Thư Viện
Bài học 39: 2 Nê Phi 29–30


Bài Học 39

2 Nê Phi 29–30

Lời Giới Thiệu

Nê Phi tiên tri về Sự Phục Hồi phúc âm ngày sau, mà Chúa đã nói sẽ là “một công việc lạ lùng” (2 Nê Phi 29:1). Nê Phi làm chứng rằng trong những ngày sau cùng, tất cả thánh thư sẽ cùng nhau hiệp lại cho thấy rằng Thượng Đế đều nhớ tới con cái của Ngài. Ông tiên tri rằng nhiều người sẽ chối bỏ Sách Mặc Môn nhưng những người nào tin sẽ được quy tụ vào Giáo Hội. Ngoài ra, ông cũng dạy rằng dân giao ước của Thượng Đế là những người hối cải và tin nơi Vị Nam Tử của Thượng Đế.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

2 Nê Phi 29

Nê Phi tiên tri rằng trong những ngày sau cùng, nhiều người sẽ chối bỏ Sách Mặc Môn

Mời các học sinh tưởng tượng ra rằng một người bạn tại trường học thành thật hỏi: “Tại sao những người Mặc Môn lại có một quyển Kinh Thánh khác?” Các anh chị em có thể yêu cầu các học sinh giơ tay lên nếu họ đã bị hỏi một câu hỏi giống như vậy. Rồi mời một vài người chia sẻ cách họ đã trả lời cho câu hỏi đó.

Giải thích rằng Nê Phi đưa ra một số câu trả lời cho câu hỏi này bằng cách ghi chép lời của Chúa về vai trò của Sách Mặc Môn trong Sự Phục Hồi phúc âm của ngày sau, mà Chúa gọi là “một công việc lạ lùng.” Mời các học sinh im lặng đọc 2 Nê Phi 29:1–2 và nhận ra điều mà những lời của Chúa sẽ làm trong những ngày sau cùng. (Những lời này sẽ “truyền lại” cho dòng dõi tức là con cháu của Nê Phi, và cũng sẽ “rít lên vang đến các nơi tận cùng của trái đất.”) Chủ Tịch Ezra Taft Benson giải thích rằng “chúng ta, các tín hữu của Giáo Hội, và nhất là những người truyền giáo, phải là ′những người cất tiếng,′ hoặc những người nói cho biết và làm chứng về Sách Mặc Môn đến các nơi tận cùng của trái đất” (“The Book of Mormon Is the Word of God,” Ensign, tháng Năm năm 1975, 65).

Giải thích rằng từ cờ hiệu trong 2 Nê Phi 29:2 ám chỉ một vật được sử dụng để quy tụ và đoàn kết người ta lại. Những lá cờ thường được gọi là cờ hiệu. (Xin xem phần giải thích về từ cờ hiệu trong bài học 32).

  • Theo như 2 Nê Phi 29:2, thì “cờ hiệu” mà sẽ đi “đến các nơi tận cùng của trái đất” để quy tụ dân của Chúa là gì? (Sách Mặc Môn—những lời của dòng dõi hoặc con cháu của Nê Phi).

  • Theo như 2 Nê Phi 29:1–2, mục đích của Chúa để ban thêm thánh thư như Sách Mặc Môn là gì? (Giúp các học sinh hiểu rằng Chúa cung cấp thánh thư làm một chứng thư thứ hai và quy tụ dân Ngài đến với giao ước của Ngài.)

Viết lên trên bảng lời phát biểu sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ (từ Christ and the New Covenant: The Messianic Message of the Book of Mormon [1997], 4.):

“Sách Mặc Môn là lời tuyên bố ưu việt về giao ước của Thượng Đế và tình yêu của Ngài dành cho các con cái của Ngài ở trên thế gian này đây.” (Anh Cả Jeffrey R. Holland)

Giải thích rằng trong 2 Nê Phi 29, từ Dân Ngoại ám chỉ những người không thuộc vào gia tộc Y Sơ Ra Ên. Từ Dân Do Thái ám chỉ những người thuộc gia tộc Y Sơ Ra Ên, kể cả gia đình và con cháu của Lê Hi. Yêu cầu các học sinh im lặng đọc 2 Nê Phi 29:3–6 và tìm kiếm phản ứng một số dân Ngoại có thể có đối với thánh thư bổ sung.

  • Một số người sẽ phản ứng với thánh thư bổ sung như thế nào?

  • Chúa đã nói gì về những người phản ứng theo cách này?

Giải thích rằng Nê Phi nói tiên tri trong phần mô tả của ông về phản ứng của dân chúng đối với Sách Mặc Môn. Những người thời nay thường bày tỏ nỗi nghi ngờ về Sách Mặc Môn vì họ đã có Kinh Thánh rồi.

Chỉ định các học sinh nghiên cứu theo từng cặp 2 Nê Phi 29:7–11. Mời họ tìm kiếm các mục đích của Chúa để ban cho thánh thư ngoài Kinh Thánh ra. Sau một vài phút, hãy yêu cầu họ chia sẻ điều họ đã tìm kiếm. Những câu trả lời có thể đưa ra gồm có (1) Chúa nhớ tới tất cả mọi người và gửi lời của Ngài đến mọi quốc gia (xin xem câu 7); (2) Chúa đưa ra cùng một sứ điệp cho mọi quốc gia, và Sách Mặc Môn là chứng thư thứ hai trong Kinh Thánh (xin xem câu 8); (3) Chúa luôn luôn vẫn vậy, và Ngài phán theo ý muốn của Ngài (xin xem câu 9); (4) Công việc của Thuợng Đế chưa hoàn tất, và Ngài sẽ tiếp tục phán bảo để hoàn thành công việc của Ngài (xin xem câu 9); (5) loài người chớ nên nghĩ rằng Kinh Thánh chứa đựng tất cả lời của Chúa hoặc Chúa đã không truyền lệnh để viết thêm lời của Ngài (xin xem câu 10); và (6) Chúa truyền lệnh cho dân chúng trong mọi quốc gia phải ghi chép lời Ngài (xin xem câu 11). Để giúp các học sinh tóm lược và áp dụng điều họ đã học được từ phần này của bài học, hãy hỏi một số hoặc tất cả những câu hỏi sau đây:

  • 2 Nê Phi 29 có thể được sử dụng như thế nào để giải quyết nhữmg mối quan tâm về Sách Mặc Môn như là một quyển thánh thư bổ sung?

  • Những câu này đã gia tăng lòng biết ơn của các em về Sách Mặc Môn như thế nào?

Chia các học sinh thành từng cặp một lần nữa. Yêu cầu họ tập trả lời câu hỏi “Tại sao những người Mặc Môn có một quyển Kinh Thánh khác?” Mời một người đặt ra câu hỏi đó và người khác trả lời câu hỏi đó. Rồi yêu cầu họ đổi vai trò và lặp lại cuộc thảo luận. Vào cuối sinh hoạt này, các anh chị em có thể khuyến khích các học sinh nghĩ về những người họ biết là những người có thể được lợi ích từ một cuộc thảo luận về những nguyên tắc này và tìm kiếm sự hướng dẫn từ Đức Thánh Linh về cách nói chuyện với những người này.

Khi kết thúc phần này của bài học, các anh chị em hãy chắc chắn rằng các học sinh hiểu là Chúa nhớ tới tất cả mọi người và sẽ gửi những lời của Ngài đến họ.

2 Nê Phi 30:1–8

Nê Phi tiên tri về vai trò của Sách Mặc Môn trong những ngày sau cùng

Giải thích rằng sau khi giảng dạy rằng Thượng Đế sẽ nhớ tới gia tộc Y Sơ Ra Ên, Nê Phi đã cảnh báo dân của ông đừng nghĩ rằng họ ngay chính hơn những người dân Ngoại. Ông cũng nhắc họ nhớ rằng tất cả mọi người đều có thể trở thành dân giao ước của Thượng Đế. Yêu cầu một học sinh đọc to 2 Nê Phi 30:2, và mời lớp học tìm kiếm hai điều chúng ta cần phải làm để trở thành một phần dân giao ước của Thượng Đế. Mời các học sinh chia sẻ điều họ tìm kiếm. Hãy chắc chắn rằng họ hiểu là chúng ta là một phần dân giao ước của Thượng Đế khi chúng ta hối cải và tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Giải thích rằng trong 2 Nê Phi 30:3, Nê Phi mô tả cách Chúa quy tụ dân Ngài vào giao ước trong những ngày sau cùng. Mời các học sinh im lặng đọc 2 Nê Phi 30:3 và nhận ra tiến trình này. (Chúa cho ra mắt Sách Mặc Môn. Nhiều người tin vào sách ấy và chia sẻ sách ấy với những người khác). Các anh chị em có thể muốn nêu lên rằng Nê Phi đã đề cập một cách cụ thể rằng những lời của Sách Mặc Môn sẽ được truyền đạt “cho dòng dõi còn sót lại của chúng ta,” có nghĩa là con cháu của Lê Hi.

Khuyến khích các học sinh im lặng đọc 2 Nê Phi 30:4–8, tìm kiếm các cụm từ cho thấy cách loài người sẽ được ban phước khi họ nhận được Sách Mặc Môn.

  • Các con cháu của Lê Hi sẽ được ban phước bằng những cách nào khi họ học hỏi về các tổ tiên của họ?

  • Những câu này giảng dạy điều gì về hiệu quả mà Sách Mặc Môn có thể có trên tất cả mọi người?

Hãy chắc chắn rằng các học sinh hiểu là Sách Mặc Môn có thể giúp tất cả mọi người bắt đầu biết Chúa Giê Su Ky Tô và sống theo phúc âm của Ngài. Các anh chị em có thể muốn viết lời phát biểu này lên trên bảng.

  • Chúng ta có thể làm gì để giúp những người khác bắt đầu biết Chúa Giê Su Ky Tô qua Sách Mặc Môn?

  • Làm thế nào Sách Mặc Môn đã giúp các em bắt đầu biết Đấng Cứu Rỗi?

Mời các học sinh thuật lại một kinh nghiệm trong đó họ đã chia sẻ Sách Mặc Môn. Khuyến khích các học sinh cầu nguyện xin có cơ hội để chia sẻ Sách Mặc Môn với những người khác.

2 Nê Phi 30:9–18

Nê Phi tiên tri về những tình trạng trên thế gian trong Thời Kỳ Ngàn Năm

Giải thích rằng Nê Phi cũng tiên tri về Thời Kỳ Ngàn Năm—1.000 năm tiếp theo Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi.

Tóm lược 2 Nê Phi 30:9–10 bằng cách giải thích rằng vào Ngày Tái Lâm của Chúa, kẻ tà ác sẽ bị hủy diệt. Yêu cầu các học sinh im lặng đọc2 Nê Phi 30:12–18, tìm kiếm những phần mô tả về cuộc sống trong Thời Kỳ Ngàn Năm. Mời các học sinh tưởng tượng rằng họ đang viết một bản tin trong Thời Kỳ Ngàn Năm mô tả một tình trạng mà họ đã tìm thấy. Yêu cầu họ viết những đầu đề cho bài viết và chia sẻ những đầu đề của họ với nhau.

  • Trong số các tình trạng trong Thời Kỳ Ngàn Năm mà các em đã học trong 2 Nê Phi, các em trông chờ tình trạng nào nhiều nhất? Tại sao?

Hướng sự chú ý của các học sinh tới lời phát biểu sau đây trong 2 Nê Phi 30:18: “Sa Tan sẽ không còn quyền hành gì đối với trái tim con cái loài người nữa suốt một thời gian lâu dài.” Các anh chị em có thể muốn đề nghị các học sinh đánh dấu lời phát biểu này trong thánh thư của họ.

  • Tại sao là điều hữu ích để biết rằng sự ngay chính rồi cuối cùng sẽ chiến thắng sự tà ác?

Sau khi các học sinh trả lời, hãy làm chứng rằng Sa Tan sẽ không còn quyền hành gì đối với trái tim loài người nữa trong Thời Kỳ Ngàn Năm, và sự ngay chính cùng sự bình an sẽ chiến thắng. Mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch George Q. Cannon thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn. Yêu cầu lớp học lắng nghe những lý do tại sao Sa Tan sẽ không còn quyền hành trong Thời Kỳ Ngàn Năm.

“Chúng ta nói về Sa Tan sẽ bị trói lại. Sa Tan sẽ bị quyền năng của Thượng Đế trói lại; nhưng nó cũng sẽ bị trói lại bởi quyết tâm của dân Thượng Đế để không nghe theo nó, không để cho nó kiềm chế. Chúa sẽ không trói nó lại và cất đi quyền hành của nó khỏi thế gian trong khi có những người nam và người nữ sẵn lòng để nó kiềm chế. Điều đó trái với kế hoạch cứu rỗi. Việc tước đoạt quyền tự quyết của họ là trái với mục đích của Thượng Đế. Có một thời gian trên lục địa này, mà chúng ta có một lời tường thuật về thời gian này, mà con người rất ngay chính đến nỗi Sa Tan không có quyền hành gì ở giữa họ. Gần bốn thế hệ đã trôi qua trong sự ngay chính. Họ đã sống trong cảnh thanh sạch và chết không có tội lỗi. Điều đó là nhờ vào việc họ từ chối không đầu hàng Sa Tan. Không có ghi chép việc Sa Tan không có quyền hành trong những nơi khác trên thế gian trong thời kỳ đó. Theo như toàn thể lịch sử mà chúng ta biết được, Sa Tan đều có cùng một quyền hành đối với những người sẵn lòng nghe theo nó. Nhưng trong xứ này, nó không có quyền hành và nó thật sự bị trói lại. Tôi tin rằng đây sẽ là trường hợp trong Thời Kỳ Ngàn Năm; và tôi suy luận điều đó như vậy là vì tình trạng hạnh phúc đã được mô tả trong biên sử mà tôi đã nói đến. Tôi kỳ vọng rằng trước khi Sa Tan bị hoàn toàn trói lại thì kẻ tà ác sẽ bị hủy diệt” (trong Conference Report, tháng Mười năm 1897, 65).

  • Sa Tan sẽ bị trói buộc như thế nào trong Thời Kỳ Ngàn Năm?

Khuyến khích các học sinh sống ngay chính để kẻ nghịch thù sẽ không có quyền hành gì đối với họ.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

2 Nê Phi 30:9–10. “Đức Chúa Trời sẽ gây một sự phân chia lớn lao”

Trong 2 Nê Phi 30:9–10, Nê Phi tiên tri về một thời kỳ mà “Đức Chúa Trời sẽ gây một sự phân chia lớn lao trong quần chúng, và Ngài sẽ hủy diệt kẻ ác; nhưng Ngài sẽ thương tiếc dân của Ngài.” Giúp các học sinh hiểu rằng để được tính vào dân của Chúa trong thời kỳ đó, chúng ta cần phải tự tách rời khỏi những đường lối của thế gian bây giờ. Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ nói:

“Khoảng cách giữa Giáo Hội và một thế gian được thiết lập theo một đường hướng mà chúng ta không thể đi theo sẽ gia tăng đều đặn” (“The Father and the Family,” Ensign, tháng Năm năm 1994, 21).

Anh Cả Robert D. Hales thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

“Là Các Thánh Hữu Ngày Sau, chúng ta không cần phải trông giống như thế gian. Chúng ta không cần phải giải trí giống như thế gian. Thói quen riêng của chúng ta cần phải khác. Thú giải trí của chúng ta cần phải khác” (“Gifts of the Spirit,” Ensign, tháng Hai năm 2002, 17).

Anh Cả Larry W. Gibbons thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi nói:

“Trong thời kỳ của thuyết tương đối về đạo đức này, chúng ta cần phải sẵn sàng tỏ rõ lập trường và nói: ′Điều này đúng, và điều này sai.′ Chúng ta không thể giống như mọi người khác! Dĩ nhiên, tôi không đề nghị rằng chúng ta dọn nhà đến vùng hoang dã và khóa cửa nhà mình lại. Chúng ta có thể ở trong thế gian, đi học, đi làm, gia nhập các tổ chức cộng đồng xứng đáng, vân vân. Nhưng chúng ta phải giữ vững các tiêu chuẩn của Chúa.

“Thưa các anh chị em, hãy ở trên con đường thẳng và hẹp. Không, hãy ở giữa con đường thẳng và hẹp. Đừng buông trôi phó mặc, đừng đi vơ vẩn, đừng ham chơi, hãy cẩn thận.

“Hãy nhớ rằng, đừng đùa cợt với điều xấu xa. Hãy tránh xa lãnh thổ của quỷ dữ. Đừng cho Sa Tan cơ hội đầy lợi thế. Việc sống theo các giáo lệnh sẽ mang đến cho các anh chị em niềm hạnh phúc mà có rất nhiều người đang tìm kiếm ở những nơi khác” (“Vậy Các Ngươi Hãy Nhớ Kỹ Trong Trí,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2006, 103–4).

2 Nê Phi 30:9–18. Thời Kỳ Ngàn Năm là gì?

“Thời Kỳ Ngàn Năm là thời kỳ có 1.000 năm. Khi nói về ′Thời Kỳ Ngàn Năm,′ chúng ta ám chỉ 1.000 năm; tiếp theo Ngày Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi (xin xem Khải Huyền 20:4; GLGƯ 29:11). Trong Thời Kỳ Ngàn Năm, ′Đấng Ky Tô sẽ thân hành trị vì thế gian’ (Những Tín Điều 1:10).

“Thời Kỳ Ngàn Năm sẽ là một thời kỳ của sự ngay chính và bình an trên thế gian. Chúa đã mặc khải rằng ′vào ngày ấy, sự thù hằn của loài người, và sự thù hằn của súc vật, phải, sự thù hằn của mọi loài xác thịt, sẽ chấm dứt’ (GLGƯ 101:26; xin xem thêm Ê Sai 11:6–9). Sa Tan sẽ bị ′trói buộc, để nó sẽ không còn chỗ đứng trong lòng con cái loài người nữa’ (GLGƯ 45:55; xin xem thêm Khải Huyền 20:1–3).

“Trong Thời Kỳ Ngàn Năm, tất cả mọi người trên thế gian sẽ là người tốt và công bình, nhưng nhiều người sẽ không nhận được phúc âm trọn vẹn. Do đó, các tín hữu của Giáo Hội sẽ tham gia vào công việc truyền giáo.

“Các tín hữu của Giáo Hội cũng sẽ tham gia vào công việc đền thờ trong Thời Kỳ Ngàn Năm. Các Thánh Hữu sẽ tiếp tục xây cất đền thờ và tiếp nhận các giáo lễ thay cho những người thân đã qua đời của họ. Vì được sự mặc khải hướng dẫn, nên họ sẽ chuẩn bị những hồ sơ của tổ tiên họ truy ngược lại đến thời A Đam và Ê Va.

“Sự ngay chính và bình an trọn vẹn sẽ tiếp tục cho đến khi cuối thời kỳ 1.000 năm, khi mà Sa Tan ′sẽ được thả lỏng trong một thời gian ngắn, để nó có thể tập họp quân của nó.′ Quân của Sa Tan sẽ chống lại thiên quân mà sẽ được Mi Chên hay A Đam chỉ huy. Sa Tan và những kẻ theo nó sẽ bị bại trận và bị đuổi ra vĩnh viễn. (Xin xem GLGƯ 111–115.)” (Trung Thành với Đức Tin: Sách Tham Khảo Phúc Âm [2004], 103–4).