Bài Học 120
3 Nê Phi 11:1–17
Lời Giới Thiệu
Tiếp theo sau sự hủy diệt và ba ngày đầy bóng tối mà báo hiệu cái chết của Đấng Cứu Rỗi, có khoảng 2.500 dân Nê Phi, nam, nữ và trẻ em, quy tụ xung quanh đền thờ trong xứ Phong Phú (xin xem 3 Nê Phi 17:25). Khi nói chuyện với nhau, họ nghe tiếng nói của Cha Thiên Thượng giới thiệu Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng hiện đến sau đó. Chúa Giê Su Ky Tô đã mời dân chúng đích thân chứng kiến rằng Ngài đã bị giết chết vì tội lỗi của thế gian. Từng người một, họ đến bên Ngài và rờ tay vào vết thương bên hông Ngài và những dấu đinh ở tay chân Ngài.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
3 Nê Phi 11:1–7
Dân Nê Phi nghe tiếng nói của Đức Chúa Cha loan báo sự hiện đến của Vị Nam Tử
Khi học sinh vào lớp, hãy cho họ nghe một bài thánh ca hoặc bài nói chuyện của đại hội trung ương từ máy nghe nhạc hoặc DVD phát ra nhỏ ở hậu cảnh—chỉ vừa đủ nghe. Tắt nhạc khi đến lúc để dâng lên lời cầu nguyện và buổi họp devotional. Tiếp theo sau lời cầu nguyện, hãy hỏi học sinh xem họ có nghe thấy đoạn ghi âm đó không. (Nếu các anh chị em không có phương tiện để thực hiện sinh hoạt này, hãy cân nhắc việc yêu cầu một học sinh đọc bằng một giọng đọc nhỏ nhẹ từ 3 Nê Phi 11 khi học sinh bước vào lớp. Nếu các anh chị em chọn điều này, thì tốt nhất nên chỉ định làm điều đó từ một ngày trước, có lẽ cho một học sinh thường đến lớp sớm).
-
Một người cần phải làm gì để nghe và hiểu được một giọng nói nhỏ nhẹ?
-
Sứ điệp của bài hát (hoặc bài nói chuyện đại hội trung ương hay đoạn thánh thư) đã được vặn lên khi các em bước vào lớp học hôm nay là gì?
-
Những lời đó có dễ hay khó để nghe thấy và hiểu được khi mọi người đi vào lớp học không? Tại sao?
Mời một học sinh đọc to 3 Nê Phi 11:1–3. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm điều mà dân Nê Phi thấy khó hiểu.
-
Tiếng nói được mô tả như thế nào trong 3 Nê Phi 11:3? (Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh đánh dấu phần mô tả về tiếng nói đó trong quyển thánh thư của họ).
-
Tiếng nói đó có ảnh hưởng gì đối với những người nghe nó?
Yêu cầu học sinh đọc thầm 3 Nê Phi 11:4–7 cùng tìm kiếm điều mà dân Nê Phi đã làm một cách khác biệt để hiểu được tiếng nói đó lần thứ ba khi họ nghe nó.
-
Dân Nê Phi đã làm điều gì một cách khác biệt lần thứ ba khi họ nghe tiếng nói đó?
-
Dựa vào điều các em đã đọc trong 3 Nê Phi 11:7, dân chúng đã nghe được tiếng nói của ai? (Họ đã nghe được tiếng nói của Cha Thiên Thượng, giới thiệu Vị Nam Tử của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô).
Hãy cân nhắc việc yêu cầu học sinh đọc Hê La Man 5:30, cùng tìm kiếm một phần mô tả khác về tiếng nói của Chúa.
-
Tiếng nói mà dân Nê Phi đã nghe tương tự như thế nào với những thúc giục mà chúng ta nhận được từ Đức Thánh Linh? (Học sinh có thể sử dụng các từ khác nhau, nhưng họ nên nhận ra lẽ thật sau đây: Đức Thánh Linh thường phán bảo với chúng ta qua những cảm nghĩ của chúng ta).
-
Tại sao là điều quan trọng để lưu ý đến nguồn soi dẫn chúng ta nhận được từ Chúa qua Đức Thánh Linh?
Mời học sinh chia sẻ những kinh nghiệm họ đã có khi cảm thấy nguồn soi dẫn của Đức Thánh Linh vào tâm trí hay tâm hồn của họ. Yêu cầu họ mô tả về cảm nghĩ của họ. Các anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm của riêng mình.
Mời một học sinh đọc lời phát biểu của Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ về điều gì chúng ta cần phải làm để lắng nghe và hiểu được tiếng nói của Chúa qua Đức Thánh Linh:
“Thánh Linh không làm cho chúng ta chú ý bằng cách hò hét. Thánh Linh không bao giờ lay mạnh chúng ta bằng tay. Thánh Linh thì thầm. Quả thật, Thánh Linh tác động rất nhẹ nhàng đến nỗi nếu chúng ta bận rộn thì chúng ta không thể nào cảm nhận Thánh Linh.
“Thỉnh thoảng, Thánh Linh sẽ chỉ nhấn mạnh vừa đủ hoặc thường đủ để chúng ta lưu ý; nhưng từ kinh nghiệm của tôi, hầu hết mọi lúc, thì nếu chúng ta không lưu tâm đến cảm giác nhẹ nhàng, nếu chúng ta không lắng nghe với những cảm nghĩ đó thì Thánh Linh sẽ rút lui và chờ đợi cho đến khi chúng ta tiến đến việc tìm kiếm và lắng nghe, theo cách của chúng ta và lời diễn tả của chúng ta” (“How Does the Spirit Speak to Us?” New Era, tháng Hai năm 2010, 3).
-
Chúng ta có thể học được nguyên tắc nào từ 3 Nê Phi 11:1–7 và từ Chủ Tịch Packer? (Học sinh có thể đưa ra một loạt các câu trả lời, nhưng hãy chắc chắn rằng họ nhận ra lẽ thật sau đây: Khi chúng ta biết cách lắng nghe tiếng nói của Chúa qua Đức Thánh Linh, thì chúng ta sẽ có thể hiểu được sự truyền đạt Ngài ban cho chúng ta).
-
Điều gì giúp các em chuẩn bị tâm trí mình để nghe và hiểu được những lời thì thầm của Đức Thánh Linh?
3 Nê Phi 11:8–17
Chúa Giê Su Ky Tô hiện đến cùng dân Nê Phi và mời họ từng người một rờ tay vào những vết thương ở tay, chân và hông của Ngài
Mời một học sinh đọc to 3 Nê Phi 11:8–10. Yêu cầu lớp học dò theo và tưởng tượng ra việc sống ở giữa dân Nê Phi có thể như thế nào vào thời gian này. Trưng bày hình Chúa Giê Su Giảng Dạy ở Tây Bán Cầu (62380; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 82), và hỏi:
-
Các em nghĩ những ý nghĩ và cảm nghĩ nào các em sẽ có nếu các em sống ở giữa dân Nê Phi khi Đấng Cứu Rỗi đã hiện đến cùng họ?
Nhắc nhở học sinh về bóng tối và sự hủy diệt mà dân Nê Phi đã trải qua ngay trước khi Đấng Cứu Rỗi hiện đến. Sau đó mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ về tầm quan trọng của sự hiện đến của Đấng Cứu Rỗi cùng dân Nê Phi:
“Sự hiện đến và lời tuyên bố đó tạo ra trung tâm điểm, thời điểm cao nhất, trong toàn bộ lịch sử của Sách Mặc Môn. Đó là sự biểu hiện và sắc lệnh đã thông báo và soi dẫn mọi vị tiên tri người Nê Phi trong sáu trăm năm trước, không kể đến tổ tiên người Y Sơ Ra Ên và người Gia Rết của họ trong hàng ngàn năm trước đó.
“Mọi người đã nói về Ngài, hát về Ngài, mơ ước về Ngài, và cầu nguyện về sự hiện đến của Ngài—nhưng Ngài thực sự ở đây. Ngày quan trọng nhất! Thượng Đế là Đấng biến mỗi đêm tối tăm thành ánh sáng ban mai đã đến” (Christ and the New Covenant: The Messianic Message of the Book of Mormon [1997], 250–51).
Giải thích cho lớp học biết rằng phần kế tiếp của bài học được trù tính để cho phép họ suy ngẫm về cuộc viếng thăm của Đấng Cứu Rỗi. Trước khi đến lớp, hãy chuẩn bị những chỉ dẫn và các câu hỏi sau đây trên một tờ giấy phát tay cho mỗi học sinh (hoặc viết những điều này lên trên bảng hoặc trên một tấm bích chương). Cho học sinh đủ thời gian để đọc 3 Nê Phi 11:11–17 và tuân theo những chỉ dẫn trên tờ giấy phát tay. Khuyến khích họ suy ngẫm kỹ về ý nghĩa của những câu này khi họ nghiên cứu những câu này.
Sau khi học sinh đã có đủ thời gian để hoàn tất sinh hoạt này, hãy mời một học sinh đọc to 3 Nê Phi 11:16–17. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm điều mà dân chúng đã làm sau khi họ đã có kinh nghiệm cá nhân này với Đấng Cứu Rỗi. Các em có thể muốn giải thích rằng Hô Sa Na là một từ tiếng Hê Bơ Rơ có nghĩa là “xin cứu bây giờ” hoặc “xin cứu chúng tôi” và được sử dụng trong suốt thánh thư như là một lời khen ngợi và nài xin (xin xem Bible Dictionary, “Hosanna”; Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Hô Sa Na,” scriptures.lds.org).
-
Các em nghĩ tại sao dân chúng reo lên “Hô Sa Na” sau kinh nghiệm của họ với Đấng Cứu Rỗi?
Mời học sinh đọc kỹ hơn {3 Nê Phi 11:15. Yêu cầu họ nhận ra điều dân chúng đã làm sau khi họ đã thấy và sờ tay vào vết thương của Đấng Cứu Rỗi. (Dân chúng chia sẻ chứng ngôn, hoặc làm chứng, rằng đó chính là Chúa Giê Su Ky Tô).
-
Chúng ta cần có thể thấy và sờ tay vào Đấng Cứu Rỗi để biết rằng Ngài hằng sống? (Xin xem Mô Rô Ni 10:5). Chúng ta có thể “làm chứng” về Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách nào?
-
Chúng ta có thể áp dụng 3 Nê Phi 11:15 cho mình như thế nào? Mỗi chúng ta nên làm gì sau khi chúng ta nhận được một chứng ngôn về Chúa Giê Su Ky Tô? (Khi chúng ta nhận được một chứng ngôn cá nhân về Chúa Giê Su Ky Tô, thì trách nhiệm của chúng ta là phải làm chứng về Ngài).
Kết thúc lớp học bằng cách mời học sinh cho biết về những lúc mà họ đã chia sẻ chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô với những người khác. Khi thời gian cho phép, mời tất cả những em học sinh nào muốn làm như vậy để chia sẻ một chứng ngôn ngắn gọn về Đấng Cứu Rỗi và có lẽ, cho biết điều gì họ đã làm để nhận được chứng ngôn của họ. Nếu thời gian cho phép, các anh chị em cũng có thể mời họ chia sẻ một số điều họ đã viết xuống hoặc cảm thấy trong lúc họ học tập nghiên cứu 3 Nê Phi 11 trong ngày hôm nay.