Lời Giới Thiệu Phần Thông Thạo Thánh Thư
Các Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý Tôn Giáo đã chọn ra 25 đoạn thánh thư thông thạo dành cho mỗi khóa học trong số bốn khóa học của lớp giáo lý. Các đoạn này cung ứng một nền tảng thánh thư quan trọng để hiểu và chia sẻ phúc âm cùng củng cố đức tin. Các đoạn thánh thư thông thạo cho Sách Mặc Môn là như sau:
Các học sinh lớp giáo lý được khuyến khích nên “thông thạo” những đoạn này. Các anh chị em sẽ có thể giúp đỡ các học sinh của mình tốt hơn nếu các anh chị em cũng thông thạo các đoạn này. Việc thông thạo các đoạn thánh thư bao gồm những điều sau đây:
-
Xác định vị trí của các câu thánh thư bằng cách biết được những phần tham khảo thánh thư có liên quan.
-
Thông hiểu văn cảnh và nội dung của các đoạn thánh thư
-
Áp dụng các nguyên tắc và giáo lý phúc âm được giảng dạy trong các đoạn thánh thư
-
Thuộc lòng các đoạn thánh thư này.
Sự Kiên Định, Những Kỳ Vọng, và Các Phương Pháp
Khi hoạch định để giúp các học sinh thông thạo các đoạn thánh thư, thì các anh chị em sẽ thành công hơn nếu các anh chị em tham khảo các đoạn thánh thư thông thạo đó một cách kiên định, duy trì những kỳ vọng thích hợp và sử dụng các phương pháp nhằm thu hút những cách học tập khác nhau.
Sự kiên định và lặp đi lặp lại trong việc giảng dạy câu thánh thư thông thạo sẽ giúp các học sinh đặt các lẽ thật trong ký ức dài hạn của họ để sử dụng trong tương lai. Là điều có thể hữu ích để phác thảo khóa học cho cả năm và lập ra một kế hoạch để luôn luôn tạo cơ hội trong lớp học cho các học sinh để thông thạo các đoạn thánh thư. Hãy sáng suốt trong việc xác định mức độ thường xuyên và dành ra bao nhiêu lâu để giúp các học sinh học những đoạn thánh thư thông thạo đó. Hãy bảo đảm rằng các sinh hoạt thông thạo thánh thư không làm lu mờ việc học liên tục thánh thư. Các anh chị em có thể quyết định dành ra một vài phút mỗi ngày để xem lại các đoạn thánh thư thông thạo với các học sinh của mình. Hoặc các anh chị em có thể quyết định cung cấp một sinh hoạt thông thạo ngắn một hoặc hai lần mỗi tuần trong vòng 10 đến 15 phút. Cho dù các anh chị em đã hoạch định như thế nào đi nữa để giúp các học sinh học những đoạn thánh thư thông thạo, thì hãy kiên định và bỏ ra các nỗ lực thích hợp.
Hãy căn cứ những kỳ vọng của các anh chị em về việc thông thạo thánh thư vào khả năng của mỗi học sinh. Các đoạn thánh thư thông thạo cần có nỗ lực từ phía học sinh. Cho các học sinh biết rằng thành công của họ trong việc thông thạo thánh thư phụ thuộc nhiều vào thái độ và sự sẵn lòng học hỏi của họ. Khuyến khích họ đặt ra mục tiêu để đẩy mạnh khả năng của họ đến mức độ cao hơn. Hãy nhạy cảm với các học sinh có thể gặp khó khăn với việc thuộc lòng, và sẵn lòng để làm cho những kỳ vọng và phương pháp giảng dạy của các anh chị em thích ứng với nhu cầu của các học sinh của mình.
Để thu hút cá tính và cách học tập trong một phạm vi rộng lớn hơn, hãy thay đổi các phương pháp các anh chị em sử dụng để giúp các học sinh thông thạo những đoạn thánh thư. Như trong tất cả việc giảng dạy và học tập phúc âm, hãy sáng suốt trong sự lựa chọn các sinh hoạt của các anh chị em để Đức Thánh Linh có thể giúp đỡ việc thông thạo thánh thư và giáo lý của các học sinh. Các anh chị em sẽ tìm thấy một số phương pháp giảng dạy câu thánh thư thông thạo thích hợp trong các bài học trong sách học này. Để có thêm các phương pháp giảng dạy câu thánh thư thông thạo, hãy xem các sinh hoạt thông thạo thánh thư được liệt kê dưới đây.
Việc Thông Thạo Thánh Thư trong Chương Trình Giảng Dạy
Việc thông thạo thánh thư được viết vào chương trình giảng dạy trong một số cách. Một biểu tượng thông thạo thánh thư nhận ra cách sử dụng các đoạn thánh thư thông thạo trong các tài liệu học. Các đoạn thánh thư thông thạo được giới thiệu và thảo luận trong bối cảnh của chương nơi có các đoạn thánh thư này. Những ý kiến giảng dạy bổ sung cho các đoạn thánh thư thông thạo nằm ở phần cuối của các bài học có các đoạn thánh thư đó. Những ý kiến giảng dạy bổ sung giúp cân bằng bốn yếu tố của việc thông thạo thánh thư (tìm ra, hiểu, áp dụng, thuộc lòng) đối với mỗi đoạn. Ví dụ, nếu bài học giúp các học sinh hiểu và áp dụng đoạn thánh thư thông thạo thì ý kiến giảng dạy bổ sung sẽ giúp họ tìm ra hoặc thuộc lòng đoạn thánh thư đó.
Chương trình giảng dạy cũng thường xuyên cung cấp các sinh hoạt ôn lại việc thông thạo thánh thư mà có thể được sử dụng nếu thời gian cho phép và phù hợp với các mục tiêu về việc thông thạo thánh thư của lớp học của các anh chị em. Những việc ôn lại này có thể được bổ sung với các sinh hoạt thông thạo thánh thư được liệt kê dưới đây. Các anh chị em có thể sử dụng thêm thời gian lúc bắt đầu hoặc lúc kết thúc của một bài học ngắn hơn để thực hiện một trong các sinh hoạt ôn lại này.
Các Phương Pháp Được Đề Nghị cho Việc Thông Thạo Thánh Thư
Để giúp các học sinh xác định các kỹ năng, các anh chị em có thể hoạch định để giới thiệu 25 đoạn thánh thư thông thạo gần lúc bắt đầu khóa học và sau đó cố gắng gia tăng việc thông thạo trong suốt khóa học. Hoặc các anh chị em có thể giới thiệu một vài đoạn mỗi tháng và tập trung vào việc thông thạo các đoạn này trong tháng đó. Những lời giới thiệu như vậy có thể bao gồm việc đề nghị rằng các học sinh đánh dấu các đoạn thánh thư thông thạo trong các quyển thánh thư riêng của họ, giúp các học sinh nghĩ ra cách để ghi nhớ các từ và các đoạn tham khảo chính, và giải thích các giáo lý và nguyên tắc trong mỗi đoạn đó. Các anh chị em cũng có thể mời các học sinh tham gia vào việc giới thiệu các đoạn thánh thư thông thạo bằng cách chỉ định cho họ sử dụng các đoạn này trong các buổi họp đặc biệt devotional của họ hoặc bằng cách mời họ giảng dạy lẫn nhau cách để ghi nhớ và xác định vị trí các đoạn thánh thư đó. Đưa ra trách nhiệm về việc ghi nhớ các đoạn thánh thư thông thạo với các bài thi kiểm tra định kỳ và các sinh hoạt xác định vị trí (xin xem các sinh hoạt thông thạo thánh thư dưới đây để có ví dụ). Một bản liệt kê 25 đoạn thông thạo dành cho khóa học này có thể được tìm thấy trên các trang đánh dấu và tấm thẻ thánh thư thông thạo của học sinh.
Để giúp học sinh hiểu các đoạn thánh thư thông thạo, hãy nhấn mạnh các đoạn này khi thấy chúng ở các bài học hàng ngày của các anh chị em. Các anh chị em cũng có thể sử dụng các sinh hoạt thông thạo thánh thư dưới đây để nâng cao sự hiểu biết của học sinh và khả năng để giải thích các lẽ thật chứa đựng trong các đoạn đó. Cho học sinh cơ hội trong các buổi họp đặc biệt devotional hoặc trong lớp học để giải thích cách lẽ thật trong các đoạn thánh thư thông thạo giúp họ hiểu rõ hơn về Các Giáo Lý Cơ Bản.
Để phụ giúp học sinh áp dụng các lẽ thật được tìm thấy trong các đoạn thánh thư thông thạo, hãy khuyến khích họ tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh để hiểu về các lẽ thật trong những đoạn này áp dụng trong cuộc sống của họ như thế nào. Để giúp học sinh hành động theo các lẽ thật họ học được, thỉnh thoảng các anh chị em có thể dán lên trên bảng thông báo trong lớp học một lời yêu cầu liên quan đến một đoạn thánh thư thông thạo. Hoặc các anh chị em có thể cung cấp cho các học sinh cơ hội trong lớp để thực hành việc giảng dạy các giáo lý và nguyên tắc của phúc âm bằng cách sử dụng các đoạn thánh thư thông thạo (xin xem các sinh hoạt thông thạo thánh thư dưới đây để có được ý kiến). Các anh chị em cũng có thể mời các học sinh áp dụng các nguyên tắc họ học được trong những bài học mà có các đoạn thánh thư thông thạo. Cung cấp cho học sinh cơ hội, trong các buổi họp đặc biệt devotional hay những lúc khác, để báo cáo về những kinh nghiệm của họ. Điều này sẽ giúp họ gia tăng sự làm chứng của họ về các lẽ thật mà họ đã học được từ những đoạn thánh thư thông thạo.
Để giúp các học sinh thuộc lòng 25 đoạn thánh thư thông thạo, các anh chị em có thể hoạch định để cam kết ghi nhớ hai hoặc ba đoạn mỗi tháng trong lớp học. Các anh chị em cũng có thể yêu cầu các học sinh thuộc lòng một số đoạn thánh thư nào đó ở nhà (họ có thể làm điều này với gia đình của họ hoặc đọc thuộc lòng các đoạn thánh thư cho cha, mẹ hoặc một người trong gia đình nghe). Các anh chị em có thể làm cho việc thuộc lòng thành một phần của buổi họp đặc biệt devotional hàng ngày bằng cách yêu cầu cả lớp đọc thuộc lòng một đoạn thánh thư hoặc bằng cách cho các học sinh thời gian để thuộc lòng theo từng cặp. Tạo cho các học sinh cơ hội để đọc thuộc lòng các đoạn thánh thư thông thạo theo từng cặp hoặc các nhóm nhỏ hay ở phía trước lớp có thể giúp họ chịu trách nhiệm về những nỗ lực của họ. Các sinh hoạt thông thạo thánh thư dưới đây gồm có nhiều phương pháp thuộc lòng khác nhau. Hãy cẩn thận khi làm cho những kỳ vọng về việc thuộc lòng thích nghi với khả năng và hoàn cảnh của mỗi học sinh. Các học sinh không nên bị làm cho cảm thấy ngượng ngịu hoặc bối rối nếu họ không thể thuộc lòng được.