Thư Viện
Bài Học 68: Mô Si A 28–29


Bài Học 68

Mô Si A 28–29

Lời Giới Thiệu

Vì đã được cải đạo, các con trai của vua Mô Si A cảm thấy có một ước muốn mãnh liệt để thuyết giảng phúc âm cho dân La Man. Sau khi cầu vấn Chúa và nhận được sự bảo đảm rằng họ sẽ được ban phước với sự thành công và bảo vệ, Mô Si A đã cho phép họ ra đi. Cũng vào thời gian này, Mô Si A đã cố gắng chăm sóc các biên sử thiêng liêng đã được giao phó cho ông. Ông đã phiên dịch các biên sử của dân Gia Rết và sau đó trao tất cả các biên sử đó cho An Ma Con. Vì các con trai của ông từ chối cơ hội để làm vua, nên ông lập ra một hệ thống các phán quan để lập ra một hình thức mới của chính quyền trong xứ.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Mô Si A 28:1–9

Các con trai của Mô Si A mong muốn thuyết giảng cho dân La Man

Trước khi lớp học bắt đầu, hãy viết lên trên bảng những lời báo cáo sau đây:

  1. Tôi có một ước muốn chân thành cho hạnh phúc vĩnh cửu của người khác.

  2. Tôi sẵn lòng hy sinh để giúp đỡ người khác.

  3. Tôi có một ước muốn để chia sẻ phúc âm với những người khác.

Để bắt đầu lớp học, hãy yêu cầu học sinh sử dụng những lời phát biểu ở trên bảng để thầm đánh giá mình. Yêu cầu họ sử dụng một thang điểm đánh giá từ 1 đến 10, với mức số 1 cho biết rằng lời phát biểu không mô tả họ là giỏi và mức số 10 cho biết rằng lời phát biểu mô tả họ là rất xuất sắc.

Mời học sinh im lặng đọc Mô Si A 27:8–10.

  • An Ma và các con trai của Mô Si A sẽ đánh giá như thế nào trên cùng một thang đánh giá vào thời điểm này trong cuộc sống của họ?

Yêu cầu một học sinh đọc to Mô Si A 28:1–4.

  • Các con trai của Mô Si A sẽ đánh giá như thế nào trên cùng một thang điểm đánh giá sau khi cải đạo? Các cụm từ nào trong Mô Si A 28:1–4 cho thấy họ đã thay đổi bao nhiêu?

  • Tại sao những ước muốn của các con trai của Mô Si A đã thay đổi? (Họ thực hành đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, hối cải tất cả tội lỗi của họ, và trở nên được cải đạo; xin xem Mô Si A 27:34–36. Các anh chị em cũng có thể muốn nói đến Mô Si A 28:4 để chỉ ra cách Thánh Linh của Chúa đã ảnh hưởng đến họ như thế nào).

  • Từ điều các em đã học được về dân La Man vào thời kỳ này trong lịch sử của họ, những người truyền giáo có thể gặp phải ở giữa họ những khó khăn nào?

  • Theo Mô Si A 28:2, các con trai của Mô Si A tin rằng việc thuyết giảng của họ có thể tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc sống của người dân La Man?

  • Sự cải đạo của các con trai của Mô Si A đã ảnh hưởng như thế nào đến ước muốn của họ để chia sẻ phúc âm? Chúng ta có thể học được các nguyên tắc nào từ kinh nghiệm của họ? (Tóm lược các câu trả lời của học sinh bằng cách viết lên trên bảng nguyên tắc sau đây: Khi sự cải đạo của chúng ta gia tăng thì ước muốn của chúng ta để chia sẻ phúc âm gia tăng).

Anh Cả Dallin H. Oaks

Yêu cầu một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Dallin H. Oaks thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Các anh chị em có thể muốn khuyến khích học sinh viết lời phát biểu này ở bên lề của quyển thánh thư của họ bên cạnh Mô Si A 28:1–4.

“Ước muốn mãnh liệt của chúng ta để chia sẻ phúc âm là một chỉ số rất lớn về mức độ cải đạo cá nhân của chúng ta” (“Sharing the Gospel,” Ensign, tháng Mười Một năm 2001, 7).

Mời học sinh suy ngẫm về ước muốn của họ để chia sẻ phúc âm với những người khác đã gia tăng như thế nào khi họ đến gần với Chúa hơn.

  • Những kinh nghiệm nào trong cuộc sống của các em đã khiến các em muốn chia sẻ phúc âm với những người khác?

Yêu cầu học sinh tưởng tượng rằng họ biết một thanh niên là tín hữu của Giáo Hội, nhưng không có nhiều ước muốn để phục vụ truyền giáo toàn thời gian.

  • Người thanh niên này có thể làm gì để gia tăng ước muốn của mình để chia sẻ phúc âm? (Khi học sinh chia sẻ sự hiểu biết của họ, hãy khuyến khích họ nhớ lại điều đã làm gia tăng sự cải đạo của họ theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô và cách họ có thể đề nghị các sinh hoạt hoặc kinh nghiệm tương tự cho người thanh niên này. Giúp họ thấy rằng sự cải đạo sâu sắc hơn dẫn đến một ước muốn gia tăng để chia sẻ phúc âm với những người khác).

Các anh chị em có thể muốn giải thích việc các anh chị em đã nhận được ước muốn giảng dạy phúc âm cho những người khác như thế nào. Khi các anh chị em làm như vậy, hãy cân nhắc việc chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em rằng khi chúng ta đến gần Chúa và cảm nhận được Thánh Linh của Ngài, thì ước muốn của chúng ta để chia sẻ phúc âm với những người khác sẽ gia tăng. 

Yêu cầu học sinh đọc Mô Si A 28:5–8 và nhận ra lý do tại sao Mô Si A để cho các con trai của ông tiếp tục phục vụ một công việc truyền giáo nguy hiểm như vậy.

  • Để đáp ứng lời cầu nguyện của Mô Si A, Chúa đã hứa các phước lành nào cho các con trai của Mô Si A?

Mô Si A 28:10–20

Mô Si A phiên dịch các bảng khắc của dân Gia Rết và trao các biên sử thiêng liêng cho An Ma

Vẽ lên trên bảng những vật sau đây:

các bảng khắc bằng vàng và vương miện

Chỉ vào hình vẽ vương miện, và yêu cầu một học sinh đọc Mô Si A 28:10. Yêu cầu lớp học tìm kiếm một vấn đề của nhà vua khi các con trai của vua đều ra đi phục vụ truyền giáo. (Vua cần tìm ra một người nào đó để thay thế ông làm vua)

Tóm lược Mô Si A 28:11–19 bằng cách giải thích rằng Mô Si A trở nên già nua, và ông đã lưu ý đến các biên sử thiêng liêng đã được giao phó cho ông: các biên sử mà cha của ông đã trao cho ông và bảo ông phải giữ gìn và các biên sử mà Vua Lim Hi đã trao cho ông. Trong khả năng của ông là một vị tiên kiến, ông đã phiên dịch biên sử của dân Gia Rết—các bảng khắc đã được tìm thấy bởi nhóm người mà Vua Lim Hi đã sai đi tìm xứ Gia Ra Hem La (xin xem Mô Si A –9). Hướng sự chú ý của học sinh đến hình các bảng khắc bằng vàng ở trên bảng.

Giải thích rằng ngoài việc bổ nhiệm một vị lãnh đạo cho vương quốc, Mô Si A còn cần phải chỉ định một người trông nom gìn giữ các bảng khắc nữa. Yêu cầu học sinh im lặng đọc Mô Si A 28:20.

  • Ai đã nhận được các biên sử thiêng liêng?

  • Tại sao An Ma là một sự lựa chọn tốt để trông nom gìn giữ các biên sử này?

Mô Si A 29

Những người tuân theo lời khuyên dạy của Mô Si A để thiết lập một hệ thống các phán quan làm hình thức chính quyền của họ

Yêu cầu học sinh giơ tay lên nếu họ muốn có một vị vua hoặc nữ hoàng. Chọn một trong số các học sinh ra đứng trước lớp và đứng cạnh bên vương miện vẽ ở trên bảng (hoặc đặt một vương miện bằng giấy trên đầu của em ấy). Yêu cầu em học sinh ấy mô tả những ích lợi nào em ấy sẽ nhận được từ một vị vua hoặc nữ hoàng.

Yêu cầu một học sinh đọc to Mô Si A 29:1–3.

  • Dân chúng muốn ai làm vua của họ?

  • Các con trai của Mô Si A đã từ bỏ điều gì để họ có thể thuyết giảng cho dân La Man?

  • Ngày nay, các thanh niên và thiếu nữ hy sinh hoặc hoãn lại một số cơ hội nào để họ có thể phục vụ truyền giáo?

Tóm lược Mô Si A 29:4–10 bằng cách giải thích rằng Vua Mô Si A đã lo lắng rằng việc bổ nhiệm một vị vua mới có thể dẫn đến cuộc tranh chấp và thậm chí còn cả chiến tranh nữa. Ông cũng đề cập đến các vấn đề khác mà có thể xảy ra nếu một vị vua bất chính lên nắm quyền. Yêu cầu học sinh đọc Mô Si A 29:16–18 và nhận ra các vấn đề đó.

Giải thích rằng Vua Mô Si A đề nghị rằng chính quyền của dân Nê Phi không nên được điều hành bởi một vị vua nữa. Thay vì thế, ông đề nghị một hệ thống các phán quan, với các phán quan do tiếng nói của dân chúng chọn.

Yêu cầu học sinh im lặng đọc Mô Si A 29:11, 25, cùng tìm kiếm cách các phán quan phải xét xử dân chúng. (“Theo các lệnh truyền của Thượng Đế” và “theo luật pháp tổ phụ chúng ta đã ban hành.”)

Viết lên trên bảng Mô Si A 29:26–27, 30, 33–34, 37–38. Chia lớp học thành từng cặp. Yêu cầu học sinh tra cứu những câu này và nhận ra trách nhiệm của dân chúng trong chính quyền do Vua Mô Si A đề nghị. Sau đó yêu cầu từng cặp học sinh thảo luận các câu hỏi sau đây. (Các anh chị em cũng có thể muốn viết lên trên bảng những câu hỏi này hoặc cung cấp cho họ một tờ giấy phát tay).

  • Theo như Vua Mô Si A, những lợi ích nào sẽ đến qua việc chọn quyết định bằng tiếng nói của dân chúng? (Ông nói rằng tiếng nói của dân chúng thường không mong muốn những điều “trái với lẽ công bình.” Ông cũng nói về sự cần thiết để tất cả mọi công dân phải chia sẻ gánh nặng của chính quyền và có “cơ hội đồng đều.”)

  • Những hậu quả nào sẽ đến nếu tiếng nói của dân chúng đã chọn điều bất chính? (Những sự phán xét của Thượng Đế sẽ giáng xuống trên họ, và họ sẽ bị hủy diệt).

  • Trong Mô Si A 29:34, các em nghĩ cụm từ “để mỗi người gánh chịu lấy phần của mình” có nghĩa là gì? Cụm từ này có thể áp dụng như thế nào cho trách nhiệm của công dân để tham gia vào chính quyền địa phương và quốc gia của họ?

Đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Neal A. Maxwell thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

“Đối với điều xảy ra trong văn hóa suy đồi thì cả những người lãnh đạo lẫn những người làm theo là thực sự có trách nhiệm. … Là điều dễ dàng để chỉ trích những người lãnh đạo không tốt, nhưng chúng ta cũng nên bắt những người làm theo phải chịu trách nhiệm” (“Repent of [Our] Selfishness,” Ensign, tháng Năm năm 1999, 24).

  • Tại sao là điều quan trọng đối với cả những người lãnh đạo lẫn những người làm theo phải chịu trách nhiệm cho hành động của họ?

  • Các em có thể làm gì để ủng hộ luật pháp và những người lãnh đạo ngay chính? (Các anh chị em có thể muốn chỉ dẫn học sinh tham khảo Những Tín Điều 1:12).

Bảo đảm rằng mặc dù không phải mọi quốc gia trên thế giới đều có cơ hội để chọn những người lãnh đạo của họ, nhưng Chúa sẽ luôn luôn giúp đỡ những người tin cậy vào Ngài, cho dù họ đang sống ở đâu.

Mời một học sinh đọc to Mô Si A 29:41–43.

  • Dân chúng đã chọn ai làm vị trưởng phán quan đầu tiên? Ông có sống theo trách nhiệm của mình là một vị lãnh đạo công bình và ngay chính không? Điều gì là kết quả của sự lãnh đạo của ông mà ra?

Yêu cầu học sinh giải thích bằng lời riêng của họ điều họ đã học được từ Mô Si A 29. Họ có thể nhận ra một số lẽ thật sau đây:

Sự lãnh đạo bất chính có thể mang lại sự tranh chấp và tội lỗi.

Rất hiếm khi tiếng nói của dân chúng lựa chọn một điều gì đó không đúng.

Nếu dân chúng chọn điều bất chính thì những sự phán xét của Thượng Đế sẽ giáng xuống trên họ.

Mỗi người đều có bổn phận phải ủng hộ luật pháp và những người lãnh đạo ngay chính.

Kết thúc bằng cách làm chứng về các nguyên tắc này trong bài học hôm nay.

Phần Ôn Lại Mô Si A

Hãy dành một thời gian để giúp học sinh ôn lại sách Mô Si A. Yêu cầu họ suy nghĩ về điều họ đã học được từ sách này, cả trong giáo lý lẫn trong việc học tập thánh thư riêng của họ. Nếu cần, hãy mời họ đọc lướt sách này để giúp họ nhớ lại. Sau khi đã cho học sinh đủ thời gian rồi, hãy mời một vài học sinh chia sẻ những ý nghĩ và cảm nghĩ của họ về một điều gì đó trong sách đã gây ấn tượng cho họ.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Mô Si A 28:3. Ước muốn chia sẻ phúc âm

Anh Cả M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã đề nghị một cách hiệu quả mà các tín hữu Giáo Hội có thể chia sẻ phúc âm:

“Bí quyết thành công của công việc truyền giáo của tín hữu là việc sử dụng đức tin. Một cách để cho thấy đức tin của các anh chị em nơi Chúa và những lời hứa của Ngài là thành tâm định ra một ngày để chuẩn bị cho một người nào đó gặp những người truyền giáo. Tôi đã nhận được hàng trăm lá thư từ các tín hữu là những người đã sử dụng đức tin của họ trong cách thức giản dị này. Mặc dù có những gia đình vẫn không nghĩ ra được một người nào mà họ có thể chia sẻ phúc âm, nhưng họ đã định ra một ngày, cầu nguyện và rồi nói chuyện với nhiều người nữa. Chúa là Đấng Chăn Lành và Ngài biết chiên của Ngài đã được chuẩn bị để nghe tiếng của Ngài. Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta khi chúng ta tìm kiếm sự giúp đỡ thiêng liêng của Ngài trong việc chia sẻ phúc âm của Ngài” (“Tạo Ra một Ngôi Nhà Chia Sẻ Phúc Âm,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2006, 86).

Mô Si A 29:41–44. Triều đại các phán quan

Sự thay đổi trong chính quyền đã được thiết lập qua Vua Mô Si A là rất quan trọng đến mức từ đó cho đến sự giáng sinh của Đấng Ky Tô (xin xem 3 Nê Phi 2:8) dân Nê Phi đã ghi lại thời gian của họ liên quan đến đầu triều đại của các phán quan. Trước đây dân Nê Phi đã theo dõi thời gian từ năm Lê Hi rời Giê Ru Sa Lem.