Thư Viện
Bài Học Tự Học ở Nhà: 1 Nê Phi 7–14 (Đơn Vị 3)


Bài Học Tự Học ở Nhà

1 Nê Phi 7–14 (Đơn Vị 3)

Tài Liệu Chuẩn Bị dành cho Giảng Viên Chương Trình Lớp Giáo Lý Tự Học ở Nhà

Tóm Lược Các Bài Học Tự Học ở Nhà Hằng Ngày

Phần tóm lược sau đây về các giáo lý và nguyên tắc mà các học sinh đã học trong khi họ nghiên cứu 1 Nê Phi 7–14 (Đơn Vị 3) không nhằm mục đích để được giảng dạy như là một phần bài học của các anh chị em. Bài học các anh chị em giảng dạy chỉ tập trung vào một số ít giáo lý và nguyên tắc này. Hãy tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh trong khi các anh chị em cân nhắc nhu cầu của các học sinh.

Ngày 1 (1 Nê Phi 7)

Khi nghiên cứu về cách các con trai của Lê Hi trở lại Giê Ru Sa Lem để mang theo gia đình của Ích Ma Ên với họ đến vùng đất hứa, họ đã học được rằng Chúa truyền lệnh cho chúng ta phải kết hôn và nuôi dạy con cái trong Ngài và rằng Thượng Đế đáp ứng những lời cầu nguyện theo đức tin của chúng ta.

Ngày 2 (1 Nê Phi 8)

Các học sinh nghiên cứu khải tượng của Lê Hi về cây sự sống. Họ biết được rằng việc đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và dự phần vào Sự Chuộc Tội của Ngài mang đến hạnh phúc và niềm vui. Trong khi đọc về nhiều nhóm nguời khác nhau trong giấc mơ và những thành công lẫn thất bại của những người này trong việc đi đến bên cây sự sống và dự phần vào trái cây ấy, thì họ cũng học được các nguyên tắc sau đây: Tính kiêu ngạo, vật chất thế gian, và việc quy phục các cám dỗ có thể ngăn chặn không cho chúng ta nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội. Nếu chúng ta bám chặt vào lời của Thượng Đế thì lời Ngài sẽ giúp chúng ta khắc phục cám dỗ và những ảnh hưởng của thế gian. Việc bám chặt vào lời của Thượng Đế giúp chúng ta đến gần Chúa hơn và tiếp nhận các phước lành của Sự Chuộc Tội.

Ngày 3 (1 Nê Phi 10–11)

Các học sinh học về điều đã xảy ra khi Nê Phi tìm cách ″nghe thấy và biết” (1 Nê Phi 10:17) cho bản thân mình những điều cha của ông đã thấy. Qua tấm gương của Nê Phi, họ thấy rằng Thượng Đế mặc khải lẽ thật cho những người chuyên cần tìm kiếm Ngài. Nê Phi nhận được khải tượng dạy về tình yêu thương của Thượng Đế dành cho chúng ta, được bày tỏ qua sự ban cho Con Trai của Ngài. Các học sinh đã có một cơ hội để viết xuống điều này có ý nghĩa gì đối với họ.

Ngày 4 (1 Nê Phi 12–14)

Trong phần còn lại của khải tượng của mình, Nê Phi đã thấy cách Chúa chuẩn bị đường lối cho Sự Phục Hồi. Ông đã biết được rằng các lẽ thật minh bạch và quý báu sẽ bị lấy ra khỏi Kinh Thánh nhưng Sách Mặc Môn và các thánh thư ngày sau sẽ phục hồi các lẽ thật minh bạch và quý báu mà giúp chúng ta biết được rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Vị Nam Tử của Thượng Đế và giúp chúng ta đến cùng Ngài. Nê Phi cũng thấy những ngày sau cùng. Các học sinh suy ngẫm về nguyên tắc rằng khi chúng ta sống ngay chính và tuân giữ các giao ước thiêng liêng thì quyền năng của Thượng Đế sẽ giúp chúng ta chiến thắng điều ác.

Lời Giới Thiệu

Điểm tập trung của bài học trong tuần này là khải tượng của Lê Hi trong 1 Nê Phi 8. Khi các anh chị em giảng dạy bài học này, hãy nhấn mạnh đến niềm vui mà Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô có thể mang vào cuộc sống của chúng ta và cách chúng ta có thể cảm nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội nhờ vào việc sống theo lời của Thượng Đế. Các học sinh sẽ sử dụng thánh thư của họ, các sách hướng dẫn học tập dành cho học sinh, và nhật ký ghi chép việc học thánh thư trong suốt bài học này.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

1 Nê Phi 7

Chúa truyền lệnh cho các con trai của Lê Hi trở lại Giê Ru Sa Lem vì Ích Ma Ên và gia đình của ông

Trưng ra tấm hình một cặp vợ chồng và con cái của họ—có lẽ một tấm hình của chính gia đình các anh chị em hoặc của một học sinh là người các anh chị em đã mời mang một tấm hình đến lớp.

Hỏi các học sinh: Tại sao gia đình là quan trọng đối với kế hoạch của Thượng Đế cho sự cứu rỗi của chúng ta?

Mời các học sinh xem lại và tóm lược 1 Nê Phi 7:1–5. Hỏi họ đã học được từ các câu này các nguyên tắc nào. (Các học sinh có thể chia sẻ nhiều nguyên tắc khác nhau. Nguyên tắc này đưọc nhấn mạnh trong sách học dành cho học sinh là Chúa truyền lệnh cho chúng ta phải kết hôn và nuôi dạy con cái trong Ngài).

Trong bài học của họ cho ngày 1, các học sinh được chỉ định để yêu cầu một người cha hay mẹ, một vị lãnh đạo Giáo Hội, hay giảng viên đề nghị ba cách những người trẻ tuổi ngày nay có thể chuẩn bị cho hôn nhân và việc nuôi dạy con cái ″trong Chúa.″ Mời một vài học sinh chia sẻ điều họ đã học được.

1 Nê Phi 8

Lê Hi có một khải tượng về cây sự sống

Nhắc các học sinh nhớ rằng sau khi Nê Phi và các anh của ông mang Ích Ma Ên và gia đình của Ích Ma Ên vào vùng hoang dã, Lê Hi đã có một giấc mơ. Trong khi một học sinh đọc to 1 Nê Phi 8:10–13, hãy yêu cầu một học sinh khác vẽ lên trên bảng hoặc một tờ giấy điều các câu đó mô tả. Nếu các anh chị em cảm thấy thích hợp hơn cho lớp học của mình, thì các anh chị em có thể muốn cho thấy hình Giấc Mơ của Lê Hi (62620; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 69) và yêu cầu các học sinh nhận ra những hình ảnh khác nhau đã được mô tả trong các câu đó.

Hỏi các học sinh: Lời mô tả của Lê Hi làm cho trái của cây sự sống hấp dẫn đối với các em như thế nào?

Hãy nhắc cho họ nhớ rằng trái của cây sự sống tượng trưng cho ″ân tứ lớn lao hơn hết thảy mọi ân tứ khác của Thượng Đế” (1 Nê Phi 15:36)—các phước lành của Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu các anh chị em đã yêu cầu một học sinh vẽ hình rồi thì các anh chị em có thể muốn viết điều tượng trưng của trái của cây ấy ở trên hình vẽ.

Hỏi các học sinh: Chúng ta có thể học được điều gì từ 1 Nê Phi 8:10–13 về việc nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội? (Mặc dù các học sinh có thể sử dụng những từ khác nhau để nói về điều đó, nhưng hãy chắc chắn rằng nguyên tắc sau đây là rõ ràng: Việc đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và dự phần vào Sự Chuộc Tội của Ngài mang đến hạnh phúc và niềm vui. (Các anh chị em có thể muốn viết nguyên tắc này lên trên bảng).

Trong bài học của họ cho ngày 2, các học sinh được yêu cầu phải trả lời cho câu hỏi ″Khi nào Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi đã mang đến hạnh phúc và niềm vui vào cuộc sống của các em?″ Mời các học sinh giở đến nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ và im lặng đọc những câu trả lời của họ.

Để giúp các học sinh chia sẻ các lẽ thật và chứng ngôn đầy ý nghĩa với nhau, hãy khuyến khích một vài em đọc hoặc nói về điều họ đã viết. Các anh chị em cũng có thể muốn nói cho biết về một thời gian mà Sự Chuộc Tội đã mang đến hạnh phúc và niềm vui vào cuộc sống của mình.

Giải thích rằng khải tượng của Lê Hi không những giảng dạy rằng Sự Chuộc Tội mang đến niềm vui lớn lao mà còn cho thấy điều chúng ta cần phải làm để nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội. Mời các học sinh xem lại 1 Nê Phi 8:19–26 và vẽ các biểu tượng khác từ khải tượng của Lê Hi, hoặc yêu cầu họ nhận ra các biểu tượng khác trong hình vẽ Giấc Mơ của Lê Hi. Khi họ vẽ hình hoặc nhận ra các biểu tượng, hãy mời họ giải thích ý nghĩa của các biểu tượng khác nhau. (Nếu họ cần giúp đỡ, hãy khuyến khích họ sử dụng biểu đồ họ đã hoàn tất trong sách hướng dẫn học tập dành cho học sinh).

Yêu cầu một học sinh đọc to 1 Nê Phi 8:30. Rồi đặt ra những câu hỏi sau đây:

  • Vai trò của thanh sắt—lời của Thượng Đế—trong khải tượng của Lê Hi là gì?

  • Trong khi các anh chị em nghiên cứu 1 Nê Phi 8, các anh chị em đã học biết được gì về tầm quan trọng của lời Thượng Đế?

  • Các cụm từ nào trong 1 Nê Phi 8:30 cho thấy điều chúng ta cần phải làm để nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội?

  • Các em nghĩ ″cố sức tiến tới trước, tay luôn luôn giữ chặt thanh sắt″ có nghĩa là gì?

Viết lên trên bảng hai nguyên tắc phúc âm khác mà họ đã nghiên cứu trong sách hướng dẫn học tập dành cho học sinh: Nếu chúng ta giữ chặt lời của Thượng Đế, thì lời Ngài sẽ giúp chúng ta khắc phục cám dỗ và những ảnh hưởng của thế gian. Việc giữ chặt lời của Thượng Đế giúp chúng ta đến gần Chúa hơn và nhận được các phước lành của Sự Chuộc Tội.

Yêu cầu các học sinh tưởng tượng rằng họ là những người truyền giáo và có được cơ hội để làm chứng về tầm quan trọng của việc học lời của Thượng Đế và sống theo các nguyên tắc của lời Ngài. Yêu cầu họ chia sẻ điều họ sẽ nói, dựa vào kinh nghiệm riêng của họ. Hãy cân nhắc việc chia sẻ những cảm nghĩ của các anh chị em về quyền năng của thánh thư và những lời của các vị tiên tri trong việc giúp các anh chị em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn.

1 Nê Phi 10–14

Nhờ vào đức tin và sự chuyên tâm của mình, Nê Phi nhận được sự mặc khải cá nhân về điều mà cha của ông đã dạy và nhiều điều khác nữa.

Yêu cầu một học sinh đọc to 1 Nê Phi 10:17, 19. Yêu cầu lớp học nhận ra các phước lành có được khi chúng ta chuyên tâm tìm kiếm sự hướng dẫn của Chúa. Yêu cầu một hoặc hai học sinh chia sẻ điều họ nghĩ về ý nghĩa của việc ″chuyên tâm tìm kiếm.″ (Trong bài học của ngày 3, họ được yêu cầu viết ý nghĩa của điều này trong sách hướng dẫn học tập dành cho học sinh).

Tóm lược 1 Nê Phi 11–14 bằng cách nói rằng Nê Phi đã nhận được mặc khải cá nhân vì ông đã chuyên tâm tìm kiếm Chúa. Ông đã thấy giáo vụ và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô 1 Nê Phi 11), sự hủy diệt dân ông trong tương lai vì tính kiêu ngạo và tà ác của họ (1 Nê Phi 12), những người dân ngoại đi khai hoang vùng đất hứa và sự phục hồi các lẽ thật minh bạch và quý báu (1 Nê Phi 13), và dân ngay chính chiến đấu chống lại những hoạt động của giáo hội vĩ đại và khả ố trong những ngày sau cùng (1 Nê Phi 14).

Xin lưu ý: Để chuẩn bị sinh hoạt sau đây, các anh chị em có thể muốn xem lại các bài học tương ứng trong quyển sách học này và các tài liệu trong sách hướng dẫn học tập dành cho học sinh cho ngày 4 của đơn vị này.

Yêu cầu các học sinh chọn ra một trong các chương trong 1 Nê Phi 11–14 và làm điều sau đây. (Các anh chị em có thể muốn yêu cầu họ làm điều này ở trên bảng hay trên một tờ giấy).

  • Viết một đoạn tóm lược của chương đã được chọn ra.

  • Viết một trong số các nguyên tắc phúc âm đã được giảng dạy trong chương đó. (Họ có thể sử dụng một nguyên tắc được tô đậm trong sách hướng dẫn học tập hay tự mình nhận ra một nguyên tắc).

  • Viết về việc nguyên tắc này áp dụng cho chúng ta ngày nay như thế nào.

Sau khi họ đã có đủ thời giờ để chuẩn bị, hãy mời các học sinh chia sẻ điều họ viết. Mời một hoặc hai học sinh chia sẻ những chứng ngôn của họ về các nguyên tắc họ đã học được khi họ nghiên cứu 1 Nê Phi 7–14 trong tuần này.

Trước khi cho lớp học ra về, hãy nhớ thu lại nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ và theo dõi bất cứ chỉ định nào.

Đơn Vị Kế Tiếp (1 Nê Phi 15–19)

Trong đơn vị kế tiếp, các học sinh sẽ học thêm về những thử thách của Lê Hi và dân ông khi họ tiếp tục cuộc hành trình trong vùng hoang dã và đi tàu đến vùng đất hứa. Hãy tưởng tượng nỗi ngạc nhiên của họ khi họ thức dậy một buổi sáng và khám phá ra ″một quả cầu chế tạo rất tinh vi”—cái la bàn Liahona. Cái la bàn Liahona hoạt động như thế nào và đã hướng dẫn họ bằng cách nào? Tại sao Nê Phi khiển trách các anh của ông trên tàu? Nê Phi đã mô tả vùng đất hứa như thế nào?