Thư Viện
Bài Học 38: 2 Nê Phi 28


Bài Học 38

2 Nê Phi 28

Lời Giới Thiệu

Nê Phi đã tiên tri về một số tình trạng đầy thử thách trong những ngày sau, kể cả những lời giảng dạy sai lạc và sự kiêu ngạo của nhiều giáo hội mà sẽ phát triển. Ông đã dạy cách để nhận ra các giáo lý sai lạc và các thái độ của thế gian, và ông đã cảnh báo những cách mà Sa Tan sẽ cố gắng làm xao lãng chúng ta khỏi sự ngay chính.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

2 Nê Phi 1–19

Nê Phi mô tả những giáo hội sai lạc và những ý nghĩ sai lầm của thời kỳ chúng ta

Vẽ lên trên bảng những dấu hiệu cảnh báo quen thuộc với văn hóa của các anh chị em. Ví dụ, các anh chị em có thể vẽ một dấu hiệu giao thông hoặc một biểu tượng thông tin về một chất nào đó là độc hại hoặc có chất độc.

  • Mục đích của các dấu hiệu này là gì?

Chủ Tịch Ezra Taft Benson

Giải thích rằng Sách Mặc Môn có thể giúp chúng ta thấy những dấu hiệu cảnh báo về những ảnh hưởng nguy hại cho phần thuộc linh. Chủ Tịch Ezra Taft Benson giải thích rằng một trong các mục đích của Sách Mặc Môn là trình bày cách mà kẻ nghịch thù và các kẻ thù khác của Đấng Ky Tô sẽ làm việc trong những ngày sau. Mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Benson:

“Sách Mặc Môn cho thấy những kẻ thù của Đấng Ky Tô. Sách bác bỏ các giáo lý sai lạc. … Sách củng cố các tín đồ khiêm nhường của Đấng Ky Tô chống lại các kế hoạch tà ác, các chiến lược, và các giáo lý của quỷ dữ trong thời kỳ của chúng ta. Loại người bội giáo trong Sách Mặc Môn thì cũng tương tự với loại người bội giáo chúng ta có ngày nay” (“The Book of Mormon Is the Word of God,” Ensign, tháng Giêng năm 1988, 3).

  • Sách Mặc Môn cho thấy những kẻ thù của Đấng Ky Tô bằng cách nào? (Sách bao gồm các câu chuyện về những người cố gắng dẫn dắt những người khác rời xa đức tin nơi Đấng Ky Tô. Sách cho phép chúng ta thấy những lỗi lầm và ý nghĩ sai lạc của họ).

  • Sách Mặc Môn củng cố chúng ta chống lại kẻ nghịch thù bằng cách nào?

Hãy làm chứng rằng Sách Mặc Môn trình bày những ý nghĩ sai lầm của quỷ dữ và củng cố chúng ta chống lại những kế hoạch tà ác của nó. Giải thích rằng các học sinh sẽ thấy một ví dụ của điều này trong 2 Nê Phi 28. Chương này chứa đựng một trong số những lời tiên tri của Nê Phi về những ngày sau. Trong lời tiên tri này, Nê Phi cảnh báo về những điều giảng dạy sai lạc là điều sẽ thường thấy trong thời kỳ chúng ta.

Mời các học sinh im lặng tra cứu 2 Nê Phi 28:3–9, tìm kiếm những lời cảnh báo của Nê Phi về những điều giảng dạy sai lạc. Hãy nêu lên rằng 2 Nê Phi 28:7–9 là một đoạn thánh thư thông thạo. Các anh chị em có thể khuyến khích các học sinh đánh dấu đoạn này một cách riêng biệt để họ sẽ có thể dễ dàng tìm ra đoạn này. Sau khi các học sinh đã có đủ thời giờ để nghiên cứu đoạn này, hãy mời vài học sinh đi lên bảng. Yêu cầu mỗi người viết một điều giảng dạy hay một ý nghĩ sai lạc từ đoạn này, kể cả câu có chứa đựng điều giảng dạy hay ý nghĩ ấy. Sau đó hỏi các học sinh khác xem họ có thấy những điều giảng dạy hay ý kiến sai lạc khác trong đoạn này không. Nếu họ có thấy, thì hãy mời họ thêm vào bản liệt kê ở trên bảng.

Để giúp các học sinh thảo luận một vài giáo lý và ý kiến sai lạc này, hãy đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Một ví dụ thời nay về một trong những ý nghĩ sai lạc này là gì? (Hãy chắc chắn rằng lớp học không kể ra tên giáo hội cụ thể khi họ trả lời cho câu hỏi này).

  • Làm thế nào ý nghĩ sai lạc này cản trở không để người ta tuân theo kế hoạch của Cha Thiên Thượng?

Yêu cầu một học sinh đọc to 2 Nê Phi 28:12–14. Mời lớp học tìm kiếm lời cảnh báo của Nê Phi về điều sẽ xảy ra cho nhiều giáo hội và con người trong những ngày sau cùng vì tính kiêu ngạo và các giáo lý sai lạc.

  • Trong những cách thức nào tính kiêu ngạo và những điều giảng dạy sai lạc ảnh hưởng đến con người?

  • Tại sao “những tín đồ khiêm nhường của Đấng Ky Tô” không bị tính kiêu ngạo và sự tà ác dẫn đi lạc lối? Làm thế nào chúng ta có thể tránh bị lừa gạt bởi “những lời giáo huấn của loài người”? (Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng cụm từ “những lời giáo huấn của loài người” ám chỉ những lời giảng dạy của loài người—ngược lại với những lời giảng dạy của Chúa).

Mời các học sinh im lặng đọc 2 Nê Phi 28:15–16, 19, tìm kiếm những hậu quả của những lời giảng dạy sai lạc.

  • Các em thấy những từ hay cụm từ nào trong những câu này mô tả các kết quả của tính kiêu ngạo và những lời giảng dạy sai lạc?

2 Nê Phi 28:20–32

Nê Phi cảnh báo về cách Sa Tan cố gắng lừa gạt chúng ta

Chia sẻ câu chuyện sau đây với các học sinh:

Trong khi đi công tác ở Châu Phi, Chủ Tịch Boyd K. Packer đi xem các động vật tại một khu vực cấm săn bắn. Ông thấy rằng các động vật ở chỗ nước cạn thì rất bồn chồn hoảng sợ. Khi ông hỏi tại sao các động vật không uống nước, thì người hướng dẫn viên nói rằng vì có cá sấu. Chủ Tịch Packer thuật lại:

“Tôi biết rằng người ấy nói đùa, và nghiêm chỉnh hỏi người ấy: ′Có vấn đề gì thế?′ Câu trả lời lần nữa: ′Cá sấu.′ …

“Người ấy có thể biết là tôi không tin người ấy, và tôi nghĩ rằng người ấy quyết tâm dạy cho tôi một bài học. Chúng tôi lái xe đến một địa điểm khác là nơi chiếc xe hơi của chúng tôi đậu trên con đường đắp cao phía trên một lỗ bùn, nơi chúng tôi có thể nhìn xuống dưới. Người ấy nói: ′Đó kìa,′ ′Ông nhìn cho biết.′

“Tôi không thể thấy bất cứ thứ gì ngoại trừ bùn, một chút nước, và các động vật đang bồn chồn hoảng sợ ở phía xa. Rồi bỗng nhiên tôi thấy nó!—một con cá sấu to, nằm im trong bùn, chờ đợi một số động vật không nghi ngờ và khát nước đủ để đi uống nước.

Chủ Tịch Boyd K. Packer

“Bỗng nhiên tôi trở thành người tin! Khi có thể thấy tôi sẵn lòng lắng nghe, người ấy tiếp tục với bài học. Người ấy nói: ′Có cá sấu ở khắp nơi trong công viên, chứ không phải chỉ dưới sông mà thôi. Chúng tôi không có chỗ nào có nước mà không có một con cá sấu ở đâu đó gần bên, và ông nên tin như vậy.′ …

“Trong một chuyến đi khác đến Châu Phi, tôi đã thảo luận kinh nghiệm này với một nhân viên kiểm lâm trong một công viên khác. …

“Sau đó, ông chỉ cho tôi thấy nơi đã xảy ra một thảm kịch. Một thanh niên đến từ nước Anh đang làm việc trong khách sạn cho mùa đó. Mặc dù có những lời cảnh báo liên tục và lặp đi lặp lại, người thanh niên ấy đã đi qua khoảng đất rào kín để xem xét một thứ gì đó ngang qua vũng nước cạn mà không ngập hết đôi giày thể thao của mình.

“Người kiểm lâm nói: ′Người ấy chưa đi được hai bước thì một con cá sấu đã vồ lấy người ấy rồi, và chúng tôi đã không thể cứu được người ấy’” (“Spiritual Crocodiles,” Ensign, tháng Năm năm 1976, 30–31).

  • Điều gì đã làm cho người thanh niên này trở thành nạn nhân của cá sấu? Người ấy đáng lẽ đã có thể tránh được thảm cảnh này bằng cách nào? (Bằng cách tuân theo những lời cảnh báo mà đã được đưa ra cho anh ta).

Mời một học sinh đọc to lời khuyên bảo sau đây của Chủ Tịch Packer:

“Những người lớn tuổi hơn các anh chị em đã có kinh nghiệm trong cuộc sống để cảnh báo các anh chị em về những nguy hiểm trước mặt như là những con cá sấu. Không phải chỉ là những con cá sấu to lớn, màu xám có thể cắn các anh chị em ra từng mảnh, mà là những con cá sấu thuộc linh, vô cùng nguy hiểm, lừa đảo và ít được nhận thấy hơn ngay cả so với những loài bò sát ngụy trang rất kỹ của Châu Phi.

“Những con cá sấu thuộc linh này có thể giết chết hoặc cắn xé linh hồn của các anh chị em. Chúng có thể hủy diệt sự bình an trong tâm trí của các anh chị em và của những người các anh chị em yêu thương. Đó là những con cá sấu phải được cảnh báo và hầu như không có một chỗ nào trên khắp thế gian này mà không bị chúng tràn vào quấy phá” (“Spiritual Crocodiles,” 31).

  • Các con cá sấu trong câu chuyện của Chủ Tịch Packer giống với những cám dỗ và thủ đoạn của Sa Tan trong những cách nào? Chúng ta nhận được những lời cảnh báo nào để giúp tránh điều nguy hiểm thuộc linh?

Đọc to 2 Nê Phi 28:19 trong khi các học sinh dò theo. Rồi viết lên trên bảng Sa Tan tìm cách túm lấy chúng ta trong quyền lực của nó bằng cách …

Giải thích rằng khi Nê Phi tiếp tục lời tiên tri của mình, ông đã nói về những thủ đoạn mà Sa Tan sẽ sử dụng chống lại chúng ta trong những ngày sau. Chia các học sinh ra thành những cặp. Mời mỗi cặp đọc 2 Nê Phi 28:20–29, và tìm cách hoàn tất câu ở trên bảng.

Sau một vài phút, mời những cặp học sinh báo cáo về cách họ đã hoàn tất lời phát biểu trên bảng. Là một phần của cuộc thảo luận này, hãy chắc chắn rằng các học sinh hiểu là Sa Tan sử dụng nhiều thủ đoạn để cố gắng chế ngự chúng ta, chẳng hạn như bằng cách khích động cho chúng ta nổi giận, vỗ về và ru ngủ chúng ta, và nịnh hót chúng ta.

  • Một số ví dụ mà Sa Tan cố gắng “khích động [loài người] giận dữ chống lại những gì tốt đẹp”? Cơn giận làm cho người ta hoang mang về điều tốt và điều xấu?

  • Các em nghĩ tại sao là điều nguy hiểm cho những người “đang an nhàn ở Si Ôn,” vì nghĩ rằng không cần phải cải tiến? Các em nghĩ tại sao Sa Tan có thể dẫn dắt những người như vậy “cẩn thận xuống ngục giới”?

  • Nịnh hót một người nào đó có nghĩa là gì? (Đưa ra lời khen giả dối). Các em nghĩ tại sao lời nịnh hót có thể dẫn dắt một số người rời xa khỏi Chúa?

  • Tại sao Sa Tan cố gắng thuyết phục loài người rằng nó không hiện hữu?

  • Một số điều nào chúng ta có thể làm để đề phòng cơn tức giận? Làm thế nào chúng ta có thể đề phòng cảm nghĩ rằng mọi việc đều tốt đẹp? Chúng ta có thể đề phòng lời nịnh hót bằng cách nào?

Để kết luận bài học này, hãy cho các học sinh biết rằng phần cuối 2 Nê Phi 28 chứa đựng một lời cảnh cáo cuối cùng và một sự bảo đảm từ Chúa. Mời các học sinh im lặng đọc 2 Nê Phi 28:30–32.

  • Chúa tôn trọng quyền tự quyết và nỗ lực của chúng ta để học về Ngài. Theo như 2 Nê Phi 28:30, Ngài dạy chúng ta “từng hàng chữ một, từng lời chỉ giáo một.”’ Điều này có ý nghĩa gì đối với các em? Theo như câu này, điều gì xảy ra cho những người nói: “Chúng tôi đã có đủ rồi”?

  • Trong 2 Nê Phi 28:32, Chúa phán với những người chối bỏ Ngài. Trong câu này, các em nghĩ Ngài có ý nói gì khi Ngài phán: “Ta sẽ đưa tay ra cho chúng từ ngày này qua ngày khác”? (Trong câu này, Chúa nói về lòng thương xót và sự sẵn lòng của Ngài để giúp đỡ chúng ta mỗi ngày nếu chúng ta tìm cách tuân theo ý muốn của Ngài, thậm chí trước đây chúng ta cũng đã chối bỏ Ngài trước đây. Giúp các học sinh hiểu rằng Chúa sẽ thương xót tất cả mọi người hối cải và đến cùng Ngài.

Viết điều sau đây lên trên bảng: Nhờ vào những gì tôi đã học được ngày hôm nay, tôi sẽ … Mời các học sinh hoàn tất câu này trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ ghi chép trong lớp học của họ bằng cách mô tả điều họ sẽ làm vì đã nghiên cứu lời tiên tri của Nê Phi trong 2 Nê Phi 28. Các anh chị em có thể muốn mời một vài học sinh chia sẻ điều họ đã viết với lớp học. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng họ hiểu là họ không nên cảm thấy bắt buộc phải chia sẻ những ý nghĩ hoặc kinh nghiệm quá riêng tư.

Làm chứng rằng với sự hướng dẫn và sức mạnh từ Chúa, chúng ta có thể khắc phục sự cám dỗ. Và ngay cả khi chúng ta phạm tội, Chúa cũng sẽ thương xót chúng ta nếu chúng ta chân thành hối cải.

biểu tượng thông thạo thánh thưThông Thạo Thánh Thư—2 Nê Phi 28:7–9

Giải thích rằng đôi khi loài người hợp lý hóa tội lỗi bằng cách tự nói rằng mọi người đều đang làm điều đó hoặc là họ có thể hối cải sau. Chia lớp ra thành những nhóm nhỏ. Mời các nhóm đó cùng đọc với nhau 2 Nê Phi 28:7–9, tìm kiếm những từ và cụm từ liên quan đến các ý nghĩ sai lạc này. Mời các học sinh thảo luận những câu hỏi sau đây trong các nhóm của họ (các anh chị em có thể muốn viết những câu hỏi lên trên bảng trước khi lớp học bắt đầu:

  • Sự nguy hiểm của việc phạm “một tội nhỏ” là gì?

  • Thượng Đế sẽ biện minh cho việc chúng ta phạm những tội nhỏ hoặc tội không thường xuyên không? (Yêu cầu các học sinh đọc Giáo Lý và Giao Ước 1:31 để hiểu biết thêm).

  • Làm thế nào một người có thể “lợi dụng kẻ khác vì lời nói của họ”? Làm thế nào đôi khi chúng ta “đào hố gài bẫy kẻ láng giềng [của mình]”?

Mời mỗi nhóm viết lại những câu theo lời lẽ mà những người ngày nay có thể sử dụng để thuyết phục những người trẻ tuổi tuân theo các giáo lý điên rồ này.

Yêu cầu các học sinh nghĩ về những lúc mà họ đã duy trì sức mạnh tinh thần của họ bất chấp những ý nghĩ sai lạc ở trường học, từ giới truyền thông hoặc từ bạn bè. Mời họ viết về những kinh nghiệm này trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ ghi chép trong lớp học của họ. Hãy cân nhắc việc yêu cầu một vài học sinh chia sẻ điều họ đã viết ra.

Xin lưu ý: Các anh chị em có thể sử dụng ý kiến này trong khi dạy bài học khi các anh chị em giới thiệu đoạn thánh thư thông thạo, hoặc các anh chị em có thể sử dụng ý kiến này vào cuối bài học.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

2 Nê Phi 28:7–9. Những nguy hiểm của sự phạm tội

Nê Phi trình bày một số “các giáo lý sai lạc, vô ích và điên rồ” (2 Nê Phi 28:9) mà Sa Tan đã làm và sẽ tiếp tục sử dụng. Mỗi cụm từ được tìm thấy trong 2 Nê Phi 28:7–9 chứa đựng một triết lý nguy hiểm về phần thuộc linh. Các vị tiên tri ngày sau cũng đã nhận ra và lên án những điều sai lạc này.

“Hãy ăn đi, hãy uống đi, và hãy vui chơi thỏa thích đi! Vì ngày mai chúng ta sẽ chết” (2 Nê Phi 28:7). Vì ngày mai chúng ta sẽ chết” (2 Nê Phi 28:7). Anh Cả Neal A. Maxwell thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã cảnh cáo thái độ này:

“Triết lý của chủ nghĩa hoang phí theo lễ nghi là ‘ăn đi, uống đi, và vui chơi thỏa thích đi! … [và] Thượng Đế cũng chỉ đánh chúng ta ít roi.’ Đây là một quan điểm đầy hoài nghi và nông cạn về Thượng Đế, về bản thân, và về cuộc sống. Thượng Đế không bao giờ có thể biện minh cho chúng ta về việc ‘chỉ phạm một tội nhỏ.’ (2 Nê Phi 28:8.) Ngài là Thượng Đế của vũ trụ, chứ không phải là một quan tòa bán thời gian mà chúng ta có thể mặc cả và thương lượng!

“Dĩ nhiên, Thượng Đế là Đấng luôn tha thứ! Nhưng Ngài biết ý định trong lòng chúng ta. Ngài cũng biết điều tốt lành chúng ta có thể đã làm trong khi vắng mặt mà không có phép. Trong bất kỳ trường hợp nào, những gì người khác làm không phải là lý do để bào chữa cho các môn đồ là những người được đòi hỏi nhiều. (Xin xem An Ma 39:4.) Ngoài ra, trên con đường chật và hẹp, thì hoàn toàn không có đường tắt. (Xin xem GLGƯ 82:3).” (“Answer Me,” Ensign, tháng Mười Một năm 1988, 33).

“Thượng Đế … sẽ biện minh cho khi người ta chỉ phạm một tội nhỏ” (2 Nê Phi 28:8). Sách Giáo Lý và Giao Ước nói rõ ràng:

“Vì ta là Chúa chẳng nhìn tội lỗi với một mảy may chấp nhận; tuy nhiên, kẻ nào hối cải và làm theo các giáo lệnh của Chúa thì sẽ được tha thứ” (GLGƯ 1:31–32).

Anh Cả Dallin H. Oaks thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã phê bình về sự rồ dại của việc nghĩ rằng chúng ta sẽ tốt hơn sau khi đã phạm tội vì những gì chúng ta đã học được từ kinh nghiệm:

“Ý nghĩ rằng một người sẽ tốt hơn sau khi đã phạm tội và hối cải là một lời nói dối xấu xa của kẻ nghịch thù. Có ai ở đây nghĩ rằng là điều tốt hơn để học trực tiếp rằng một cú đánh nhất định sẽ làm gẫy xương hoặc một hỗn hợp hóa chất nào đó sẽ phát nổ và đốt cháy da của chúng ta không? Chúng ta sẽ tốt hơn sau khi đã bị thương và rồi chữa lành vết thương đó chăng? Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều có thể thấy rằng tốt hơn là nên lưu tâm đến những lời cảnh báo của người khôn ngoan đã biết những điều tác động trên cơ thể của chúng ta” (“Sin and Suffering,” [Bài ngỏ trong buổi họp đặc biệt fireside tại trường Brigham Young University, ngày 5 tháng Tám năm 1990], 6, speeches.byu.edu).

“Nói dối một chút” (2 Nê Phi 28:8). Chủ Tịch Gordon B. Hinckley khuyên chúng ta phải chống lại cám dỗ của việc nói dối một chút:

“Nê phi mô tả những người vào thời kỳ của ông cũng như ông mô tả rất nhiều người trong thời kỳ chúng ta. Thật là dễ dàng biết bao cho chúng ta để nói: ′Chúng tôi tin ở sự lương thiện, chân thành, trinh khiết, bác ái.′(Những Tín Điều 1:13). Nhưng thật là khó khăn biết bao cho rất nhiều người chống lại cám dỗ của việc nói dối một chút, ăn gian một chút, ăn cắp một chút, làm chứng dối trong lời đồn thổi về những người khác. Hãy vượt lên trên điều ấy. Hãy vững mạnh trong đức tính giản dị của sự lương thiện” (“Building Your Tabernacle,” Ensign, tháng Mười Một năm 1992, 52).

“Thượng Đế cũng chỉ đánh chúng ta ít roi, rồi sau cùng chúng ta vẫn được cứu rỗi” (2 Nê Phi 28:8). Chủ Tịch James E. Faust thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn cảnh cáo lời dối trá này:

“[Một điều dối trá] là điều mà một số người sai lầm gọi là ′sự hối cải có suy tính trước.′ Không có giáo lý nào như thế trong Giáo Hội này. Điều này có thể nghe thật hấp dẫn, nhưng thực ra đó là một khái niệm nguy hại và sai lầm. Mục tiêu của điều này là nhằm thuyết phục chúng ta có chủ ý và cố ý phạm tội bằng cách suy tính trước rằng sự hối cải nhanh chóng sẽ cho phép chúng ta thụ nhận những phước lành trọn vẹn của phúc âm, chẳng hạn những phước lành đền thờ hay một công việc truyền giáo. Việc thực lòng hối cải có thể là một tiến trình lâu dài và đau đớn. Nê Phi đã thấy trước giáo lý lố bịch này:

“ ‘Cũng có nhiều kẻ khác sẽ nói rằng: Hãy ăn đi, hãy uống đi, và hãy vui chơi thỏa thích đi; tuy nhiên cũng phải biết kính sợ Thượng Đế—Ngài sẽ biện minh khi người ta chỉ phạm một tội nhỏ; … việc này không có hại gì cả; và chúng ta làm những điều ấy đi, vì ngày mai chúng ta sẽ chết; và ví dù chúng ta có phạm tội đi nữa thì Thượng Đế cũng chỉ đánh chúng ta ít roi, rồi sau cùng chúng ta vẫn được cứu rỗi vào vương quốc của Thượng Đế’ [2 Nê Phi 28:8].

“… Tất cả các giao ước của chúng ta không những phải được tiếp nhận qua các giáo lễ, nhưng muốn được vĩnh cửu, mà còn phải được gắn bó bởi Đức Thánh Linh Hứa Hẹn. Sự chấp nhận thiêng liêng này chỉ được đặt trên các giáo lễ và giao ước của chúng ta qua lòng trung tín mà thôi. Ý niệm sai lầm về điều được gọi là sự hối cải có suy tính trước gồm có một yếu tố lừa dối, nhưng Đức Thánh Linh Hứa Hẹn không thể bị đánh lừa” (“Kẻ Thù Nội Tâm,” Liahona, tháng Giêng năm 2001, 54).

2 Nê Phi 28:21–22. “Nó sẽ dẹp yên những kẻ khác. Nó nịnh hót những kẻ khác”

Một cố vấn trong Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa là Giám Trợ Richard C. Edgley, đã nói về những cơ nguy của việc bị dẹp yên và nịnh hót:

“Mỗi hành động, tốt hay xấu, đều có một kết quả. Mỗi hành động tốt cải tiến khả năng của chúng ta để làm điều tốt và đứng vững vàng hơn chống lại tội lỗi hoặc thất bại. Mỗi sự phạm giới, cho dù nhỏ đến đâu đi nữa, cũng làm cho chúng ta dễ bị ảnh hưởng của Sa Tan hơn trong lần tới nó cám dỗ chúng ta. Sa Tan dần dần túm bắt chúng ta, lừa dối chúng ta vì hậu quả của cái gọi là tội lỗi nhỏ nhặt cho đến khi nó bắt giữ chúng ta trong tội lỗi nghiêm trọng. Nê Phi mô tả kỹ thuật này là một trong cách dẹp yên, ru ngủ và nịnh hót chúng ta cho đến khi Sa Tan ′túm được [chúng ta] bằng những xiềng xích ghê gớm của nó, và từ đó, không có sự giải thoát ra được nữa’ (2 Nê Phi 28:22; xin xem thêm câu 21)” (“That Thy Confidence Wax Strong,” Ensign, tháng Mười Một năm 1994, 40).