Thư Viện
Bài Học Tự Học ở Nhà: 1 Nê Phi 1–6; 9 (Đơn Vị 2)


Bài Học Tự Học ở Nhà

1 Nê Phi 1–6; 9 (Đơn Vị 2)

Tài Liệu Chuẩn Bị dành cho Giảng Viên Chương Trình Lớp Giáo Lý Tự Học ở Nhà

Tóm Lược Các Bài Học Tự Học ở Nhà Hằng Ngày

Phần tóm lược sau đây các giáo lý và nguyên tắc mà các học sinh đã học trong khi họ nghiên cứu 1 Nê Phi 1–6; 9 (Đơn Vị 2) không nhằm mục đích để được giảng dạy như là một phần bài học của các anh chị em. Bài học các anh chị em giảng dạy chỉ chú trọng vào một vài các giáo lý và nguyên tắc này. Tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh trong khi các anh chị em cân nhắc các nhu cầu của các học sinh.

Ngày 1 (1 Nê Phi 1)

Trong khi các học sinh học về việc Lê Hi nói tiên tri cùng dân chúng và cảnh cáo họ phải hối cải, các học sinh đã học được rằng các vị tiên tri cảnh cáo việc phạm tội và giảng dạy sự cứu rỗi qua Chúa Giê Su Ky Tô. Ngoài ra, họ học được rằng tấm lòng thương xót dịu dàng của Chúa đã được ban cho những người sử dụng đức tin nơi Ngài.

Ngày 2 (1 Nê Phi 2)

Lê Hi đáp ứng lệnh truyền của Chúa để rời bỏ Giê Ru Sa Lem. Ông minh họa nguyên tắc rằng khi chúng ta trung tín và biết vâng lời, thì Chúa sẽ giúp chúng ta trong những lúc thử thách. Nê Phi cho thấy một tinh thần vâng lời và tự học được rằng khi chúng ta cầu khẩn Thượng Đế thì Ngài có thể làm mềm lòng chúng ta để tin vào lời của Ngài. Các học sinh học được rằng Thượng Đế ban phước cho những người biết vâng lời và trung tín.

Ngày 3 (1 Nê Phi 3–4)

Khi Lê Hi nói cho Nê Phi và các anh của ông biết về lệnh truyền của Thượng Đế ban cho họ để trở lại Giê Ru Sa Lem và lấy các bảng khắc bằng đồng, Nê Phi đã trả lời bằng cách làm chứng rằng nếu chúng ta chịu làm điều Chúa truyền lệnh thì Ngài sẽ chuẩn bị một đường lối cho chúng ta để thực hiện điều đó. Nê Phi và các anh của ông thấy rằng thật là khó để làm tròn lệnh truyền của Chúa. Quyết tâm của Nê Phi để trở lại Giê Ru Sa Lem đã giúp các học sinh thấy rằng khi chúng ta sử dụng đức tin nơi Thượng Đế và tìm cách làm theo điều Ngài phán bảo, thì ngay cả khi chúng ta không thể thấy được kết quả, Ngài cũng sẽ dẫn dắt chúng ta qua Đức Thánh Linh.

Ngày 4 (1 Nê Phi 5–6; 9)

Khi các học sinh học về kinh nghiệm của Lê Hi tra cứu các bảng khắc bằng đồng, họ khám phá ra nguyên tắc sau đây: Khi tra cứu thánh thư, chúng ta có thể được tràn đầy Đức Thánh Linh và nhận được mặc khải. Khi họ học hỏi về mục đích của Nê Phi trong việc viết biên sử của ông, các học sinh cũng học được rằng mục đích của Sách Mặc Môn là thuyết phục tất cả mọi người đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô.

Lời Giới Thiệu

Bài học tuần này sẽ cho các học sinh cơ hội để ôn lại và thảo luận điều họ đã học được từ tấm gương của gia đình Lê Hi và những hành động với đức tin của họ. Khi các anh chị em giảng dạy bài học này, hãy nhấn mạnh đến việc Nê Phi vâng lời một cách trung tín các lệnh truyền của Chúa và việc ông chuyên cần tìm cách biết được lẽ trung thực của “tất cả những lời cha [ông] đã nói” (1 Nê Phi 2:16). Khi noi theo tấm gương vâng lời của Nê Phi, các học sinh sẽ xây đắp chứng ngôn riêng của mình về phúc âm.

Trong khi giảng dạy, các anh chị em hãy tuân theo lời khuyên dạy của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

“Chúng ta cần phải mang lại sức sống mới và đặt ưu tiên số một cho việc giảng dạy xuất sắc trong Giáo Hội—tại nhà, từ bục giảng, trong các buổi họp hành chính của chúng ta, và chắc chắn là trong phòng học. Đừng bao giờ để cho việc giảng dạy đầy soi dẫn trở thành một nghệ thuật bị đánh mất trong Giáo Hội, và chúng ta cần phải chắc chắn việc chúng ta tìm kiếm nghệ thuật đó không trở thành một truyền thống bị đánh mất. …

“… Cầu xin cho chúng ta tôn cao kinh nghiệm giảng dạy ở bên trong mái gia đình và ở bên trong Giáo Hội và cải thiện mọi nỗ lực của mình để gây dựng và chỉ dạy” (“A Teacher Come from God,” Ensign, tháng Năm năm 1998, 25, 27).

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

1 Nê Phi 1

Chúa ban tấm lòng thương xót dịu dàng của Ngài cho người trung tín

Viết nguyên tắc sau đây lên trên bảng: Tấm lòng thương xót dịu dàng của Chúa được dành cho những người sử dụng đức tin nơi Ngài. Mời các học sinh xem xét kỹ 1 Nê Phi 1 và nhận ra câu nào lẽ thật này đã được giảng dạy (câu 20).

Đặt ra những câu hỏi sau đây để giúp các học sinh nhớ lại và tóm lược điều họ đã học được khi họ nghiên cứu 1 Nê Phi 1–6; 9 trong tuần:

  • Từ điều các em đã học được trong các chương các em nghiên cứu trong tuần này, Chúa đã dành tấm lòng thương xót dịu dàng của Ngài cho Lê Hi và gia đình ông bằng cách nào?

  • Lê Hi và gia đình ông đã cho thấy những tấm gương vâng lời và về đức tin nào ?

  • Các em đã thấy Chúa dành tấm lòng thương xót dịu dàng của Ngài cho các em hoặc cho một người nào đó mà các em biết vào lúc nào?

Các em có thể muốn kể lại một thời gian mà Chúa đã dành tấm lòng thương xót cho các em và cho gia đình các em khi các em hành động trong đức tin, hoặc chia sẻ một kinh nghiệm các em tìm thấy trong một ấn phẩm của Giáo Hội. Khuyến khích các học sinh tìm kiếm những ví dụ về việc Chúa dành tấm lòng thương xót của Ngài cho người trung tín khi các học sinh học Sách Mặc Môn suốt năm.

1 Nê Phi 2

Chúa có thể làm mềm lòng chúng ta để tin lời Ngài

Nhắc các học sinh nhớ rằng sau khi Lê Hi được truyền lệnh phải rời bỏ Giê Ru Sa Lem với gia đình ông, thì con trai của ông là Nê Phi đã thực hiện một nỗ lực cá nhân để biết và hiểu lẽ trung thực của những điều mặc khải của Cha Thiên Thượng. Mời một học sinh đọc to 1 Nê Phi 2:16, 19.

Hỏi các học sinh: Mặc dù Nê Phi không ta thán, nhưng có bằng chứng nào trong 1 Nê Phi 2:16 cho thấy rằng việc rời bỏ Giê Ru Sa Lem đã có thể là điều khó đối với ông? (Nê Phi viết rằng ông đã cầu nguyện để hiểu và Chúa đã làm mềm lòng ông. Điều này gợi ý rằng việc rời bỏ Giê Ru Sa Lem không phải là điều dễ dàng đối với ông, do đó Chúa đã giúp ông chấp nhận việc này).

Hỏi: Bằng chứng nào cho các em thấy rằng mặc dù Lê Hi và gia đình ông vâng theo lời Chúa, nhưng cuộc sống vẫn không dễ dàng đối với họ? (Xin xem 1 Nê Phi 2:4,–11).

Yêu cầu các học sinh chia sẻ những ý nghĩ họ đã có về ước muốn của Nê Phi và về điều ông làm đã đưa ông đến việc chấp nhận các lệnh truyền của Chúa ban qua cha ông.

Mời một vài học sinh chia sẻ điều họ đã viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư cho ngày thứ 2, chỉ định số 4: Chia sẻ một ví dụ về một thời gian khi các anh chị em kêu cầu Cha Thiên Thượng và cảm nhận được sự mềm lòng của mình qua Thánh Linh giống như Nê Phi, hoặc về một thời gian các anh chị em đã nhận đợc một chứng ngôn về một điều gì đó Chúa phán.

Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em rằng khi chúng ta kêu cầu Thượng Đế, thì Ngài có thể làm mềm lòng mình để tin lời Ngài.

Yêu cầu các học sinh cân nhắc điều họ có thể làm để củng cố chứng ngôn của họ và đạt được những sử bảo đảm riêng như Nê Phi đã nhận được. Cho họ cơ hội để chia sẻ những ý kiến nếu họ muốn. Khuyến khích họ hành động theo ý nghĩ và ấn tượng của họ.

1 Nê Phi 3–4

Chúa sẽ chuẩn bị đường lối khi chúng ta trung tín tuân theo các lệnh truyền của Ngài

Chỉ định mỗi học sinh làm việc với một người bạn cùng nhóm. Viết những câu tham khảo thánh thư sau đây lên trên bảng: 1 Nê Phi 3:6–71 Nê Phi 4:6–13. Mời các học sinh đọc các đoạn và thảo luận những câu hỏi sau đây với những người bạn cùng nhóm với họ.

  • Các em nghĩ điều gì là quan trọng về câu nói của Nê Phi: “Tuy nhiên tôi vẫn thẳng tiến”? 1 Nê Phi 4:7).

  • Đức tin của Nê Phi đã làm cho ông có thể lấy được các bảng khắc bằng đồng như thế nào?

Sau khi các học sinh đã thảo luận về những điều họ hiểu biết với những người bạn cùng chung nhóm, hãy giải thích rằng Chúa có thể phán bảo chúng ta làm một điều gì đó, như Ngài đã làm với Nê Phi và các anh của ông, mà không tiết lộ ngay lập tức tại sao, khi nào hoặc bằng cách nào chúng ta nên làm điều đó. Nê Phi biết được tại sao, khi nào và bằng cách nào Chúa sẽ giúp ông chỉ sau khi ông để cho Thánh Linh hướng dẫn ông và sau khi ông đã quyết định tiến tới trong đức tin. Hãy chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em rằng khi chúng ta sử dụng đức tin nơi Thượng Đế và tìm cách làm theo điều Ngài phán bảo, ngay cả khi chúng ta không thể thấy được kết quả, thì Ngài sẽ dẫn dắt chúng ta qua ảnh hưởng của Đức Thánh Linh.

Nếu thời giờ cho phép, các anh chị em có thể muốn hỏi các học sinh xem họ có câu hỏi nào không hoặc muốn chia sẻ những hiểu biết sâu sắc từ ngày học thứ 4 của họ về 1 Nê Phi 5–6; 9. Ví dụ, các anh chị em có thể mời họ chia sẻ cách họ đáp ứng chỉ định thứ 4 mà trong đó họ được yêu cầu viết về một thời gian họ đã tra cứu thánh thư và cảm nhận được Thánh Linh của Chúa.

Kết thúc bằng cách yêu cầu một học sinh đọc to (hoặc đọc thuộc lòng) đoạn thánh thư thông thạo 1 Nê Phi 3:7. Rồi đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • 1 Nê Phi 3:7 giảng dạy nguyên tắc nào về việc tuân theo các lệnh truyền của Chúa? (Các học sinh có thể nên bày tỏ nguyên tắc rằng nếu chúng ta chịu tìm cách làm theo điều Chúa truyền lệnh, thì Ngài sẽ chuẩn bị một đường lối cho chúng ta để thực hiện điều đó.)

  • Theo như điều các anh chị em đã đọc trong 1 Nê Phi 1–6 và 9, thì kết quả của việc Lê Hi và Nê Phi tuân theo các lệnh truyền của Thượng Đế là gì?

  • Khi nào Chúa đã chuẩn bị một đường lối để giúp các em tuân theo một lệnh truyền?

Mời các học sinh suy ngẫm về một khía cạnh trong đó họ có thể cho thấy một cách trọn vẹn hơn sự vâng lời của họ đối với Thượng Đế. Các anh chị em có thể muốn kết thúc bài học bằng cách làm chứng về các phước lành đã đến với cuộc sống của mình qua những nỗ lực của các anh chị em để tuân theo các lệnh truyền của Chúa.

Đơn Vị Kế Tiếp (1 Nê Phi 7–14)

Trong đơn vị kế tiếp, các học sinh sẽ học các khải tượng của Lê Hi và Nê Phi. Các khải tượng của Lê Hi và Nê Phi về cây sự sống đều áp dụng cho cuộc sống của chúng ta ngày nay. Lời tường thuật của Nê Phi về khải tượng của ông gồm có những phần mô tả về sự giáng sinh, giáo vụ và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô; sự khám phá và khai hoang Châu Mỹ của những người dân Ngoại; và việc mất các lẽ thật quan trọng từ Kinh Thánh và sự phục hồi các lẽ thật này qua Sách Mặc Môn. Lời tưòng thuật của Nê Phi về khải tượng của ông kết thúc với một phần mô tả về Sự Phục Hồi phúc âm.