Bài Học 137
Mặc Môn 1–2
Lời Giới Thiệu
Mặc dù Mặc Môn lớn lên trong một thời kỳ vô cùng tà ác, nhưng ông đã chọn để sống trung tín. Vì lòng trung thành của mình nên ông đã được cho biết rằng ông sẽ được giao phó cho các biên sử thiêng liêng của dân chúng về sau này trong cuộc sống của ông. Khi ông 15 tuổi, ông đã “được Chúa viếng thăm” (Mặc Môn 1:15). Ông mong muốn giúp dân Nê Phi hối cải, nhưng vì sự chống lại có chủ ý của họ nên ông bị Chúa cấm thuyết giảng cho họ. Ở vào độ tuổi còn trẻ này, ông được bổ nhiệm chỉ huy quân đội Nê Phi. Vì nhiều dân Nê Phi đã mất Đức Thánh Linh và các ân tứ khác của Thượng Đế, nên họ đã bị bỏ mặc cho sức mạnh riêng của mình khi họ đánh với dân La Man.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Mặc Môn 1:1–5
Mặc Môn biết được rằng một ngày nào đó ông sẽ được giao phó cho các biên sử thiêng liêng của dân Nê Phi
Viết câu hỏi sau đây lên trên bảng trước khi lớp học bắt đầu để học sinh có thể nghĩ về điều đó khi họ đến lớp: Các em cảm thấy như thế nào khi người ta gọi các em là người Mặc Môn?
Vào lúc bắt đầu lớp học, mời học sinh trả lời cho câu hỏi ở trên bảng. Sau khi họ đã thảo luận câu hỏi này rồi, hãy yêu cầu một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley:
“Mặc dù đôi khi tôi lấy làm tiếc rằng người ta không gọi giáo hội này bằng tên đúng của giáo hội, nhưng tôi cũng vui sướng vì biệt danh mà họ sử dụng là một vinh dự lớn do một người phi thường tạo ra và một cuốn sách mà đưa ra một chứng ngôn chưa từng có về Đấng Cứu Chuộc của thế gian.
“Bất cứ ai tiến đến việc biết người tên là Mặc Môn, qua việc đọc và suy ngẫm những lời của ông, bất cứ ai đọc kho tàng quý báu này của lịch sử mà đã được ông thu góp và bảo tồn trong phạm vi rộng lớn thì sẽ tiến đến việc biết rằng Mặc Môn không phải là một tiếng xấu, mà nó tuợng trưng cho điều tốt lành nhất—điều tốt lành đó thuộc vào Thượng Đế” (“Mormon Should Mean ‘More Good,’” Ensign, tháng Mười Một năm 1990, 52–53).
Để giúp học sinh hiểu được văn cảnh của Mặc Môn 1–2, hãy giải thích rằng 320 năm sau khi Đấng Cứu Rỗi hiện đến cùng dân Nê Phi, hầu như tất cả mọi người trong xứ đều sống trong sự tà ác. Vào lúc này, Am Ma Rôn, một người ngay chính, đã từng phục vụ với tư cách là một người lưu giữ biên sử “vì sự bắt buộc của Đức Thánh Linh, [phải] … cất giấu những biên sử thiêng liêng” (xin xem 4 Nê Phi 1:47–49). Cũng khoảng thời gian này, Am Ma Rôn đã đến thăm một cậu bé 10 tuổi tên là Mặc Môn và chỉ dẫn cho cậu ta về trách nhiệm của cậu ta trong tương lai đối với các biên sử.
Yêu cầu học sinh đọc thầm Mặc Môn 1:2, cùng tìm kiếm các từ và cụm từ mà Am Ma Rôn sử dụng để mô tả Mặc Môn. Yêu cầu họ báo cáo điều họ tìm ra. Viết tên Mặc Môn lên trên bảng, và liệt kê những câu trả lời của họ dưới cái tên đó. Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng từ đứng đắn có nghĩa là điềm đạm, nghiêm túc và chu đáo.
-
Các em nghĩ chúng ta cần phải đứng đắn về điều gì? (Các câu trả lời có thể gồm có việc thực hiện và dự phần Tiệc Thánh, học thánh thư, sự trinh khiết, và nói cùng làm chứng về Đấng Cứu Rỗi). Tại sao chúng ta cần phải đứng đắn về những điều này?
Giải thích rằng một người có thể đứng đắn nhưng vẫn vui cười. Tuy nhiên, một người đứng đắn hiểu khi nào thì có thể vui vẻ và khi nào phải nghiêm túc hơn.
-
Các em nghĩ “quan sát nhanh nhẹ” có nghĩa là gì?
Là một phần của cuộc thảo luận này, hãy mời một học sinh đọc lời giải thích sau đây của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:
“Khi quan sát nhanh nhẹ, chúng ta sẽ nhanh chóng nhìn hay để ý và tuân theo. Cả hai yếu tố cơ bản này, —nhìn và tuân theo—là rất cần thiết để quan sát nhanh nhẹ. Và tiên tri Mặc Môn là một tấm gương đầy ấn tượng về ân tứ này trong hành động. …
“… Ân tứ thuộc linh về việc quan sát nhanh nhẹ là rất quan trọng đối với chúng ta trong thế giới mà chúng ta hiện đang sống và sẽ sống” (“Quick to Observe,” Ensign, tháng Mười Hai năm 2006, 34).
-
Khả năng nhìn thấy và tuân theo lời khuyên dạy của Chúa một cách nhanh chóng có thể giúp đỡ chúng ta như thế nào?
Mời học sinh viết trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư về một điều gì đó mà họ cần phải coi một cách nghiêm túc hơn—một điều gì mà họ nên đứng đắn hơn. Cũng yêu cầu họ liệt kê những hướng dẫn của Chúa mà họ có thể sẵn sàng tuân theo hơn. Khuyến khích họ tìm cách để được đứng đắn và quan sát nhanh nhẹ hơn.
Mời một học sinh đọc to Mặc Môn 1:3–5, và yêu cầu lớp học nhận ra những chỉ dẫn của Am Ma Rôn cho Mặc Môn.
-
Am Ma Rôn yêu cầu Mặc Môn phải làm gì?
-
Các em nghĩ tại sao Mặc Môn cần phải đứng đắn và quan sát nhanh nhẹ để làm tròn những trách nhiệm này?
Mặc Môn 1:6–19
Vì dân chúng cố ý chống lại nên Chúa cấm Mặc Môn thuyết giảng cho họ
Hỏi học sinh xem họ đã bao giờ bị mất một vật gì đó mà họ trân quý hoặc một vật nào đó quý giá bị lấy đi từ họ không. Mời một vài học sinh chia sẻ những kinh nghiệm này.
Tóm lược Mặc Môn 1:6–12 bằng cách giải thích rằng trong khi Mặc Môn còn trong tuổi niên thiếu thì ông đã chứng kiến một số trận đánh giữa dân Nê Phi và dân La Man. Ông cũng chứng kiến sự tà ác lan tràn ở giữa tất cả những người trong xứ.
Giải thích rằng vì dân Nê Phi trở nên quá tà ác nên họ bị mất đi các ân tứ quý báu từ Chúa. Chia lớp học ra làm hai. Chỉ định một nửa lớp đọc thầm Mặc Môn 1:13–14, 18, cùng tìm kiếm các ân tứ mà Chúa bắt đầu lấy đi khỏi dân Nê Phi. Chỉ định một nửa lớp kia đọc Mặc Môn 1:14, 16–17, 19, cùng tìm kiếm lý do tại sao Chúa lấy đi các ân tứ này khỏi dân Nê Phi. Mời học sinh từ mỗi nhóm chia sẻ với lớp học những điều họ tìm thấy.
-
Theo Mặc Môn 1:13–14, điều gì xảy ra khi dân chúng chống lại và quay đi khỏi Chúa? (Học sinh có thể đưa ra các câu trả lời khác nhau. Hãy cân nhắc việc tóm lược các câu trả lời của họ bằng cách viết lẽ thật sau đây lên trên bảng: Khi dân chúng tà ác và không tin, thì họ mất đi các ân tứ thuộc linh mà họ đã nhận được từ Chúa và không thể nhận được ảnh hưởng của Đức Thánh Linh).
Nêu lên rằng sự chống đối của dân Nê Phi là cực độ. Tuy nhiên, nguyên tắc này áp dụng cho cá nhân chúng ta khi chúng ta không tuân theo các giáo lệnh của Thượng Đế.
-
Các ân tứ nào được liệt kê trong Mặc Môn 1:13–14, 18 sẽ là khó khăn nhất đối với các em để đánh mất?
Mời một học sinh đọc to Mặc Môn 1:15. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm điều Mặc Môn đã trải nghiệm được trong khi nhiều người dân Nê Phi bị mất các ân tứ của Thượng Đế và ảnh hưởng của Đức Thánh Linh.
-
Các em nghĩ tại sao Mặc Môn đã có thể có những kinh nghiệm thuộc linh mặc dù ông đang ở giữa sự tà ác lớn lao?
Mặc Môn 2:1–15
Mặc Môn chỉ huy quân đội Nê Phi và buồn phiền trước sự tà ác của họ
Yêu cầu một học sinh 15 tuổi (hoặc gần 15 tuổi) đọc to Mặc Môn 2:1–2. Mời lớp học tìm kiếm trách nhiệm Mặc Môn đã được giao cho khi ông 15 tuổi (“lúc được mười sáu tuổi”). Yêu cầu học sinh tưởng tượng ra việc một thiếu niên 15 tuổi chỉ huy quân đội.
-
Trong những cách nào các thuộc tính được đề cập trong Mặc Môn 2:1 đã giúp đỡ Mặc Môn với tư cách là một vị chỉ huy quân đội?
Tóm lược Mặc Môn 2:3–9 bằng cách nói cho học sinh biết rằng dân La Man đã tấn công quân đội Nê Phi với sức mạnh đến nỗi dân Nê Phi bị hoảng sợ và rút lui. Dân La Man đuổi họ từ nơi này đến nơi khác cho đến khi dân Nê Phi tập trung tại một chỗ. Cuối cùng, quân đội của Mặc Môn đánh lại dân La Man và khiến họ phải chạy trốn.
Mời học sinh đọc thầm Mặc Môn 2:10–15 cùng tìm kiếm tình trạng thuộc linh của dân Nê Phi sau những trận chiến này.
-
Tại sao những người dân Nê Phi buồn rầu? (Xin xem Mặc Môn 2:10–13. Họ buồn rầu vì đã không thể giữ đồ đạc của họ được. Nói cách khác, họ buồn rầu chỉ vì những hậu quả tội lỗi của họ, không phải là họ hối tiếc vì các hành động của họ).
-
Theo Mặc Môn 2:13–14, làm thế nào Mặc Môn biết được rằng nỗi buồn rầu của dân chúng không phải là một dấu hiệu của sự hối cải thật sự?
Để giúp học sinh thấy được những khác biệt giữa “sự buồn rầu … đưa tới sự hối cải” và “sự buồn rầu của kẻ bị kết tội,” hãy viết điều sau đây lên trên bảng:
Yêu cầu học sinh xem lại Mặc Môn 2:12–15, cùng tìm kiếm các đặc tính của hai nhóm người này. Mời họ báo cáo điều họ tìm ra. Các câu trả lời của họ sẽ phản ảnh những lẽ thật sau đây:
Những người buồn rầu để hối cải nhận ra lòng nhân từ của Thượng Đế và đến cùng Đấng Ky Tô với tấm lòng khiêm tốn.
Những người buồn rầu chỉ vì những hậu quả của tội lỗi tiếp tục phản nghịch chống lại Thượng Đế.
Giải thích rằng Mặc Môn sử dụng cụm từ “sự buồn rầu của kẻ bị kết tội” (Mặc Môn 2:13) để mô tả nỗi buồn rầu của những người đau khổ vì những hậu quả của các hành động của họ, nhưng không sẵn lòng để hối cải. Thái độ này không dẫn đến sự tha thứ và bình an. Thái độ đó dẫn đến sự kết tội, có nghĩa là một người bị ngăn chặn lại trong sự tiến triển của mình hướng tới cuộc sống vĩnh cửu.
Mời học sinh suy ngẫm về cách phản ứng của họ khi nhận biết rằng họ đã phạm tội. Khuyến khích họ hãy đến cùng Đấng Cứu Rỗi với một tấm lòng khiêm tốn để họ có thể được tha thứ, cảm nhận sự bình an, và được hòa giải với Thượng Đế.
Mặc Môn 2:16–29
Mặc Môn nhận được các bảng khắc và ghi chép một truyện ký về sự tà ác của dân ông
Tóm lược Mặc Môn 2:16–18 bằng cách giải thích rằng khi các trận chiến với dân La Man tiếp tục, thì Mặc Môn đã thấy mình ở gần một ngọn đồi tên là Sim, nơi mà Am Ma Rôn đã cất giấu các biên sử của dân Nê Phi. Ông lấy ra các bảng khắc Nê Phi và bắt đầu ghi lại những điều ông đã quan sát giữa dân chúng kể từ lúc ông còn là một đứa trẻ.
Mời một học sinh đọc to Mặc Môn 2:18–19. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm điều Mặc Môn mô tả về những tình trạng thuộc linh của dân chúng trong thời kỳ của ông. Cũng yêu cầu họ tìm kiếm lời bày tỏ riêng của ông về hy vọng.
-
Mặc Môn mô tả các tình trạng thuộc linh trong thời kỳ của ông như thế nào? (“Một cảnh tượng về những điều tà ác và khả ố liên tục”).
-
Từ những điều các em đã học được về Mặc Môn, các em nghĩ tại sao ông đã có thể tin rằng ông sẽ “được nâng cao vào ngày sau cùng”? (Các anh chị em có thể muốn giúp học sinh hiểu rằng khi Mặc Môn nói về việc được “nâng cao vào ngày sau cùng,” thì ông ám chỉ là được phục sinh và mang đến nơi hiện diện của Thượng Đế để được ở lại với Ngài vĩnh viễn).
-
Tấm gương ngay chính của Mặc Môn là hữu ích như thế nào đối với các em? (Học sinh có thể chia sẻ nhiều câu trả lời khác nhau. Các câu trả lời của họ cần phải bày tỏ nguyên tắc sau đây: Chúng ta có thể chọn để sống ngay chính, ngay cả trong một xã hội tà ác. Các anh chị em có thể muốn mời một học sinh viết lẽ thật này lên trên bảng).
-
Khi nào các em đã nhìn thấy bạn bè hoặc những người trong gia đình đứng vững vàng trong việc tuân theo ý muốn của Thượng Đế ngay cả khi những người xung quanh họ đã không làm vậy?
Khuyến khích học sinh suy nghĩ về một lĩnh vực cụ thể trong cuộc sống của họ, trong đó họ có thể làm nhiều hơn để bênh vực cho điều đúng. Mời họ viết trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư về cách họ muốn phản ứng lần tới khi họ bị thử thách trong lãnh vực cụ thể đó. Làm chứng rằng, giống như Mặc Môn, chúng ta có thể chọn để sống ngay chính và Chúa sẽ giúp chúng ta bênh vực một cách mạnh mẽ cho điều đúng, ngay cả khi những người khác xung quanh chúng ta không làm như vậy.