Bài Học 72
An Ma 5:37–62
Lời Giới Thiệu
Khi An Ma tiếp tục thuyết giảng ở Gia Ra Hem La, ông cảnh báo dân chúng rằng việc quyết định tuân theo hoặc từ chối những lời nói của ông sẽ đưa đến các kết quả nghiêm trọng. An Ma cũng so sánh Chúa Giê Su Ky Tô với một người chăn hiền lành là Đấng kêu gọi họ và mong muốn mang họ trở lại đàn chiên của Ngài. Ông khuyến khích dân chúng phải hối cải và tránh những điều ô uế của thế gian để họ có thể thừa hưởng vương quốc thiên thượng.
Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy
An Ma 5:37–42, 53–62
An Ma cảnh cáo kẻ tà ác và mời tất cả mọi người lắng nghe tiếng nói của Đấng Chăn Hiền Lành
Trưng bày hình Chúa Giê Su Ôm một Con Chiên Con Đi Lạc (Sách Họa Phẩm Phúc Âm [2009], số 64).
-
Trong những phương diện nào Đấng Cứu Rỗi là Đấng Chăn Hiền Lành?
Sau khi một vài học sinh đã trả lời rồi, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Ezra Taft Benson:
″Trong thời Chúa Giê Su, người chăn Palestine được nhận thấy là người ấy bảo vệ chiên của mình. Không giống như những người chăn chiên thời nay, người chăn chiên thời đó luôn luôn đi trước đàn chiên của mình. Người chăn dẫn chiên mình đi. Người chăn biết mỗi con chiên và thường đặt tên cho mỗi con chiên. Chiên biết tiếng của người chăn và tin tưởng người chăn và sẽ không đi theo người lạ. Vì vậy, khi được gọi, chiên sẽ đến với người chăn. (Xin xem Giăng 10:14, 16.) …
“Chúa Giê Su đã dùng phần minh họa phổ biến này trong thời Ngài để phán rằng Ngài là Đấng Chăn Hiền Lành, Đấng Chăn Chân Chính. Vì tình yêu thương của Ngài dành cho các anh chị em của Ngài nên Ngài sẵn lòng và tự nguyện hy sinh mạng sống của Ngài cho họ” (“A Call to the Priesthood: ‘Feed My Sheep,’” Ensign, tháng Năm năm 1983, 43; xin xem thêm John R. Lasater, “Shepherds of Israel,” Ensign, tháng Năm năm 1988, 74–75).
Giúp học sinh nhớ bối cảnh của An Ma 5 bằng cách giải thích rằng An Ma đã đi thuyết giảng cho dân Gia Ra Hem La, là những người giống như “chiên không có người chăn” (An Ma 5:37). Yêu cầu học sinh nhớ lại những thử thách mà dân Gia Ra Hem La đã gặp phải và điều An Ma đã khuyến khích họ phải làm. Các anh chị em có thể xem lại vắn tắt vài câu chính yếu từ bài học trước, chẳng hạn như An Ma 5:14–20, để giúp học sinh ghi nhớ một số tài liệu cơ bản này. Hãy chắc chắn rằng học sinh hiểu là dân Gia Ra Hem La đang ở trong một tình huống khủng khiếp vì sự tà ác của họ (xin xem An Ma 7:3).
Mời hai hoặc ba học sinh thay phiên nhau đọc to từ An Ma 5:37–42. Yêu cầu lớp học tìm kiếm những cách mà một người có thể biết mình có là một trong những con chiên của Đấng Cứu Rỗi không. Sau khi học sinh chia sẻ điều họ đã tìm thấy, hãy hỏi những câu hỏi sau đây:
-
Làm thế nào dân chúng cần một người chăn cừu giống như chiên?
-
Theo An Ma 5:37–38, Đấng Chăn Hiền Lành cho thấy tình yêu thương và mối quan tâm của Ngài đối với những con chiên như thế nào? (Ngài tiếp tục kêu gọi họ trong danh Ngài).
-
Theo An Ma 5:41, làm thế nào chúng ta có thể biết là chúng ta đang lắng nghe tiếng nói của Đấng Chăn Hiền Lành?
-
Một số công việc nào mà có thể chỉ ra rằng một người đang noi theo Đấng Chăn Hiền Lành?
Sau khi học sinh đã trả lời rồi, hãy yêu cầu một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Ezra Taft Benson. Ông đã mô tả những người nam và người nữ là những người đã cam kết noi theo Chúa Giê Su Ky Tô. (Các anh chị em có thể muốn chuẩn bị một bản sao của lời phát biểu này cho mỗi học sinh).
“Khi chọn noi theo Đấng Ky Tô, các anh chị em đã chọn để được thay đổi. …
“Những người nam [và người nữ] thay đổi vì Đấng Ky Tô thì sẽ được Đấng Ky Tô dẫn dắt. …
“[Họ] tìm ý muốn của Đấng đã sai [họ]. (Xin xem Giăng 5:30).
“[Họ] hằng làm sự đẹp lòng Ngài. (Xin xem Giăng 8:29).
“Không những họ chịu chết vì Chúa, mà còn quan trọng hơn nữa, họ muốn sống vì Ngài.
“Hãy vào nhà họ, và những hình ảnh trên các bức tường, những cuốn sách trên giá sách, âm nhạc trong không khí, lời nói và hành động của họ cho thấy họ là Ky Tô hữu.
“Họ đứng lên làm nhân chứng cho Thượng Đế bất cứ lúc nào, trong bất cứ việc gì, và ở bất cứ nơi đâu. (Xin xem Mô Si A 18:9.)
“Tâm trí của họ luôn luôn nghĩ về Đấng Ky Tô, khi họ hướng về Ngài trong mọi ý nghĩ. (Xin xem GLGƯ 6:36).
“Họ có Đấng Ky Tô trong lòng khi họ đặt lòng thương mến nơi Ngài mãi mãi. (Xin xem An Ma 37:36.)
″Hầu như mỗi tuần, họ dự phần Tiệc Thánh và làm chứng một lần nữa cùng Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu rằng họ tình nguyện mang danh Con của Ngài, luôn luôn tưởng nhớ đến Ngài, và tuân giữ các giáo lệnh của Ngài. (Xin xem Mô Rô Ni 4:3).” (“Born of God,” Ensign, tháng Mười Một năm 1985, 5, 6–7).
Mời học sinh im lặng đọc An Ma 5:53–56 cùng tìm kiếm những thái độ và hành động mà làm cho một người nào đó khó nghe theo tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi. Sau một vài phút, hãy mời một vài học sinh viết lên trên bảng những điều họ tìm ra. Yêu cầu họ viết xuống những câu trả lời để họ điền vào trên bảng càng nhiều càng tốt. Yêu cầu họ thêm vào bất cứ thái độ hoặc hành động nào khác mà họ đã thấy xung quanh làm cho họ rất khó để nghe theo tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi. (Những câu trả lời của học sinh có thể bao gồm việc bỏ qua một bên [làm ngơ] những lời dạy của Thượng Đế, tính kiêu căng, tự phụ, để hết lòng mình vào những của cải và vật chất thế gian, vì nghĩ rằng chúng ta tốt hơn những người khác, ngược đãi người ngay chính, hay quay lưng lại đối với người nghèo khó và túng thiếu. Các anh chị em có thể muốn thu hút sự chú ý của học sinh đến việc An Ma lặp đi lặp lại từ khăng khăng/một mực cố cùng nhấn mạnh rằng dân Gia Ra Hem La khăng khăng trong những hành vi và thái độ tội lỗi này).
Dành ra một khoảng trống nào đó để viết ở giữa tấm bảng bằng cách xóa một phần câu trả lời của học sinh. Viết ở khoảng trống đó tuân theo tiếng nói của Đấng Chăn Hiền Lành.
Mời một học sinh đọc to An Ma 5:57. Yêu cầu lớp học nhận ra các cụm từ dạy chúng ta cách phản ứng với các ảnh hưởng xấu xa. (“Hãy bước ra khỏi nơi những kẻ độc ác”, “hãy tách rời,” và “chớ sờ mó vào những vật ô uế của chúng.”) Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh tô đậm những cụm từ này trong thánh thư của họ. Hãy nêu ra rằng những cụm từ này nhấn mạnh đến sự cần thiết phải tránh bất cứ điều gì mà có thể làm hỏng hoặc làm ô nhiễm chúng ta về phần thuộc linh. Để giúp học sinh thảo luận cách họ có thể loại bỏ điều xao lãng, tránh ảnh hưởng xấu xa, và tuân theo tiếng nói của Đấng Chăn Hiền Lành, hãy đặt câu hỏi như sau:
-
Một Thánh Hữu Ngày Sau trẻ tuổi có thể làm gì để tách rời khỏi kẻ tà ác? (Để nhấn mạnh các câu trả lời của học sinh, hãy cân nhắc việc chia sẻ một tấm gương tốt các anh chị em đã thấy ở một trong số các học sinh trong lớp học của các anh chị em. Các anh chị em cũng có thể mời học sinh chia sẻ những tấm gương tốt họ đã nhìn thấy ở nhau).
-
Theo An Ma 5:56–57 các hậu quả của việc khăng khăng sống trong sự tà ác là gì? (Nếu vẫn khăng khăng sống trong sự tà ác, thì chúng ta sẽ không thể nghe được tiếng nói của Đấng Chăn Hiền Lành và chúng ta không thể được tính vào trong số những người ngay chính).
Nếu có thời gian, hãy cho học sinh một vài phút để suy ngẫm câu hỏi sau đây. Các anh chị em có thể muốn yêu cầu họ trả lời câu hỏi trong sổ tay ghi chép hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư.
-
Chúa sẽ muốn các em làm gì để chấp nhận lời mời gọi của Ngài một cách tích cực hơn để đến cùng Ngài? (Các anh chị em có thể đề nghị rằng câu trả lời có thể là một điều gì đó mà họ cảm thấy cần phải làm khá hơn, hoặc một điều gì đó mà họ cần phải ngừng làm).
Mời học sinh im lặng đọc An Ma 5:58–62 cùng tìm kiếm các phước lành đã được hứa cho những người quy tụ lại với Chúa và dân Ngài. (Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh tô đậm những phước lành này trong quyển thánh thư của họ).
-
Các em có thể muốn tóm lược những lời hứa của Chúa dành cho những người nghe theo tiếng nói của Ngài? (Mặc dù học sinh có thể gợi ý các nguyên tắc khác nhau, nhưng hãy chắc chắn rằng họ hiểu rằng nếu chúng ta tuân theo tiếng nói của Chúa [Đấng Chăn Hiền Lành], thì chúng ta sẽ được quy tụ lại trong vương quốc của Ngài. Các anh chị em có thể muốn viết nguyên tắc này lên trên bảng).
-
Các em đã phát triển những thói quen nào mà giúp các em nghe theo tiếng nói của Đấng Chăn Hiền Lành?
-
Những thói quen này đã giúp các em bỏ qua một số ảnh hưởng xấu xa đã được liệt kê ở trên bảng như thế nào?
Làm chứng rằng khi tuân theo lời của Đấng Cứu Rỗi, thì chúng ta sẽ là những người ngay chính được quy tụ vào vương quốc của Chúa.
An Ma 5:43–52
An Ma làm tròn trách nhiệm của ông để thuyết giảng về sự hối cải
Yêu cầu học sinh liệt kê năm giác quan của cơ thể (thấy, nghe, sờ, ngửi và nếm). Hãy cân nhắc việc mang vào một số đồ vật mà sẽ cho phép học sinh sử dụng các giác quan này.
-
Các em đã học được điều gì từ mỗi giác quan của mình?
-
Có cách nào để biết hay học một điều gì đó mà không cần sử dụng năm giác quan của mình không?
Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ An Ma 5:44–48. Yêu cầu lớp học tìm kiếm điều mà An Ma nói ông đã biết và ông nói là ông đã biết được điều đó như thế nào.
-
Theo An Ma 5:48, An Ma đã biết được điều gì?
-
An Ma đã nói điều gì là nguồn gốc của chứng ngôn của ông?
-
An Ma đã làm điều gì để nhận được lời chứng này từ Đức Thánh Linh?
-
Làm thế nào việc cầu nguyện và nhịn ăn có thể giúp chúng ta đạt được hoặc củng cố một chứng ngôn về phúc âm?
-
Có khi nào các em cảm thấy rằng chứng ngôn của mình đã được củng cố qua việc cầu nguyện hay nhịn ăn không?
Làm chứng rằng chúng ta có thể tự mình biết được, nhờ vào Đức Thánh Linh, rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Chuộc của nhân loại. Để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm và đạt được một chứng ngôn cá nhân rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Chuộc của nhân loại, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả M. Russell Ballard thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:
“Chứng ngôn riêng của cá nhân về lẽ thật phúc âm, nhất là về cuộc đời và sứ mệnh thiêng liêng của Chúa Giê Su Ky Tô, là điều cần thiết cho cuộc sống vĩnh cửu của chúng ta. … Nói cách khác, cuộc sống vĩnh cửu là kết quả của sự hiểu biết cá nhân của chúng ta về Cha Thiên Thượng và Vị Nam Tử Thánh của Ngài. Việc chỉ biết về hai Ngài là không đủ. Chúng ta cần phải có những kinh nghiệm cá nhân thuộc linh để giữ vững chúng ta trong chứng ngôn của mình. Những kinh nghiệm này có được qua việc tìm kiếm chúng trong cùng một cách thức mãnh liệt, chuyên tâm như một người đang đói tìm kiếm thức ăn” (“Feasting at the Lord’s Table,” Ensign, tháng Năm năm 1996, 80).
Cho học sinh thời gian để viết câu trả lời của họ cho câu hỏi sau đây. Cũng khuyến khích họ viết xuống điều họ sẽ làm để đạt được hoặc củng cố chứng ngôn của họ về Chúa Giê Su Ky Tô. Khuyến khích họ hoàn thành mục tiêu của họ, cho dù sẽ mất “nhiều ngày” (An Ma 5:46) đi nữa.
-
Có khi nào các em đã cảm thấy Đức Thánh Linh làm chứng với các em rằng Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Cứu Chuộc của thế gian không?
Mời học sinh im lặng đọc An Ma 5:49–52 cùng tìm kiếm điều mà An Ma đã nói với dân chúng là họ cần phải làm để chuẩn bị thừa hưởng vương quốc thiên thượng.
-
Tại sao sự hối cải là điều thiết yếu để bước vào vương quốc của Thượng Đế?
Để giúp học sinh áp dụng những lời dạy của An Ma về việc chuẩn bị bước vào vương quốc của Thượng Đế, hãy yêu cầu một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Dallin H. Oaks thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:
“Nếu cái ngày mà Ngài tới là vào ngày mai thì sao? Nếu chúng ta biết rằng mình sẽ gặp Chúa ngày mai—qua việc chúng ta chết sớm hoặc qua việc Ngài đến bất ngờ—thì chúng ta sẽ làm gì hôm nay? Chúng ta sẽ đưa ra những lời thú tội nào? Chúng ta sẽ ngừng làm những điều gì? Chúng ta sẽ giải quyết các mối bất đồng hoặc các vấn đề nào trong các mối quan hệ của mình? Chúng ta sẽ có sự tha thứ nào? Chúng ta sẽ chia sẻ chứng ngôn nào?
“Nếu chúng ta sẽ làm những điều đó lúc bấy giờ thì tại sao chúng ta không làm như vậy bây giờ? Tại sao không tìm kiếm sự bình an trong khi có thể có được bình an?” (“Preparation for the Second Coming,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2004, 9).
Kết thúc bằng cách cho học sinh thời gian để suy ngẫm điều họ sẽ cần phải thay đổi trong cuộc sống của họ để được chuẩn bị gặp Đấng Cứu Rỗi và bước vào vương quốc của Ngài. Mời họ viết những ý nghĩ và cảm nghĩ của họ để họ có thể đọc lại những ý nghĩ của họ về sau và được nhắc nhở phải làm theo những thúc giục mà họ nhận được.