Bài Học 40
2 Nê Phi 31
Lời Giới Thiệu
Nhiều năm trước khi Chúa Giê Su Ky Tô giáng sinh, Nê Phi đã nhận được một điều mặc khải về phép báp têm của Đấng Cứu Rỗi. Trong khi nói cho dân của mình biết về điều mặc khải này, Nê Phi đã dạy điều ông gọi là “giáo lý của Đấng Ky Tô”—mà để nhận được cuộc sống vĩnh cửu, chúng ta cần phải sử dụng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, hối cải tội lỗi của mình, chịu phép báp têm, tiếp nhận Đức Thánh Linh và kiên trì đến cùng.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
2 Nê Phi 31:1–13
Nê Phi dạy rằng khi chịu phép báp têm, chúng ta noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi
Bắt đầu lớp học bằng cách hỏi các học sinh những câu hỏi sau đây:
-
Các em nhớ điều gì về phép báp têm của mình? Các em cảm thấy như thế nào khi chịu phép báp têm?
Giải thích rằng khi các học sinh chịu phép báp têm, họ đang noi theo mẫu mực mà luôn luôn là một phần phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Nê Phi đã sử dụng một cụm từ nào đó để ám chỉ mẫu mực này. Mời các học sinh tìm kiếm một cụm từ được tìm thấy trong 2 Nê Phi 31:2 và 2 Nê Phi 31:21. Sau khi họ đã nhận ra cụm từ “giáo lý của Đấng Ky Tô,” hãy hỏi:
-
Những từ hay cụm từ nào trong 2 Nê Phi 31:2, 21 ám chỉ tầm quan trọng của “giáo lý của Đấng Ky Tô”? (Những câu trả lời có thể gồm có “Tôi cần phải nói về,” “ngoài ra không còn con đường nào khác,” và “giáo lý duy nhất và chân chính”).
Hãy trưng bày hình Giăng Báp Tít Làm Phép Báp Têm cho Chúa Giê Su (62133; Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 35). Mời các học sinh im lặng nghiên cứu 2 Nê Phi 31:5–9, tìm kiếm các cụm từ mà nhận ra lý do tại sao Chúa Giê Su Ky Tô chịu phép báp têm. (Các anh chị em có thể muốn đề nghị họ đánh dấu các cụm từ này). Sau một vài phút, yêu cầu các học sinh đọc các cụm từ họ đã tìm thấy.
-
Các em nghĩ “làm trọn mọi sự ngay chính” có nghĩa là gì? (Sau khi các học sinh đã trả lời rồi, các anh chị em có thể muốn giải thích ý nghĩa của việc tuân giữ các lệnh truyền. Chủ Tịch Joseph F. Smith nói rằng “làm trọn mọi sự ngay chính” là “thi hành luật pháp” [trong Conference Report, tháng Tư năm 1912, 9]).
Yêu cầu một học sinh đọc to 2 Nê Phi 31:10–12.
-
Các câu này giải thích tầm quan trọng của phép báp têm như thế nào? (Nê Phi dạy rằng phép báp têm là một lệnh truyền từ Cha Thiên Thượng, và cần phải có để tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh, và cần thiết trong các nỗ lực của chúng ta để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô).
Yêu cầu các học sinh tóm lược các giáo lý và nguyên tắc mà họ đã học được từ 2 Nê Phi 31:5–12. Trong khi họ chia sẻ những ý kiến của mình, hãy chắc chắn rằng họ hiểu các nguyên tắc sau đây:
Chúa Giê Su Ky Tô nêu tấm gương hoàn hảo về sự vâng lời để cho chúng ta noi theo.
Chúng ta cần phải tuân theo Chúa Giê Su Ky Tô, chịu phép báp têm, và tiếp nhận Đức Thánh Linh.
Chúa Giê Su Ky Tô, mặc dù không có tội, nhưng đã chịu phép báp têm để làm trọn mọi sự ngay chính.
Yêu cầu một học sinh đọc to 2 Nê Phi 31:13. Hướng sự chú ý của các học sinh vào các cụm từ “một cách hết lòng, không hành động giả nghĩa và lừa dối trước mặt Thượng Đế,” và “thực tâm.” Các anh chị em có thể muốn đề nghị họ đánh dấu các cụm từ này.
-
Các cụm từ này có ý nghĩa gì đối với các em? (Các anh chị em có thể muốn nêu lên rằng tất cả ba cụm từ đó ám chỉ sự cần thiết để chân thành trong các nỗ lực của mình để sử dụng đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi, hối cải tội lỗi của chúng ta, và noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi).
Để giúp các học sinh gia tăng sự hiểu biết của họ về cách noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi trong nhiều tình huống, hãy đặt những câu hỏi như sau:
-
Làm thế nào các cụm từ này có thể áp dụng cho những sinh hoạt như vậy với tính cách là việc học thánh thư hằng ngày và tham dự nhà thờ?
-
Sự khác biệt giữa “dâng lời cầu nguyện” và cầu nguyện “một cách hết lòng” là gì?
-
Sự khác biệt giữa việc ăn bánh Tiệc Thánh và dự phần bánh Tiệc Thánh một cách “thực tâm” là gì?
-
Sự khác biệt giữa việc các em nói xin lỗi về một điều gì các em đã làm và việc hối cải “một cách hết lòng” là gì?
2 Nê Phi 31:14–21
Nê Phi dạy rằng sau phép báp têm, chúng ta cần phải tiếp nhận Đức Thánh Linh và tiếp tục noi theo gương của Đấng Cứu Rỗi
Giải thích rằng Nê Phi đã nói về một cái cổng mở ra một con đường. Yêu cầu một học sinh đọc to 2 Nê Phi 31:17–18. Khi học sinh ấy đã đọc xong, hãy vẽ lên trên bảng một hình minh họa đơn giản giống như hình sau đây:
-
Dựa theo 2 Nê Phi 31:17, cái cổng là gì? (Sự hối cải và phép báp têm. Viết Sự hối cải và phép báp têm ở dưới cái cổng). Sự hối cải và phép báp têm giống như một cái cổng như thế nào?
-
Theo như 2 Nê Phi 31:18, con đường dẫn đến điều gì? (Cuộc sống vĩnh cửu. Viết Cuộc Sống Vĩnh Cửu vào cuối con đường. Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng cụm từ “cuộc sống vĩnh cửu” ám chỉ sự tôn cao trong thượng thiên giới).
-
Nê Phi dạy rằng sau phép báp têm, chúng ta tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh (xin xem 2 Nê Phi 31:13–14). Theo như 2 Nê Phi 31:17–18, Đức Thánh Linh làm điều gì cho chúngta? (Giúp các học sinh hiểu rằng Đức Thánh Linh làm chứng về Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử và mang đến một sự xá miễn các tội lỗi).
-
Tại sao chúng ta cần phải nhận một chứng ngôn về Đức Chúa Cha và Vị Nam Tử qua Đức Thánh Linh?
Để giúp các học sinh hiểu vai trò của Đức Thánh Linh trong sự xá miễn các tội lỗi, các anh chị em có thể cần phải giải thích cụm từ “phép báp têm bằng lửa và bằng Đức Thánh Linh” (2 Nê Phi 31:13–14; xin xem thêm câu 17). Mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Yêu cầu lớp học lắng nghe ý nghĩa của việc chịu phép báp têm bằng lửa và bằng Đức Thánh Linh.
“Cổng báp têm dẫn đến con đường chật và hẹp. …
“Chúng ta được truyền lệnh và được chỉ thị phải sống theo cách mà bản tính bất toàn của mình phải thay đổi qua quyền năng thánh hóa của Đức Thánh Linh. Chủ Tịch Marion G. Romney đã dạy rằng phép báp têm bằng lửa bởi Đức Thánh Linh ′biến đổi [chúng ta] từ trạng thái trần tục đến trạng thái thuộc linh. Phép báp têm này thanh tẩy, chữa lành và làm thanh khiết tâm hồn… Đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, sự hối cải, và phép báp têm bằng nước đều là sơ bộ và điều kiện tiên quyết cho phép báp têm này, nhưng [phép báp têm bằng lửa] là sau cùng. Muốn nhận được [phép báp têm bằng lửa này] thì một người phải được tuyên bố là vô tội nhờ vào máu cứu chuộc của Chúa Giê Su Ky Tô’ (Learning for the Eternities, do George J. Romney biên soạn [1977], 133; xin xem thêm 3 Nê Phi 27:19–20).
“Do đó, khi chúng ta được sinh lại và cố gắng có được Thánh Linh của Ngài ở cùng chúng ta, thì Đức Thánh Linh thánh hóa và cải tiến tâm hồn của chúng ta như là bằng lửa (xin xem 2 Nê Phi 31:13–14, 17). Cuối cùng, chúng ta phải đứng không tì vết trước mặt Thượng Đế” (“Tay Trong Sạch và Lòng Thanh Khiết,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2007, 81).
-
Anh Cả Bednar và Chủ Tịch Romney nói “phép báp têm bằng lửa” làm gì cho chúng ta?
-
Các phước lành nào chúng ta có thể nhận được thêm nhờ vào ân tứ Đức Thánh Linh?
-
Bằng cách nào các em “cố gắng luôn luôn để có được Thánh Linh của Ngài” ở cùng các em?
-
Các em cảm thấy Đức Thánh Linh ảnh hưởng đến cuộc sống của các em vào lúc nào?
Giải thích rằng trong 2 Nê Phi 31:18, từ hẹp có nghĩa là chật, nghiêm nhặt, chính xác và không chệch hướng. Nê Phi sử dụng từ này để mô tả con đường chúng ta cần phải đi theo sau phép báp têm để nhận được cuộc sống vĩnh cửu. Yêu cầu các học sinh im lặng suy ngẫm câu hỏi sau đây:
-
Chúng ta cần phải làm gì sau phép báp têm để luôn ở trên con đường dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu?
Trong khi các học sinh suy ngẫm về câu hỏi này, hãy mời họ tìm kiếm những câu trả lời trong 2 Nê Phi 31:15–16, 19–21. Các anh chị em có thể đề nghị họ đánh dấu các từ và cụm từ mà giải thích điều chúng ta cần phải làm để nhận được cuộc sống vĩnh cửu. Sau khi có đủ thời giờ, hãy mời một vài học sinh chia sẻ điều họ đã đánh dấu. Khi họ trả lời, hãy viết câu trả lời của họ lên trên bảng. Hình minh họa của các anh chị em cần phải giống như sau:
Hãy chắc chắn rằng các học sinh hiểu là nếu sống theo giáo lý của Đấng Ky Tô, thì chúng ta sẽ nhận được cuộc sống vĩnh cửu.
Để kết thúc bài học này, hãy yêu cầu một học sinh đọc to 2 Nê Phi 31:20. Hãy nêu lên rằng 2 Nê Phi 31:19–20 là một đoạn thánh thư thông thạo. Các anh chị em có thể khuyến khích các học sinh đánh dấu đoạn này trong một cách đặc biệt để họ sẽ có thể dễ dàng tìm ra đoạn này. Mời họ trả lời một trong những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư hoặc sổ ghi chép trong lớp học của họ:
-
Dựa vào điều đã học được trong bài học này, điều gì mang đến cho các em hy vọng rằng các em có thể nhận được cuộc sống vĩnh cửu?
-
Giao ước mà các em đã lập vào lúc chịu phép báp têm đã ảnh hưởng cuộc sống của các em như thế nào?