Thư Viện
Bài Học 82: An Ma 18


Bài Học 82

An Ma 18

Lời Giới Thiệu

Vua La Mô Ni đã kinh ngạc trước quyền năng Am Môn đã cho thấy trong việc bảo vệ các đàn gia súc của nhà vua. Thậm chí vua còn bắt đầu tin rằng Am Môn là Vị Thần Vĩ Đại. Am Môn hiểu được những ý nghĩ của nhà vua bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, và Am Môn đã bắt đầu giảng dạy phúc âm cho nhà vua. Vua La Mô Ni tin điều Am Môn đã dạy, nhận ra sự cần thiết một Đấng Cứu Rỗi, kêu cầu Chúa có lòng thương xót, và đã được Thánh Linh khắc phục.

Những Đề Nghị về Cách Giảng Dạy

An Ma 18:1–11

Vua La Mô Ni có ấn tượng trước lòng trung tín của Am Môn.

Việc ôn lại nhanh chóng câu chuyện ở cuối An Ma 17 sẽ giúp học sinh thấy được văn cảnh của An Ma 18. Việc đó cũng sẽ giúp họ hiểu được các sứ điệp trong An Ma 18. Để ôn lại An Ma 17, hãy hỏi học sinh xem những lời phát biểu sau đây là đúng hay sai. Các anh chị em có thể muốn yêu cầu họ viết xuống các câu trả lời của họ.

  1. Vì Vua La Mô Ni hài lòng với Am Môn, nên nhà vua muốn Am Môn cưới một trong số các con gái của vua làm vợ. (Đúng. Xin xem An Ma 17:24).

  2. Am Môn nói rằng ông muốn được làm tôi tớ của nhà vua. (Đúng. Xin xem An Ma 17:25).

  3. Am Môn lo sợ cho mạng sống của mình khi một nhóm dân La Man làm cho các đàn gia súc của nhà vua chạy tán loạn. (Sai. Xin xem An Ma 17:28–30).

  4. Với sức mạnh vô song, Am Môn đã đánh chống lại những người La Man và chém đứt cánh tay của những người đưa cao chùy lên để đánh ông. (Đúng. Xin xem An Ma 17:37–38).

Sau khi đưa ra bài tập này, hãy bảo đảm rằng học sinh biết được câu trả lời đúng.

Hỏi học sinh xem họ đã từng sợ hãi hoặc cảm thấy không thích hợp hay họ có bao giờ cảm thấy một công việc chỉ định hoặc bổn phận quá khó khăn cho họ để hoàn thành không. Hãy nói với họ rằng trong bài học ngày hôm nay, họ sẽ học các nguyên tắc mà sẽ giúp họ trong những tình huống như vậy.

Chia lớp học ra làm hai. Chỉ định một nửa lớp học đọc An Ma 18:1–4 và một nửa kia đọc An Ma 18:8–11. Khi họ đọc, hãy yêu cầu họ suy xét về lòng trung tín của Am Môn đã chuẩn bị cho ông cách để giảng dạy La Mô Ni và dân của ông. Khi họ đã có đủ thời gian để đọc rồi, hãy hỏi những câu hỏi sau đây:

  • Nhà vua và các tôi tớ của ông đã có những ý nghĩ nào về căn nguyên của Am Môn?

  • Theo An Ma 18:2, 4, La Mô Ni nghĩ mục đích của Am Môn đến đây là gì? (Để trừng phạt dân chúng vì các vụ giết người của họ và để ngăn chặn La Mô Ni giết thêm nhiều tôi tớ của nhà vua).

  • Theo An Ma 18:10, điều gì đã gây ấn tượng cho La Mô Ni ngoài sức mạnh mà Am Môn đã cho thấy trong việc bảo vệ các đàn gia súc? (Các anh chị em có thể muốn khuyến khích học sinh tô đậm các từ lòng trung thànhtrung thành).

Viết lên trên bảng lời phát biểu còn dở dang sau đây: Khi chúng ta phục vụ người khác một cách trung thành, …

Yêu cầu học sinh suy xét xem họ có thể hoàn tất câu này như thế nào khi họ tiếp tục nghiên cứu An Ma 18.

An Ma 18:12–43

Khi Am Môn dạy về kế hoạch cứu chuộc, La Mô Ni nhận ra là mình cần Đấng Cứu Rỗi

Để giúp học sinh hiểu được quyền năng của những lời giảng dạy của Am Môn và sự thay đổi lớn lao mà Vua La Mô Ni bắt đầu trải qua, hãy trình bày An Ma 18:12–35 theo cách diễn đọc. Chọn ra bốn học sinh và chỉ định một phần cho mỗi em. Yêu cầu một em làm người kể chuyện, và yêu cầu ba em kia đọc những lời của Am Môn, Vua La Mô Ni, và một trong những tôi tớ của nhà vua. Hãy cân nhắc việc giúp học sinh chuẩn bị bằng cách chỉ định trước những phần của họ, có lẽ một ngày trước khi đến lớp hoặc ngay trước khi lớp học bắt đầu.

Yêu cầu bốn học sinh đọc phần của họ trong An Ma 18:12–15. Yêu cầu lớp học dò theo trong thánh thư của họ cùng tìm kiếm về sự phục vụ của Am Môn đã có tác động gì đến La Mô Ni. Sau câu 15 đã được đọc, hãy tạm dừng phần diễn đọc và yêu cầu học sinh báo cáo điều họ đã tìm thấy.

  • Các em nghĩ tại sao La Mô Ni đã im lặng trước mặt Am Môn? (Nếu cần, hãy giúp học sinh nhớ rằng La Mô Ni đã trở nên sợ hãi vì những vụ giết người mà nhà vua đã phạm vào và ông đã lo lắng rằng Am Môn là Vị Thần Vĩ Đại và đã đến để trừng phạt ông).

Tiếp tục với phần diễn đọc bằng cách mời các em tham gia đọc các phần của họ trong An Ma 18:16–21. Khuyến khích lớp học tìm kiếm bằng chứng rằng quyền năng của Thượng Đế đang ở với Am Môn.

  • Thánh Linh của Thượng Đế đã giúp Am Môn trong tình huống này như thế nào?

  • La Mô Ni đã muốn biết điều gì từ Am Môn?

  • Ở thời điểm này trong câu chuyện, La Mô Ni đã biết gì về Am Môn? (Ông biết rằng Am Môn đã làm việc với quyền năng khác thường và có thể hiểu được những ý nghĩ của người khác).

Hãy hướng học sinh đến lời phát biểu còn dở dang mà các anh chị em đã viết lên trên bảng: Khi chúng ta phục vụ người khác một cách trung thành …

  • Dựa vào điều chúng ta đã học được ngày hôm nay từ An Ma 17–18, các em sẽ hoàn tất câu này như thế nào? (Học sinh có thể trả lời theo những cách khác nhau. Để tóm lược những câu trả lời của họ, hãy hoàn tất lời phát biểu ở trên bảng như sau: Khi chúng ta phục vụ người khác một cách trung thành, chúng ta có thể giúp họ chuẩn bị tiếp nhận các lẽ thật của phúc âm.

Mời những em tham gia đọc phần của họ trong An Ma 18:22–32. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm các lẽ thật cụ thể mà Am Môn đã dạy cho La Mô Ni. Các anh chị em có thể muốn đề nghị học sinh tô đậm các lẽ thật này trong quyển thánh thư của họ. Sau đó yêu cầu họ báo cáo về những lẽ thật mà họ đã nhận ra. Viết phản ứng của họ trên bảng. Viết lên trên bảng những câu trả lời của họ.

Mời những em tham gia đọc phần của họ trong An Ma 18:33–35. Yêu cầu lớp học tìm kiếm cách Am Môn đã giải thích khả năng của ông để biết những ý nghĩ của nhà vua và khả năng của ông để bảo vệ các đàn gia súc của nhà vua. Sau khi những em tham gia trong phần diễn đọc đã đọc xong, thì hãy cám ơn họ vì đã giúp đỡ. Mời học sinh báo cáo những kết quả tìm thấy của họ. Để giúp học sinh thấy Thượng Đế ban phước cho Am Môn như thế nào để có thể phục vụ La Mô Ni và dân của ông, hãy hỏi:

  • Một số điều nào Am Môn đã có thể làm mà vượt quá khả năng tự nhiên của mình?

Hãy nêu ra rằng khi Am Môn đang phục vụ Vua La Mô Ni, thì ông cũng đang phục vụ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Viết lên trên bảng điều sau đây: Khi chúng ta phục vụ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô một cách trung thành, …

  • Dựa trên điều các em đã học được từ tấm gương của Am Môn, các em sẽ hoàn tất lời phát biểu này như thế nào? (Học sinh có thể trả lời theo những cách khác nhau. Để tóm lược những câu trả lời của họ, hãy hoàn tất lời phát biểu ở trên bảng như sau: Khi chúng ta phục vụ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô một cách trung thành thì khả năng của chúng ta để làm công việc của hai Ngài gia tăng.

  • Làm thế nào nguyên tắc này có thể áp dụng cho một người nào đó cảm thấy sợ hoặc không thích hợp hoặc cảm thấy rằng một sự chỉ định hay bổn phận là quá khó khăn?

  • Có khi nào các em đã cảm thấy rằng Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã giúp các em làm công việc của hai Ngài không? (Các anh chị em có thể muốn nói về cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô đã gia tăng khả năng của các anh chị em trong sự phục vụ hai Ngài. Hoặc các anh chị em có thể chia sẻ một ví dụ từ cuộc sống của người khác).

Để giúp học sinh áp dụng nguyên tắc này, hãy viết lên trên bảng các câu hỏi sau đây. Yêu cầu học sinh viết câu trả lời của họ cho một trong những câu hỏi này.

Nguyên tắc này có thể giúp các em trong trách nhiệm hiện tại và tương lai như thế nào?

Các em có thể trung thành hơn như thế nào để có thể cảm thấy Chúa làm gia tăng khả năng của các em để làm công việc của Ngài?

Giải thích rằng cách Am Môn giảng dạy cho La Mô Ni trong An Ma 18:36–39 là một mẫu mực được những người truyền giáo sử dụng ngày nay. Ông dạy về kế hoạch cứu chuộc, kể cả Sự Sáng Tạo, Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va, và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Yêu cầu học sinh suy ngẫm câu hỏi sau đây:

  • Các em nghĩ tại sao là điều quan trọng để giảng dạy về Sự Sáng Tạo và Sự Sa Ngã khi chúng ta dạy về Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô?

Mời một học sinh đọc lời phát biểu sau đây của Anh Cả Russell M. Nelson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

“Trước khi chúng ta có thể hiểu được Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô, … trước hết chúng ta phải hiểu Sự Sa Ngã của A Đam. Và trước khi chúng ta có thể hiểu được Sự Sa Ngã của A Đam, thì trước hết chúng ta phải hiểu Sự Sáng Tạo. Ba thành phần thiết yếu này của kế hoạch cứu rỗi liên quan với nhau. …

“… Cuộc sống vĩnh cửu, được thực hiện bởi Sự Chuộc Tội, là mục đích tối cao của Sự Sáng Tạo” (“The Atonement,” Ensign, tháng Mười Một năm 1996, 33, 35).

Nếu ba giáo lý này chưa được viết ở trên bảng, thì hãy thêm chúng vào bản liệt kê mà các anh chị em đã viết trong thời gian diễn đọc. Mời một học sinh đọc to An Ma 18:36–39. Yêu cầu lớp học dò theo cùng tìm kiếm các yếu tố của Sự Sáng Tạo Sự Sa Ngã và Sự Chuộc Tội trong những lời giảng dạy của Am Môn cho La Mô Ni. Yêu cầu họ báo cáo điều họ tìm thấy.

  • Việc học hỏi các giáo lý của Sự Sáng Tạo, Sự Sa Ngã và Sự Chuộc Tội có thể đã giúp La Mô Ni nhận ra việc ông cần đến một Đấng Cứu Rỗi như thế nào?

Yêu cầu học sinh im lặng đọc An Ma 18:40–43 và nhận ra điều La Mô Ni đã cầu nguyện để đáp ứng cho lời giảng dạy của Am Môn. Các anh chị em có thể muốn khuyến khích học sinh tô đậm lời khẩn cầu của La Mô Ni.

  • Lời cầu nguyện của La Mô Ni cho thấy rằng ông đã hiểu điều gì về bản thân mình và dân của ông? (Ông hiểu rằng họ đã phạm tội và cần được tha thứ).

  • Chúng ta có thể học được điều gì từ La Mô Ni về điều xảy ra khi chúng ta hiểu rằng chúng ta cần Đấng Cứu Rỗi? (Khi học sinh trả lời cho câu hỏi này, hãy giúp họ nhận ra nguyên tắc sau đây: Khi chúng ta hiểu việc chúng ta cần Đấng Cứu Rỗi, thì chúng ta sẽ mong muốn hối cải. Các anh chị em có thể muốn mời học sinh viết nguyên tắc này trong quyển thánh thư của họ cạnh bên An Ma 18:40–41. Hãy nêu ra rằng mặc dù những kinh nghiệm cá nhân của chúng ta với sự hối cải có thể khác nhau, nhưng chúng ta đều có thể noi theo gương của Vua La Mô Ni trong khi chúng ta chân thành cầu xin lòng thương xót của Thượng Đế).

Mời học sinh viết câu trả lời của họ cho câu hỏi sau đây:

  • Các em có thể làm điều gì mà sẽ giúp các em ghi nhớ việc các em cần Đấng Cứu Rỗi?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

An Ma 18:36–39. Giảng dạy kế hoạch cứu rỗi

Khi Am Môn dạy La Mô Ni, “ông bắt đầu nói về sự sáng tạo thế gian,” và sau đó ông dạy về “những sự việc có liên quan tới sự sa ngã của loài người” (An Ma 18:36). Cuối cùng, ông “thuyết giảng cho họ [nhà vua và các tôi tớ của ông] nghe về kế hoạch cứu chuộc,” nhất là “về sự hiện đến của Đấng Ky Tô” (An Ma 18:39). A Rôn cũng giảng dạy những giáo lý này cho cha của La Mô Ni (xin xem An Ma 22:12–14).

Anh Cả Bruce R. McConkie thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã gọi những giáo lý này là những giáo lý cơ bản—Sự Sáng Tạo, Sự Sa Ngã và Sự Chuộc Tội— “ba cột trụ vĩnh cửu” và “những sự kiện vĩ đại nhất từng xảy ra trong suốt thời vĩnh cửu.” Ông giải thích:

“Nếu chúng ta có thể đạt được một sự hiểu biết về những giáo lý này, rồi sau đó toàn thể kế hoạch vĩnh cửu sẽ rơi đúng vào vị trí, và chúng ta sẽ được ở trong một vị trí để thực hiện sự cứu rỗi của mình.

“… Ba giáo lý này là các nền tảng mà tất cả mọi điều đều đặt trên đó. Nếu không có bất cứ một giáo lý nào trong số các giáo lý đó thì mọi điều đều mất đi mục đích và ý nghĩa của chúng, còn các kế hoạch và thiết kế của Thượng Đế đều sẽ trở thành vô ích” (“The Three Pillars of Eternity” [bài nói chuyện trong buổi họp đặc biệt devotional tại trường Brigham Young University ngày 17 tháng Hai năm 1981], 1, speeches.byu.edu).

Anh Cả Russell M. Nelson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích mỗi thành phần của kế hoạch là thiết yếu như thế nào:

“Kế hoạch đòi hỏi Sự Sáng Tạo và kế đó đòi hỏi cả Sự Sa Ngã lẫn Sự Chuộc Tội. Những điều này là ba thành phần cơ bản của kế hoạch. Sự sáng tạo vườn địa đàng đến từ Thượng Đế. Sự hữu diệt và cái chết đến với thế gian qua Sự Sa Ngã của A Đam. Sự bất diệt và việc có thể đạt được cuộc sống vĩnh cửu đều được cung cấp bởi Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su. Sự Sáng Tạo, Sự Sa Ngã và Sự Chuộc Tội đã được hoạch định từ lâu trước khi công việc thực sự của Sự Sáng Tạo bắt đầu” (“The Creation,” Ensign,, tháng Năm năm 2000, 84).

Ngoài việc giảng dạy cùng các giáo lý giống nhau, Am Môn và A Rôn còn sử dụng một cách giảng dạy tương tự. Họ giảng dạy với sự đơn giản, trong một cách mà những người nghe họ có thể hiểu được (xin xem An Ma 18:24–30; 22:7–11). Họ đã giảng dạy từ thánh thư (xin xem An Ma 18:36–39; 22:12–14). Những lời giảng dạy của họ đã dẫn những người khác đến việc cầu nguyện (xin xem An Ma 18:40–41; 22:15–18).