Thư Viện
Đơn Vị 5 Tự Học ở Nhà: 1 Nê Phi 20–2 Nê Phi 3 (Đơn Vị 5)


Bài Học Tự Học ở Nhà

1 Nê Phi 202 Nê Phi 3 (Đơn Vị 5)

Tài Liệu Chuẩn Bị dành cho Giảng Viên Chương Trình Lớp Giáo Lý Tự Học ở Nhà

Tóm Lược Các Bài Học Tự Học ở Nhà Hằng Ngày

Phần tóm lược sau đây về các giáo lý và nguyên tắc mà các học sinh đã học trong khi họ nghiên cứu 1 Nê Phi 20 đến 2 Nê Phi 3 (đơn vị 5) không nhằm mục đích để được giảng dạy như là một phần bài học của các anh chị em. Bài học các anh chị em giảng dạy cho đơn vị 5 chỉ chú trọng vào một vài các giáo lý và nguyên tắc này. Tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh trong khi các anh chị em cân nhắc các nhu cầu của các học sinh.

Ngày 1 (1 Nê Phi 20–22)

Như Nê Phi đã trích dẫn một số lời tiên tri của Ê Sai cho các anh của ông nghe, các học sinh học được rằng Chúa mời những người bất tuân phải hối cải và trở lại cùng Ngài. Điều này cho chúng ta thấy rằng Chúa yêu thương chúng ta và sẽ không bao giờ quên chúng ta. Các học sinh cũng học được rằng mặc dù Y Sơ Ra Ên sẽ bị phân tán vì sự bất tuân của họ, nhưng Chúa đã hứa sẽ phục hồi phúc âm và quy tụ Y Sơ Ra Ên trong những ngày sau.

Ngày 2 (2 Nê Phi 1)

Các học sinh học những lời giảng dạy cuối cùng của Lê Hi đưa ra cho gia đình của ông trước khi ông qua đời. Lê Hi nhấn mạnh rằng Chúa ban phước cho chúng ta khi chúng ta tuân giữ các lệnh truyền của Ngài và Ngài giữ lại các phước lành khi chúng ta không tuân giữ các lệnh truyền của Ngài. Khi Lê Hi biết rằng chẳng bao lâu nữa ông sẽ qua đời, ông đã khuyên nhủ gia đình ông noi theo Nê Phi. Các học sinh thấy rằng khi chúng ta noi theo những người mà Thượng Đế đã kêu gọi để dẫn dắt chúng ta thì chúng ta được ban phước với sự thịnh vượng và an toàn thuộc linh.

Ngày 3 (2 Nê Phi 2)

Lê Hi giải thích cho con trai Gia Cốp của mình biết hai lẽ thật cơ bản: (1) Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va là phần thiết yếu trong kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng và (2) qua Sự Chuộc Tội, Chúa Giê Su Ky Tô cứu chuộc chúng ta khỏi những hậu quả của Sự Sa Ngã và cung ứng sự cứu chuộc khỏi tội lỗi của chúng ta. Lê Hi giải thích rằng do Sự Sa Ngã và Sự Chuộc Tội, chúng ta được tự do lựa chọn để được tự do và cuộc sống vĩnh cửu hay cảnh tù đày và cái chết (xin xem 2 Nê Phi 2:27).

Ngày 4 (2 Nê Phi 3)

Khi ngỏ lời cùng con trai Giô Sép của mình, Lê Hi thuật lại lời tiên tri của Giô Sép ở Ai Cập được tìm thấy trên các bảng khắc bằng đồng. Lời tiên tri này đã báo trước rằng Chúa dựng lên Tiên Tri Joseph Smith để giúp mang lại Sự Phục Hồi phúc âm. Các học sinh được yêu cầu viết vào nhật ký ghi chép việc học thánh thư về những đóng góp của Tiên Tri Joseph Smith đã có một giá trị lớn đối với họ như thế nào.

Lời Giới Thiệu

Bài học này nhằm giúp các học sinh hiểu các mục đích vĩnh cửu của Thượng Đế. Lê Hi biết rằng dòng dõi của ông có thể có những lựa chọn mà sẽ dẫn họ đến niềm vui, sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu nếu họ hiểu và tin các giáo lý chính yếu—như Sự Sa Ngã, Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, quyền tự quyết và sự vâng lời (xin xem 2 Nê Phi 2:25, 27). Khuyến khích các học sinh chọn cuộc sống vĩnh cửu để cuối cùng họ có thể được “bảo bọc vĩnh viễn trong vòng tay thương yêu của [Thượng Đế]” (2 Nê Phi 1:15), như Lê Hi.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

2 Nê Phi 1–2

Trước khi qua đời, Lê Hi khuyên nhủ con cái của ông phải tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế và dạy cho họ các giáo lý cơ bản của kế hoạch cứu rỗi

Bắt đầu bằng cách yêu cầu các học sinh đọc câu cuối cùng trong 2 Nê Phi 3:25 (“Hãy ghi nhớ những lời của cha con đang hấp hối”). Hỏi họ về sự chú ý của họ vào lời khuyên dạy của một người trong gia đình có thể thay đổi như thế nào nếu họ biết rằng người ấy sắp qua đời.

Sinh hoạt sau đây có thể giúp các học sinh hiểu rõ hơn các lẽ thật mà Lê Hi đã nhấn mạnh trong những lời cuối cùng của ông cho gia đình ông. Sinh hoạt này cũng sẽ cho phép họ chia sẻ với nhau về các lẽ thật này có thể giúp họ tuân theo kế hoạch của Cha Thiên Thượng dành cho sự cứu rỗi của họ như thế nào.

  1. Chỉ định mỗi đoạn trong số các đoạn thánh thư sau đây cho mỗi học sinh hay nhóm: 2 Nê Phi 1:16–20; 2 Nê Phi 2:6–10; 2 Nê Phi 2:19–20, 22–25; và 2 Nê Phi 2:11–13, 27–29. (Nếu có ít hơn bốn học sinh, các anh chị em có thể làm cho sinh hoạt này phù hợp với lớp học bằng cách chỉ định cho các học sinh nhiều hơn một đoạn thánh thư hoặc bằng cách chọn ra ít đoạn hơn để thảo luận.)

  2. Trong khi các học sinh nghiên cứu các đoạn này, hãy yêu cầu họ trả lời những câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ. (Các anh chị em có thể cân nhắc việc viết những câu hỏi này lên trên bảng).

    1. Lê Hi đã giảng dạy các lẽ thật chính yếu nào?

    2. Tại sao các lẽ thật này quan trọng đối với sự an lạc trường cửu của chúng ta?

  3. Sau khi cho các học sinh thời giờ để hoàn tất chỉ định của họ, hãy mời mỗi học sinh hay nhóm báo cáo điều họ đã khám phá ra. Khuyến khích càng nhiều học sinh càng tốt chia sẻ điều họ đã tìm thấy và lý do tại sao điều đó có ý nghĩa đối với họ.

Sau sinh hoạt, hãy viết lẽ thật sau đây lên trên bảng: Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va là một phần thiết yếu của kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng.

Hãy chia sẻ lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Joseph Fielding Smith:

“A Đam đã chỉ làm điều ông phải làm. Ông đã ăn trái cây ấy vì một lý do tốt lành, và điều đó đã mở cửa để mang các anh chị em và tôi cùng mọi người khác vào thế gian này. …

“… Nếu không nhờ A Đam, thì tôi đã không ở đây; các anh chị em cũng không ở đây; chúng ta sẽ chờ đợi trên thiên thượng với tư cách là các linh hồn” (trong Conference Report, tháng Mười năm 1967, 121–22).

Hỏi các học sinh những câu hỏi sau đây:

  • Một số hậu quả của Sự Sa Ngã mà Lê Hi mô tả trong 2 Nê Phi 2:21–24 là gì?

  • Làm thế nào các hậu quả này đã làm cho chúng ta có thể tiến triển theo kế hoạch của Cha Thiên Thượng vì sự cứu rỗi của chúng ta?

Thêm vào lẽ thật sau đây lên trên bảng: Qua Sự Chuộc Tội, Chúa Giê Su Ky Tô cứu chuộc chúng ta khỏi Sự Sa Ngã và mang đến sự cứu chuộc khỏi tội lỗi của chúng ta.

Để giúp các học sinh hiểu biết thêm về lẽ thật này, hãy yêu cầu một học sinh đọc to lời phát biểu sau đây của Anh Cả Joseph B. Wirthlin thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

“Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, một hành động yêu thương thuần khiết, khắc phục những hậu quả của Sự Sa Ngã và mang đến con đường cho tất cả nhân loại để trở lại nơi hiện diện của Thượng Đế. Là một phần của Sự Chuộc Tội, Đấng Cứu Rỗi khắc phục cái chết thể xác và cung ứng sự bất diệt cho mỗi một con cái của Thượng Đế nhờ vào Sự Phục Sinh. Ngài cũng đã khắc phục cái chết thuộc linh và mang đến khả năng có được cuộc sống vĩnh cửu, cuộc sống mà Thượng Đế đang sống và là ân tứ lớn nhất trong tất cả mọi ân tứ của Thượng Đế ” (“Christians in Belief and Action,” Ensign, tháng Mười Một năm 1996, 71).

Hỏi các học sinh: Một số phước lành của Sự Chuộc Tội là gì?

Để giúp các học sinh hiểu tầm quan trọng của quyền tự quyết trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Neal A. Maxwell thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

“Nếu không có những sự lựa chọn, nếu không có sự tự do lựa chọn và nếu không có sự tương phản, thì sẽ không thật sự có sự tồn tại. … Đó là một sự kiện mà chúng ta có thể không tăng trưởng phần thuộc linh hoặc do đó không thực sự hạnh phúc trừ khi và cho đến khi chúng ta sử dụng quyền tự quyết về mặt đạo đức của mình một cách khôn ngoan” (One More Strain of Praise [1999], 80).

Hãy viết nguyên tắc sau đây lên trên bảng: Chúng ta được tự do chọn sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu hoặc sự tù đày và cái chết.

Yêu cầu các học sinh giở đến chỉ định 4 trong ngày 3 trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư. Mời một vài học sinh giải thích điều họ đã học được về quyền tự quyết từ 2 Nê Phi 2:26–29.

Đọc to lời phát biểu sau đây của Tiên Tri Joseph Smith:

“Để nhận được sự cứu rỗi, chúng ta không những phải làm một số điều, mà còn phải làm mọi điều mà Thượng Đế đã truyền lệnh” (Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch của Giáo Hội: Joseph Smith [2007], 161).

Để giúp các học sinh hiểu tầm quan trọng của sự vâng lời, các anh chị em có thể hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Các em nghĩ tại sao Lê Hi đã nhấn mạnh đến sự vâng lời trong lời khuyên day cuối cùng cho gia đình ông trước khi ông qua đời?

  • Các em đã có những kinh nghiệm nào mà đã giúp các em biết rằng Chúa ban phước cho chúng ta khi chúng ta tuân giữ các lệnh truyền của Ngài, và Ngài giữ lại các phước lành khi chúng ta không tuân giữ các lệnh truyền của Ngài? (Thêm lẽ thật này vào bản liệt kê ở trên bảng).

Để kết thúc bài học này, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Boyd K. Packer, Chủ Tịch Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

“Sự vâng lời là liều thuốc mạnh của phần thuộc linh. Nó gần như là thuốc chữa bách bệnh” (“Balm of Gilead,” Ensign, tháng Mười Một năm 1987, 18).

Hãy chia sẻ lời chứng của các anh chị em về tình yêu thương của Thượng Đế dành cho các học sinh của các anh chị em và về ước muốn của Ngài để giúp họ khắc phục hậu quả của Sự Sa Ngã và tiếp nhận cuộc sống vĩnh cửu.

Đơn Vị Kế Tiếp (2 Nê Phi 4–10)

Sau khi Lê Hi qua đời, La Man và Lê Mu Ên một lần nữa tìm cách sát hại Nê Phi. Chúa ban lời cảnh báo nào mà đã cứu mạng sống của Nê Phi? Ngoài ra, điều gì sẽ xảy ra cho thể xác và linh hồn của chúng ta nếu không có Sự Chuộc Tội? Các học sinh sẽ tìm ra những câu trả lời cho câu hỏi này trong 2 Nê Phi 9:7–9.