Bài Học Tự Học ở Nhà
2 Nê Phi 26–31 (Đơn Vị 8)
Lời Giới Thiệu
Bài học này nhấn mạnh rằng mọi điều Cha Thiên Thượng làm là nhằm lợi ích của thế gian và được thúc đẩy bởi tình yêu thương dành cho con cái của Ngài. Bài học này cũng đề cập đến cách Sách Mặc Môn phơi bày những lời giảng dạy sai lạc của Sa Tan mà thường thấy trong thời kỳ chúng ta và cách cuộc sống vĩnh cửu đến với những người tuân theo giáo lý của Đấng Ky Tô.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
Hỏi các học sinh xem họ có ý kiến hay sự hiểu biết nào từ việc học thánh thư của họ mà họ muốn chia sẻ với lớp học trước khi các anh chị em bắt đầu bài học không. Khuyến khích các học sinh đặt ra bất cứ câu hỏi nào họ có về điều họ đã học được. Mời họ viết xuống những ấn tượng thuộc linh họ nhận được khi đọc và suy ngẫm thánh thư và những sự chỉ định của mình. Điều này sẽ mời tinh thần mặc khải vào cuộc sống của họ.
Yêu cầu các học sinh giúp các anh chị em liệt kê lên trên bảng hoặc trên một tờ giấy một số câu trả lời cho câu hỏi sau đây: Nếu các em biết rằng thời gian của mình trên thế gian sắp kết thúc và các em có thể viết một lá thư mà con cháu và những người khác trên thế gian sẽ đọc, thì các em sẽ chọn đề tài nào để gồm vào lá thư của mình?
Mời các học sinh nhanh chóng đọc lướt qua 2 Nê Phi 26–31 và trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của mình để xem đề tài nào Nê Phi đã nói đến vào cuối cuộc đời của ông. So sánh điều họ tìm thấy với câu trả lời họ viết lên trên bảng. Lời khuyên dạy cuối cùng của Nê Phi được viết cho chúng ta là những người đang sống trong những ngày sau cùng và chứa đựng những manh mối để giúp chúng ta nhận ra lẽ thật, tránh những chướng ngại vật của Sa Tan, và tuân theo giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô.
2 Nê Phi 26
Sau khi tiên tri về sự hủy diệt của dân ông, Nê Phi tiên tri về những ngày sau cùng và mời gọi tất cả mọi người đến cùng Đấng Ky Tô
Mời các học sinh đọc 2 Nê Phi 26:29–31 và tìm kiếm những thủ đoạn của Sa Tan đã được Nê Phi cảnh báo chúng ta. Sau khi một vài học sinh trả lời với điều họ đã tìm thấy, hãy đặt ra những câu hỏi sau đây:
-
Theo như 2 Nê Phi 26:29, các mưu chước tăng tế là gì?
-
Điều gì dường như là động cơ thúc đẩy một số người thực hành mưu chước tăng tế?
-
Chúa kỳ vọng chúng ta được thúc đẩy bởi điều gì khi chúng ta lao nhọc trong Giáo Hội? Các em có biết người nào là tấm gương sáng về điều này không?
Ôn lại 2 Nê Phi 26:23–28, 33 và ngày 1, phần chỉ định 3. Hỏi: Điều gì thúc đẩy Chúa trong công việc của Ngài?
Sau khi một vài học sinh đã trả lời, hãy yêu cầu lớp học trả lời những câu hỏi sau đây:
-
Các cụm từ nào trong 2 Nê Phi 26:23–28, 33 dạy chúng ta rằng Chúa yêu thương tất cả mọi người và mời tất cả mọi người đến cùng Ngài và dự phần vào sự cứu rỗi của Ngài và rằng mọi điều Chúa làm là vì lợi ích của thế gian?
-
Tại sao là điều quan trọng để chúng ta học cách được thúc đẩy bởi tình yêu dành cho những người khác thay vì bởi lòng tham lam hay ước muốn nhận được lời khen ngợi của những người khác?
-
Các em nghĩ chúng ta có thể có lòng bác ái, nhân từ và giống như Đấng Ky Tô hơn trong việc lao nhọc trong Giáo Hội như thế nào?
2 Nê Phi 28
Nê Phi cảnh báo những điều dối trá của Sa Tan
Nói cho các học sinh biết rằng trong 2 Nê Phi 28, Nê Phi tiếp tục vạch trần những ý nghĩ sai lạc đã được quỷ dữ dạy. Ôn lại “những giáo lý sai lạc, vô ích và điên rồ” được mô tả trong 2 Nê Phi 28:3–9, và hỏi các học sinh những câu hỏi sau đây. Họ có thể gồm vào những câu trả lời họ đã viết trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư trong tuần trước.
-
“Lợi dụng kẻ khác vì lời nói của họ” có nghĩa là gì? (2 Nê Phi 28:8. (Các ví dụ có thể gồm có việc chế nhạo những người khác, trích dẫn sai hoặc phóng đại điều những người khác đã nói).
-
Trong những phương diện nào, những người ngày nay “đào hố gài bẫy” (2 Nê Phi 28:8) nguời láng giềng của họ?
-
Việc cố gắng che giấu tội lỗi đối với Chúa hoặc giữ công việc của mình trong bóng tối sẽ nguy hiểm như thế nào? (Xin xem 2 Nê Phi 28:9).
-
Các em nghĩ lời giảng dạy sai lạc nào trong 2 Nê Phi 28:3–9 là nguy hại nhất đối với giới trẻ ngày nay? Các em nghĩ tại sao điều đó rất nguy hại? Giới trẻ trở nên bị dụ dỗ bởi điều giảng dạy sai lạc ấy như thế nào? (Xin xem ngày 2, phần chỉ định 1).
Ôn lại 2 Nê Phi 28:20–23 và câu chuyện của Chủ Tịch Boyd K. Packer về các con cá sấu thuộc linh từ bài học của ngày 2. Mời các học sinh chia sẻ với lớp học những dấu hiệu cảnh báo mà họ vẽ trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của họ (ngày 2, phần chỉ định 5) mà minh họa những điều nguy hiểm thuộc linh họ nghĩ là giới trẻ cần phải được cảnh báo ngày nay.
Hỏi: Trong số tất cả những điều mà Nê Phi đã có thể viết ra khi ông hoàn tất biên sử của mình, các em nghĩ tại sao ông đã viết về những sự lừa gạt và thủ đoạn của Sa Tan? (Các anh chị em có thể muốn làm chứng về sự giúp đỡ và sức mạnh chúng ta nhận được để chống lại các thủ đoạn của Sa Tan nếu chúng ta học kỹ Sách Mặc Môn).
2 Nê Phi 31
Nê Phi giảng dạy về cách Đấng Cứu Rỗi nêu gương hoàn hảo cho chúng ta như thế nào
Vẽ hình đơn giản của một con đuờng dẫn ngang qua một cánh cổng. Mời các học sinh đọc 2 Nê Phi 31:17–18 và tìm kiếm cách Nê Phi đã sử dụng hình con đường và cánh cổng này để nhấn mạnh đến con đường duy nhất để đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô. Rồi đặt ra những câu hỏi sau đây:
-
Theo như các câu này, lối cổng và con đường tượng trưng cho điều gì? (Cánh cổng tượng trưng cho sự hối cải, phép báp têm và sự tiếp nhận Đức Thánh Linh).
-
Từ điều các em đã học được trong khi nghiên cứu riêng về 2 Nê Phi 31, tại sao sự tiếp nhận Đức Thánh Linh được ám chỉ như là “phép báp têm bằng lửa”? (Xin xem 2 Nê Phi 31:13; xin xem thêm 17).
Mời một học sinh đọc to 2 Nê Phi 31:19–21. Yêu cầu các học sinh tìm kiếm điều chúng ta được đòi hỏi sau khi bước ngang qua cánh “cổng đó”. Sau khi các học sinh đã trả lời với điều họ đã tìm ra, hãy đặt ra những câu hỏi sau đây:
-
Các em nghĩ Nê Phi có ý nói gì khi ông viết: “Đây là giáo lý của Đấng Ky Tô”? 2 Nê Phi 31:21).
-
Khi suy nghĩ về điều các em đã học được ngày hôm nay, các em nghĩ Cha Thiên Thượng muốn các em làm gì để giúp các em tiến triển trên con đường chật và hẹp? (Các em có thể muốn khuyến khích các học sinh đặt ra một mục tiêu để trả lời cho câu hỏi này).
(2 Nê Phi 32–Gia Cốp 4)
Các em có thích ăn không? Trong đơn vị kế tiếp, các học sinh sẽ học về ý nghĩa của việc “nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô” (2 Nê Phi 32:3). Làm thế nào một vị tiên tri nên sửa chỉnh một dân tộc bắt đầu bị ảnh hưởng bởi lòng yêu thích của cải hoặc những người vi phạm luật trinh khiết? Hãy lưu ý đến cách Gia Cốp đề cập đến những vấn đề này.