Bài Học 156
Mô Rô Ni 7:20–48
Lời Giới Thiệu
Mô Rô Ni ghi lại phần kết thúc của bài giảng mà cha của ông, Mặc Môn, đã đưa ra trong một nhà hội nhiều năm trước đó. Trong bài giảng này, Mặc Môn đã dạy cho những người lắng nghe ông cách ″nắm vững được mọi điều tốt lành” (Mô Rô Ni 7:20, 25). Ông giải thích mối quan hệ giữa đức tin, hy vọng và lòng bác ái, và kết thúc bằng một lời khẩn nài dân của ông nên cầu nguyện lên Đức Chúa Cha với tất cả mãnh lực của lòng mình để có được ân tứ về lòng bác ái, ″tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô” (Mô Rô Ni 7:47).
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Mô Rô Ni 7:20–39
Mặc Môn dạy rằng nhờ vào đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể nắm vững được mọi điều tốt lành
Trước khi lớp học bắt đầu, hãy viết câu hỏi sau đây lên trên bảng:
Vào lúc bắt đầu lớp học, hãy cho học sinh một hoặc hai phút để trả lời câu hỏi này trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư. Sau đó mời họ đọc một số điều họ đã liệt kê.
Đọc to Mô Rô Ni 7:24. Yêu cầu lớp học dò theo, tìm kiếm nguồn gốc của tất cả những điều tốt lành đã đến với họ.
-
Ai là nguồn gốc của tất cả những điều tốt lành mà đã đến với các em? (Những câu trả lời của học sinh có thể khác nhau, nhưng họ cần phải nói lên lẽ thật sau đây: Tất cả những điều tốt lành đều đến nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô).
Để giúp học sinh hiểu thêm về giáo lý đã được giảng dạy trong Mô Rô Ni 7:24, hãy giải thích rằng là con cháu của A Đam và Ê Va, chúng ta ″sa ngã″ và không thể tự mình nhận được bất cứ phước lành nào (xin xem thêm An Ma 22:14 ; Ê The 3:2; Những Tín Điều 1:3). Nếu không có Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài, thì ″chẳng có điều gì tốt lành đến với [chúng ta].″ Mọi điều tốt lành mà chúng ta đã từng nhận được từ Cha Thiên Thượng đều đã đến nhờ vào Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài.
Giải thích rằng Cha Thiên Thượng có nhiều phước lành dành cho chúng ta. Ngài muốn chúng ta ″nắm vững được mọi điều tốt lành” (Mô Rô Ni 7:19), và Ngài muốn ban cho chúng ta mọi điều mà Ngài có (xin xem GLGƯ 84:38).
Mời một học sinh đọc to câu hỏi của Mặc Môn trong Mô Rô Ni 7:20. Sau đó mời học sinh đọc thầm Mô Rô Ni 7:21–24, tìm kiếm điều mà các câu này giảng dạy về cách chúng ta có thể nắm vững được mọi điều tốt lành.
-
Dựa vào điều các em đã đọc Mô Rô Ni 7:21–24, các em sẽ trả lời câu hỏi của Mặc Môn trong Mô Rô Ni 7:20 như thế nào? (Khi học sinh trả lời, hãy giúp họ nhận ra nguyên tắc sau đây: Khi sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể nắm vững được mọi điều tốt lành).
Để giúp học sinh hiểu được cách họ có thể ″nắm vững được mọi điều tốt lành,″ hãy yêu cầu một vài người trong số họ lần lượt đọc to từ Mô Rô Ni 7:25–26, 32–38. Mời một nửa lớp học nhận ra những cách chúng ta nên cho thấy đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô. Mời một nửa lớp học kia tìm kiếm những điều tốt lành đến với chúng ta như là một kết quả. (Khi một học sinh đọc câu 33, các anh chị em có thể muốn giải thích rằng cụm từ ″thích đáng đối với ta″ ám chỉ những điều thích hợp với ý muốn của Chúa).
Sau khi học sinh báo cáo điều họ đã tìm thấy, hãy cân nhắc việc yêu cầu họ viết xuống một mục tiêu mà sẽ giúp họ sử dụng đức tin lớn lao hơn nơi Chúa Giê Su Ky Tô và nắm vững được mọi điều tốt lành mà Cha Thiên Thượng muốn ban cho họ. Chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em rằng các phước lành lớn lao đến qua Đấng Cứu Rỗi, phúc âm và Sự Chuộc Tội của Ngài. Khuyến khích học sinh sử dụng đức tin lớn lao hơn nơi Ngài.
Mô Rô Ni 7:40–43
Mặc Môn dạy rằng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô dẫn chúng ta đến việc có được hy vọng cho cuộc sống vĩnh cửu
Vẽ hình một chiếc ghế đẩu ba chân lên trên bảng (hoặc trưng bày một cái ghế đẩu ba chân).
Đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:
″Ba nguyên tắc thiêng liêng tạo thành một nền tảng mà trên đó chúng ta có thể xây dựng cấu trúc của cuộc sống chúng ta. … Ba nguyên tắc này cùng nhau mang đến cho chúng ta một nền tảng hỗ trợ giống như mấy cái chân của một cái ghế đẩu ba chân” (“The Joy of Hope Fulfilled,” Ensign, tháng Mười Một năm 1992, 33).
Dán cụm từ Đức Tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô lên một trong mấy cái chân của cái ghế đẩu. Yêu cầu học sinh suy nghĩ về hai cái chân kia có thể tượng trưng cho điều gì. Sau đó mời học sinh đọc thầm Mô Rô Ni 7:40 để tìm ra điều cái chân thứ hai tượng trưng. (Cái chân thứ hai tượng trưng cho hy vọng).
Đọc to những lời diễn đạt sau đây về hy vọng. Mời học sinh lắng nghe những điểm khác biệt giữa hai lối diễn đạt này.
-
Tôi hy vọng hôm nay trời sẽ mưa.
-
Tôi có hy vọng vào lời hứa của Chúa rằng tôi có thể cảm thấy bình an nhờ vào sự hối cải.
-
Những lời diễn đạt này khác nhau về những phương diện nào? (Giúp học sinh thấy rằng trong ví dụ đầu tiên, từ hy vọng nói đến một ước muốn không chắc chắn. Trong ví dụ thứ hai, từ hy vọng là một lời diễn đạt về sự tin tưởng. Đó là một động lực để hành động, và được đặt trọng tâm nơi Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô).
Để giúp học sinh hiểu được từ hy vọng như được sử dụng trong thánh thư, hãy mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:
″Hy vọng là một ân tứ của Thánh Linh. …
″Hy vọng không phải là sự hiểu biết, nhưng đúng ra, là sự tin cậy bền vững rằng Chúa sẽ làm tròn lời hứa của Ngài với chúng ta. Đó là sự tin tưởng rằng nếu chúng ta sống theo các luật pháp của Thượng Đế và những lời của các vị tiên tri của Ngài bây giờ, thì chúng ta sẽ nhận được các phước lành mong muốn trong tương lai. Đó là tin tưởng và kỳ vọng rằng những lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được đáp ứng. Đó là sự biểu lộ trong sự tin tưởng, lạc quan, nhiệt tình và bền bỉ kiên trì” (“Quyền Năng Vô Tận của Niềm Hy Vọng,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2008, 21–22).
Mời một học sinh đọc to Mô Rô Ni 7:41. Yêu cầu lớp học dò theo, tìm kiếm xem Mặc Môn đã dạy chúng ta nên hy vọng vào điều gì. Trong khi học sinh báo cáo điều họ tìm thấy, hãy dán cụm từ Hy Vọng về Cuộc Sống Vĩnh Cửu lên cái chân thứ hai của cái ghế đẩu.
Hãy nêu lên rằng 1 Mô Rô Ni 7:41 là một đoạn thánh thư thông thạo. Các anh chị em có thể muốn đề nghị các học sinh đánh dấu câu này trong một cách đặc biệt để họ sẽ có thể tìm ra nó một cách dễ dàng.
-
Theo Mô Rô Ni 7:41, làm thế nào chúng ta có thể có hy vọng để đạt được cuộc sống vĩnh cửu? (Mặc dù học sinh có thể sử dụng các từ khác nhau, nhưng họ cần nhận ra nguyên tắc sau đây: Nếu sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta có thể có được niềm hy vọng nhờ vào Sự Chuộc Tội của Ngài để đạt được cuộc sống vĩnh cửu).
Mời học sinh tự mình đọc Mô Rô Ni 7:42–43, tìm kiếm những đặc điểm chúng ta cần để có được đức tin và hy vọng. Yêu cầu họ báo cáo điều họ đã tìm thấy. (Các anh chị em có thể muốn giải thích rằng nhu mì và khiêm tốn trong lòng có nghĩa là khiêm nhường, hiền lành, và tuân phục ý muốn của Chúa).
-
Các em nghĩ tại sao sự nhu mì và khiêm tốn trong lòng là cần thiết để có được niềm tin và hy vọng nơi Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô?
Mời học sinh trả lời cho câu hỏi sau đây trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư:
-
Làm thế nào đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài cho các em hy vọng rằng các em sẽ nhận được cuộc sống vĩnh cửu?
Mô Rô Ni 7:44–48
Mặc Môn dạy về tầm quan trọng của lòng bác ái
Xem lại cái ghế đẩu ba chân. Mời học sinh đọc thầm Mô Rô Ni 7:44 và nhận ra nhãn tên cho cái chân thứ ba của cái ghế đẩu. Khi học sinh báo cáo điều họ tìm thấy, hãy dán lên cái chân thứ ba của cái ghế đẩu từ Lòng Bác Ái. Yêu cầu họ định nghĩa lòng bác ái bằng lời riêng của họ.
Mời một học sinh đọc to Mô Rô Ni 7:45–47. Yêu cầu lớp học dò theo, tìm kiếm cách Mặc Môn đã mô tả và định nghĩa lòng bác ái.
-
Mặc Môn định nghĩa lòng bác ái trong Mô Rô Ni 7:47 như thế nào? (“Tình yêu thương thanh khiết của Đấng Ky Tô”).
-
Các em nghĩ lòng bác ái sẽ không bao giờ hư mất có nghĩa là gì?
-
Các em nghĩ tại sao chúng ta không là gì hết nếu chúng ta không có lòng bác ái?
Mời học sinh chọn những phần mô tả về lòng bác ái trong Mô Rô Ni 7:45 và giải thích điều họ nghĩ những phần mô tả đó có nghĩa gì. Làm sáng tỏ những lời giải thích của họ nếu cần. (Ví dụ, ″nhịn nhục lâu dài″ có nghĩa là một người nào đó kiên trì chịu đựng những thử thách. ″Không ganh tỵ″ có nghĩa là một người không ghen ghét với những người khác. ″Không cao ngạo″ có nghĩa là một người nào đó rất khiêm nhường. ″Không tìm lợi lộc cho cá nhân mình″ mô tả đức tính của việc đặt Thượng Đế và những người khác trước bản thân mình. ″Không dễ bị khiêu khích″ có nghĩa là không dễ nổi giận. ″Tin tưởng mọi sự″ mô tả một người nào đó chấp nhận tất cả lẽ thật).
Hỏi học sinh là họ có thể phản ứng như thế nào trong từng tình huống sau đây nếu họ thiếu lòng bác ái. Sau đó hỏi họ là họ có thể phản ứng như thế nào nếu họ tràn đầy lòng bác ái. (Các anh chị em có thể làm cho những tình huống này thích nghi với nhu cầu và lợi ích của học sinh mà các anh chị em giảng dạy).
-
Người ta chế nhạo các em hay một người nào khác ở trường.
-
Các em có một đứa em trai hoặc em gái thường làm các em bực mình.
-
Các em biết một người nào đó đã phạm một tội nghiêm trọng.
-
Các em không thích một người cố vấn mới của nhóm túc số hoặc lớp học như các em đã thích người cố vấn trước đó.
Mời một học sinh đọc to Mô Rô Ni 7:48. Yêu cầu lớp học dò theo và nhận ra điều chúng ta cần phải làm để được ban phước với ân tứ về lòng bác ái. Khi học sinh đưa ra những câu trả lời, hãy chắc chắn rằng nguyên tắc sau đây là rõ ràng: Nếu chúng ta cầu nguyện lên Đức Chúa Cha với tất cả mãnh lực của lòng mình và sống với tư cách là các tín đồ chân thật của Chúa Giê Su Ky Tô, thì chúng ta có thể được tràn đầy lòng bác ái.
Hãy nêu lên rằng Mô Rô Ni 7:45, 47–48 là một đoạn thánh thư thông thạo. Các anh chị em có thể muốn đề nghị rằng các học sinh đánh dấu các câu này trong một cách đặc biệt để họ có thể tìm ra các đoạn đó một cách dễ dàng.
-
Các em nghĩ tại sao chúng ta cần phải cầu nguyện với tất cả mãnh lực của lòng mình để có được ân tứ về lòng bác ái?
-
Khi nào các em đã chứng kiến các tấm gương về lòng bác ái? (Mời một vài học sinh chia sẻ kinh nghiệm. Các anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm của riêng mình).
-
Khi nào các em đã cảm thấy rằng Chúa đã giúp các em cảm thấy bác ái hơn đối với những người khác?
Yêu cầu học sinh xem lại Mô Rô Ni 7:45 và chọn một yếu tố về lòng bác ái mà họ cần phải cải thiện. Khuyến khích họ cầu nguyện để có được ân tứ về lòng bác ái trong khi họ cố gắng để cải thiện trong lĩnh vực này. Làm chứng về ảnh hưởng mà đức tin, hy vọng, và lòng bác ái đã có trong cuộc sống của các anh chị em.