Bài Học 94
An Ma 37
Lời Giới Thiệu
An Ma tiếp tục khuyên dạy con trai Hê La Man của ông và giao cho con trai ông trách nhiệm gìn giữ các biên sử thiêng liêng. Ông nhắc nhở Hê La Man rằng thánh thư đã từng là phương tiện để mang hàng ngàn dân La Man đến cùng Chúa, và ông nói tiên tri rằng Chúa có mục đích lớn lao cho các biên sử trong tương lai. An Ma đã chỉ dẫn cho con trai của ông về điều phải giảng dạy cho dân chúng. Khi so sánh những lời của Đấng Ky Tô với quả cầu Liahona, ông đã làm cho Hê La Man cảm kích về tầm quan trọng của việc tìm kiếm những lời này để được hướng dẫn.
Xin lưu ý: Bài học này cung cấp một cơ hội cho ba học sinh để giảng dạy lớp học. Để giúp chuẩn bị các học sinh này để giảng dạy, hãy cung cấp cho mỗi học sinh một bản sao của phần mà mỗi em này phải dạy trong một hoặc hai ngày trước. Hoặc các anh chị em có thể tự mình chọn để giảng dạy những phần này.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
An Ma 37
An Ma ủy thác cho Hê La Man các biên sử, khuyên ông nên tuân giữ các giáo lệnh, và nhắc nhở ông rằng quả cầu Liahona hoạt động theo đức tin
Sao chép lại biểu đồ sau đây lên trên bảng:
Yêu cầu học sinh liệt kê lên trên bảng một số chuyện nhỏ nhặt và tầm thường mà đã làm thành một ảnh hưởng lớn lao và tốt lành trong cuộc sống của họ. Các anh chị em có thể muốn yêu cầu họ giải thích những câu trả lời của họ.
Giải thích rằng An Ma 37 ghi lại lời khuyên dạy của An Ma để giúp cho con trai Hê La Man của ông chuẩn bị để trở thành người kế tiếp giữ gìn các biên sử thiêng liêng. An Ma giảng dạy cho Hê La Man về vai trò của những chuyện nhỏ nhặt và tầm thường trong công việc của Chúa. Mời một học sinh đọc to An Ma 37:6–7.
Chúng ta học được điều gì từ những câu này về giá trị của “những chuyện nhỏ nhặt và tầm thường”? (Học sinh có thể sử dụng những lời khác nhau, nhưng họ cần phải bày tỏ sự thật rằng Chúa làm việc bằng các phương tiện nhỏ nhặt và tầm thường để mang lại các mục đích vĩnh cửu của Ngài).
Mời học sinh im lặng đọc An Ma 37:1–5 cùng tìm kiếm một ví dụ về một chuyện nhỏ nhặt và tầm thường mà có thể có một ảnh hưởng lớn trong cuộc sống của dân chúng (các biên sử thiêng liêng, hoặc thánh thư). Sau khi học sinh báo cáo điều họ đã tìm thấy, hãy viết từ Thánh Thư lên trên bảng dưới Những chuyện nhỏ nhặt và tầm thường.
Yêu cầu học sinh tra cứu An Ma 37:8–10 để tìm ra những cách thánh thư đã ảnh hưởng đến dân chúng trong thời Sách Mặc Môn. Khi học sinh báo cáo điều họ tìm thấy, các anh chị em có thể muốn viết các câu trả lời của họ dưới ẢNH HƯỞNG LỚN LAO.
-
Về những phương diện nào thánh thư đã ảnh hưởng đến cuộc sống của các em?
Tóm lược An Ma 37:11–32 bằng cách giải thích rằng An Ma đã dạy Hê La Man rằng Chúa sẽ cho thấy quyền năng của Ngài trong sự ra đời của Sách Mặc Môn. Ông ra lệnh cho Hê La Man phải tuân theo các giáo lệnh của Chúa và cẩn thận gìn giữ các biên sử. Ông cũng chỉ dẫn cho Hê La Man phải sử dụng các biên sử để giảng dạy cho dân chúng và tránh tiết lộ tất cả các chi tiết về sự tà ác và kết quả là sự hủy diệt của dân Gia Rết.
Mời học sinh im lặng tra cứu An Ma 37:13–16 cùng tìm kiếm các nguyên tắc mà An Ma đã dạy cho Hê La Man khi ông giao cho con trai mình trách nhiệm gìn giữ các biên sử. (Học sinh có thể chia sẻ các nguyên tắc khác nhau, nhưng hãy chắc chắn là các câu trả lời của họ phản ảnh rằng nếu chúng ta tuân theo các lệnh truyền của Chúa, thì Ngài sẽ giúp chúng ta hoàn thành bổn phận của mình. Các anh chị em có thể muốn hỏi nguyên tắc này có liên quan như thế nào đến ý nghĩ rằng những chuyện nhỏ nhặt và tầm thường lại có thể có một ảnh hưởng lớn lao).
Phần còn lại của bài học này là nhằm để được ba học sinh giảng dạy. Nếu là lớp đông người, thì hãy yêu cầu các học sinh giảng dạy di chuyển đến ba địa điểm khác nhau trong phòng. Chia lớp ra thành ba nhóm. Mời mỗi nhóm học sinh mang theo thánh thư, sổ tay ghi chép hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư, và bút mực hoặc bút chì và để nhóm lại với một trong số các học sinh giảng dạy. Sau khi học sinh giảng dạy đã dạy xong bài học của họ, các nhóm sẽ luân phiên nhau thay đổi chỗ. Nếu là lớp học ít người, các học sinh giảng dạy có thể thay phiên nhau dạy cả lớp. Trong cả hai trường hợp, các học sinh giảng dạy nên dành ra khoảng bảy phút để trình bày bài học của mình và hướng dẫn cuộc thảo luận.
Học Sinh Giảng Dạy 1—An Ma 37:33–34
Yêu cầu các bạn học sinh trong lớp em nghĩ về một vị lãnh đạo Giáo Hội địa phương hoặc Vị Thẩm Quyền Trung Ương đã dạy cho họ một điều gì đó mà đã tạo ra một sự khác biệt trong cuộc sống của họ. Mời một vài học sinh chia sẻ điều mà vị lãnh đạo này đã giảng dạy và điều này đã ảnh hưởng như thế nào đối với họ. Em có thể muốn chia sẻ một ví dụ từ cuộc sống của mình.
Mời hai học sinh thay phiên nhau đọc to từ An Ma 37:33–34. Yêu cầu các học sinh còn lại trong lớp học cùng dò theo và tìm kiếm điều mà An Ma đã khuyên Hê La Man nên giảng dạy cho dân chúng. Em có thể đề nghị họ tô đậm các cụm từ “dạy họ biết” và “thuyết giảng cho họ biết” khi họ đọc. Viết lên trên bảng hoặc trên một tờ giấy Những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội. Khi học sinh đã đọc xong các câu này, hãy yêu cầu họ báo cáo điều họ đã tìm thấy. Viết những câu trả lời của họ dưới Những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội. Hãy hỏi những câu hỏi sau đây:
-
Những lời giảng dạy này có thể đặc biệt hữu ích như thế nào đối với chúng ta ngày nay? Tại sao?
Yêu cầu các bạn học sinh trong lớp nhìn vào cụm từ cuối cùng của An Ma 37:34 để thấy các phước lành nào có được từ việc tuân theo những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội. Viết nguyên tắc sau đây lên trên bảng: Bằng cách tuân theo những lời giảng dạy của các vị lãnh đạo Giáo Hội, chúng ta có thể tìm thấy được sự an nghỉ cho linh hồn mình. Hãy hỏi họ nghĩ “tìm thấy được sự an nghỉ cho linh hồn mình” có nghĩa là gì. (Các câu trả lời có thể gồm có việc thoát khỏi những hậu quả của tội lỗi, nhận được sự bình an từ Thánh Linh, và được ban phước với sức mạnh để chịu đựng và khắc phục những thử thách).
Chia sẻ chứng ngôn của em về nguyên tắc này đã đúng như thế nào trong cuộc sống của em. Nếu có thêm thời gian, hãy mời những người khác chia sẻ chứng ngôn của họ về nguyên tắc này.
Học Sinh Giảng Dạy 2—An Ma 37:35–37
Giải thích cho các bạn học sinh trong lớp của em biết rằng là điều thông thường đối với những người trồng cây để buộc hoặc cột một cái cây nhỏ vào một cái cọc và về sau gỡ bỏ cái vật chống đỡ đó khi cái cây mọc cao hơn. Hỏi họ nghĩ tại sao điều đó được thực hiện. Sau đó đọc câu chuyện sau đây về một cái cây mà Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã trồng trong sân nhà ông:
Chủ Tịch Gordon B. Hinckley trồng một cái cây nhỏ gần nhà của ông ngay sau khi ông kết hôn. Ông ít quan tâm đến cái cây đó trong khi nhiều năm trôi qua. Một hôm ông nhận thấy cái cây đó biến dạng và nghiêng về phía tây. Ông cố gắng đẩy cái cây đứng thẳng, nhưng thân cây đã quá dày. Ông đã cố gắng sử dụng một sợi dây thừng và ròng rọc để kéo cho cây đứng thẳng, nhưng cây không chịu làm theo. Cuối cùng, ông đã lấy cưa ra và cưa cái cành nặng trĩu ở phía tây, và việc này đã để lại một vết sẹo xấu xí. Về sau ông đã nói về cái cây đó:
“Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua kể từ khi tôi trồng cái cây đó. …Một ngày kia, tôi nhìn cái cây một lần nữa. Cây mọc rất to. Hình dáng của nó trông khá hơn. Nó là một vật quý của gia đình. Nhưng điều nghiêm trọng là vì cái cây bị tổn thương khi còn non và cách điều trị mạnh mẽ mà tôi đã sử dụng để uốn thẳng cái cây đó.
″Khi cây mới được trồng, thì một sợi dây sẽ giữ nó ở vị trí chống lại sức gió. Đáng lẽ tôi đã có thể và không buộc sợi dây đó quá mạnh. Nhưng tôi đã không làm thế, và cây đã bị uốn cong bởi các lực đè nặng lên nó” (“Bring up a Child in the Way He Should Go,” Ensign, tháng Mười Một năm 1993, 59).
Yêu cầu học sinh đọc lời khuyên dạy của An Ma cho Hê La Man trong An Ma 37:35. Yêu cầu họ suy nghĩ về câu thánh thư này có liên quan như thế nào đến kinh nghiệm của Chủ Tịch Hinckley với cái cây đó.
Mời học sinh tóm lược An Ma 37:35 bằng lời riêng của họ. (Những câu trả lời của họ phải bày tỏ rằng chúng ta nên học trong thời niên thiếu của mình cách tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế.) Cũng mời họ viết các câu trả lời của họ cho những câu hỏi sau đây. (Em có thể muốn viết những câu hỏi lên trên bảng hoặc đọc từ từ để học sinh có thể viết xuống).
-
Các bạn nghĩ nguyên tắc này tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc sống của một người để học được cách tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế trong khi còn trẻ không?
-
Các bạn có thể nghĩ về những người đã được ban phước trong suốt cuộc đời còn lại của họ vì đã học được cách tuân theo các giáo lệnh trong khi còn trẻ không? Hãy viết về những người này đã được ban phước như thế nào?
Mời một vài học sinh báo cáo về điều họ đã viết. Sau đó mời một học sinh đọc to An Ma 37:36–37. Yêu cầu các học sinh còn lại cùng dò theo và tìm kiếm lời khuyên dạy cụ thể mà có thể giúp họ tuân giữ các lệnh truyền trong khi họ còn trẻ.
-
Làm thế nào việc tuân theo lời khuyên dạy này hàng ngày giúp các bạn tuân giữ các lệnh truyền?
-
Các bạn cố gắng về những phương diện nào để đặt Chúa lên trước hết trong những ý nghĩ, lời nói, hành động và tình cảm của mình? (Khuyến khích học sinh suy xét cách họ có thể cải thiện).
Hãy chia sẻ những cảm nghĩ của em về việc cầu vấn với Chúa đã giúp em tuân giữ các lệnh truyền như thế nào. Khuyến khích các bạn học trong lớp em nên cầu vấn với Chúa trong mọi điều họ làm.
Học Sinh Giảng Dạy 3—An Ma 37:38–45
Trưng bày hình Quả Cầu Liahona (62041; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 68). Nhắc nhở các bạn học trong lớp của em về cái la bàn mà Chúa đã dùng để giúp cho gia đình Lê Hi đi đến vùng đất hứa. Trong An Ma 37:38, chúng ta học được rằng cái la bàn được gọi là Quả Cầu Liahona. Giải thích rằng An Ma đã nói về quả cầu Liahona để dạy cho Hê La Man một nguyên tắc quan trọng về cách Chúa hướng dẫn con cái của Ngài.
Giải thích cho các bạn học trong lớp của em biết rằng em sẽ hỏi họ những câu hỏi và sau đó họ phải lần lượt đọc to một vài câu trong khi tất cả mọi người tìm kiếm câu trả lời. Yêu cầu họ trả lời cho mỗi câu hỏi sau khi đoạn thánh thư liên quan đã được đọc.
-
Quả cầu Liahona đã hoạt động như thế nào? (Xin xem An Ma 37:38–40).
-
Tại sao đôi khi quả cầu Liahona ngừng hoạt động? (Xin xem An Ma 37:41–42).
-
Chúng ta có thể so sánh quả cầu Liahona với những lời của Đấng Ky Tô như thế nào? (Xin xem An Ma 37:43–45).
Em có thể cần phải giải thích rằng trong những câu này, các từ ngụ ý và biểu tượng ám chỉ “một người, sự kiện, hay nghi lễ giống như một người, sự kiện hoặc l nghi lễ khác có tầm quan trọng lớn lao hơn sẽ theo sau. … Những biểu tượng chân chính sẽ có những điểm tương đồng đáng chú ý, cho thấy bằng chứng về sự chỉ định thiêng liêng, và là điều tiên tri về các sự kiện trong tương lai” (Joseph Fielding McConkie, Gospel Symbolism [1985], 274). Việc chọn để tuân theo hoặc không tuân theo những hướng dẫn của quả cầu Liahona giống như sự lựa chọn của chúng ta về cách chúng ta đáp ứng với sự hướng dẫn nhận được qua những lời của Đấng Ky Tô.
-
Chúng ta có thể tìm thấy những lời của Đấng Ky Tô ở đâu? (Những câu trả lời có thể là thánh thư, những lời của các vị tiên tri ngày sau, các phước lành tộc trưởng, và những thúc giục của Thánh Linh).
Mời các bạn học cùng lớp với em tóm lược lời của An Ma trong An Ma 37:38–45, nhất là trong các câu 44–45. Cuộc thảo luận này nên gồm vào lẽ thật sau đây: Nếu chúng ta noi theo những lời của Chúa Giê Su Ky Tô, thì những lời này sẽ hướng dẫn chúng ta nhận được cuộc sống vĩnh cửu.
Chia sẻ làm thế nào những lời của Đấng Ky Tô đã ảnh hưởng đến phần thuộc linh của em và những lời này giúp em tiến triển đến cuộc sống vĩnh cửu như thế nào. Em có thể đề nghị học sinh cân nhắc việc nhận được một phước lành tộc trưởng hoặc, nếu họ đã nhận được rồi, thì khuyến khích họ thành tâm đọc nó thường xuyên.
Lưu ý giảng viên: Sau khi học sinh đã dạy xong những phần của họ trong bài học, hãy cám ơn họ, và nếu thời gian cho phép, mời một vài học sinh làm chứng về một trong những nguyên tắc mà họ đã học được ngày hôm nay. Các anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ chứng ngôn của mình về những nguyên tắc này. Hãy kết thúc bằng cách mời lớp học cùng dò theo khi các anh chị em đọc to An Ma 37:46–47.