Bài Học 69
An Ma 1–2
Lời Giới Thiệu
Chẳng bao lâu sau khi An Ma trở thành trưởng phán quan, một người tên là Nê Hô khẳng định mình là một người thuyết giảng ở giữa dân chúng. Người này đã lên tiếng chống lại Giáo Hội và giáo lý của Giáo Hội, và hắn đã thuyết phục nhiều người tin hắn và cho hắn tiền. Khi Nê Hô giết chết Ghê Đê Ôn, là một tín hữu trung thành của Giáo Hội, hắn đã bị giải ra trước mặt An Ma. Vì thấy rằng Nê Hô có tội mưu chước tăng tế và cố gắng thực thi mưu chước tăng tế bằng gươm, An Ma kết án tử hình Nê Hô. Giáo Hội được thịnh vượng, được các thầy tư tế cần cù và khiêm tốn lãnh đạo, nhưng mưu chước tăng tế vẫn tiếp tục. Am Li Si, một người xảo quyệt đi theo đường lối của Nê Hô, tập hợp sự ủng hộ của nhiều người và cố gắng không thành công để trở thành vua của dân Nê Phi. Hắn và những người đi theo hắn đã nổi dậy, đến đánh dân Nê Phi, và cuối cùng kết hợp lực lượng của họ với một đạo quân La Man. Được Chúa củng cố, nên mặc dù dân Nê Phi chịu nhiều tổn thất nhưng đã vượt qua được các cuộc tấn công của các đạo quân này.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
An Ma 1
Mặc dù mưu chước tăng tế và sự ngược đãi lan rộng nhưng nhiều người vẫn đứng vững trong đức tin
Viết từ được ngưỡng mộ lên trên bảng.
-
Một số nguy hiểm khi tìm kiếm sự được ngưỡng mộ là gì? Một số nguy hiểm khi đi theo những người khác chỉ vì họ được ngưỡng mộ là gì?
Giải thích rằng một người tên là Nê Ho được một số người ở Gia Ra Hem La ngưỡng mộ. Mời học sinh im lặng đọc An Ma 1:2–6 cùng tìm kiếm điều mà Nê Hô đã dạy và cách phản ứng của dân chúng với điều đó. Sau khi học sinh báo cáo điều họ đã tìm thấy, hãy cân nhắc việc hỏi những câu hỏi như sau:
-
Tại sao điều giảng dạy của Nê Hô trong An Ma 1:4 là nguy hiểm? (Nếu học sinh gặp khó khăn để trả lời câu hỏi này, hãy nêu ra rằng Nê Hô đã dạy rằng “tất cả mọi người sẽ có được cuộc sống vĩnh cửu,” cho dù họ có làm điều gì đi nữa. Điều giảng dạy này bỏ qua sự cần thiết phải có sự hối cải, các giáo lễ, và tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế. Xin xem thêm An Ma 15:15).
-
Những hậu quả nào có thể đến với một người tin vào giáo lý này?
-
Sự thành công của Nê Hô đã ảnh hưởng đến hắn như thế nào? (Xin xem An Ma 1:6).
Tóm lược An Ma 1:7–15 bằng cách giải thích rằng vào một ngày nọ, khi Nê Hô đang đi thuyết giảng cho một nhóm người đi theo hắn thì hắn gặp Ghê Đê Ôn, là người đã giúp giải cứu dân của Lim Hi khỏi vòng nô lệ và là người hiện đang phục vụ với tư cách là thầy giảng trong Giáo Hội. Nê Hô “bắt đầu tranh luận gay gắt với [Ghê Đê Ôn] để hắn có thể dẫn dắt giáo dân đi lạc lối; nhưng [Ghê Đê Ôn] đã dùng những lời của Thượng Đế chống lại hắn và khiển trách hắn” (An Ma 1:7). Trong một cơn tức giận, Nê Hô đã rút gươm ra và giết chết Ghê Đê Ôn. Giáo dân bắt Nê Hô giải ra trước mặt An Ma để An Ma, là trưởng phán quan, xét xử tội ác của hắn. An Ma kết án tử hình Nê Hô, và Nê Hô “đã chịu cái chết ô nhục” (An Ma 1:15). Các anh chị em có thể cần phải giải thích rằng ô nhục có nghĩa là nhục nhã, ô danh, hoặc đáng hổ thẹn.
Mời học sinh tìm kiếm vài dòng đầu tiên của An Ma 1:12 lời An Ma đã dùng để mô tả điều mà Nê Hô đã đưa vào cho dân này lần đầu tiên. Mời học sinh nhìn vào cước chú 12a. Yêu cầu họ giở đến phần tham khảo đầu tiên được liệt kê: 2 Nê Phi 26:29. Yêu cầu họ im lặng đọc câu này.
-
Bằng lời riêng của các em, hãy giải thích mưu chước tăng tế là gì? Các em nghĩ những người “trưng mình làm ánh sáng cho thế gian có nghĩa là gì”? Tại sao điều này là nguy hiểm?
-
Lời thuyết giảng của Nê Hô là một ví dụ về mưu chước tăng tế như thế nào?
-
Theo An Ma, điều gì sẽ xảy ra cho dân chúng nếu mưu chước tăng tế được thi hành ở giữa họ?
-
Các em nghĩ tại sao là điều hấp dẫn đối với những người giảng dạy để được những người khác khen ngợi?
Mời một học sinh đọc to An Ma 1:16. Yêu cầu lớp học nhận ra cách thức và lý do tại sao mưu chước tăng tế tiếp tục lan rộng, ngay cả sau khi Nê Hô đã chết rồi. Sau khi học sinh báo cáo điều họ đã tìm thấy, hãy hỏi:
-
Theo An Ma 1:16, các mục tiêu của những người thực hành mưu chước tăng tế là gì? (Họ làm điều đó “vì lòng ham thích sự giàu sang và danh vọng”—nói cách khác, để kiếm được tiền và được nổi tiếng).
Giải thích rằng mưu chước tăng tế đó và ảnh hưởng của nó đã quấy rầy dân Nê Phi trong nhiều năm (xin xem An Ma 2; 15:15; 24:28). Nêu ra rằng trong thời kỳ chúng ta, chúng ta cần phải coi chừng mưu chước tăng tế, ở bên trong Giáo Hội cũng như ở bên ngoài Giáo Hội. Chúng ta không nên để cho mình bị lừa dối bởi những người thực hành mưu chước tăng tế. Chúng ta cũng nên coi chừng các thái độ và hành động của mưu chước tăng tế trong nỗ lực của mình để giảng dạy phúc âm.
-
Các em có những cơ hội nào để giảng dạy phúc âm? (Giúp học sinh thấy rằng họ có nhiều cơ hội để giảng dạy phúc âm. Họ giảng dạy lẫn nhau khi họ tham gia vào lớp giáo lý và trong các nhóm túc số và lớp học của họ. Họ có thể dạy cho gia đình của họ trong các buổi họp tối gia đình. Các thiếu niên phục vụ với tư cách là các thầy giảng tại gia. Các thiếu niên và thiếu nữ có thể được yêu cầu để nói chuyện trong lễ Tiệc Thánh. Bây giờ họ có thể chia sẻ phúc âm với những người khác, và họ có thể chuẩn bị để phục vụ với tư cách là người truyền giáo toàn thời gian).
Mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:
“Bất cứ điều gì các em hay tôi làm với tư cách là giảng viên mà cố ý và cố tình gây sự chú ý cho mình trong các sứ điệp chúng ta trình bày, trong các phương pháp chúng ta sử dụng, hoặc trong hành vi cá nhân của mình—đều là một hình thức của mưu chước tăng tế làm hạn chế hiệu quả giảng dạy của Đức Thánh Linh” (“Seek Learning by Faith,” Ensign, tháng Chín năm 2007, 66–67).
Nhấn mạnh rằng nếu chúng ta cố tình gây sự chú ý cho mình trong các nỗ lực giảng dạy phúc âm, thì chúng ta sẽ hạn chế hiệu quả giảng dạy của Đức Thánh Linh.
Đọc bản liệt kê sau đây về các động cơ mà người ta có thể có khi giảng dạy. Mời học sinh thảo luận về những động cơ nào có thể là ví dụ về mưu chước tăng tế và lý do tại sao.
Để dẫn dắt người khác đến Đấng Cứu Rỗi.
Để cho thấy họ khôi hài như thế nào.
Để giúp những người khác cảm nhận được Thánh Linh.
Để cho thấy trí thông minh của họ.
Để giúp những người khác áp dụng các lẽ thật phúc âm trong cuộc sống của họ.
Mời một học sinh đọc to An Ma 1:26–27. Yêu cầu lớp học nhận ra những cách mà các thầy tư tế của Thượng Đế đã hành động khác với Nê Hô.
-
Làm thế nào tấm gương của các thầy tư tế Nê Phi có thể giúp chúng ta tránh mưu chước tăng tế?
-
Các thầy tư tế này đã cho thấy cam kết của họ với Thượng Đế như thế nào?
Giải thích rằng mưu chước tăng tế dẫn đến sự tranh chấp và ngược đãi ở giữa dân Nê Phi. Để giúp học sinh chuẩn bị học An Ma 1:19–33, hãy hỏi những câu hỏi sau đây:
-
Khi nào các em đã thấy người ta trêu chọc, chế nhạo, hay ngược đãi những người tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế?
-
Đã có bao giờ các em cảm thấy bị trêu chọc, chế nhạo, hay ngược đãi vì tuân giữ các giáo lệnh không? Nếu có thì các em đã trả lời như thế nào?
Mời học sinh im lặng đọc An Ma 1:19–20, cùng tìm kiếm các tấm gương của các tín hữu của Giáo Hội đang bị ngược đãi. Sau khi học sinh báo cáo điều họ tìm thấy, hãy viết các câu hỏi sau đây lên trên bảng và mời học sinh sao chép vào sổ tay ghi chép hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư. Hãy cho họ thời gian để im lặng đọc các đoạn thánh thư và tự mình trả lời các câu hỏi.
Khi học sinh đã có đủ thời gian để nghiên cứu các đoạn này, hãy hỏi họ điều gì chúng ta có thể học hỏi từ các đoạn này. Học sinh có thể nhận ra một số hoặc tất cả các nguyên tắc sau đây:
Cho dù những người xung quanh chúng ta đều không vâng lời, thì chúng ta cũng có thể kiên định và bất di bất dịch trong việc tuân giữ các giáo lệnh.
Khi sống theo phúc âm, chúng ta có thể có được sự bình an trong cuộc sống của mình, cho dù chúng ta bị ngược đãi.
-
Có khi nào các em đã thấy rằng những nguyên tắc này là chân chính không?
An Ma 2
Am Li Si và những người khác phản nghịch và cuối cùng nhập bọn với dân La Man để đánh dân Nê Phi
Giải thích rằng khoảng bốn năm sau khi Nê Hô chết, dân Nê Phi đối phó với một người tà ác khác đã có thể nhận được sự ủng hộ của dân chúng. Chia học sinh ra thành từng cặp. Trong mỗi cặp học sinh, yêu cầu một học sinh đọc An Ma 2:1–7 trong khi em khác đọc An Ma 2:8–18. Chỉ dẫn học sinh chuẩn bị các đầu đề cho bài báo dựa trên các câu thánh thư đã được chỉ định của họ mô tả điều mà những người ngay chính đã làm để đứng lên chống lại sự tà ác. Sau bốn hoặc năm phút, hãy mời học sinh chia sẻ các đầu đề của họ với học sinh trong nhóm của mình. Các anh chị em có thể muốn yêu cầu một vài học sinh chia sẻ các đầu đề của họ với lớp học.
Hãy hỏi những câu hỏi sau đây để chắc chắn rằng học sinh hiểu được các câu mà họ đã học:
-
Am Li Si đã muốn làm gì?
-
Theo An Ma 2:18, tại sao dân Nê Phi có thể ngăn chặn nỗ lực của Am Li Si để trở thành vua? (“Chúa đã quả thật củng cố bàn tay của dân Nê Phi.” Các anh chị em có thể muốn khuyến khích học sinh tô đậm lời phát biểu này trong quyển thánh thư của họ).
Yêu cầu lớp học liệt kê các ví dụ về sự tà ác mà giới trẻ gặp phải ngày nay. Họ có thể đề cập đến những cám dỗ, và họ cũng có thể đề cập đến những thử thách mà họ gặp phải vì sự tà ác của người khác. Khi họ tiếp tục nghiên cứu An Ma 2, mời họ suy ngẫm về cách họ có thể nhận được sự giúp đỡ của Chúa để khắc phục những cám dỗ và thử thách mà họ gặp phải.
Giải thích rằng các chiến binh Nê Phi đã đánh bại nhiều dân Am Li Si, nhưng họ rất ngạc nhiên khi thấy rằng dân Am Li Si còn lại nhập bọn với một đạo quân La Man (xin xem An Ma). Trước khi quân đội Nê Phi có thể trở lại thành phố Gia Ra Hem La, quân đội kết hợp này đã tấn công họ. Yêu cầu học sinh tra cứu An Ma 2:27 cho một cụm từ mà cho biết số lượng của đạo quân liên kết của dân La Man và dân Am Li Si.
Mời học sinh tạm ngừng lại trong một lát và tưởng tượng ra điều họ sẽ nghĩ và họ sẽ cảm thấy như thế nào nếu họ thuộc vào quân đội Nê Phi. Yêu cầu một học sinh đọc to An Ma 2:28–31, 36, và yêu cầu lớp học tìm kiếm cách trận chiến đã kết thúc. Sau khi học sinh báo cáo điều họ đã tìm thấy, các anh chị em có thể muốn đề nghị họ tô đậm các từ ban thêm sức mạnh và được tăng thêm sức mạnh trong các câu này.
-
Theo An Ma 2:28, tại sao Chúa ban thêm sức mạnh cho dân Nê Phi? (Học sinh có thể chia sẻ những câu trả lời khác nhau cho câu hỏi này. Giúp họ nhận ra nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta kêu cầu Thượng Đế để giúp chúng ta đứng lên chống lại sự tà ác, thì Ngài sẽ ban thêm sức mạnh cho chúng ta.)
-
Các em nghĩ tại sao là điều quan trọng để nhận được sức mạnh từ Thượng Đế để chống lại sự tà ác hơn là có những ảnh hưởng tà ác được loại bỏ hoàn toàn khỏi cuộc sống của chúng ta?
-
Làm thế nào các em có thể noi theo tấm gương của An Ma khi các em đứng lên chống lại sự tà ác?
Mời học sinh viết câu trả lời cho một trong những câu hỏi sau đây:
-
Chúa đã ban thêm sức mạnh cho các em như thế nào khi các em đối phó với sự tà ác?
-
Một cách để các em có thể chống lại sự tà ác bây giờ là gì?
Khi học sinh đã có đủ thời gian để viết, hãy mời một vài người trong số họ chia sẻ câu trả lời của họ. Các anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ câu trả lời của mình. Khuyến khích học sinh noi theo gương của dân Nê Phi—để cầu nguyện nhằm nhận được sự giúp đỡ của Chúa và để xứng đáng được Thượng Đế ban thêm sức mạnh trong những nỗ lực của họ. Kết thúc bằng cách làm chứng rằng Thượng Đế sẽ ban thêm sức mạnh cho chúng ta khi chúng ta đứng lên chống lại sự tà ác.