Thư Viện
Bài Học 99: An Ma 42


Bài Học 99

An Ma 42

Lời Giới Thiệu

An Ma kết luận lời khuyên dạy cho con trai Cô Ri An Tôn của ông bằng cách giải thích rằng Cha Thiên Thượng đã cung cấp cho những người phạm tội một cách thức để nhận được lòng thương xót. Ông đã dạy rằng công lý của Thượng Đế đòi hỏi những người phạm tội phải bị khai trừ khỏi sự hiện diện của Thượng Đế. Sau đó ông làm chứng rằng Chúa Giê Su Ky Tô sẽ làm “thỏa mãn sự đòi hỏi của công lý” (An Ma 42:15) bằng cách chịu đau khổ cho tất cả những ai đã phạm tội và bằng cách cung cấp lòng thương xót cho người hối cải.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

An Ma 42:1–14

An Ma giảng dạy cho Cô Ri An Tôn về công lý của Thượng Đế

Trước khi lớp học bắt đầu, hãy vẽ lên trên bảng một cái cân đơn giản, như được cho thấy ở trang sau đây. (Đừng thêm từ nào vào hình vẽ cho đến khi được chỉ dẫn để làm như vậy trong bài học. Các anh chị em có thể muốn khuyến khích học sinh sao chép hình vẽ này trong sổ tay ghi chép hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư).

Phía trên hình cái cân, hãy viết lời phát biểu sau đây: Tôi muốn Sự Phán Xét Cuối Cùng phải được công bằng.

Mời học sinh giơ tay lên nếu đồng ý với câu viết ở trên bảng.

  • Tại sao các em muốn Sự Phán Xét Cuối Cùng phải được công bằng?

  • Từ công bằng có nghĩa là gì?

Đề nghị rằng công bằng có thể có nghĩa là nhận được điều các em xứng đáng nhận được. Ý niệm về sự công bằng có liên quan đến thuật ngữ thánh thư công lý. Viết từ Công lý lên trên bảng dưới hình cái cân.

Để giúp học sinh hiểu được khái niệm về công lý, hãy yêu cầu một học sinh đọc lời giải thích sau đây của Anh Cả Dallin H. Oaks thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Công lý có nhiều ý nghĩa. Một là sự cân bằng. Một biểu tượng phổ biến của công lý là những cái cân thăng bằng. Do đó, khi luật pháp của loài người bị vi phạm, thì công lý thường đòi hỏi một sự trừng phạt phải được thi hành, một hình phạt mà sẽ khôi phục lại sự cân bằng [cho những cái cân]. …

“Luật pháp của Thượng Đế cũng liên quan tới công lý giống như vậy. Ý niệm về công lý như là điều mà một người đáng nhận được chính là tiền đề cơ bản của tất cả mọi thánh thư nào đề cập đến việc con người được phán xét tùy theo việc làm của họ” (“Sins, Crimes, and Atonement” [bài nói chuyện cùng các nhà giáo dục tôn giáo của HTGDCGH, ngày 7 tháng Hai năm 1992], 1, si.lds.org).

Giải thích rằng con trai của An Ma là Cô Ri An Tôn đã lo lắng về Sự Phán Xét Cuối Cùng. Mời một học sinh đọc to An Ma 42:1 trong khi lớp học tìm kiếm điều mà Cô Ri An Tôn nghĩ rằng là sẽ không công bằng về Sự Phán Xét Cuối Cùng.

  • Cô Ri An Tôn cảm thấy điều gì là không công bằng? (Những người phạm tội sẽ bị đưa vào một trạng thái đau khổ).

  • Tại sao Cô Ri An Tôn có thể đã muốn tin rằng đó là điều không công bằng cho những người đã phạm tội phải bị trừng phạt? (Nếu học sinh cần phải được nhắc nhở rằng Cô Ri An Tôn đã vật lộn với những tội lỗi khác nhau, thì hãy bảo họ tham khảo An Ma 39:2–3).

  • Nếu công lý có nghĩa là nhận điều chúng ta đáng nhận được và bị trừng phạt vì tội lỗi của mình, thì làm thế nào điều này cũng là điều đáng lo ngại cho chúng ta? (Chúng ta đều phạm tội và phải lệ thuộc vào những đòi hỏi của công lý).

Tóm lược An Ma 42:2–11 bằng cách giải thích rằng An Ma đã đề cập đến mối quan tâm của Cô Ri An Tôn. Ông dạy rằng Sự Sa Ngã của A Đam đã mang tất cả nhân loại vào một trạng thái sa ngã mà trong đó họ phải trải qua cái chết thể xác và cái chết thuộc linh (xin xem An Ma 42:9). Ông cũng giải thích rằng nếu không có một cách để thoát ra khỏi trạng thái sa ngã này, thì linh hồn của tất cả nhân loại sẽ bị đau khổ và bị khai trừ khỏi sự hiện diện của Thượng Đế mãi mãi (xin xem An Ma 42:11).

Mời một học sinh đọc to An Ma 42:12. Giải thích rằng câu này nhấn mạnh rằng Sự Sa Ngã và hậu quả của nó, gồm có việc bị khai trừt khỏi sự hiện diện của Thượng Đế, đã bị mang đến bởi sự bất tuân của A Đam đối với các giáo lệnh của Thượng Đế. Giúp học sinh hiểu rằng khi chúng ta không tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế—khi chúng ta—phạm tội thì chúng ta tự mình xa rời thêm khỏi Thượng Đế về phần thuộc linh và gánh chịu những đòi hỏi của công lý. (Các anh chị em có thể muốn mời một học sinh đọc to Những Tín Điều 1:2). Yêu cầu học sinh im lặng đọc An Ma 42:14 cùng tìm kiếm các hậu quả mà công lý đòi hỏi cho sự bất tuân.

  • “Bị khai trừ” khỏi sự hiện diện của Thượng Đế có nghĩa là gì? (Bị tách rời khỏi Thượng Đế và không thể trở lại để ở nơi sự hiện diện của Ngài. Các anh chị em cũng có thể muốn đề cập rằng khi phạm tội, chúng ta tự rút lui khỏi sự đồng hành của Đức Thánh Linh, là một Đấng trong Thiên Chủ Đoàn).

Ở trên bảng thêm vào biểu đồ các cụm từ Sự bất tuân hoặc tội lỗi Bị Khai trừ khỏi sự hiện diện của Thượng Đế như được cho thấy dưới đây.

cái đĩa cân

Từ điều đã học được trong An Ma 42:1–14, các em sẽ tóm lược trong một câu điều mà luật công lý đòi hỏi khi một cá nhân không vâng lời như thế nào? (Viết lẽ thật sau đây lên trên bảng dưới hình cái cân: Vì sự không vâng lời của chúng ta, nên luật công lý đòi hỏi chúng ta phải bị khai trừ khỏi sự hiện diện của Thượng Đế. Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh viết lẽ thật này trong quyển thánh thư của họ gần bên An Ma 42:1–14).

Mời học sinh im lặng đọc An Ma 42:18, cùng tìm kiếm một hậu quả khác của tội lỗi.

  • Lương tâm hối hận có nghĩa là gì?

Mời học sinh suy ngẫm về một thời gian mà họ đã trải qua niềm hối tiếc và nỗi buồn rầu hay sự thiếu vắng Đức Thánh Linh vì đã phạm tội. Yêu cầu họ tưởng tượng ra cảm giác đó gia tăng với tất cả mọi điều mà họ đã từng làm sai. Sau đó yêu cầu họ tưởng tượng ra cảm giác đó vẫn còn lại với họ mãi mãi.

Để giúp học sinh hiểu và cảm thấy sự cần thiết của lòng thương xót, các anh chị em có thể muốn hỏi những câu sau đây:

  • Dựa trên điều các em đã học được trong An Ma 42:1–14, các em có muốn Sự Phán Xét Cuối Cùng chỉ được dựa trên công lý thôi không?

An Ma 42:15–31

An Ma dạy Cô Ri An Tôn về kế hoạch thương xót

Để giúp học sinh hiểu rằng những đòi hỏi của công lý cần phải được thỏa mãn, hãy chỉ đến phía bên sự trừng phạt của cái cân ở trên bảng. Các anh chị em có thể cân nhắc việc giơ lên một cục tẩy thể như các anh chị em sắp xóa đi những đòi hỏi của công lý. Hãy hỏi:

  • Có cách nào để cho những đòi hỏi của công lý được xóa bỏ hoặc được loại bỏ không? (Không. Khi luật pháp của Thượng Đế bị vi phạm thì công lý đòi hỏi sự trừng phạt. Bằng cách nào đó, những đòi hỏi của công lý phải được đáp ứng).

Giúp học sinh hiểu rằng đó sẽ là không công bằng để xóa đi những hậu quả mà công lý đòi hỏi. Mời một học sinh đọc to An Ma 42:25.

  • Theo An Ma, điều gì sẽ xảy ra nếu các hậu quả của tội lỗi được loại bỏ và công lý không được thỏa mãn?

Yêu cầu học sinh suy ngẫm câu hỏi sau đây trước khi đưa cho họ câu thánh thư tham khảo để tìm ra câu trả lời:

  • Nếu những đòi hỏi của công lý không thể được xóa bỏ, thì làm thế nào những người đã phạm tội (mỗi người chúng ta) có thể bao giờ có được lương tâm thanh thản và được phục hồi với sự hiện diện của Thượng Đế? (Sau khi cho học sinh thời gian để suy ngẫm về câu hỏi, hãy mời một học sinh đọc An Ma 42:15. Có thể là điều hữu ích để giải thích rằng cụm từ “thỏa mãn sự đòi hỏi của công lý” có nghĩa là trả giá, hoặc chịu sự trừng phạt, mà công lý đòi hỏi).

  • Theo An Ma 42:15, làm thế nào lòng thương xót có thể bao giờ được ban cho chúng ta?

Dựa vào những câu trả lời của học sinh, hãy xóa bỏ cụm từ “Bị khai trừ khỏi sự hiện diện của Thượng Đế” ở trên bảng và viết Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky TôLòng thương xót. Ở dưới hình vẽ cái cân, hãy viết lẽ thật sau đây: Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô đã làm thỏa mãn những đòi hỏi của công lý để lòng thương xót có thể được ban cho chúng ta.

cái cân
  • Việc biết rằng Đấng Cứu Rỗi sẽ sẵn lòng chịu đau khổ thay cho các em để các em có thể được ban cho lòng thương xót thì có ý nghĩa gì đối với các em?

Mời học sinh đọc An Ma 42:22–24 và tìm kiếm điều gì là cần thiết để được ban cho lòng thương xót.

  • Điều gì là cần phải có để cho chúng ta nhận được lòng thương xót và tránh được những đòi hỏi trọn vẹn của công lý? (Khi học sinh đã nhận ra được sự hối cải là phương tiện mà qua đó chúng ta nhận được lòng thương xót, hãy viết nguyên tắc sau đây lên trên bảng dưới hình cái cân: Nếu hối cải, chúng ta sẽ nhận được lòng thương xót qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi. Các anh chị em cũng có thể muốn đề nghị họ viết nguyên tắc đó trong quyển thánh thư của họ gần bên An Ma 42:22–24).

  • Các em nghĩ cụm từ “thật tình ăn năn” có nghĩa là gì? (Chân thành hối cải).

  • Tại sao là điều quan trọng để chúng ta hiểu rằng Đấng Cứu Rỗi chịu thay cho chúng ta những hình phạt vì tội lỗi của chúng ta?

Giải thích rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Trung Gian của chúng ta. Một người trung gian là một người đứng giữa hai bên để giải quyết một cuộc xung đột. Yêu cầu một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: Mời lớp học lắng nghe các lý do tại sao một người thứ ba là cần thiết để lòng thương xót được ban cho người phạm tội:

“Qua luật pháp vĩnh cửu, lòng thương xót không thể được ban cho trừ khi có một người sẵn lòng lẫn có khả năng gánh lấy nợ của chúng ta và trả cái giá cùng sắp xếp các điều kiện để chuộc chúng ta.

“Trừ khi có một người trung gian, trừ khi chúng ta có một người bạn, nếu không gánh nặng trọn vẹn của sự công bằng phải đổ lên chúng ta. Việc đền trả trọn vẹn cho mỗi sự phạm giới, cho dù nhỏ nhặt hay nặng nề đến đâu, cũng sẽ bị đòi hỏi từ chúng ta đến mức tối đa.

“Nhưng hãy biết điều này: Lẽ thật, lẽ thật vinh quang, tuyên bố rằng có một Đấng Trung Gian như vậy. …

“Qua Ngài, lòng thương xót có thể được trọn vẹn ban cho mỗi người chúng ta mà không vi phạm luật công bằng vĩnh cửu. …

“Lòng thương xót sẽ không tự động được ban cho. Lòng thương xót sẽ được ban cho nhờ vào giao ước với Ngài. Lòng thương xót sẽ được ban cho theo các điều kiện của Ngài, điều kiện rộng lượng của Ngài” (“The Mediator,” Ensign, tháng Năm năm 1977, 55–56).

Yêu cầu học sinh im lặng đọc An Ma 42:29–31 cùng tìm kiếm điều mà An Ma mong muốn cho Cô Ri An Tôn. (Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh tô đậm điều họ tìm thấy).

  • Các em nghĩ việc để cho công lý và lòng thương xót cùng nỗi đau khổ của Chúa “có đầy đủ hiệu năng trong trái tim con” có nghĩa là gì?

Mời học sinh viết một dàn bài ngắn cho thấy cách họ có thể dạy các khái niệm về công lý và lòng thương xót cho những người khác. Khuyến khích họ giảng dạy cho gia đình của họ điều họ đã học được ngày hôm nay.

Nhắc nhở học sinh về mối quan tâm của Cô Ri An Tôn về sự công bằng của công lý của Thượng Đế. Các em có thể muốn làm chứng rằng Sự Phán Xét Cuối Cùng sẽ được công bằng và cuối cùng chúng ta sẽ nhận được điều chúng ta đáng nhận, theo công lý và lòng thương xót của Thượng Đế. Các anh chị em cũng có thể muốn nêu ra rằng Cô Ri An Tôn đã hối cải về tội lỗi của mình và đã có một ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của Giáo Hội (xin xem An Ma 49:30). Yêu cầu học sinh suy ngẫm cách họ có thể cần phải tiếp tục tiến trình hối cải của họ.

Mời một vài học sinh chia sẻ lòng biết ơn và chứng ngôn của họ về sự sẵn lòng của Đấng Cứu Rỗi để chuộc tội lỗi cho chúng ta và làm thỏa mãn những đòi hỏi của công lý thay cho chúng ta. Chia sẻ chứng ngôn về lòng thương xót và sự cứu chuộc có sẵn qua sự hy sinh chuộc tội của Đấng Cứu Rỗi.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

An Ma 42:1. Công lý của Thượng Đế

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy rằng hạnh phúc chỉ có thể được tìm thấy qua sự hối cải:

“Hạnh phúc thật sự không tìm thấy trong việc chối bỏ công lý của Thượng Đế hoặc cố gắng tránh né hậu quả của tội lỗi được tìm thấy trong sự hối cải cũng như sự tha thứ qua ân điển chuộc tội của Vị Nam Tử của Thượng Đế” (“Phước Lành của Thánh Thư,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2010, 34).

An Ma 42:15. “Chính Thượng Đế sẽ chuộc tội lỗi cho thế gian”

Để giúp học sinh hiểu được khái niệm “chính Thượng Đế” chuộc tội lỗi cho chúng ta, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

“Đấng Ky Tô không những là Đấng trung gian mà còn là một vị quan tòa nữa. Chính là trong vai trò đó của vị quan tòa mà chúng ta có thể tìm thấy ý nghĩa quan trọng hơn trong câu nói ‘chính Thượng Đế’ sẽ đi xuống để cứu chuộc dân Ngài. Điều đó như thể có vị quan tòa trong phòng xử án vĩ đại trên thiên thượng, không muốn nhờ ai đó mà chính bản thân mình chịu gánh nặng của những người phạm tội đang đứng trước vành móng ngựa, cởi áo quan tòa của mình ra và đi xuống thế gian để đích thân chịu những cú quất roi của họ. Đấng Ky Tô là vị quan tòa đầy lòng thương xót tuyệt vời và kỳ diệu như một khái niệm về Đấng Ky Tô là Đấng mưu luận, trung gian và biện hộ” (Christ and the New Covenant: The Messianic Message of the Book of Mormon [1997], 81).