Bài Học 8
1 Nê Phi 3–4
Lời Giới Thiệu
Chúa truyền lệnh cho Lê Hi sai các con trai của ông trở lại Giê Ru Sa Lem để lấy các bảng khắc bằng đồng từ La Ban. La Man và Lê Mu Ên đã không thấy được họ có thể làm tròn lệnh truyền này như thế nào, nhưng Nê Phi đã có đức tin rằng Chúa sẽ ban cho họ cách thức để hoàn thành điều Ngài đòi hỏi. Mặc dù trải qua nhiều khó khăn, Nê Phi vẫn trung tín kiên trì trong việc làm điều Chúa phán bảo ông làm. Do đó, ông đã được Đức Thánh Linh hướng dẫn và thành công trong việc lấy các bảng khắc.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
1 Nê Phi 3:1–9, 19–20
Các con trai của Lê Hi trở lại Giê Ru Sa Lem để lấy các bảng khắc bằng đồng
Viết những lời phát biểu sau đây lên trên bảng trước khi lớp học bắt đầu. Yêu cầu các học sinh chọn ra lời phát biểu nào mô tả đúng nhất việc họ tin rằng Chúa giúp chúng ta khi Ngài phán bảo chúng ta phải làm những điều khó khăn như thế nào.
Mời một vài học sinh chia sẻ câu trả lời họ đã chọn ra và lý do họ đã chọn câu trả lời đó.
Giải thích rằng có nhiều cách Chúa có thể ban phước cho những người cố gắng làm tròn các lệnh truyền của Ngài. Trong khi các học sinh học câu chuyện của Nê Phi trong 1 Nê Phi 3–4, hãy mời họ tìm kiếm các ví dụ về nguyên tắc này. Cũng khuyến khích các học sinh lưu ý cách Nê Phi và các anh của ông đã đáp ứng khác nhau với những thử thách như thế nào.
Yêu cầu vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ 1 Nê Phi 3:1–9. Mời những người khác trong lớp học lắng nghe những lý do tại sao Nê Phi sẵn lòng làm điều mà cha ông đã yêu cầu.
La Man và Lê Mu Ên cảm thấy rằng lệnh truyền phải trở lại Giê Ru Sa Lem để lấy các bảng khắc bằng đồng là “[Lê Hi] đã đòi hỏi [họ] một việc quá khó khăn” (1 Nê Phi 3:5). Để giúp các học sinh hiểu một số lý do tại sao La Man và Lê Mu Ên có thể đã cảm thấy như vậy, các anh chị em có thể muốn nhắc họ nhớ rằng La Man và Lê Mu Ên đã đi rất xa từ Giê Ru Sa Lem.
-
Các em nghĩ tại sao Nê Phi đã sẵn lòng làm điều mà cha của ông bảo làm mà không ta thán.
Mời các học sinh lặp lại nguyên tắc mà Nê Phi làm chứng trong 1 Nê Phi 3:7 như là một câu nói “nếu-thì”. Ví dụ, các học sinh có thể nói rằng nếu chúng ta tìm cách làm điều mà Chúa truyền lệnh thì Ngài sẽ chuẩn bị một cách thức cho chúng ta để hoàn thành điều đó. Hãy nêu lên rằng 1 Nê Phi 3:7 là một đoạn thánh thư thông thạo. Giải thích rằng các học sinh sẽ tập trung vào 25 đoạn thánh thư thông thạo suốt năm (để có thêm chi tiết, xin xem phần phụ lục trong sách học này). 25 đoạn thánh thư tham khảo thông thạo được liệt kê ở mặt sau thẻ đánh dấu của lớp giáo lý. Các anh chị em có thể khuyến khích các học sinh đánh dấu các đoạn thánh thư thông thạo một cách đặc biệt để họ sẽ có thể dễ dàng định ra vị trí của các đoạn thánh thư.
-
Khi nào các em đã cảm thấy rằng Chúa “chuẩn bị sẵn một đường lối” cho các em để tuân giữ một trong các lệnh truyền của Ngài?
Mời một học sinh đọc to 1 Nê Phi 3:3, 19–20. Yêu cầu những người khác trong lớp học lắng nghe các cụm từ mà cho biết lý do tại sao các bảng khắc bằng đồng quý báu như thế đối với gia đình và con cháu của Lê Hi. (Các anh chị em có thể muốn đề nghị các học sinh đánh dấu các cụm từ này trong thánh thư của họ). Sau khi các học sinh đã chia sẻ điều họ đã tìm thấy, hãy giải thích rằng các bảng khắc bằng đồng là một quyển thánh thư cổ xưa chứa đựng nhiều bản văn và thông tin giống như Kinh Cựu Ước.
-
Các em nghĩ tại sao nội dung của các bảng khắc bằng đồng quan trọng đủ đến mức để cho Nê Phi và các anh của ông trở lại Giê Ru Sa Lem để lấy các bảng khắc đó?
-
Thánh thư ngày nay chứa đựng điều gì quý báu đối với các em? Tại sao điều đó là quý báu đối với các em?
1 Nê Phi 3:10–31
La Ban đánh cắp tài sản của Lê Hi và cố gắng giết chết Nê Phi và các anh của ông
Mời một nửa lớp học nghiên cứu về lần đầu tiên Nê Phi và các anh của ông cố gắng lấy các bảng khắc bằng đồng (xin xem 1 Nê Phi 3:10–18). Mời nửa lớp học kia nghiên cứu về lần cố gắng thứ hai (xin xem 1 Nê Phi 3:21–31). Yêu cầu mỗi học sinh làm việc riêng và trả lời những câu hỏi sau đây. Các anh chị em có thể muốn yêu cầu họ hoàn tất chỉ định này trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ tay ghi chép trong lớp học của họ. Trưng ra những câu hỏi trên bảng hoặc chuẩn bị những câu hỏi này trên một tờ giấy được phát ra cho mỗi học sinh.
-
Ai đã đi?
-
Họ đã làm điều gì?
-
Họ đã phản ứng như thế nào sau khi cố gắng của họ thất bại?
-
Đối với những người nghiên cứu về lần cố gắng đầu tiên: Nê Phi và các anh của ông “cảm thấy hết sức buồn rầu” sau khi họ đã thất bại trong việc lấy các bảng khắc bằng đồng (xin xem 1 Nê Phi 3:14). Phản ứng của Nê Phi đối với sự thất bại này khác như thế nào với phản ứng của các anh của ông? (Xin xem 1 Nê Phi 3:15–16).
Đối với những người nghiên cứu lần cố gắng thứ hai: La Man và Lê Mu Ên rất tức giận Nê Phi sau khi cố gắng thứ hai của họ thất bại. Họ đánh đập ông và nhiếc móc ông. Ngay cả sau khi một thiên sứ hứa rằng Chúa sẽ trao La Ban vào tay họ, họ cũng vẫn tiếp tục ta thán và nghi ngờ khả năng của mình để thành công. Cơn tức giận của La Man và Lê Mu Ên đã ảnh hưởng như thế nào đến khả năng của họ để có đức tin trong lời hứa của vị thiên sứ? Cơn tức giận, mối bất hòa, lời ta thán, và sự không tin ngăn cản chúng ta như thế nào trong việc không hiểu được các sứ điệp của Thượng Đế ban cho chúng ta? (Xin xem 1 Nê Phi 3:28–31; 3 Nê Phi 11:29).
-
Các em hiểu biết được điều gì từ các câu đã học này?
Sau khi các học sinh đã có đủ thời gian để trả lời những câu hỏi này, hãy mời một vài học sinh chia sẻ câu trả lời của họ.
1 Nê Phi 4:1–38
Nê Phi lấy được các bảng khắc bằng đồng
Yêu cầu các học sinh nhận ra những câu hỏi mà La Man và Lê Mu Ên đã đặt ra trong 1 Nê Phi 3:31.
Mời một học sinh đọc to 1 Nê Phi 4:1–3. Yêu cầu lớp học lắng nghe những câu trả lời của Nê Phi cho những câu hỏi của các anh của ông.
-
Câu chuyện về Môi Se đã liên quan như thế nào với những câu hỏi của La Man và Lê Mu Ên?
Nếu các học sinh cần giúp trả lời câu hỏi này, hãy giải thích rằng Môi Se đuơng đầu với một thử thách tương tự khi ông được phán bảo phải mang con cái Y Sơ Ra Ên ra khỏi xứ Ai Cập. Mặc dù có rất nhiều cố gắng nhưng Môi Se vẫn không thể thuyết phục Pha Ra Ôn thả con cái Y Sơ Ra Ên ra khỏi vòng nô lệ. Tuy nhiên, Môi Se đã kiên trì trong việc làm điều Chúa đã truyền lệnh cho ông, và Chúa đã ban cho ông một đường lối để giải thoát con cái Y Sơ Ra Ên. Nê Phi đã áp dụng tấm gương của Môi Se vào hoàn cảnh của gia đình mình. Ông đã tin tưởng rằng Thượng Đế cũng sẽ chuẩn bị một đường lối cho họ.
-
Các em học được nguyên tắc nào từ câu trả lời của Nê Phi cho các anh của ông?
Mặc dù các học sinh có thể phát biểu các câu trả lời của mình khác một chút, nhưng họ nên bày tỏ rằng nếu chúng ta trung tín kiên trì trong việc làm điều Chúa đòi hỏi, mặc dù gặp khó khăn, thì Ngài sẽ chuẩn bị một đường lối cho chúng ta để hoàn thành điều Ngài truyền lệnh. (Các anh chị em có thể muốn viết nguyên tắc này lên trên bảng).
Đề cập đến những lời phát biểu các anh chị em đã viết lên trên bảng vào lúc bắt đầu bài học.
-
Bây giờ khi đã nghiên cứu kinh nghiệm của Nê Phi rồi thì các em nghĩ lời phát biểu nào tóm lược nguyên tắc mà các em vừa nhận ra đó?
Trong khi các học sinh nghiên cứu phần còn lại của câu chuyện về Nê Phi, hãy khuyến khích họ tìm ra sự xác nhận về nguyên tắc này trong những kết quả của tính kiên trì của Nê Phi.
Yêu cầu một học sinh đọc to 1 Nê Phi 4:4–6. Các anh chị em có thể muốn đề nghị các học sinh đánh dấu 1 Nê Phi 4:6 trong thánh thư của họ.
Giúp các học sinh hiểu rằng Chúa có thể soi dẫn cho chúng ta để làm một điều gì đó mà không cần phải tiết lộ ngay tức khắc chúng ta cần phải làm điều đó bằng cách nào, khi nào hoặc tại sao. Nê Phi đã học được bằng cách nào, khi nào và tại sao Chúa sẽ giúp ông chỉ sau khi ông đã để cho Đức Thánh Linh hướng dẫn ông và sau khi ông đã quyết định tiến bước trong đức tin.
Nói cho các học sinh biết rằng Chủ Tịch Harold B. Lee đã nhận xét rằng chúng ta thường muốn thấy “kết cuộc từ lúc bắt đầu,” hoặc kết quả, trước khi chúng ta chịu tuân theo lời hướng dẫn của Chúa. Ông khuyên bảo:
“Các anh chị em cần phải học cách bước đi bên cạnh ánh sáng, và có lẽ một vài bước vào bóng tối [nơi xa lạ], và các anh chị em sẽ thấy rằng ánh sáng sẽ hiện ra và di chuyển phía trước các anh chị em” (trong Lucile C. Tate, Boyd K. Packer: A Watchman on the Tower [1995], 137–38).
Mời một học sinh đọc to 1 Nê Phi 4:7.
-
Trong 1 Nê Phi 4:7, điều gì là quan trọng về cụm từ “tuy nhiên tôi vẫn thẳng tiến”?
-
Kinh nghiệm của Nê Phi dạy gì về mối quan hệ giữa sự sẵn lòng của chúng ta để “đi và làm” và khả năng của chúng ta để được Chúa hướng dẫn?
Mời vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ 1 Nê Phi 4:8–18.
-
Thánh Linh đã ban cho Nê Phi những lý do nào về lệnh truyền của Chúa để giết chết La Ban?
Tóm lược phần còn lại của câu chuyện về Nê Phi đã thành công trong việc lấy được các bảng khắc (xin xem 1 Nê Phi 4:19–38), hoặc mời một học sinh quen thuộc với phần còn lại của câu chuyện để làm như vậy. Yêu cầu các học sinh nhận ra các nguyên tắc họ thấy được minh họa trong nỗ lực cuối cùng này để lấy các bảng khắc. Sau khi họ đưa ra những hiểu biết của mình, hãy thêm vào chứng ngôn của các anh chị em rằng khi chúng ta sử dụng đức tin nơi Thượng Đế và tìm cách làm điều Ngài đã phán bảo, cho dù chúng ta không thể thấy được kết quả, thì Ngài sẽ hướng dẫn chúng ta nhờ ảnh hưởng của Đức Thánh Linh.
Để giúp gia tăng chứng ngôn của các học sinh về nguyên tắc này, hãy mời họ chia sẻ những kinh nghiệm về khi nào họ đã hành động trong đức tin mà không biết trước cách nào hay khi nào Thượng Đế sẽ giúp đỡ họ.
Mời các học sinh suy ngẫm một tình huống họ hiện đang đối phó mà trong đó những đòi hỏi của Chúa quá khó khăn đối với họ. Yêu cầu họ ghi lại trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ điều họ sẽ làm để cho Chúa thấy sự sẵn lòng của họ để “đi và làm” điều Ngài đã truyền lệnh. Khi họ đã viết xong, hãy bày tỏ lòng tin tưởng của các anh chị em rằng nếu chúng ta cho thấy đức tin của mình thì Chúa sẽ giúp chúng ta hoàn thành bất cứ điều gì Ngài đòi hỏi nơi chúng ta.