Thư Viện
Bài Học 25: 2 Nê Phi 3


Bài Học 25

2 Nê Phi 3

Lời Giới Thiệu

2 Nê Phi 3 chứa đựng những lời của Lê Hi nói cùng con trai út của ông là Giô Sép. Lê Hi thuật lại lời tiên tri của Giô Sép ở Ai Cập về vai trò của Tiên Tri Joseph Smith, sự ra đời của Sách Mặc môn, cùng Sự Phục Hồi phúc âm.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

2 Nê Phi 3:1–25

Lê Hi thuật lại lời tiên tri của Giô Sép ở Ai Cập về Tiên Tri Joseph Smith

Trước khi lớp học bắt đầu, hãy vẽ sơ đồ sau đây lên trên bảng.

4 Stick Figures

Để chuẩn bị cho các học sinh hiểu những điều giảng dạy trong 2 Nê Phi 3, cho họ biết rằng chương này gồm có chi tiết về bốn người có cùng tên. Mời các học sinh tra cứu nhanh phần tham thảo thánh thư dưới mỗi hình nhân vật ở trên bảng để xác định ai đã được tượng trưng bởi một hình nhân vật. Khi một học sinh tìm ra câu trả lời, hãy yêu cầu người ấy viết câu trả lời lên trên bảng. (Hình nhân vật đầu tiên tượng trưng con trai của Lê Hi là Giô Sép. Hình nhân vật thứ hai tượng trưng cho tiên tri Giô Sép là người đã bị bán sang Ai Cập khoảng 1.700 năm trước khi Chúa Giê Su Ky Tô giáng sinh. Hình nhân vật thứ ba tượng trưng cho Tiên Tri Joseph Smith. Hình nhân vật thứ tư tượng trưng cho Joseph Smith Cha).

Trưng bày một tấm hình của Tiên Tri Joseph Smith, chẳng hạn như Anh Joseph (62161; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 87). Nói cho các học sinh biết rằng hầu hết 2 Nê Phi 3 tập trung vào lời tiên tri của Giô Sép ở Ai Cập về Tiên Tri Joseph Smith.

Tiên Tri Joseph Smith

Mời ba học sinh thay phiên nhau đọc to 2 Nê Phi 3:6–8. Yêu cầu lớp học nhận ra những từ và cụm từ Giô Sép ở Ai Cập đã dùng để mô tả Joseph Smith và công việc mà ông sẽ hoàn thành. (Các anh chị em có thể muốn giải thích rằng khi Giô Sép ở Ai Cập dùng cụm từ “đám hậu tự của ta,” ông nói về con cháu của ông). Ở trên bảng dưới hình nhân vật tượng trưng Joseph Smith, hãy liệt kê những từ và cụm từ mà các học sinh tìm ra. Họ cần phải nhận ra các cụm từ chẳng hạn “một tiên kiến chọn lọc cho đám hậu tự của ta,” “được rất kính trọng,” “vì nhờ thế chúng mới hiểu được những giao ước,” và “ta sẽ làm cho người ấy vĩ đại trước mắt ta.”

  • Trong khi chúng ta nghiên cứu 2 Nê Phi 3:6–8, các em đã học được gì về Tiên Tri Joseph Smith? (Giúp các học sinh hiểu rằng Chúa đã lập lên Tiên Tri Joseph Smith để giúp mang lại Sự Phục Hồi phúc âm).

Mời các học sinh im lặng đọc 2 Nê Phi 3:11–15. Yêu cầu họ tra cứu thêm những cụm từ về điều Thượng Đế sẽ hoàn thành qua Tiên Tri Joseph Smith. Khi họ đã có đủ thời giờ để nghiên cứu các câu này, hãy hỏi họ điều họ đã tìm ra. Hãy thêm câu trả lời của họ vào bản liệt kê ở trên bảng ở dưới hình nhân vật tượng trưng cho Tiên Tri Joseph Smith. (Những câu trả lời có thể gồm có “phổ biến lời của ta,” “Và từ chỗ yếu đuối, người ấy sẽ được làm cho mạnh mẽ,” “những kẻ nào muốn tìm cách hủy diệt người sẽ bị ngăn trở,” và “tên đó cũng sẽ theo tên cha của vị ấy.”)

Để giúp các học sinh hiểu thêm và suy ngẫm về vai trò của Tiên Tri Joseph Smith trong Sự Phục Hồi phúc âm, hãy đọc to 2 Nê Phi 3:11, đặc biệt nhấn mạnh đến cụm từ “quyền năng … để phổ biến lời của ta.”

  • Một số ví dụ về lời của Thượng Đế mà Joseph Smith đã phổ biến là gì? (Những câu trả lời có thể gồm có Sách Mặc Môn, Giáo Lý và Giao Ước, Trân Châu Vô Giá, Bản Dịch của Joseph Smith, và những lời thuyết giảng của Vị Tiên Tri).

Trong cuộc thảo luận này, hãy nhớ nêu ra rằng Giô Sép ở Ai Cập đã nói tiên tri rằng Tiên Tri Joseph Smith sẽ phổ biến Sách Mặc Môn. Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng 2 Nê Phi 3:12 đề cập đến hai quyển sách: quyển sách do con cháu của Giô Sép ở Ai Cập viết là Sách Mặc Môn; quyển sách do con cháu của Giu Đa viết là Kinh Thánh. Các anh chị em có thể muốn đề nghị các học sinh viết những lời giải thích này vào thánh thư của họ.

Mời các học sinh tìm kiếm trong 2 Nê Phi 3:12 các cụm từ mô tả ảnh hưởng mà Sách Mặc Môn và Kinh Thánh sẽ có trên thế gian khi hai quyển sách này “được kết hợp lại.” (Ví dụ, các học sinh có thể nhận ra “khuynh đảo các giáo lý sai lạc,” “chấm dứt các sự tranh chấp,” và “đem lại sự thuận hòa.”)

Để giúp các học sinh suy nghĩ về cách Sách Mặc Môn đã ảnh hưởng cuộc sống của họ, hãy hỏi:

  • Các em đã cảm nhận được quyền năng của Sách Mặc Môn trong cuộc sống của mình hoặc thấy được ảnh hưởng của sách này trong cuộc sống của bạn bè hay những người trong gia đình của mình là vào lúc nào?

Mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 3:15. Yêu cầu lớp học đặc biệt lưu ý đến cụm từ “dẫn dắt dân ta đến sự cứu rỗi.”

  • Sách Mặc Môn giúp dẫn dắt con người đến sự cứu rỗi trong những phương diện nào?

  • Sách Mặc Môn đã tạo ra sự khác biệt nào trong cuộc sống của các em?

Để giúp các học sinh hiểu và biết ơn sứ mệnh đã được tiền sắc phong của Tiên Tri Joseph Smith, hãy yêu cầu một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Brigham Young:

Brigham Young

“Trong những ý định vĩnh cửu, từ lâu trước khi sáng thế, Joseph Smith đã được quy định là một người trong gian kỳ sau cùng của thế gian này sẽ phổ biến lời của Thượng Đế cho con người, và nhận được chìa khóa cùng quyền năng trọn vẹn của Chức Tư Tế của Vị Nam Tử của Thượng Đế. Chúa đã quan tâm đến ông ấy, đến cha ông ấy, ông nội của ông ấy, và tổ tiên của họ trở ngược lại đến … thời A Đam. Ngài đã trông nom gia đình đó và huyết thống đó trong khi nó luân chuyển từ nguồn của nó đến sự ra đời của ông ấy. Ông ấy đã được tiền sắc phong trong thời vĩnh cửu để chủ tọa gian kỳ sau cùng này” (Discourses of Brigham Young, do John A. Widtsoe tuyển chọn [1954], 108).

Tóm lược 2 Nê Phi 3:16–24 bằng cách giải thích rằng Giô Sép ở Ai Cập đã so sánh Joseph Smith với Môi Se. Yêu cầu các học sinh tìm kiếm những từ và cụm từ mô tả Tiên Tri Joseph Smith trong 2 Nê Phi 3:24. Trong khi họ chia sẻ những từ và cụm từ mà họ đã nhận ra, hãy thêm các câu trả lời của họ vào bản liệt kê ở trên bảng.

Đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley. Yêu cầu các học sinh lắng nghe các lẽ thật đã được mặc khải qua Tiên Tri Joseph Smith:

“Tôi xin được kể ra một vài trong số nhiều giáo lý và lối thực hành mà phân biệt chúng ta với tất cả các giáo hội khác, và tất cả những điều đó đã đến từ sự mặc khải cho Vị Tiên Tri trẻ tuổi [Joseph Smith]. …

“Sự hiểu biết về Thượng Đế. …

“Sách Mặc Môn …

“… Chức tư tế đã được phục hồi. …

“… Kế hoạch cho cuộc sống vĩnh cửu của gia đình. …

“Sự ngây thơ của trẻ nhỏ. …

“… Giáo lý quan trọng của sự cứu rỗi cho người chết. …

“Tính chất vĩnh cửu của con người. …

“… Nguyên tắc của sự mặc khải hiện đại. …

“… Trong 38 năm rưỡi ngắn ngủi của đời ông, qua ông đã có được một sự dồi dào vô song trong sự hiểu biết, các ân tứ và giáo lý.” (“Những Sự Việc Lớn Lao mà Thượng Đế Đã Mặc Khải,” Ensign or Liahona, May 2005, 80–83).

Mời một học sinh thêm bản liệt kê của Chủ Tịch Hinckley vào bản liệt kê ở trên bảng.

Yêu cầu một học sinh đọc to Giáo Lý và Giao Ước 135:3. Giải thích rằng Anh Cả John Taylor thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, là người sau này trở thành Chủ Tịch của Giáo Hội, đã viết những lời này ngay sau khi Tiên Tri Joseph Smith qua đời. Yêu cầu các học sinh tìm kiếm những từ trong câu này mà họ có thể thêm vào bản liệt kê ở trên bảng. Thêm các câu trả lời của họ vào bản liệt kê.

Cho các học sinh thời giờ để xem lại bản liệt kê ở trên bảng. Mời họ suy ngẫm điều họ đã học được về vai trò của Tiên Tri Joseph Smith. Mời họ suy ngẫm về điều mà họ biết và cảm thấy về Vị Tiên Tri bằng cách viết một câu trả lời cho một trong những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ ghi chép trong lớp học của họ.

  • Các em đã học được hoặc cảm thấy điều gì ngày hôm nay mà đã củng cố chứng ngôn của các em về Tiên Tri Joseph Smith?

  • Joseph Smith đã làm, giảng dạy hoặc phục hồi điều gì mà các em cảm thấy là “có một giá trị lớn lao” (2 Nê Phi 3:7) đối với các em?

Chia các học sinh ra thành từng cặp. Khuyến khích họ chia sẻ với nhau chứng ngôn của họ về Tiên Tri Joseph Smith. Nếu có thời giờ, các anh chị em có thể khuyến khích một số học sinh chia sẻ với toàn thể lớp học. Hãy chia sẻ chứng ngôn của các anh chị em rằng Thượng Đế đã lập lên Joseph Smith để mang đến Sự Phục Hồi. Mời các học sinh của các anh chị em hãy thành tâm tìm kiếm những cách để chia sẻ chứng ngôn của họ về Tiên Tri Joseph Smith và Sách Mặc Môn với những người khác, nhất là bạn bè và gia đình của họ.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

2 Nê Phi 3:12. Sách Mặc Môn và Kinh Thánh sẽ “được kết hợp lại” như thế nào.

Chẳng bao lâu sau khi sự xuất bản Kinh Thánh King James ấn bản Thánh Hữu Ngày Sau, với Phần Hướng Dẫn Chủ Đề và cước chú nói về tất cả các tác phẩm tiêu chuẩn, Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích: “Kinh Cựu Ước và Kinh Tân Ước … và … Sách Mặc Môn … giờ đây được liên kết chặt chẽ với nhau trong một cách mà nếu các anh chị em nghiên cứu một quyển nào thì các anh chị em sẽ được thu hút đến quyển kia; khi các anh chị em học từ một quyển thì sẽ được soi dẫn bởi quyển kia. Ba quyển đó thật sự là một trong tay chúng ta” (“Scriptures,” Ensign, tháng Mười Một năm 1982, 53).

2 Nê Phi 3:18. Ai là người phát ngôn?

Anh Cả Bruce R. McConkie thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói về đặc tính của những người được nói tới trong 2 Nê Phi 3:18. Những lời trong dấu ngoặc là những điều được Anh Cả McConkie thêm vào. Ông nói: “Hãy lưu ý những lời này của Chúa: ′Và ta, này, ta sẽ chỉ cho người ấy [Mặc Môn] ghi chép lại những điều mà hậu tự ngươi [dân Nê Phi] đã ghi chép cho hậu tự ngươi sau này [dân La Man]; và những điều ấy sẽ được người phát ngôn của hậu tự ngươi [Joseph Smith] rao truyền.′ Nghĩa là Mặc Môn viết Sách Mặc Môn, nhưng điều ông viết được lấy ra từ những bài viết của các vị tiên tri Nê Phi; và những bài viết này, được sưu tập thành một quyển sách, được Joseph Smith phiên dịch và gửi đến cho dân La Man” (A New Witness for the Articles of Faith [1985], 426).