việc nhận ra và cảm thấy buồn rầu vì tội lỗi của chúng ta? (Khi học sinh nhận ra các lẽ thật từ chương này, hãy giúp họ thấy rằng việc nhận ra và cảm thấy buồn rầu vì tội lỗi của mình có thể dẫn chúng ta trở về với Chúa để được giải thoát. Các anh chị em có thể muốn viết nguyên tắc này lên trên bảng).

Để giúp học sinh hiểu rõ hơn nguyên tắc này, hãy yêu cầu họ tưởng tượng rằng họ có một người thân đang cảm thấy hối hận về tội lỗi của mình và mong muốn hối cải và quay về với Chúa nhưng không biết chắc là phải làm thế nào. Làm chứng rằng lời khuyên dạy của Lim Hi cho dân của ông trong Mô Si A 7:33 chứa đựng những bí quyết để khắc phục nỗi buồn rầu và hối tiếc đi kèm theo tội lỗi. Mời học sinh im lặng tra cứu Mô Si A 7:33, tìm kiếm các cụm từ mà sẽ giúp một người nào đó biết cách “quay về với Chúa.” (Các anh chị em có thể muốn đề nghị họ tô đậm các cụm từ này).

Sau khi đã cho học sinh đủ thời gian rồi, mời một vài học sinh chia sẻ các cụm từ nào nổi bật đối với họ. Yêu cầu mỗi học sinh giải thích ý nghĩa của cụm từ mà em ấy đã chọn bằng cách (1) viết ra theo lời riêng của mình hoặc (2) đưa ra ví dụ về những hành động hay thái độ của một người nào đó đang cố gắng áp dụng nguyên tắc được cụm từ này cho thấy.

Yêu cầu học sinh suy ngẫm xem họ có tội lỗi nào mà họ đã không hối cải và có thể gây ra nỗi buồn phiền và hối tiếc cho họ và cho những người mà họ yêu thương không. Mời học sinh viết một câu trả lời cho câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ:

  • Các em có thể áp dụng Mô Si A 7:33 trong cuộc sống của các anh chị em ngày hôm nay như thế nào?

Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em rằng khi chúng ta quay về với Chúa bằng cả tấm lòng và tâm trí, thì Ngài sẽ giải thoát chúng ta khỏi nỗi buồn rầu từ tội lỗi của chúng ta mà ra.

Mô Si A 8

Am Môn được biết về 24 tấm bảng khắc bằng vàng và nói cho Lim Hi biết về một vị tiên kiến là người có thể phiên dịch những điều ghi khắc chứa đựng trong các bảng khắc này

Yêu cầu hai học sinh ra đứng trước lớp học. Bịt mắt một học sinh, và sau đó đặt sách vở, những tờ giấy, hoặc các đồ vật vô hại khác lên trên sàn nhà khắp căn phòng. Yêu cầu em học sinh thứ hai đưa ra những lời chỉ dẫn để giúp em học sinh thứ nhất đi ngang qua căn phòng mà không chạm vào bất cứ đồ vật nào trên sàn nhà. Sau đó, yêu cầu học sinh thứ hai bịt mắt lại. Sắp xếp lại các đồ vật trên sàn nhà, và yêu cầu em học sinh thứ nhất đưa ra những chỉ dẫn. Tuy nhiên lần này, em học sinh bị bịt mắt sẽ cố tình không nghe theo những chỉ dẫn đó. (Nói chuyện riêng với em học sinh này trước khi lớp học bắt đầu, và yêu cầu em này không nghe theo những chỉ dẫn).

  • Giá trị của việc lắng nghe theo một người nào đó có thể nhìn thấy những điều chúng ta không thể thấy là gì?

Tóm lược Mô Si A 8:5–12 bằng cách giải thích rằng Lim Hi đã gửi một đoàn thám hiểm đi tìm kiếm sự giúp đỡ từ Gia Ra Hem La một thời gian nào đó trước khi Am Môn đến. Nhóm người này lang thang trong vùng hoang dã, và thay vì tìm ra Gia Ra Hem La, họ đã tìm thấy dấu tích của một nền văn minh bị hủy diệt. Họ khám phá ra ở đó có 24 tấm bảng khắc bằng vàng với những điều ghi khắc ở trên đó. (Các anh chị em có thể muốn giải thích rằng những tàn tích được dân của Lim Hi khám phá ra đều là tất cả những gì còn lại của nền văn minh của người Gia Rết. Một biên sử về dân Gia Rết, trích ra từ 24 tấm bảng khắc bằng vàng, được gồm vào trong Sách Mặc Môn là sách Ê The). Thêm cuộc hành trình này vào biểu đồ ở trên bảng, như đã được cho thấy trong hình minh họa trên trang này. Yêu cầu học sinh cũng thêm cuộc hành trình này vào biểu đồ của họ. Giải thích rằng Vua Lim Hi muốn hiểu những điều đã được khắc trên 24 tấm bảng khắc. Nhà vua hỏi Am Môn có biết ai có thể phiên dịch được những điều này không.

các cuộc hành trình trong Mô Si A 7–24

Mời một học sinh đọc câu trả lời của Am Môn trong Mô Si A 8:13–15. Yêu cầu lớp học tìm kiếm danh hiệu Am Môn dùng để chỉ một người có quyền năng phiên dịch các biên sử đó. Yêu cầu học sinh im lặng tra cứu Mô Si A 8:16–19, tìm kiếm thêm các khả năng của một vị tiên kiến. Yêu cầu vài học sinh cho biết điều họ đã tìm thấy.

Viết lời phát biểu sau đây lên trên bảng: Chúa ban cho các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải vì lợi ích của nhân loại.

  • Chúng ta có bao nhiêu vị tiên kiến trên thế gian ngày nay? (Mười lăm—các thành viên trong Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ).

  • Một số điều mà các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải nói cho chúng ta biết là gì? (Nếu học sinh gặp khó khăn trong việc trả lời, thì hãy hỏi học sinh các vị tiên kiến đã cho biết về các vấn đề như hôn nhân và gia đình, giáo dục, giải trí và truyền thông, hay sự thanh khiết trong tình dục).

  • Cuộc sống của các em đã được ban phước như thế nào bởi các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải thời nay?

Các anh chị em có thể muốn nói về cách các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải đã ban phước cho cuộc sống của các anh chị em như thế nào. Mời học sinh đọc và suy ngẫm về một bài nói chuyện trong đại hội mới gần đây của một thành viên trong Đệ Nhất Chủ Tịch hoặc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ và tuân theo lời khuyên trong bài nói chuyện đó.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Mô Si A 1–29. Khái quát về lịch sử

Để có một cái nhìn khái quát về lịch sử của sách Mô Si A, xin xem lời giới thiệu sách Mô Si A trong sách học này.

Mô Si A 8:16. “Một vị tiên kiến là một vị mặc khải và cũng là một vị tiên tri”

Anh Cả John A. Widtsoe thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích ý nghĩa của danh hiệu “vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải”:

“Ba danh hiệu riêng biệt trong danh hiệu chung này có cùng một ý nghĩa trong việc sử dụng phổ biến, tuy nhiên có những khác biệt quan trọng đủ để biện minh cho việc sử dụng các danh hiệu này.

“Một vị tiên tri là một bậc thầy. Đó là ý nghĩa thiết yếu của từ đó. Ông dạy về phần chính yếu của lẽ thật, phúc âm, được Chúa mặc khải cho con người; và khi được soi dẫn, ông giải thích lẽ thật đó cho dân chúng hiểu. Ông là một người dẫn giải lẽ thật. Ngoài ra, ông cho thấy rằng con đường dẫn đến hạnh phúc của loài người là qua sự tuân theo luật pháp của Thượng Đế. Ông kêu gọi những người đang rời xa lẽ thật phải hối cải. Ông trở thành một chiến sĩ để hoàn thành các mục đích của Chúa đối với gia đình nhân loại. Mục đích của cuộc đời ông là ủng hộ kế hoạch cứu rỗi của Chúa. Ông làm tất cả điều này bằng sự giao tiếp mật thiết với Chúa, cho đến khi ông ‘đầy dẫy sức mạnh… bởi Thần của Đức Giê Hô Va.’Mi Chê 3:8; xin xem thêm GLGƯ 20:26; 34:10; 43:16) …

“Trong tiến trình thời gian, từ ‘tiên tri’ đã trở nên có ý nghĩa, có lẽ chủ yếu là một người nhận được những điều mặc khải, và những hướng dẫn từ Chúa. Công việc chính của một vị tiên tri đã bị lầm tưởng là báo trước những sự kiện sắp tới, để đưa ra những lời tiên tri, mà đó chỉ là một trong một số các chức năng của vị tiên tri.

“Trong ý nghĩa rằng một vị tiên tri là một người nhận được những điều mặc khải từ Chúa, các danh hiệu ‘vị tiên tri và mặc khải’ chỉ nhấn mạnh đến ý nghĩa lớn hơn và bao gồm danh hiệu ‘vị tiên tri.’ Tuy nhiên, rõ ràng là có nhiều sự khôn ngoan trong lời phát biểu cụ thể về những chức năng của vị tiên tri với tư cách là vị tiên kiến và mặc khải, như đã được đưa ra trong các đại hội của Giáo Hội.

“Một vị tiên tri cũng nhận được những điều mặc khải từ Chúa. Đây có thể là những lời giải thích về các lẽ thật đã nhận được, hoặc những lẽ thật mới mẻ không do con người sở hữu. Những điều mặc khải như vậy luôn được giới hạn trong chức vụ chính thức được nắm giữ. Chức phẩm thấp hơn sẽ không nhận được những điều mặc khải cho chức phẩm cao hơn.

Vị tiên kiến là người thấy bằng mắt thuộc linh. Ông hiểu được ý nghĩa về điều mà dường như mơ hồ đối với người khác; do đó ông là một người cắt nghĩa và làm sáng tỏ lẽ thật vĩnh cửu. Ông thấy trước tương lai từ quá khứ và hiện tại. Ông làm điều này bằng quyền năng của Chúa tác động trực tiếp qua ông, hoặc gián tiếp với sự trợ giúp của các công cụ thiêng liêng như U Rim và Thu Mim. Nói tóm lại, ông là một người thấy, bước đi trong ánh sáng của Chúa với đôi mắt mở rộng. (Sách Mặc Môn, Mô Si A 8:15–17)

Vị mặc khải tiết lộ với sự giúp đỡ của Chúa một điều gì đó chưa biết trước kia. Điều đó có thể là lẽ thật mới mẻ hay đã bị lãng quên, hoặc một sự áp dụng mới mẻ hoặc bị lãng quên về lẽ thật được biết đến vì nhu cầu của con người. Vị mặc khải luôn luôn tiếp xúc với lẽ thật, một lẽ thật chắc chắn (GLGƯ 100:11) và lẽ thật luôn luôn đến với sự chấp thuận thiêng liêng. Sự mặc khải có thể nhận được theo những cách khác nhau, nhưng luôn luôn giả định rằng vị mặc khải đã sống và xử sự sao cho có thể được hòa hợp với tinh thần mặc khải thiêng liêng, tinh thần lẽ thật, và do đó có khả năng nhận được các sứ điệp thiêng liêng.

“Tóm lại: Vị tiên tri là một bậc thầy về lẽ thật được biết đến; vị tiên kiến là một người nhận biết lẽ thật được giấu kín; vị mặc khải là một người mang lẽ thật mới. Trong ý nghĩa rộng nhất, danh hiệu thông dụng nhất, vị tiên tri, bao gồm các danh hiệu khác và làm thành vị tiên tri, một bậc thầy, người nhận biết, và người mang lẽ thật” (Evidences and Reconciliations,, do G. Homer Durham biên soạn, 3 tập trong 1 [1960], 257–58; sự nhấn mạnh được thêm vào).

Mô Si A 8:17. “Vị tiên tri có thể biết những điều … sắp xảy ra”

Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ một ví dụ về việc các vị tiên tri, tiên kiến và mặc khải ngày sau đã hành động với tư cách là vị tiên kiến như thế nào:

“Thánh thư nói về các vị tiên tri là ‘những người canh gác trên cái tháp’ là những người thấy được ‘kẻ thù khi kẻ đó còn ở xa’ và là những người ‘còn trông thấy cả những điều mà con mắt thiên nhiên không thể nào thấy được… vì Chúa đã dựng lên một người tiên kiến cho dân của Ngài.’

“[Cách đây nhiều năm] Các Vị Thẩm Quyền đã cảnh báo chúng ta về sự tan vỡ của gia đình và nói rằng chúng ta phải chuẩn bị. Buổi họp mặt tối gia đình hàng tuần đã được Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn giới thiệu. Các bậc cha mẹ được cung cấp cho các tài liệu tuyệt vời để dạy dỗ con cái của họ, với một lời hứa rằng người trung thành sẽ được phước.

“Trong khi các giáo lý và tổ chức được mặc khải vẫn không thay đổi, thì tất cả các cơ quan của Giáo Hội đã được định hướng trong mối quan hệ của họ với nhau và với gia đình. Toàn bộ chương trình giảng dạy của Giáo Hội đã được tu bổ—dựa vào thánh thư. Và những năm tháng đã được dành ra để chuẩn bị cho các phiên bản mới của Kinh Thánh, Sách Mặc Môn, Giáo Lý và Giao Ước, và Trân Châu Vô Giá.

“Chúng ta chỉ có thể tưởng tượng mình sẽ ở đâu nếu chúng ta bây giờ mới phản ứng với sự tái định nghĩa đáng sợ này về gia đình. Nhưng đó không phải là trường hợp này. Chúng ta không tỏ ra hoảng hốt về việc cố gắng quyết định phải làm gì. Chúng ta biết phải làm gì và dạy điều gì.

“Hướng đi mà chúng ta tuân theo không phải là do chúng ta tạo ra. Kế hoạch cứu rỗi, kế hoạch hạnh phúc vĩ đại, đã được mặc khải cho chúng ta, và các vị tiên tri và Các Sứ Đồ tiếp tục nhận được sự mặc khải khi Giáo Hội và các tín hữu Giáo Hội cần thêm” (“The Father and the Family,” Ensign, tháng Năm năm 1994, 20).