Bài Học 24
2 Nê Phi 2 (Phần 2)
Lời Giới Thiệu
Bài học trước về 2 Nê Phi 2 tập trung vào Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này chú trọng vào những lời giảng dạy của Lê Hi về giáo lý về quyền tự quyết, kể cả lẽ thật mà chúng ta được tự do lựa chọn quyền tự do và cuộc sống vĩnh cửu nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô.
Trong bài học này, các học sinh sẽ có cơ hội để giảng dạy lẫn nhau. Trước khi lớp học bắt đầu, hãy chuẩn bị những tờ tài liệu phân phát có ghi chép những chỉ dẫn trong bài học này. Hãy trở nên quen thuộc với mỗi nhóm gồm có các chỉ dẫn để các anh chị em có thể giúp đỡ các học sinh trong khi họ chuẩn bị giảng dạy.
Những Đề Nghị Cách Giảng Dạy
2 Nê Phi 2:11–18, 25–30
Lê Hi giảng dạy về quyền tự quyết và những kết quả của sự lựa chọn của chúng ta
Vắn tắt nhắc các học sinh nhớ rằng trong bài học trước, họ đã học về những lời giảng dạy của Lê Hi trong 2 Nê Phi 2 về Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va và các phước lành của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Sự lựa chọn của A Đam và Ê Va cho phép chúng ta đến thế gian (xin xem 2 Nê Phi 2:25), nơi mà chúng ta trải qua nỗi buồn phiền, đau đớn và cái chết. Nhờ vào Sự Chuộc Tội, Chúa Giê Su Ky Tô cứu chuộc chúng ta khỏi Sự Sa Ngã và cung ứng sự cứu chuộc khỏi tội lỗi của chúng ta (xin xem 2 Nê Phi 2:26). Nhờ vào Sự Chuộc Tội, chúng ta được tự do lựa chọn quyền tự do và cuộc sống vĩnh cửu hay sự tù đày và cái chết (xin xem 2 Nê Phi 2:27).
Giải thích rằng khi các học sinh tiếp tục học về 2 Nê Phi 2 trong bài học này, họ sẽ có cơ hội để giảng dạy cho nhau các nguyên tắc về quyền tự quyết mà Lê Hi đã giải thích cho con trai của ông là Gia Cốp. Chia các học sinh ra thành bốn nhóm. Đưa cho mỗi nhóm một trong những nhóm các chỉ dẫn sau đây để giúp họ chuẩn bị giảng dạy (trước khi lớp học bắt đầu , hãy chuẩn bị những tờ tài liệu phân phát có ghi chép những chỉ dẫn này). Nếu lớp học có ít hơn bốn học sinh, hãy đưa một nhóm các chỉ dẫn cho mỗi học sinh và tự mình dạy tài liệu trong các nhóm còn lại.
Mỗi nhóm các chỉ dẫn có năm phần chỉ định. Hãy khuyến khích tất cả các học sinh tham gia bằng cách bảo đảm rằng mỗi người trong mỗi nhóm sẽ nhận được một chỉ định. Trong các nhóm có hơn năm người, các học sinh có thể cùng chia sẻ những chỉ định. Trong các nhóm có ít hơn năm học sinh, một số người sẽ cần phải làm nhiều hơn một chỉ định. Báo cho các học sinh biết rằng họ sẽ có khoảng ba phút để chuẩn bị và rằng mỗi nhóm sẽ có khoảng năm phút để giảng dạy.
Nhóm 1: Thượng Đế sáng tạo chúng ta để hành động
-
Giơ lên một viên đá ở trước lớp học. Mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 2:14. Trước khi học sinh này đọc, hãy yêu cầu lớp học tìm kiếm lời mô tả của Lê Hi về hai loại vật mà Thượng Đế đã sáng tạo ra trên trời và dưới thế gian. (“Những vật hành động lẫn những vật bị tác động.”) Hỏi: Câu thánh thư này liên quan đến chúng ta và viên đá như thế nào? (Chúng ta được sáng tạo ra để hành động, trong khi viên đá được sáng tạo ra để bị tác động. Giống như nhiều loại tạo vật khác, viên đá không thể tự hành động).
-
Yêu cầu một học sinh đọc câu thứ nhất trong 2 Nê Phi 2:16. Hỏi lớp học: Trong kế hoạch cứu rỗi của Cha Thiên Thượng, các em nghĩ tại sao là điều quan trọng để chúng ta tự hành động? Sau khi các học sinh đã trả lời xong, hãy hỏi: Làm thế nào đôi khi chúng ta chờ để bị tác động thay vì tự hành động?
-
Viết GLGƯ 58:26–28 lên trên bảng. Mời lớp học giở đến đoạn này. Hướng dẫn họ đọc to đoạn này.
-
Hỏi: Chúng ta có thể học được gì từ Giáo Lý và Giao Ước 58:26–28 về việc tự hành động? Chúng ta có thể tìm kiếm một số cách nào để thiết tha nhiệt thành với việc thực hiện nhiều điều ngay chính? Các em đã thấy sự chuyên cần của mình để thực hiện nhiều điều ngay chính là vào lúc nào? (Sau khi một hoặc hai học sinh đã trả lời xong, các anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm).
-
Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em về tầm quan trọng của việc tự hành động và tìm cách thực hiện nhiều điều ngay chính.
Nhóm 2: Sự khuyên dỗ tốt lành của Thượng Đế và sự xúi giục xấu xa
-
Mời một học sinh đọc câu thứ nhì trong 2 Nê Phi 2:16. Hỏi lớp học: Từ khuyên dỗ/xúi giục có nghĩa là gì? (Mời gọi, thuyết phục, hoặc lôi cuốn).
-
Hỏi lớp học: Cha Thiên Thượng khuyên dỗ chúng ta làm điều tốt bằng một số cách nào? (Các học sinh có thể đề cập đến những thúc giục của Đức Thánh Linh, các phước lành đã được hứa để tuân theo các lệnh truyền, và những lời giảng dạy của các vị tiên tri ngày sau).
-
Đọc to 2 Nê Phi 2:17–18 và mời các học sinh dò theo trong thánh thư của họ. Yêu cầu họ nhận ra điều mà quỷ dữ tìm kiếm cho tất cả chúng ta. (Nó muốn chúng ta phải khổ sở).
-
Hỏi: Làm thế nào các em có thể biết được những điều khuyên dỗ nào đến từ Thượng Đế và những xúi giục nào đến từ quỷ dữ? (Là một phần của cuộc thảo luận này, các anh chị em có thể muốn tham khảo Mô Rô Ni 7:16–17). Sau khi lớp học đã trả lời xong, hãy hỏi: Một số ví dụ về những điều xúi giục con người làm điều tà ác và dẫn đến khổ sở là gì?
-
Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em về những điều khuyên dỗ của Thượng Đế dẫn đến sự tốt lành và hạnh phúc cũng như những điều xúi giục của quỷ dữ dẫn đến sự tà ác và khổ sở. Là một phần của chứng ngôn của mình, các anh chị em có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm để minh họa làm thế nào các anh chị em biết điều này là có thật.
Nhóm 3: Chúng ta chịu trách nhiệm về những điều lựa chọn của mình
-
Đọc lời phát biểu này cho lớp học nghe:
“Các anh chị em được tự do lựa chọn và hành động nhưng các anh chị em không được tự do lựa chọn những hậu quả của hành động mình. Những hậu quả có thể không xảy ra ngay lập tực nhưng chúng sẽ luôn luôn đi theo sau” (Trung Thành với Đức Tin: Tài Liệu Tham Khảo Phúc Âm [2004], 12).
Hỏi: Một số ví dụ về các hậu quả có thể không xảy ra ngay lập tức nhưng có thể xảy đến là gì? (Một câu trả lời có thể là bệnh ung thư thường do hút thuốc gây ra).
-
Mời các học sinh đọc thầm 2 Nê Phi 2:26–27, và tìm kiếm những từ và cụm từ cho thấy những kết quả tương lai của điều chúng ta lựa chọn bây giờ. Yêu cầu các học sinh báo cáo về những gì họ tìm ra. (Các câu trả lời có thể gồm có “hình phạt của luật pháp vào ngày vĩ đại và sau cùng,” “tự do,” “cuộc sống vĩnh cửu,” “cảnh tù đày,” “cái chết,” và “khổ sở.”) Viết những câu trả lời của các học sinh lên trên bảng.
-
Hỏi: Các em nghĩ tại sao là điều quan trọng để chúng ta hiểu những kết quả của sự lựa chọn của mình trong cuộc sống này? Sau khi các học sinh đã trả lời xong, hãy hỏi: Làm thế nào việc biết được những kết quả này thúc đẩy chúng ta đưa ra sự lựa chọn ngay chính?
-
Hãy nêu ra rằng trong 2 Nê Phi 2:27 Lê Hi nói rằng chúng ta “được tự ý lựa chọn sự tự do.” Hỏi: Trong kinh nghiệm của các em, làm thế nào những lựa chọn ngay chính giúp chúng ta luôn được tự do lựa chọn? Các em có thể đưa ra những ví dụ về điều này không? (Hãy chuẩn bị chia sẻ một ví dụ riêng của các anh chị em).
-
Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em rằng chúng ta chịu trách nhiệm đối với Thượng Đế về những sự lựa chọn của mình và rằng những sự lựa chọn của chúng ta luôn luôn kéo theo kết quả.
Nhóm 4: Chọn phần tốt
-
Yêu cầu một học sinh đọc to 2 Nê Phi 2:28. Yêu cầu lớp học tìm kiếm bốn điều mà Lê Hi muốn cho các con trai của mình. Sau khi câu này đã được đọc xong, hãy mời các học sinh chia sẻ điều họ đã tìm ra.
-
Hỏi: Một số cách nào chúng ta có thể trông cậy vào Đấng Trung Gian vĩ đại, Chúa Giê Su Ky Tô, để giúp chúng ta đưa ra những sự lựa chọn ngay chính?
-
Mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 2:29. Hỏi lớp học: Làm thế nào những sự lựa chọn của chúng ta có thể mang đến cho quỷ dữ quyền năng để bắt chúng ta vào cảnh tù đày? Là một phần của cuộc thảo luận này, hãy nêu lên rằng nhiều cám dỗ của Sa Tan nhắm vào “ý muốn của xác thịt,” hay lòng ham muốn vật chất. Khi người ta nhượng bộ những cám dỗ này, họ có thể trở nên say mê những chất và hành vi nguy hại. Đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Russell M. Nelson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:
“Từ một kinh nghiệm đầu tiên mà nghĩ là không đáng kể, thì có thể dẫn đến một chu kỳ xấu xa. Từ một thử thách là đến một thói quen. Từ thói quen là đến sự lệ thuộc. Từ sự lệ thuộc là đến thói nghiện. Cái túm bắt là dần dần. Những xiềng xích trói buộc của thói quen quá nhỏ đến nỗi không thể cảm thấy cho đến khi chúng quá mạnh không thể bị bẽ gãy được. … Thói nghiện về sau từ bỏ sự tự do lựa chọn” (“Addiction or Freedom,” Ensign, tháng Mười Một năm 1988, 6–7).
Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em về sự ngay chính dẫn đến sự tự do khỏi những thói quen và thói nghiện nguy hại.
-
Đọc cho lớp học nghe 2 Nê Phi 2:30. Trong khi họ dò theo, hãy mời họ tập trung vào những câu này: “Cha đã chọn lựa phần tốt.” Hỏi: Lời phát biểu này dạy gì về Lê Hi?
-
Yêu cầu các học sinh suy ngẫm những câu hỏi sau đây: Các em biết người nào “đã chọn lựa phần tốt” giống như Lê Hi? Trong những phương diện nào các em muốn noi theo tấm gương của người này? Sau khi các học sinh đã có thời giờ suy ngẫm rồi, hãy yêu cầu một hoặc hai người chia sẻ ý nghĩ của họ. Rồi chia sẻ ý nghĩ riêng của các anh chị em.
Xin lưu ý giảng viên: Để kết thúc, hãy mời các học sinh suy ngẫm về những lựa chọn của họ có đang dẫn họ hướng đến sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu hoặc hướng đến cảnh tù đày, cái chết thuộc linh, và cảnh khốn khổ không. Hãy cam đoan với các học sinh rằng bất cứ những sự lựa chọn xấu nào mà họ có thể đã có rồi thì có thể được khắc phục nhờ vào đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sự hối cải. Làm chứng về Đấng Cứu Rỗi, Sự Chuộc Tội và khả năng của Ngài để củng cố chúng ta trong nỗ lực của mình để đưa ra những sự lựa chọn mà sẽ dẫn đến hạnh phúc và cuộc sống vĩnh cửu.