Bài Học Tự Học ở Nhà
1 Nê Phi 15–19 (Đơn Vị 4)
Lời Giới Thiệu
Tuần này, các học sinh nghiên cứu các sự kiện quan trọng xảy ra khi gia đình của Lê Hi hành trình ngang qua vùng hoang dã và đại dương để tới vùng đất hứa. Bài học này sẽ giúp các học sinh ôn lại những sự kiện đó và thảo luận cùng làm chứng về các nguyên tắc họ đã học được. Giúp các học sinh nhận ra cách làm thế nào Nê Phi vẫn tiếp tục trung tín trong những hoàn cảnh khó khăn. Khuyến khích họ tuân theo tấm gương vâng lời của ông và tin cậy nơi Chúa trong những thời gian khó khăn.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
1 Nê Phi 15–18
Nê Phi nêu gương vâng lời và tin cậy nơi Chúa trong những cơn thử thách
Nếu các tấm hình sau đây có sẵn, hãy chuẩn bị trưng bày chúng:
-
Cái La Bàn Liahona (62041; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], hình số 68)
-
Nê Phi Khuất Phục Hai Người Anh Chống Đối của Ông (62044; Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 70)
-
Lê Hi và Dân của Ông Đến Vùng Đất Hứa (62045; Sách Họa Phẩm Phúc Âm, số 71)
Để giúp các học sinh ôn lại và hiểu quá trình về điều họ đã học trong tuần này, hãy trưng bày các tấm hình này không theo thứ tự và yêu cầu các học sinh sắp xếp chúng theo thứ tự thời gian. Mời họ tưởng tượng rằng họ là các biên tập viên tin tức và cần phải viết một cái tựa đề từ ba đến sáu chữ cho mỗi tấm hình. Cho thấy các tấm hình theo thứ tự, và yêu cầu lớp học trả lời bằng một tựa đề. Các anh chị em có thể muốn đọc to phần tóm lược chương 1 Nê Phi 15–18 để đưa ra cho họ một vài ý kiến.
Để chuẩn bị cho các học sinh thảo luận 1 Nê Phi 15, hãy yêu cầu họ nói về một sinh hoạt họ tham dự đòi hỏi nỗ lực về phần họ trước khi họ có thể vui hưởng kết quả. Những điều này có thể gồm có các sinh hoạt như là làm bài tập, chơi một nhạc cụ, hoặc thể thao.
Viết 1 Nê Phi 15:2–3, 7–11 lên trên bảng, và cho các học sinh thời giờ để đọc những câu này. Hỏi họ lý do tại sao các anh của Nê Phi đã không nhận được cùng một sự hiểu biết như Nê Phi đã nhận được về những điều mặc khải của Lê Hi.
Sau khi lắng nghe những câu trả lời của họ, hãy giúp họ nhận ra rằng việc nhận được sự soi dẫn và hướng dẫn từ Chúa trước hết đòi hỏi cuộc sống ngay chính, nỗ lực và đức tin về phần chúng ta. Các anh chị em có thể muốn tô đậm nguyên tắc này bằng cách viết nguyên tắc này lên trên bảng.
Yêu cầu các học sinh suy ngẫm và trả lời câu hỏi sau đây: Các em đã có những kinh nghiệm nào mà giúp các em biết được nguyên tắc này là chân chính?
Viết từ kiên cường lên trên bảng. Hỏi các học sinh kiên cường có nghĩa là gì. Tiếp theo các câu trả lời của họ, hãy viết lên trên bảng: vững mạnh và không nao núng trong các tình huống khó khăn hoặc áp lực.
Để giúp các học sinh hiểu từ kiên cường liên quan đến Nê Phi như thế nào, hãy chỉ định một trong các chương sau đây cho mỗi học sinh: 1 Nê Phi 16, 17, hoặc 18. Nếu các anh chị em có một lớp học đông người, thì việc chia các học sinh thành nhóm và yêu cầu họ cùng làm việc với nhau về một chương có thể là hữu ích.
Viết những câu hỏi sau đây lên trên bảng: Khuyến khích các học sinh sử dụng chương đã được chỉ định cho họ và tài liệu học dành cho học sinh có liên quan để trả lời những câu hỏi.
Để cho các học sinh đủ thời giờ để hoàn tất bài tập này. Sau đó hãy yêu cầu ít nhất một học sinh đã được chỉ định cho mỗi chương chia sẻ những câu trả lời của học sinh ấy. (Nếu có đủ học sinh, các anh chị em có thể muốn yêu cầu một học sinh khác nhau báo cáo về mỗi câu hỏi cho mỗi chương).
Mời một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả Russell M. Nelson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:
″Tại sao chúng ta cần đức tin vững mạnh như vậy? Bởi vì những ngày khó khăn đang chờ đợi trước mắt. Rất hiếm khi việc làm một Thánh Hữu Ngày Sau trung tín sẽ được dễ dàng hay được mọi người ưa thích trong tương lai. Mỗi người chúng ta sẽ bị thử thách. … Sự bắt bớ ngược đãi đó có thể đè bẹp các anh chị em vào tình trạng yếu đuối âm thầm, hoặc có thể thúc đẩy các anh chị em trở thành một tấm gương sáng và quả cảm hơn trong cuộc sống hằng ngày của mình.
″Cách các anh chị em đối phó với những thử thách của cuộc đời là một phần phát triển đức tin của mình. Sức mạnh có được khi các anh chị em nhớ rằng mình có một thiên tính và thừa hưởng một giá trị vô hạn” (“Đối Phó với Tương Lai bằng Đức Tin,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2011, 35–36).
Mời các học sinh chia sẻ ý kiến về cách họ có thể đối phó với những thử thách và nỗi gian khổ cá nhân như Nê Phi đã làm.
1 Nê Phi 19
Nê Phi ghi chép những lời tiên tri về Chúa Giê Su Ky Tô để thuyết phục chúng ta nhớ đến Ngài
Nếu thời giờ cho phép, hãy yêu cầu các học sinh xem lại điều họ đã viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ cho ngày 4, bài chỉ định 5. Hỏi xem có ai trong số họ sẵn lòng chia sẻ điều mà họ đã viết về tình yêu mến của họ đối với Đấng Cứu Rỗi hay không. Sau đó chia sẻ những cảm nghĩ của các anh chị em về Đấng Cứu Rỗi.
Nê Phi yêu mến Đấng Cứu Rỗi và nhớ đến Ngài trong những thử thách của ông. Hãy làm chứng rằng nếu chúng ta yêu mến và nhớ đến Đấng Cứu Rỗi, Ngài sẽ giúp đỡ và hỗ trợ chúng ta trong những thử thách của mình.
Đơn Vị Kế Tiếp (1 Nê Phi 20–2 Nê Phi 3)
Trong đơn vị kế tiếp, các học sinh sẽ nghiên cứu một số lời nói cuối cùng của Lê Hi cùng gia đình của ông trước khi ông qua đời. Họ cũng sẽ đọc một lời tiên tri từ thời rất xa xưa, trước thời Đấng Ky Tô rất lâu, về Tiên Tri Joseph Smith.