Thư Viện
Bài Học 32: 2 Nê Phi 12–15


Bài Học 32

2 Nê Phi 12–15

Lời Giới Thiệu

Ê Sai kết án sự tà ác của dân chúng trong thời ông cũng như sự tà ác của nhiều người trong những ngày sau cùng. Ông cảnh cáo việc gọi dữ là lành, và gọi lành là dữ. Ông cũng nhấn mạnh đến Sự Phục Hồi phúc âm trong những ngày sau cùng, kể cả ý nghĩa của đền thờ và tầm quan trọng của việc được thanh sạch khỏi các tội lỗi của thế gian. Để biết thêm chi tiết về Ê Sai, xin xem bài học 21 trong sách học này.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

2 Nê Phi 12–15

Ê Sai phân biệt Y Sơ Ra Ên tà ác với Y Sơ Ra Ên ngay chính

Để giúp các học sinh hiểu văn cảnh của bài học hôm nay, hãy bắt đầu lớp học bằng cách nhắc họ nhớ rằng trong bài học trước họ đã học về sự kêu gọi của Ê Sai để làm vị tiên tri. Ngày hôm nay họ sẽ học về những người mà ông giảng dạy.

Giúp các học sinh hiểu rằng khi Ê Sai mô tả các hành động của dân giao ước của Chúa trong thời kỳ của ông, ông cũng đã mô tả một số người trong thời kỳ chúng ta. Anh Cả Dallin H. Oaks thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích: “Sách Ê Sai chứa đựng nhiều lời tiên tri mà dường như có nhiều sựứng nghiệm. … Việc có nhiều lời tiên tri này có thể có nhiều ý nghĩa nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc chúng ta tìm kiếm điều mặc khải từ Đức Thánh Linh để giúp chúng ta hiểu những ý nghĩa này” (“Scripture Reading and Revelation,” Ensign, tháng Giêng năm 1995, 8).

Trước khi lớp học bắt đầu, hãy chép lại biểu đồ sau đây lên trên bảng hoặc chuẩn bị biểu đồ như là một tài liệu phân phát. Chừa đủ chỗ cho các học sinh viết vào mỗi cột.

2 Nê Phi 12:5–12, 17–19; 13:8–9

2 Nê Phi 13:16–26

Các thái độ và lối thực hành nào phản ảnh tội lỗi của những người này?

Điều gì sẽ xảy ra cho những người này như là một hậu quả của các tội lỗi của họ?

Giải thích rằng biểu đồ này sẽ giúp lớp học xem xét những hậu quả của các hành động của những người đã sống ngược lại với các giao ước của họ.

Chia lớp học ra làm hai. Yêu cầu một nửa lớp học nghiên cứu 2 Nê Phi 12:5–12, 17–19; 13:8–9. Yêu cầu một nửa kia nghiên cứu 2 Nê Phi 13:16–26. Mời các học sinh đọc những câu thánh thư được chỉ định của họ và nhận ra những câu trả lời cho hai câu hỏi ở bên cột phía trái của biểu đồ. Nếu biểu đồ được trưng bày trên bảng, hãy mời một học sinh từ mỗi nhóm viết những câu trả lời của họ trong cột thích hợp. Nếu biểu đồ được phát ra như là một tài liệu phân phát thì hãy yêu cầu các học sinh ghi chép câu trả lời của họ vào tài liệu phân phát của họ.

Giải thích cho nhóm thứ hai biết rằng Ê Sai đã nhìn thấy trước các hậu quả về cách ăn mặc và hành động thái quá của các phụ nữ của thế gian trong thời kỳ của ông và trong tương lai. 2 Nê Phi 13:16–26 mô tả điều ông đã thấy. Mặc dù Ê Sai đã nói rõ “những con gái Si Ôn,” nhưng lời của ông cũng áp dụng cho những người đàn ông. (Các anh chị em có thể muốn nêu lên rằng lời tiên tri trong 2 Nê Phi 14:1 không phải nói về tục đa hôn. Lời tiên tri này nói về những người đàn ông tử trận được mô tả trong 2 Nê Phi 13:25–26, bỏ lại nhiều phụ nữ là góa phụ).

Sau khi các học sinh đã có thời giờ trả lời những câu hỏi trên biểu đồ rồi, hãy hỏi:

  • Những người này phạm các tội lỗi nào? (Câu trả lời có thể là tính kiêu ngạo, việc thờ thần tượng, ham mê vật chất thế gian, và lòng tự cao tự đại). Những cụm từ nào cho thấy rằng người đó đã phạm các tội lỗi này? Hậu quả của những tội lỗi này là gì?

  • Ê Sai nói về xứ “đầy dẫy hình tượng” (2 Nê Phi 12:8). Một số hình thức thờ phượng hình tượng là gì trong ngày nay?

Là một phần của cuộc thảo luận này, hãy đọc lời khuyên sau đây từ Chủ Tịch Spencer W. Kimball:

“Các thần tượng hiện đại hoặc tà thần có thể thể hiện dưới hình thức như quần áo, nhà cửa, công việc kinh doanh, máy móc, xe cộ, du thuyền, và nhiều đồ vật chất khác làm xao lãng khỏi con đường dẫn đến Thượng Đế. … Nhiều thanh niên quyết định đi học đại học khi họ cần phải đi truyền giáo trước. Bằng cấp và sự giàu có cùng sự an toàn có được qua bằng cấp, dường như đáng ước ao đến nỗi công việc truyền giáo đuợc coi là thứ yếu. … Nhiều người thờ phượng việc săn bắn, đi câu cá, đi nghỉ hè, đi chơi và ăn uống ngoài trời vào cuối tuần. Những người khác có thần tượng là các trận đấu thể thao, bóng chày, bóng bầu dục, trận đấu bò hay chơi gôn. … Còn một hình ảnh khác mà những người đàn ông thờ phượng là quyền lực và thanh thế” (The Miracle of Forgiveness [1969], 40–41).

  • Ê Sai đã tiên tri về những người sẽ cho thấy tính kiêu ngạo và ham mê vật chất thế gian qua cách họ ăn mặc. Làm thế nào chúng ta có thể đề phòng những thái độ và xu hướng của thế gian?

Viết lên trên bảng từ khốn thay. Giải thích rằng từ khốn thayám chỉ nỗi buồn phiền và thống khổ. Đôi khi các vị tiên tri thời xưa sử dụng từ này để nhấn mạnh đến hậu quả của tội lỗi. (Các học sinh có thể nhớ lại rằng đã thấy từ này được lặp lại trong 2 Nê Phi 9:27–38). Mời các học sinh lắng nghe khi các anh chị em đọc to 2 Nê Phi 15:18–23. (Các anh chị em có thể muốn khuyến khích các học sinh đánh dấu từ khốn thay và các cụm từ mô tả các hành động và thái độ mà sẽ mang đến nỗi buồn phiền và thống khổ. Các anh chị em cũng có thể đề nghị họ viết định nghĩa của từ khốn thay vào ngoài lề trang bên cạnh các câu này).

  • 2 Nê Phi 15:20 có ý nghĩa gì đối với các em?

  • Trong các phương diện nào các em đã thấy những người “gọi dữ là lành, và gọi lành là dữ” trong thời kỳ chúng ta?

Hãy nói cho các học sinh biết rằng giờ đây họ sẽ đọc về một nhóm người đã tuân giữ các giao ước của họ. Mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 14:2–4. Yêu cầu những người khác trong lớp tìm kiếm lời mô tả của Ê Sai về nhóm người này.

  • Các từ hoặc cụm từ nào cho thấy rằng nhóm này khác với các nhóm khác mà chúng ta đã nghiên cứu? (Hãy cân nhắc việc viết những câu trả lời của các học sinh lên trên bảng).

Yêu cầu các học sinh im lặng đọc 2 Nê Phi 14:5–6, tìm kiếm ba chỗ Ê Sai đã đề cập đến mà sẽ mang đến sự bảo vệ thuộc linh. Hãy chắc chắn rằng các học sinh nhận ra và hiểu những từ khắp nơi cư ngụ (căn nhà hay mái gia đình), các nơi hội họp (những chỗ của giáo đoàn, như chi nhánh, tiểu giáo khu hay giáo khu), và đền tạm (đền thờ). Giải thích rằng “đám mây khói lúc ban ngày, và một ngọn lửa rực sáng lúc ban đêm” ám chỉ sự bảo vệ và hướng dẫn mà Môi Se và dân của ông đã nhận được từ Chúa trong vùng hoang dã (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 13:21–22). Những từ này nhắc chúng ta nhớ tới sự bảo vệ và hướng dẫn chúng ta có thể nhận được từ Chúa. Cũng nêu lên rằng Ê Sai so sánh đền thờ với một nơi bảo vệ che nắng và một “nơi dung thân,” hoặc nơi ẩn náu để tránh bão táp mưa sa.

  • Các em đã cảm thấy sự bảo vệ hay hướng dẫn của Chúa trong nhà của mình hay nhà thờ vào lúc nào?

  • Các em tìm được sự an ủi hay bảo vệ phần thuộc linh trong đền thờ vào lúc nào?

  • Những loại người nào sẽ ở trong nhà và thờ phượng trong các nhà thờ và đền thờ đã được mô tả trong các câu 5–6?

  • Chúng ta có thể làm gì để làm cho mái gia đình và chi nhánh hoặc tiểu giáo khu của mình thành những nơi bảo vệ chống lại thế gian?

Tóm lược các chương 12–15 bằng cách giải thích rằng trong các chương này chúng ta biết được rằng việc tuân giữ các giao ước của mình sẽ mang đến các phước lành về sự bảo vệ phần thuộc linh, trong khi vi phạm các giao ước sẽ để lại cho chúng ta không có sự bảo vệ của Chúa. Hãy chắc chắn rằng họ có thể tạo ra trong cuộc sống của mình một môi trường giống như môi trường đã được mô tả trong 2 Nê Phi 14:5–6.

2 Nê Phi 12:1–5; 15:26

Ê Sai nói tiên tri về các đền thờ và Giáo Hội của Chúa được thiết lập trong những ngày sau cùng

Vẽ biểu đồ sau đây về một ngọn núi và một ngôi đền thờ lên trên bảng:

núi và đền thờ
  • Những điểm tương đồng giữa một ngọn núi và một ngôi đền thờ là gì? (Những câu trả lời khả thi có thể là cả hai nơi đều cao quý và oai nghiêm và cả hai đều soi dẫn chúng ta để nhìn lên trời).

Mời các học sinh im lặng đọc 2 Nê Phi 12:2–5, tìm kiếm điều mà Thượng Đế đã hứa để thiết lập trong những ngày sau cùng và điều đó sẽ ban phước cho cuộc sống của con người như thế nào.

  • Từ “núi của Chúa” ám chỉ điều gì? (Từ này ám chỉ cụ thể Đền Thờ Salt Lake, nhưng cũng có thể ám chỉ các đền thờ khác mà Chúa đã thiết lập trong những ngày sau cùng).

  • Các phước lành nào đến từ “nhà Chúa” trong những ngày sau cùng? (Một nguyên tắc mà các học sinh có thể nhận ra là Thượng Đế đã thiết lập các đền thờ để giảng dạy chúng ta về những cách thức của Ngài và giúp chúng ta bước đi theo các đường lối của Ngài [xin xem 2 Nê Phi 12:3]).

  • Đền thờ giúp chúng ta bước đi theo đường lối của Chúa như thế nào?

Đọc lời phát biểu sau đây mà trong đó Chủ Tịch Gordon B. Hinckley nói về ý nghĩa của đền thờ:

“Các tòa nhà độc đáo và tuyệt diệu này, cùng những giáo lễ được thực hiện trong đó, tượng trưng cho sự thờ phượng tột bậc của chúng ta. Các giáo lễ này trở thành những cách biểu lộ sâu sắc nhất về tôn giáo của chúng ta. Với tất cả khả năng mà tôi có thể thuyết phục, tôi khuyến khích các tín hữu chúng ta ở khắp mọi nơi hãy sống xứng đáng để nắm giữ và bảo đảm có được một giấy giới thiệu và xem giấy ấy như là một tài sản quý giá, và cố gắng nhiều hơn để đi đến nhà Chúa cũng như dự phần vào tinh thần và các phước lành có trong đền thờ” (“Of Missions, Temples, and Stewardship,” Ensign, tháng Mười Một năm 1995, 53).

  • Làm thế nào đền thờ có thể giúp chúng ta tránh những hậu quả của sự tà ác đã được mô tả trong 2 Nê Phi 12–15? (Những câu trả lời có thể gồm có như sau: Việc lập và tuân giữ các giáo ước đền thờ củng cố chúng ta và gia đình chúng ta chống lại sự tà ác. Sự thờ phượng thường xuyên trong đền thờ nhắc chúng ta nhớ về Đấng Cứu Rỗi, sự hy sinh chuộc tội của Ngài, và các giao ước chúng ta đã lập. Khi sống xứng đáng để nắm giữ một giấy giới thiệu đi đền thờ, chúng ta có hy vọng nhận được các phước lành của cuộc sống vĩnh cửu. Hy vọng đó thúc đẩy chúng ta tiếp tục sống ngay chính).

  • Đền thờ đã soi dẫn và ban phước cho chúng ta như thế nào?

Yêu cầu một học sinh đọc to 2 Nê Phi 15:26. Yêu cầu lớp học nhận ra cụm từ mà cho thấy vật gì Chúa sẽ “dựng lên” để quy tụ các dân lại trong những ngày sau cùng. Giải thích rằng từ cờ hiệu ám chỉ một lá cờ hoặc ngọn cờ được sử dụng làm điểm tập trung hoặc một dấu hiệu để tập hợp lại nhất là trong trận đánh.

  • “Cờ hiệu hướng về các dân” mà Ê Sai đã nói tiên tri là gì?

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Joseph Fielding Smith:

“Cờ hiệu đó [là] Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, mà đã được thiết lập trong thời kỳ cuối cùng, không bao giờ bị hủy diệt hoặc ban cho dân tộc khác nữa. Đó là sự kiện vĩ đại nhất mà thế gian đã nhìn thấy kể từ khi Đấng Cứu Chuộc bị treo lên cây thập tự và thực hiện sự chuộc tội vô hạn và vĩnh cửu. Sự kiện đó có nhiều ý nghĩa đối với nhân loại hơn bất cứ điều gì khác đã xảy ra từ ngày đó” (Doctrines of Salvation, 3 tập [1954–56], 3:254–55).

  • Trong những phương diện nào Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là “cờ hiệu hướng về các dân”?

  • Các phước lành nào đã đến với cuộc sống của các em nhờ vào tư cách tín hữu của các em trong Giáo Hội?

  • Hãy nghĩ về tất cả những phước lành các em đã nhận được và các lẽ thật các em đã học được với tư cách là tín hữu của Giáo Hội. Một lẽ thật mà các em có thể chia sẻ với những người khác mà có thể giúp họ quy tụ lại dưới “cờ hiệu hướng về các dân” là gì?

Làm chứng rằng Chúa đã ban phước cho chúng ta với sự giúp đỡ lớn lao để sống thành công trong những ngày sau cùng. Ngài sẽ ban phước và thánh hóa những người đã chọn đến cùng Ngài. Khi chúng ta lập và tôn trọng các giao ước với Ngài, Ngài sẽ giúp chúng ta bước đi theo đường lối của Ngài.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

2 Nê Phi 12:2–5. “Núi của nhà Chúa”

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã giải thích rằng 2 Nê Phi 12:2–5 ám chỉ Đền Thờ Salt Lake:

“Kể từ lúc Đền Thờ Salt Lake được làm lễ cung hiến, chúng ta đã làm sáng tỏ đoạn thánh thư đó từ sách Ê Sai … như đã được áp dụng cho ngôi nhà thánh này của Chúa. Và ở nơi này, kể từ ngày đền thờ đó được làm lễ cung hiến, đã có càng ngày càng nhiều người kéo đến từ khắp mọi nơi trên thế giới, họ nói rằng: ′Hãy đến, chúng ta hãy lên núi của Đức Giê Hô Va, nơi nhà của Đức Chúa Trời Gia Cốp! Ngài sẽ dạy chúng ta về đường lối Ngài, và chúng ta sẽ đi trong các nẻo Ngài’” (“Cờ Hiệu cho Các Dân Tộc, Ánh Sáng cho Thế Gian,” Ensign, tháng Mười Một năm 2003, 82).

2 Nê Phi 13:16–24. “Những con gái Si Ôn”

Chủ Tịch Joseph Fielding Smith giải thích rằng lời cảnh cáo của Ê Sai cho “những con gái Si Ôn” áp dụng cho những người nam lẫn người nữ:

“Các tiêu chuẩn được Các Vị Thẩm Quyền Trung Ương của Giáo Hội tuyên bố là các phụ nữ cũng như những người đàn ông phải ăn mặc trang nhã kín đáo. Họ được dạy cách cư xử đúng đắn và luôn luôn trang nhã. Theo ý kiến của tôi, thì thật đáng buồn về “những con gái Si Ôn” khi họ ăn mặc khiếm nhã. Ngoài ra, nhận xét này nhằm vào những người nam lẫn những người nữ. Chúa ban các lệnh truyền cho Y Sơ Ra Ên thời xưa rằng cả nam lẫn nữ cần phải luôn luôn che đậy thân thể của họ và tuân thủ luật trinh khiết” (Answers to Gospel Questions, do Joseph Fielding Smith Jr. biên soạn, 5 tập [1957–66], 5:174).

Hãy lưu ý rằng lời tiên tri này là một ví dụ về thuyết nhị nguyên. Lời tiên tri này đã áp dụng trong thời kỳ của Ê Sai, và cũng áp dụng cho những người trong thời nay.