Thư Viện
Tự Học Ở Nhà Đơn Vị 32


Bài Học Tự Học ở Nhà

Mô Rô Ni 7:2010:34 (Đơn Vị 32)

Tài Liệu Chuẩn Bị dành cho Giảng Viên Chương Trình Lớp Giáo Lý Tự Học ở Nhà

Tóm Lược Các Bài Học Tự Học ở Nhà Hằng Ngày

Phần tóm lược sau đây về các giáo lý và nguyên tắc mà các học sinh đã học trong khi họ nghiên cứu Mô Rô Ni 7:2010:34 (đơn vị 32) không nhằm mục đích để được giảng dạy như là một phần bài học của các anh chị em. Bài học các anh chị em giảng dạy chỉ tập trung vào một số ít giáo lý và nguyên tắc này. Tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh trong khi các anh chị em cân nhắc các nhu cầu của học sinh.

Ngày 1 (Mô Rô Ni 7:20–48)

Khi các học sinh tiếp tục học bài giảng của Mặc Môn cho dân chúng trong nhà hội thì họ đã học được những nguyên tắc quan trọng về đức tin, hy vọng và lòng bác ái: Khi sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta có thể nắm vững được mọi điều tốt lành. Nếu sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể nhận được niềm hy vọng qua Sự Chuộc Tội của Ngài để được nâng lên đến cuộc sống vĩnh cửu. Nếu chúng ta cầu nguyện lên Đức Chúa Cha với tất cả mãnh lực của lòng mình và sống với tư cách là các tín đồ chân thật của Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta có thể được tràn đầy lòng bác ái.

Ngày 2 (Mô Rô Ni 8–9)

Bằng cách nghiên cứu bức thư của Mặc Môn viết cho Mô Rô Ni được ghi lại trong Mô Rô Ni 8, các học sinh đã biết được rằng sự hối cải và phép báp têm là cần thiết cho tất cả những người có trách nhiệm và có khả năng phạm tội. Họ cũng học giáo lý mà các trẻ thơ được cứu rỗi nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Bằng cách nghiên cứu bức thư được ghi lại trong Mô Rô Ni 9, các học sinh biết được rằng chúng ta phải siêng năng lao nhọc trong sự phục vụ Thượng Đế ngay cả khi những người chúng ta phục vụ không tích cực đáp ứng. Ngoài ra, các học sinh biết được từ các tấm gương của Mặc Môn và Mô Rô Ni rằng nếu chúng ta trung tín trong Chúa Giê Su Ky Tô, thì Ngài sẽ nâng chúng ta lên cho dù những khó khăn và tà ác vây quanh chúng ta.

Ngày 3 (Mô Rô Ni 10:1–7, 27–29)

Khi các học sinh học chứng ngôn cuối cùng của Mô Rô Ni, họ được nhắc nhở rằng nếu chúng ta cầu vấn Thượng Đế trong đức tin và với chủ ý thực sự, thì chúng ta có thể nhận được một chứng ngôn về Sách Mặc Môn và về Chúa Giê Su Ky Tô qua Đức Thánh Linh. Họ cũng biết rằng những người đã nhận được Sách Mặc Môn sẽ chịu trách nhiệm trước Thượng Đế về cách đáp ứng của họ đối với sách đó.

Ngày 4 (Mô Rô Ni 10:8–26, 30–34)

Các học sinh biết được rằng Thượng Đế ban cho các ân tứ của Thánh Linh để làm lợi ích cho con cái của Ngài. Họ cũng biết rằng nếu có đức tin, thì chúng ta sẽ có thể làm điều Đấng Cứu Rỗi muốn chúng ta phải làm. Họ cũng học những lời cuối cùng của Mô Rô Ni trong Sách Mặc Môn, mà dạy rằng khi chúng ta đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta có thể được thanh tẩy và toàn thiện nhờ vào Sự Chuộc Tội của Ngài.

Lời Giới Thiệu

Bài học này có thể giúp các học sinh hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc nắm vững được mọi điều tốt lành. Các học sinh sẽ có cơ hội để giải thích về việc làm thế nào một người có thể tự mình biết được rằng Sách Mặc Môn là chân chính. Họ cũng sẽ có thể chia sẻ các chứng ngôn của họ về Sách Mặc Môn và thảo luận về việc những chứng ngôn của họ đã được củng cố như thế nào trong năm nay. Mô Rô Ni 7–9 gồm có các bức thư của Mặc Môn mà Mô Rô Ni gồm vào trong sách của mình.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

Mô Rô Ni 7:20–48

Mô Rô Ni ghi lại những điều giảng dạy của Mặc Môn về đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, hy vọng, và lòng bác ái

Viết những từ chạm tay vàonắm vững lên trên bảng. Yêu cầu một học sinh đến trước lớp học và cho lớp học thấy việc chạm tay vào Sách Mặc Môn là như thế nào. Sau đó yêu cầu học sinh đó cho thấy việc nắm vững Sách Mặc Môn có nghĩa là gì.

Mời các học sinh đọc thầm Mô Rô Ni 7:19 và tìm kiếm điều Mặc Môn đã nói chúng ta nên nắm vững. Rồi đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Mặc Môn đã nói rằng chúng ta phải nắm vững điều gì?

  • Các em nghĩ “nắm vững được mọi điều tốt lành” có nghĩa là gì? (Giúp các học sinh hiểu rằng “mọi điều tốt lành” có thể bao gồm các mục tiêu, hành động, ý nghĩ, nguyên tắc, và các mục đích ngay chính).

Giải thích rằng Mặc Môn tiếp tục dạy cho chúng ta cách chúng ta có thể “nắm vững được mọi điều tốt lành.” Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ Mô Rô Ni 7:20–22, 25. Yêu cầu lớp học tìm kiếm lời khuyên dạy của Mặc Môn về điều chúng ta phải làm để “nắm vững được mọi điều tốt lành.”

Viết câu còn dở dang sau đây lên trên bảng: Khi chúng ta … , thì chúng ta có thể nắm vững được mọi điều tốt lành.

Hỏi: Sau khi đọc xong những câu này, các em sẽ hoàn tất câu này như thế nào? (Một câu trả lời các học sinh có thể đưa ra là khi chúng ta sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể nắm vững được mọi điều tốt lành.

Nhắc các học sinh nhớ rằng trong chương này Mặc Môn cũng làm chứng rằng qua đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể được tràn đầy ân tứ về lòng bác ái (xin xem Mô Rô Ni 7:48). Mời lớp học cố gắng đọc thuộc lòng từ trí nhớ đoạn thánh thư thông thạo Mô Rô Ni 7:45, 47–48. Các học sinh cũng có thể đọc to những câu này.

Hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Cụm từ ưa thích của các em trong Mô Rô Ni 7:45, 47–48 là gì? Tại sao cụm từ đó có ý nghĩa đối với các em?

  • Khi nào các em nhìn thấy một người nào đó có lòng bác ái, hoặc khi nào các em cảm thấy Chúa đang giúp các em có được lòng bác ái? (Các anh chị em có thể muốn chia sẻ câu trả lời của mình cho những câu hỏi này).

Mô Rô Ni 10

Mô Rô Ni khuyên nhủ chúng ta nên đạt được một chứng ngôn về Sách Mặc Môn và đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô

Xem lại với các học sinh mục đích của tảng đá đỉnh vòm trong một cái vòm. Thảo luận khái niệm về một tảng đá đỉnh vòm liên quan như thế nào với Sách Mặc Môn. (Các anh chị em có thể muốn nhắc các học sinh về tấm hình trong đơn vị 1, ngày 3 của sách hướng dẫn học tập của họ). Mời các học sinh chia sẻ việc Sách Mặc Môn là nền tảng của chứng ngôn của họ như thế nào.

Mời một học sinh đọc Mô Rô Ni 10:3–5. Yêu cầu các học sinh cân nhắc lý do tại sao những câu này rất quan trọng để chia sẻ với tất cả mọi người, cho dù họ có là tín hữu của Giáo Hội của chúng ta hay không. Mời một vài học sinh chia sẻ những ý nghĩ của họ, và sau đó hỏi: Mô Rô Ni nói rằng chúng ta cần phải làm điều gì để biết được lẽ thật? (Khi các học sinh trả lời, các anh chị em có thể muốn viết những câu trả lời của họ lên trên bảng. Nêu lên rằng những câu trả lời này là cách mà chúng ta có thể tìm kiếm trong đức tin để biết được “lẽ thật của tất cả mọi điều.”)

Hãy mời một học sinh đọc Mô Rô Ni 10:6–7, và sau đó hỏi: Ngoài lẽ trung thực của Sách Mặc Môn ra, chúng ta còn có thể biết được điều gì khác nữa nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh? (Đức Thánh Linh sẽ xác nhận rằng Chúa Giê Su là Đấng Ky Tô).

Viết nguyên tắc sau đây lên trên bảng: Nếu chúng ta cầu xin Thượng Đế trong đức tin và với chủ ý thực sự, thì chúng ta có thể nhận được một chứng ngôn về Sách Mặc Môn và về Chúa Giê Su Ky Tô qua Đức Thánh Linh.

Nhắc các học sinh nhớ rằng Mô Rô Ni đã để lại một lời mời cuối cùng cho tất cả mọi người sẽ đọc Sách Mặc Môn. Yêu cầu một học sinh đọc lời mời của ông, được tìm thấy trong Mô Rô Ni 10:30, 32–33. Yêu cầu các học sinh trong lớp tìm kiếm những cách thức mà chúng ta có thể “đến cùng Đấng Ky Tô.” (Các anh chị em có thể muốn đề nghị họ đánh dấu điều họ tìm thấy). Rồi hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Mô Rô Ni đã đưa ra lời mời nào cho chúng ta vào cuối biên sử thiêng liêng này?

  • Các cụm từ nào trong các câu này giúp các em biết làm thế nào để “đến cùng Đấng Ky Tô”?

  • Các nguyên tắc nào các em có thể học được từ những câu này? (Các câu trả lời của các học sinh có thể gồm có nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể được thanh tẩy và toàn thiện nhờ vào Sự Chuộc Tội của Ngài. Các anh chị em có thể muốn viết nguyên tắc này lên trên bảng).

  • Việc các em có thể được toàn thiện chỉ nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì?

Mời mỗi học sinh chọn một trong những câu hỏi sau đây và nghĩ về một câu trả lời cho câu hỏi đó. (Các anh chị em có thể muốn cho thấy các câu hỏi này ở trên bảng hoặc chuẩn bị chúng trên một tờ giấy phát tay trước khi đến lớp). Sau khi đã đủ giờ, hãy yêu cầu một vài học sinh chia sẻ câu trả lời của họ với lớp học.

  • Làm thế nào các em đã tiến đến việc biết rằng Sách Mặc Môn là chân chính?

  • Bằng cách nào Đấng Cứu Rỗi đã giúp các em trở thành con người tốt hơn các em có thể tự mình làm?

  • Khi các em nhìn lại việc học Sách Mặc Môn của mình trong năm nay, các em muốn làm điều gì để cải thiện việc học thánh thư của mình?

Sau khi các học sinh đã chia sẻ những câu trả lời của họ, các anh chị em có thể muốn chia sẻ chứng ngôn của mình về Sách Mặc Môn và về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Ngoài ra, hãy chia sẻ với các học sinh lòng biết ơn của các anh chị em đối với họ và những nỗ lực của họ để nghiên cứu và học hỏi trong lớp giáo lý năm nay. Khuyến khích họ tiếp tục đọc thánh thư mỗi ngày và cố gắng áp dụng điều họ học được vào cuộc sống của họ.