Thư Viện
Bài học 117: 3 Nê Phi 2–5


Bài Học 117

 Nê Phi 2–5

Lời Giới Thiệu

Sau khi dân chúng nhìn thấy các điềm triệu về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô, họ đã bắt đầu cảm thấy ít ngạc nhiên hơn trước các điềm triệu, và họ cứng lòng. Nhiều người bác bỏ thêm các điềm triệu và những điều kỳ diệu và trở nên tà ác hơn. Do đó, bọn cướp Ga Đi An Tôn lớn mạnh đến nỗi dân Nê Phi và dân La Man đã buộc phải cầm vũ khí chống lại họ. Những người dân La Man được cải đạo gia nhập với dân Nê Phi và được gọi là dân Nê Phi. La Cô Nê, trưởng phán quan của dân Nê Phi, kêu gọi dân chúng hối cải và chuẩn bị họ cho trận chiến. Nhờ sự hối cải của họ, đức tin của họ nơi Chúa, và những sự chuẩn bị siêng năng của họ, dân Nê Phi đã chiến thắng bọn cướp Ga Đi An Tôn. Tiếp theo sự giải thoát của họ, dân chúng biết ơn về quyền năng của Thượng Đế trong việc bảo tồn họ.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

3 Nê Phi 2

Những người dân La Man được cải đạo đoàn kết với dân Nê Phi để tự bảo vệ chống lại bọn cướp Ga Đi An Tôn

Mời học sinh dành ra một vài phút để liệt kê trong sổ tay hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư một số kinh nghiệm thuộc linh mà họ đã có. Nhắc họ nhớ rằng những kinh nghiệm thuộc linh không cần phải gây ấn tượng sâu sắc hay bất thường thì mới có ý nghĩa. Đề nghị rằng họ suy ngẫm về những lúc họ đã cảm nhận được tình yêu thương của Cha Thiên Thượng hoặc ảnh hưởng của Đức Thánh Linh. Ví dụ, họ có thể viết về những kinh nghiệm mà họ đã có được khi họ đã nhận được sự đáp ứng cho lời cầu nguyện, khi họ đã nhận được các phước lành của chức tư tế, hoặc khi họ đã phục vụ những người khác. Khi họ đã viết xong, hãy hỏi họ tại sao họ nghĩ việc ghi nhớ những kinh nghiệm thuộc linh ngày nay và 10 hoặc 20 năm nữa trong tương lai có thể là điều quan trọng

Mời một học sinh đọc to 3 Nê Phi 2:1–3. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm những điều đã xảy ra khi dân chúng bắt đầu quên đi các điềm triệu liên quan đến sự giáng sinh của Đấng Cứu Rỗi.

  • Truyện ký này dạy các lẽ thật nào cho chúng ta về sự nguy hiểm của việc quên những kinh nghiệm thuộc linh?

Khi học sinh chia sẻ các lẽ thật họ đã nhận ra, hãy nhấn mạnh nguyên tắc sau đây: Nếu chúng ta quên những kinh nghiệm thuộc linh trước đây, chúng ta sẽ trở nên dễ dàng bị Sa Tan cám dỗ và lừa dối hơn. Các anh chị em có thể muốn viết nguyên tắc này lên trên bảng. Các anh chị em cũng có thể muốn khuyến khích học sinh viết nguyên tắc này dưới bản liệt kê của họ về những kinh nghiệm thuộc linh.

  • Các em nghĩ tại sao việc quên những kinh nghiệm thuộc linh có thể làm cho chúng ta dễ bị Sa Tan làm hại?

  • Chúng ta có thể làm gì để bảo đảm rằng chúng ta không quên những kinh nghiệm thuộc linh mà mình đã có? (Các câu trả lời có thể gồm có việc chia sẻ kinh nghiệm với những người khác nếu thích hợp, viết trong nhật ký cá nhân, hoặc ghi lại những kinh nghiệm từ các sinh hoạt Bổn Phận đối với Thượng Đế hay Sự Tiến Triển Cá Nhân).

Mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây, mà trong đó Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn giải thích cách ghi lại những kinh nghiệm thuộc linh trong một nhật ký đã giúp đỡ ông như thế nào. Yêu cầu lớp học chú ý lắng nghe các phước lành mà có thể đến từ việc lưu giữ một sổ ghi chép như vậy.

Chủ Tịch Henry B. Eyring

“Tôi viết xuống một vài dòng mỗi ngày trong nhiều năm. Tôi không bao giờ bỏ lỡ một ngày dù cho tôi có mệt đến mức nào hay tôi phải dậy sớm đến mấy đi nữa vào ngày hôm sau. Trước khi viết, tôi suy ngẫm câu hỏi này: ‘Tôi có thấy bàn tay của Thượng Đế dang ra để tác động vào cuộc sống của chúng tôi hay con cái chúng tôi hoặc gia đình chúng tôi ngày nay không?’ Trong khi tôi tiếp tục làm việc này, thì có một điều bắt đầu xảy ra. Khi tôi nhớ lại những sự việc xảy ra trong ngày, thì tôi thường thấy sự hiển nhiên về điều Thượng Đế đã làm cho mỗi chúng tôi [những người trong gia đình chúng tôi] mà tôi đã không nhận ra trong những giây phút bận rộn trong ngày. Khi điều đó xảy ra, và nó xảy ra thường xuyên, thì tôi nhận thấy rằng việc cố gắng ghi nhớ đã để cho Thượng Đế chỉ cho tôi thấy những gì Ngài đã làm.

“Lòng biết ơn nhiều hơn bắt đầu gia tăng trong lòng tôi. Chứng ngôn gia tăng. Tôi trở nên chắc chắn hơn bao giờ hết rằng Cha Thiên Thượng lắng nghe và đáp ứng những lời cầu nguyện. Tôi cảm thấy biết ơn hơn về việc xoa dịu và thanh tẩy những tấm lòng có được nhờ vào Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi Giê Su Ky Tô. Và tôi càng trở nên tin chắc hơn rằng Đức Thánh Linh có thể nhắc cho chúng ta nhớ mọi điều—ngay cả những điều mà chúng ta không nhận thấy hay không chú ý đến khi chúng xảy ra” (“Hãy Ghi Nhớ, Hãy Ghi Nhớ,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2007, 67).

Mời học sinh chia sẻ cách ghi nhớ những kinh nghiệm thuộc linh—qua việc viết trong một nhật ký hay những cách khác—đã giúp họ luôn luôn trung tín, bất chấp các nỗ lực của Sa Tan để cám dỗ hoặc lừa dối họ.

Tóm lược 3 Nê Phi 2:4–19 bằng cách giải thích rằng khi dân chúng tiếp tục trong sự tà ác, bọn cướp Ga Đi An Tôn đã gia tăng về số lượng và sức mạnh. Bọn cướp Ga Đi An Tôn trở nên hung bạo hơn, và những người dân La Man được cải đạo gia nhập lực lượng với dân Nê Phi để chống lại chúng. Mặc dù họ đã có một số thành công trong việc đuổi bọn cướp Ga Đi An Tôn ra khỏi xứ, dân Nê Phi (cùng với những người dân La Man được cải đạo, là những người bây giờ được gọi là dân Nê Phi) vẫn còn trong những hoàn cảnh hiểm nghèo 15 năm sau khi điềm triệu về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô.

3 Nê Phi 3:1–10

Thủ lãnh bọn cướp Ga Đi An Tôn đòi hỏi dân Nê Phi phải đầu hàng

Giải thích rằng trong 3 Nê Phi 3:1–10, chúng ta thấy một ví dụ về cách kẻ nghịch thù đôi khi có thể làm việc qua người khác để cố gắng làm suy yếu đức tin của chúng ta và dẫn chúng ta lạc lối. Ghi Đi An Hi, thủ lãnh bọn cướp Ga Đi An Tôn, đã viết thư cho La Cô Nê, trưởng phán quan của dân Nê Phi, để thuyết phục ông phải đầu hàng bọn cướp Ga Đi An Tôn.

Viết Ghi Đi An Hi cám dỗ La Cô Nê lên trên bảng. Yêu cầu nửa lớp đọc thầm 3 Nê Phi 3:2–5 và nửa lớp kia đọc thầm 3 Nê Phi 3:6–10. Khi học sinh đọc, hãy yêu cầu họ tìm kiếm các từ hoặc cụm từ mà minh họa các chiến thuật Ghi Đi An Hi đã sử dụng để cố gắng làm suy yếu đức tin của La Cô Nê và dẫn ông lạc lối. Sau khi học sinh đã đọc xong, yêu cầu họ báo cáo điều họ đã tìm thấy. Mời một học sinh viết những câu trả lời của họ lên trên bảng.

Để tóm lược các chiến thuật mà học sinh đã nhận ra trong 3 Nê Phi 3:2–10, hãy viết lẽ thật sau đây lên trên bảng dưới bản liệt kê của học sinh: Sa Tan và những kẻ đi theo nó thường sử dụng lời nói nịnh hót, lời hứa giả dối, và những lời đe dọa để dẫn dắt dân chúng lạc lối. Mời học sinh chọn một trong những chiến thuật của Ghi Đi An Hi đã được viết trên bảng và giải thích cách Sa Tan và những kẻ theo nó có thể sử dụng một chiến thuật tương tự đối với giới trẻ ngày nay. Để giúp học sinh khám phá một số so sánh này, các anh chị em có thể hỏi những câu hỏi như sau:

  • Một số ví dụ về cách kẻ nghịch thù có thể sử dụng lời nói nịnh hót (lời khen không thành thật hoặc quá đáng) đối với giới trẻ ngày nay là gì? Một số lời hứa giả dối hoặc những lời đe dọa vô nghĩa mà kẻ nghịch thù có thể sử dụng là gì? Các em nghĩ giới trẻ có thể chống lại các chiến thuật này bằng cách nào?

3 Nê Phi 3:11–5:7

Dân của La Cô Nê chuẩn bị để tự bảo vệ, và họ đánh bại bọn cướp Ga Đi An Tôn

Mời một học sinh đọc to 3 Nê Phi 3:11–12. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm cách La Cô Nê đã trả lời bức thư đe dọa của Ghi Đi An Hi.

  • Chúng ta có thể học được các lẽ thật nào từ cách La Cô Nê trả lời Ghi Đi An Hi? (Một lẽ thật học sinh có thể nhận ra là những người nam và những người nữ ngay chính không cần phải lo sợ kẻ tà ác và không nên nhượng bộ những lời đe doạ).

Chia lớp ra thành bốn nhóm. Đưa cho mỗi nhóm một tờ giấy khổ lớn. Yêu cầu các nhóm chia tờ giấy của họ thành hai cột, một cột viết Những Chuẩn Bị của La Cô Nê và cột kia viết Những Điều Tương Đương Hiện Đại. Viết các đoạn thánh thư sau đây lên trên bảng, và chỉ định một đoạn cho mỗi nhóm: 3 Nê Phi 3:12–15; 3 Nê Phi 3:16–21; 3 Nê Phi 3:22–26; 3 Nê Phi 4:1–4. Mời học sinh đọc những câu đã được chỉ định của họ cùng tìm kiếm những cách thức mà La Cô Nê chuẩn bị cho dân của ông về mặt thuộc linh và thể chất để chống lại cuộc tấn công của bọn cướp Ga Đi An Tôn. Dưới Những Chuẩn Bị của La Cô Nê, yêu cầu một học sinh từ mỗi nhóm viết những điều dân chúng đã làm để chuẩn bị. (Lưu ý: Khi học sinh nghiên cứu những câu này, hãy chắc chắn rằng họ phân biệt giữa Ghi Đi An Hi, thủ lãnh bọn cướp Ga Đi An Tôn, và Ghi Ghi Đô Ni, vị tiên tri vĩ đại và tổng lãnh binh ở giữa dân Nê Phi).

Sau khi học sinh đã có đủ thời gian để hoàn tất bản liệt kê của họ dưới Những Chuẩn Bị của La Cô Nê, mời họ liệt kê dưới Những Điều Tương Đương Hiện Đại những sự chuẩn bị thuộc linh và vật chất mà chúng ta đã được khuyên dạy nên thực hiện trong những ngày sau. Khi học sinh đã có đủ thời gian để hoàn tất chỉ định này, hãy mời một học sinh từ mỗi nhóm chia sẻ với lớp học những điều mà nhóm của em ấy đã học được. Để giúp học sinh xác định làm thế nào họ có thể áp dụng những điều họ đã học được, hãy hỏi những câu hỏi như sau trong khi hoặc sau khi phần trình bày của họ:

  • Chúng ta có thể củng cố mái gia đình của mình để chống lại kẻ nghịch thù như thế nào?

  • Tại sao những sự chuẩn bị vật chất—chẳng hạn như có được học vấn và dự trữ đồ trong nhà—quan trọng trong những ngày sau cùng?

  • Sự quy tụ trong gia đình và trong tiểu giáo khu hoặc chi nhánh cung cấp sự bảo vệ cho chúng ta như thế nào?

  • Khi nào việc cầu nguyện đã giúp các em nhận được sức mạnh thuộc linh?

  • Sự hối cải có thể chuẩn bị chúng ta cho tương lai như thế nào?

  • Các phước lành nào đến khi chúng ta tuân theo các vị tiên tri và sứ đồ tại thế?

  • Làm thế nào chúng ta có thể mời tinh thần mặc khải vào cuộc sống của chúng ta?

Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ 3 Nê Phi 4:7–12. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm những cách mà dân chúng được ban phước vì những sự chuẩn bị thuộc linh và vật chất của họ.

  • Các em đã học được các lẽ thật nào từ truyện ký này? (Khi học sinh chia sẻ câu trả lời của họ, hãy nhấn mạnh đến nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta tự chuẩn bị phần thuộc linh và vật chất, Chúa sẽ củng cố chúng ta để khắc phục những thử thách.

Tóm lược 3 Nê Phi 4:13–29 bằng cách giải thích rằng La Cô Nê và dân của ông đánh bại bọn cướp Ga Đi An Tôn và xử tử các thủ lãnh của họ. Đọc to 3 Nê Phi 4:30–33. Mời học sinh dò theo cùng tìm kiếm cách phản ứng của dân chúng đối với chiến thắng này.

  • Dân chúng phản ứng như thế nào sau khi Chúa giải thoát họ khỏi kẻ thù của họ?

  • Dân chúng đã thừa nhận điều gì là nguyên nhân của sự giải thoát họ khỏi bọn cướp Ga Đi An Tôn? (Sự hối cải và lòng khiêm nhường của họ cùng lòng nhân từ của Thượng Đế. Các anh chị em có thể muốn nêu lên rằng khi chúng ta hối cải và hạ mình, thì Thượng Đế sẽ hỗ trợ chúng ta và giải thoát chúng ta khỏi những thử thách).

Các anh chị em có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm trong đó các anh chị em trông cậy vào Thượng Đế và Ngài đã giúp các anh chị em kiên trì chịu đựng hoặc khắc phục một thử thách. Các anh chị em cũng có thể mời một hoặc hai học sinh chia sẻ một kinh nghiệm như vậy.

Mời một học sinh đọc to 3 Nê Phi 5:1–4. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm điều mà dân Nê Phi đã làm do sự giúp đỡ và các phước lành mà họ nhận được trong cuộc chiến của họ chống lại bọn cướp Ga Đi An Tôn. Khi học sinh chia sẻ điều họ tìm thấy, hãy nhấn mạnh rằng một trong những cách dân chúng đã phản ứng là thuyết giảng phúc âm cho những người khác.

3 Nê Phi 5:8–26

Hòa bình được phục hồi trong dân chúng; Mặc Môn giải thích phần tóm lược của ông về các biên sử

Nói cho học sinh biết rằng phần còn lại của 3 Nê Phi 5 chứa đựng lời giải thích của Mặc Môn về lý do ông đã tóm lược biên sử này. Mời học sinh đọc thầm 3 Nê Phi 5:12–15 cùng tìm kiếm điều Mặc Môn nói về trách nhiệm của mình để viết một phần tóm lược các biên sử của dân Nê Phi.

  • Các em đã học được lẽ thật nào từ những câu này trong đó có mô tả trách nhiệm của chúng ta là các môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô? (Mặc dù học sinh có thể sử dụng các từ khác nhau, nhưng họ cần nhận ra lẽ thật sau đây: Là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có trách nhiệm phải giảng dạy người khác con đường dẫn đến cuộc sống trường cửu. Các anh chị em có thể muốn viết lẽ thật này lên trên bảng).

Hãy nêu ra rằng một trong những cách quan trọng nhất mà chúng ta có thể cho thấy lòng biết ơn của mình đối với Chúa vì các phước lành Ngài ban cho chúng ta là bằng cách giúp những người khác đến với Ngài và nhận được cùng những phước lành đó. Yêu cầu học sinh đề nghị một vài cách họ có thể giảng dạy người khác con đường dẫn đến cuộc sống trường cửu với tư cách là môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô. Khuyến khích học sinh chọn một hoặc hai đề nghị này để chia sẻ phúc âm và thành tâm tìm kiếm sự giúp đỡ của Chúa trong việc thực hiện điều họ chọn phải làm.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

3 Nê Phi 2:15 SA. Sự rủa sả được cất khỏi họ”

Để được giúp đỡ trong việc tìm hiểu sự rủa sả đã được đặt trên dân La Man, xin xem lời phát biểu của Chủ Tịch Joseph Fielding Smith trong bài 27, dưới ý kiến giảng dạy cho 2 Nê Phi 5:19–25. Xin xem thêm phần chú thích dẫn giải và thông tin về quá trình cho An Ma 3:6–17 vào cuối bài học 70.

3 Nê Phi 2:5-8. Lịch biểu của dân Nê Phi

Trong suốt lịch sử của họ, dân Nê Phi sử dụng ba điểm tham khảo khác nhau để đo lường thời gian với lịch biểu của họ: (1) thời gian mà Lê Hi rời khỏi Giê Ru Sa Lem; (2) thời gian mà chính quyền thay đổi từ vua đến phán quan; và (3) thời gian mà điềm triệu về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô đã được đưa ra. Người ta không biết chính xác khi nào dân Nê Phi bắt đầu tính lịch của họ từ lúc sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô, nhưng Mặc Môn thừa nhận sự thay đổi này trong 3 Nê Phi 2:7–8.

Điểm Tham Khảo

Được Sử Dụng vào Khoảng

Khối Thánh Thư

Từ thời gian Lê Hi rời Giê Ru Sa Lem

600–92 năm Trước Công Nguyên

1 Nê Phi 1Mô Si A 29

Từ thời gian mà chính quyền thay đổi từ vua đến phán quan

Năm 92 Trước Công Nguyên–1 Sau Công Nguyên

Mô Si A 293 Nê Phi 1

Từ thời gian có điềm triệu về sự giáng sinh của Chúa Giê Su Ky Tô được đưa ra

Năm 1–421 Sau Công Nguyên

3 Nê Phi 1Mô Rô Ni 10