Thư Viện
Bài Học 76: An Ma 11


Bài Học 76

An Ma 11

Lời Giới Thiệu

Trong khi An Ma và A Mu Léc tiếp tục giảng dạy cho dân Am Mô Ni Ha, có một luật gia tên là Giê Rôm đề nghị tặng tiền cho A Mu Léc để phủ nhận sự hiện hữu của Thượng Đế. Giê Rôm cũng đã cố gắng xuyên tạc lời nói của A Mu Léc và làm cho người ta nghi ngờ những lời giảng dạy của ông về Chúa Giê Su Ky Tô. Khi A Mu Léc tự bào chữa chống lại các nỗ lực của Giê Rôm để gài bẫy ông, ông làm chứng rằng sự cứu rỗi khỏi tội lỗi chỉ đến nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô mà thôi. A Mu Léc cũng làm chứng rằng tất cả nhân loại sẽ được phục sinh và sẽ được dẫn tới “và trình diện trước rào phán xét của Đấng Ky Tô Đức Chúa Con, cùng Thượng Đế Đức Chúa Cha, và Đức Thánh Linh” vào Ngày Phán Xét (An Ma 11:44).

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

An Ma 11:1–25

A Mu Léc khước từ sự cám dỗ của Giê Rôm để phủ nhận sự hiện hữu của Thượng Đế

Yêu cầu học sinh suy nghĩ về một thứ gì đó mà họ có rất có giá trị đến nỗi họ sẽ không bao giờ bán nó đi. Mời một vài học sinh cho biết điều họ đã nghĩ và lý do tại sao những điều đó là rất có giá trị đối với họ.

Giải thích rằng An Ma 11 tiếp tục câu chuyện về An Ma và A Mu Léc giảng dạy cho dân Am Mô Ni Ha. Trong khi A Mu Léc giảng dạy, ông đã phải đối mặt với một luật gia tên là Giê Rôm, là kẻ đã đề nghị tặng tiền để đổi lấy một điều gì đó rất có giá trị đối với A Mu Léc.

Mời học sinh tra cứu An Ma 11:21–22 để khám phá ra Giê Rôm đã đề nghị tặng cho A Mu Léc bao nhiêu tiền, và với lý do gì. Yêu cầu học sinh báo cáo điều họ đã học được.

Nêu ra rằng lời giải thích của Mặc Môn về hệ thống tiền tệ của dân Nê Phi trong An Ma 11:4–19 giúp chúng ta hiểu Giê Rôm hối lộ bao nhiêu tiền. Giúp học sinh hiểu rằng một ôn ti bạc là một miếng bạc có giá trị lớn nhất (xin xem An Ma 11:6, 11–13). Một ôn ti bạc là bằng khoảng một tuần lương của một phán quan (xin xem An Ma 11:3, 11–13), có nghĩa là sáu ôn ti bạc tương đương với khoảng sáu tuần lương của một phán quan.

  • Tại sao lời đề nghị tặng tiền của Giê Rôm có thể đã cám dỗ được một số người?

Mời một học sinh đọc to An Ma 11:23–25.

  • Câu trả lời của A Mu Léc cho biết điều gì về ông?

  • Theo như An Ma 11:25, Giê Rôm đã dự định làm gì nếu A Mu Léc chấp nhận lời đề nghị của hắn? Điều này tương tự với điều Sa Tan làm khi người ta đầu hàng những cám dỗ của nó?

Để giúp học sinh nhận ra cách A Mu Léc đã có thể cưỡng lại lời đề nghị của Giê Rôm, hãy viết lên trên bảng điều sau đây: Ta sẽ không … điều gì trái với Thánh Linh của Chúa.

Mời một học sinh đọc An Ma 11:22. Yêu cầu lớp học tìm kiếm từ A Mu Léc đã sử dụng để hoàn tất phần báo cáo này.

  • Chúng ta có thể viết các từ nào khác vào chỗ trống mà có thể giúp chúng ta trông cậy vào Đức Thánh Linh để chống lại sự cám dỗ? (“Làm,” “nghĩ,” hay “nhìn vào.”)

Yêu cầu học sinh nêu ra một nguyên tắc dựa trên An Ma 11:22 mà có thể giúp họ ghi nhớ cách họ có thể vượt qua sự cám dỗ. Mặc dù các câu trả lời của học sinh có thể thay đổi nhưng câu trả lời đó nên phản ảnh nguyên tắc sau đây: Khi trông cậy vào Đức Thánh Linh, thì chúng ta có thể khắc phục được sự cám dỗ. (Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh viết nguyên tắc này trong quyển thánh thư của họ bên cạnh An Ma 11:22).

  • Các em nghĩ sự nhạy cảm đối với những thúc giục của Đức Thánh Linh có thể giúp chúng ta khắc phục được cám dỗ như thế nào?

Đọc lời khuyên dạy sau đây của Chủ Tịch Boyd K. Packer thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Chủ Tịch Boyd K. Packer

“Nếu các em dính dáng đến những điều mình không nên dính dáng, hoặc kết giao với những người đang lôi kéo các em đi vào hướng sai, thì đó là lúc để trở nên độc lập, sử dụng quyền tự quyết của các em. Hãy lắng nghe tiếng nói của Thánh Linh và các em sẽ không bị dẫn đi lạc lối.

“… Với tư cách là một tôi tớ của Chúa, tôi hứa rằng các em sẽ được bảo vệ và che chở khỏi những cuộc tấn công của kẻ nghịch thù nếu các em chịu lưu tâm đến những thúc giục đến từ Đức Thánh Linh” (“Lời Khuyên cho Giới Trẻ,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2011, 18).

Để giúp học sinh hiểu và cảm nhận được tầm quan trọng của việc tuân theo những thúc giục của Đức Thánh Linh, hãy hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Giới trẻ có thể bị cám dỗ để hành động trái với chứng ngôn của họ trong một số tình huống nào?

  • Các em làm gì để trông cậy vào Đức Thánh Linh? Điều đó giúp đỡ các em như thế nào?

  • Có khi nào Đức Thánh Linh đã giúp các em khắc phục được sự cám dỗ không?

Khuyến khích học sinh áp dụng điều họ đã học được bằng cách ghi nhớ tấm gương của A Mu Léc lần tới khi họ bị cám dỗ để thỏa hiệp niềm tin của họ. Làm chứng rằng khi họ sống xứng đáng với sự đồng hành của Đức Thánh Linh, thì họ có thể được tự tin nhiều hơn để đứng bênh vực cho lẽ thật và khắc phục cám dỗ.

An Ma 11:26–40

A Mu Léc làm chứng về Vị Nam Tử của Thượng Đế và khắc phục các nỗ lực của Giê Rôm để làm mất giá trị lời của ông

Hỏi học sinh xem có ai đã từng cố gắng chất vấn hoặc phản đối niềm tin của họ qua cuộc tranh cãi hoặc lời lừa dối không. Mời một hoặc hai học sinh chia sẻ những kinh nghiệm của họ.

Giải thích rằng sau khi Giê Rôm thất bại trong việc làm cho A Mu Léc phủ nhận sự hiện hữu của Thượng Đế, nên hắn đã thay đổi chiến thuật của mình và bắt đầu tấn công đức tin của A Mu Léc nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Mời một vài học sinh thay phiên nhau đọc to từ An Ma 11:26–35. Yêu cầu lớp học tìm kiếm cách mà Giê Rôm đã cố gắng xuyên tạc những lời của A Mu Léc. Yêu cầu học sinh báo cáo điều họ đã tìm thấy. Sau đó mời một học sinh đọc to An Ma 11:36–37. Yêu cầu lớp học lưu ý đến cách A Mu Léc chỉnh sửa điều sai lạc mà Giê Rôm đã giảng dạy. Mời học sinh nhìn vào cước chú 34a. (Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh tô đậm cước chú 34a trong quyển thánh thư của họ). Yêu cầu một học sinh đọc to Hê La Man 5:10–11.

  • Tại sao không thể nào được cứu trong tội lỗi của chúng ta? Sự khác biệt giữa việc được cứu trong tội lỗi của chúng ta và được cứu khỏi tội lỗi của chúng ta là gì?

Mời một học sinh đọc to An Ma 11:40. Giải thích rằng câu này chứa đựng một nguyên tắc mà chúng ta phải tuân theo để được cứu khỏi tội lỗi của mình. Viết các nguyên tắc sau lên bảng: Khi chúng ta tin vào Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể được cứu chuộc khỏi tội lỗi.

  • Việc tin vào Chúa Giê Su Ky Tô có nghĩa là gì đối với các em?

  • Tại sao chúng ta cần phải tin vào Chúa Giê Su Ky Tô để được cứu khỏi tội lỗi của chúng ta?

Để giúp học sinh hiểu đức tin vào Chúa Giê Su Ky Tô dẫn đến sự cứu chuộc qua sự hối cải như thế nào, hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn:

Bài của Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf

“Chúng ta cần một đức tin vững mạnh nơi Đấng Ky Tô để có thể hối cải. Đức tin của chúng ta phải gồm có một ‘ý nghĩ đúng đắn về cá tính, sự toàn hảo, và các thuộc tính của [Thượng Đế]’ (Lectures on Faith [1985], 38). Nếu chúng ta tin rằng Thượng Đế biết mọi việc, đầy lòng nhân từ, và lòng thương xót, thì chúng ta sẽ có thể đặt niềm tin cậy của mình nơi Ngài về sự cứu rỗi của chúng ta mà không hề lưỡng lự. Đức tin nơi Đấng Ky Tô sẽ thay đổi những ý nghĩ, sự tin tưởng và hành vi của chúng ta mà không phù hợp với ý muốn của Thượng Đế” (“Điểm Trở Về An Toàn,” Ensign hoặc Liahona, tháng Năm năm 2007, 100).

Sắp xếp học sinh thành từng cặp. Yêu cầu mỗi cặp học sinh thay phiên giải thích với nhau cách họ sẽ trả lời nếu một người trẻ tuổi hơn hỏi họ những câu hỏi giống như những câu hỏi sau đây. (Các anh chị em có thể muốn viết lên trên bảng những câu hỏi này).

  • Tại sao tôi cần phải tin vào Chúa Giê Su Ky Tô để hối cải và được cứu khỏi tội lỗi của mình?

  • Làm thế nào việc có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô đã giúp các em hối cải?

Làm chứng rằng bằng cách có đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể hối cải, được cứu khỏi tội lỗi của mình, và nhận được cuộc sống vĩnh cửu.

An Ma 11:41–46

A Mu Léc giảng dạy về sự phục sinh và sự phán xét của tất cả nhân loại

Để giúp học sinh xem xét lý do tại sao là điều quan trọng để biết rằng cuối cùng chúng ta sẽ được phục sinh và được xét xử, hãy hỏi:

  • Một người nào đó có thể sống cuộc sống của họ khác biệt nếu họ tin rằng không có sự sống sau khi chết?

Viết lên trên bảng những từ Sự Phục SinhSự Phán Xét. Mời học sinh im lặng tra cứu An Ma 11:41–45, cùng có thể tìm kiếm càng nhiều thông tin càng tốt về sự phục sinh và sự phán xét. Khi học sinh báo cáo điều họ tìm thấy, hãy viết lên trên bảng các câu trả lời của họ. Hãy chắc chắn rằng một trong số những lời phát biểu ở trên bảng truyền tải lẽ thật rằng tất cả mọi người sống trên thế gian cuối cùng đều sẽ được phục sinh. Hãy chỉ ra định nghĩa đơn giản của sự phục sinh trong An Ma 11:45: “Họ không thể chết được nữa; linh hồn sẽ kết hợp lại với thể xác để không bao giờ bị tách lìa nữa.” (Các anh chị em có thể muốn khuyến khích học sinh tô đậm lời phát biểu này). Sau khi học sinh đã báo cáo điều họ đã học được, các anh chị em có thể muốn đề nghị họ viết lẽ thật sau đây ở đầu trang trong quyển thánh thư của họ: Nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, tất cả mọi người sẽ được phục sinh và được xét xử tùy theo những việc làm của họ.

  • Lẽ thật nào trong số các lẽ thật được viết ở trên bảng là động cơ thúc đẩy các em để chuẩn bị gặp Thượng Đế?

  • Tại sao các lẽ thật về sự phục sinh mang lại hòa bình và hy vọng cho người ngay chính?

Mời học sinh im lặng đọc An Ma 11:46 cùng tìm kiếm hiệu quả của những lời giảng dạy của A Mu Léc đối với Giê Rôm.

  • Các em nghĩ tại sao một người nào đó có thể phản ứng theo cách này đối với lời giảng dạy của A Mu Léc?

  • Các em nghĩ lời giảng dạy nào trong số những lời giảng dạy trong An Ma 11:41–45 có thể đã làm Giê Rôm băn khoăn? Tại sao?

Làm chứng rằng nhờ vào Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, nên tất cả mọi người sẽ được phục sinh và đứng trước Thượng Đế “để được xét xử tùy theo những việc làm của mình” (An Ma 11:44). Cho học sinh thời gian để suy ngẫm về điều họ đã học được ngày hôm nay và điều đó liên quan đến họ như thế nào. Sau đó, yêu cầu họ viết câu trả lời cho các câu hỏi sau đây trong sổ tay ghi chép hoặc nhật ký ghi chép việc học thánh thư. (Các anh chị em có thể muốn viết lên trên bảng những câu hỏi này).

  • Các em cảm thấy như thế nào khi nghĩ về việc được phục sinh và được xét xử?

  • Các em cần phải làm gì để chuẩn bị đứng trước Thượng Đế?

  • Niềm tin của các em rằng mình sẽ được phục sinh và được xét xử ảnh hưởng như thế nào đến cách các em chọn để sống theo mỗi ngày?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

An Ma 11:28. Có nhiều hơn một Thượng Đế chăng?

Giáo lý của Thánh Hữu Ngày Sau về Thiên Chủ Đoàn (là Đức Chúa Cha, Vị Nam Tử, và Đức Thánh Linh là ba Đấng riêng biệt hoàn toàn thống nhất trong mục đích và giáo lý) đã bị tấn công trong thế giới Ky Tô hữu hiện đại. Các Ky Tô hữu nào truy nguyên khái niệm của họ về Thượng Đế đến tín ngưỡng trong thế kỷ thứ tư và thứ năm trong đó có tuyên bố giáo lý về Ba Ngôi (là Đức Chúa Cha, Vị Nam Tử, và Đức Thánh Linh không phải là ba Đấng riêng biệt) thường đặt câu hỏi với các tín hữu của Giáo Hội về khái niệm độc đáo của chúng ta về Thượng Đế. Câu hỏi được đặt ra với chính câu trả lời được đưa ra trong An Ma 11:28–33 cũng đã đưa đến nhiều câu hỏi về giáo lý về Thiên Chủ Đoàn như đã được nêu ra trong Giáo Hội phục hồi. Roy W. Doxey, phụ tá trong văn phòng của Hội Đồng Mười Hai và chủ nhiệm danh dự ngành Giáo Dục Tôn Giáo, trường Brigham Young University, đã giải thích một lý do có thể đưa ra cho câu trả lời của A Mu Léc rằng chỉ có một Thượng Đế:

Có nhiều hơn một Thượng Đế chăng? Câu hỏi này thường được nêu ra để trả lời cho An Ma chương 11, trong đó một người chỉ trích là Giê Rôm đang tranh luận với người truyền giáo tên là A Mu Léc.

“Để hiểu được lời phát biểu của A Mu Léc [rằng chỉ có một Thượng Đế chân chính và hằng sống], chúng ta phải nhìn vào toàn bộ bối cảnh. Trong suốt chiều dài lịch sử của họ, nhiều người Do Thái (tổ tiên của dân Nê Phi) đã tha thiết chấp nhận vô số các thần ngoại giáo của dân Ai Cập và Ca Nan. Mặc dù Sách Mặc Môn không đề cập về các khái niệm bội giáo cụ thể của dân chúng trong thành phố Am Mô Ni Ha của Giê Rôm, nhưng rõ ràng là một số dân Nê Phi bội giáo trong thời của An Ma thờ thần tượng, như một số tổ phụ người Y Sơ Ra Ên của họ đã từng làm như vậy. Khi An Ma, người bạn đồng hành truyền giáo của A Mu Léc, là trưởng phán quan cũng như thầy tư tế thượng phẩm trông coi Giáo Hội, ông đã giúp thành lập một nhóm tín hữu giáo hội vững mạnh và trung thành. Tuy nhiên, ‘những người không thuộc giáo hội đều đắm mình trong những chuyện đồng bóng, trong sự tôn thờ hình tượng.’ (An Ma 1:32.) Sự bội giáo là một vấn đề mà về sau An Ma đã từ bỏ ghế xét xử, ‘để ông được thân hành đi đến giữa dân mình, hay là đến giữa dân Nê Phi, để thuyết giảng cho họ nghe lời của Thượng Đế.’ (An Ma 4:19.)

“Là một người truyền giáo, An Ma đã thấy rằng nhiều người dân đã sa vào việc thờ thần tượng. Ví dụ, ông khám phá ra rằng dân chúng ở thành Giô Ram ‘đang làm sai lạc đường lối của Chúa, và Giô Ram, người cầm đầu dân này, đã dẫn dắt trái tim dân chúng đến chỗ cúi lạy những thần tượng câm.’ (An Ma 31:1.)

“Vậy nên, đây là bối cảnh về cuộc thảo luận mà An Ma và A Mu Léc đã có với Giê Rôm. Theo bối cảnh này, câu trả lời của A Mu Léc là hoàn toàn hiểu được, và dĩ nhiên là đúng: Chỉ có một ‘Thượng Đế chân chính và hằng sống’—là Đấng không chia sẻ thiên tính của Ngài với các thần giả rất đông do con người phát minh ra” (“I Have a Question,” Ensign, tháng Tám năm 1985, 11).

Anh Cả Jeffrey R. Holland đã giải thích cách thức và lý do tại sao niềm tin của Thánh Hữu Ngày Sau trong Thiên Chủ Đoàn khác với niềm tin Ky Tô giáo truyền thống về Ba Ngôi:

“Tín điều thứ nhất và quan trọng nhất trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là ‘Chúng tôi tin nơi Thượng Đế, Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu, và nơi con của Ngài, Chúa Giê Su Ky Tô, và nơi Đức Thánh Linh’ [Những Tín Điều 1:1]. Chúng tôi tin rằng ba Đấng thiêng liêng này tạo thành một Thiên Chủ Đoàn hiệp một trong mục đích, hành động, chứng ngôn và sứ mệnh. Chúng tôi tin rằng ba Đấng này đều tràn đầy cùng một cảm giác thiêng liêng về lòng thương xót, yêu thương, công bằng và ân điển, kiên nhẫn, khoan dung và sự cứu chuộc. Tôi nghĩ thật là chính xác để nói rằng chúng tôi tin là ba Đấng này hợp nhất trong mọi khía cạnh quan trọng và vĩnh cửu có thể tưởng tượng được, trừ phi tin rằng ba Đấng này là ba Vị gộp lại thành một, theo thuyết Ba Ngôi Một Thể mà chưa bao giờ được giảng dạy trong thánh thư vì điều đó không đúng …

“Vào năm 325 Sau Công Nguyên hoàng đế Constantine của La Mã đã triệu tập Hội Đồng Nicaea để thảo luận—trong số các vấn đề khác—vấn đề đang bộc phát về việc cho rằng Thượng Đế ‘hiệp một trong Chúa ba ngôi.’ Kết quả của những cuộc tranh luận dữ dội giữa các giáo sĩ, triết gia, và các chức sắc của Giáo Hội đã được biết đến (sau 125 năm nữa với thêm ba đại hội đồng) [Constantinople, năm 381 Sau Công Nguyên; Ephesus, năm 431 Sau Công Nguyên; Chalcedon, năm 451 Sau Công Nguyên] là Nicene Creed, với sự cải cách về sau như là Tín Điều Athanasi. Những sự tiến triển và sửa đổi của những tín điều—và những tín điều khác về sau qua nhiều thế kỷ—tuyên bố rằng Đức Chúa Cha, Vị Nam Tử và Đức Thánh Linh là các Đấng vô hình, đầy quyền năng, siêu phàm, hiện diện khắp nơi, cùng một thể chất, cùng là vĩnh cửu, và không biết được, không có thể xác, bộ phận cơ thể hay cảm xúc và siêu việt. Trong những tín điều như vậy, cả ba Đấng đều là các Đấng riêng rẽ, nhưng các Ngài là một, thường được nói đến là ‘bí ẩn của Chúa ba ngôi.’ Ba Đấng đó là ba Đấng khác nhau nhưng không phải là ba Thượng Đế mà là một. Khó có thể hiểu được cả đó là Đấng này, nhưng là một Thượng Đế mà khó có thể nào hiểu được.

“Chúng ta đồng ý với những người chỉ trích đến với mình, ít nhất là ở điểm đó—với khái niệm về Thượng Đế như thế thì thật là không sao hiểu nổi.

“Chúng tôi tuyên bố rằng bằng chứng hiển nhiên từ thánh thư cho thấy rằng Đức Chúa Cha, Vị Nam Tử và Đức Thánh Linh là ba Đấng riêng biệt, là ba Đấng thiêng liêng, sự minh họa rõ ràng của điều này được thấy trong Lời Cầu Nguyện Thay Thế … , phép báp têm của Ngài bởi Giăng, kinh nghiệm trên Núi Hóa Hình, và sự tuẫn đạo của Ê Tiên—chỉ mới đưa ra bốn ví dụ mà thôi” (“Đức Chúa Trời Có Một và Thật, cùng Giê Su Ky Tô, là Đấng Cha đã Sai Đến,” Ensign hoặc Liahona, tháng Mười Một năm 2007, 40–41).

An Ma 11:38–39. Làm thế nào Chúa Giê Su Ky Tô lại là Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu?

Nếu học sinh cần giúp đỡ để hiểu làm thế nào Chúa Giê Su Ky Tô có thể vừa là Vị Nam Tử của Thượng Đế lẫn Đức Chúa Cha Vĩnh Cửu, các anh chị em có thể dạy hoặc xem lại ý kiến giảng dạy bổ sung cho Mô Si A 15:1–9 trong bài học 60.